12 đề thi "Hot" Ngữ Văn 9 Khá Giỏi đây!

6 1.1K 6
12 đề thi "Hot" Ngữ Văn 9 Khá Giỏi đây!

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

12 ĐỀ THI DÀNH CHO HỌC SINH KHÁGIỎI MÔN : NGỮ VĂN 9 - THỜI GIAN 150 PHÚT ĐỀ SỐ 1 Câu 1( 6 điểm) Viết 1 bài văn khoảng 1 trang giấy thi trình bày những cảm nhận của em về bài thơ sau: Ai sống với niềm vui không gian Chẳng ưa tính cuộc đời bằng sau trước Xin tặng bạn thời gian làm cây thước Đo lòng nguời. Ai sống với niềm say lớn lao Quý cuộc đời từng giây từng phút Xin tặng bạn thời gian làm nghị lực Đứng tầm cao. Ai sống với niềm đau trái ngang Đời bỏng rát từng giây, từng phút Xin tặng bạn thời gian làm liều thuốc Chữa lành tất cả các vết thương! ( Lệ Thu, báo Văn nghệ, số Tết Bính Tuất 2006 ) Câu 2 ( 14 điểm) Có tác giả viết: Sách giáo khoa Ngữ văn 9 ( tập 1- nxb Giáo dục năm 2005 ) đã thành công trong việc tổng hợp hình tượng người lính cụ Hồ qua 3 thời kì chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mĩ, và sau chiên tranh (1978) Dựa vào các tác phẩm đã học em hãy chứng minh nhận định trên ĐỀ SỐ 2: KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 TỈNH QUẢNG BÌNH NĂM 2007 MÔN : NGỮ VĂN 9 THỜI GIAN 150 PHÚT Câu 1 (2 điểm) Cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du ở hai câu thơ (miêu tả nỗi lòng Kiều khi rơi vào Lầu xanh) sau đây có gì đặc biệt? Hãy phân tích ý nghĩa của cách sử dụng ấy: Mặt sao dày gió dạn sương Thân sao bướm chán ong chường bấy thân? Câu 2 (8 điểm) Nhân vật Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ) là một phụ nữ đẹp người, đẹp nết, luôn khát khao được sống êm ấm, hạnh phúc nhưng rồi số phận lại kết cục hết sức bi thương. Cái chết của nhân vật này có một ý nghĩa phê phán rất sâu sắc, nhằm vào các đối tượng sau: a. Chiến tranh phong kiến. b. Chế độ nam nữ bất bình đẳng của xã hội cũ. c. Sự ghen tuông mù quáng của người đời (cụ thể là Trương Sinh). Bằng hiểu biết của mình, em hãy phân tích, lí giải để thấy rõ đâu là đối tượng phê phán chính của tác giả. Ghi chú: Học sinh cần phân tích, xem xét từng đối tượng cụ thể. Đối tượng được xác định là mục tiêu phê phán chính cần bàn bạc kĩ hơn ĐỀ SỐ 3: Câu 1: ( 4đ ) Cảm nhận vẻ đẹp cảnh ra khơi trong các câu sau : ”Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng Dân trai tràng bơi thuyền đi đánh cá. Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió ." (Quê hương - Tế Hanh) " Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Sóng đã cài then đêm sập cửa. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buốm cùng gió khơi." (Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận) Câu 2: ( 4 đ ) Ý nghĩa của tình yêu thương Câu 3: ( 12 đ ) Dựa vào cốt truyện cổ tích vợ chàng Trương nhưng "chuyện người con gái Nam Xương" đã khẳng định được những sáng tạo tài hoa của Nguyễn Dữ. Bằng hiểu biết của em về thiên truyện thứ 16 trong tập " Truyền kì mạn lục" của nhà văn, hãy làm sáng tỏ những sáng tạo của tác giả được thể hiện trong tác phẩm đó. ĐỀ SỐ 4 : Câu 1: Cảm nhận về ý nghĩa của chi tiết cái bóng trong tác phẩm " chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyến Dữ Câu 2: Hãy cùng bạn em hướng tới trường học thân thiện Câu 3: Văn học hiện đại Việt Nam từ năm 1945- 1975 có sự kết hợp hài hoà giữa hiện thực và lãng mạn. Bằng hiểu biết của em về một số tác phẩm văn học trong chương trình ngữ văn 9, hãy làm sáng tỏ điều đó. ĐỀ SỐ 5 : 1 ( Đề mặt bằng ) Câu 1: Trong những câu thơ dưới đây, trường hợp nào từ ''Mưa'' đã được nhà thơ Nguyễn Du dùng với nghĩa gốc và trường hợp nào dùng với nghĩa chuyển? Giải thích nghĩa của từ "Mua" trong từng câu (1.5 điểm) a/ Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa. b/ Vật mình vẫy gió tuôn mưa. c/ Nỗi riêng tầm tã tuôn mưa. d/ Hạt mưa sá nghĩa phận hèn. e/ Cũng liều một giọt mưa rào Câu 2: Trên cơ sở so sánh bài "Sông núi nước Nam" "Sông núi nước Nam vua Nam ở Vằng vặc sách trời chia xứ sở Giặc dữ cớ sao phạm đến đây ********* nhất định phải ran vỡ" (Theo Lê Thước- Nam Trân dịch - SGK Ngữ Văn 7, tập 1) Với đoạn trích sau: "Nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng Đế một phương. Tuy mạnh yếu khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có." (Bình Ngô Đại Cáo- Nguyễn Trãi) Em hãy viết một đoạn văn nghị luận(khoảng 15 dòng) về sự nối tiếp và phát triển của ý thức độc lập dân tộc trong "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi. (2.5 điểm) Câu 3: Bài làm văn(6 điểm) Đề bài: Dựa vào nội dung ''Truyện Kiều" của nhà thơ Nguyễn Du, vào những đoạn trích đã được học và đọc thêm về tác phảm này, hãy kể lại những nỗi bất hạnh trong cuộc đời Thuy Kiều và nêu cảm nhận của em về những bất hạnh mà nàng phải gánh chịu. 2 ( Đề chuyên) 1/Câu hỏi (3 điểm) Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ : "Ruộng nương anh gởi bạn thân cày Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính." (Đồng Chí- Chính Hữu) 2/Làm văn (7 điểm) "Sống đẹp là sống thế nào hỡi bạn?" (Tố Hữu) Hãy tìm câu trả lời trong các văn bản Ánh trăng - Nguyễn Duy; Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long ( Sách Ngữ Văn 9 tập 1). Đề của TP HCM ĐỀ SỐ 6 : : Có ý kiến cho rằng "Hình ảnh người lính cụ Hồ qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ vừa có sự kế thừa truyền thống hào hùng của dân tộc vừa mang đậm chất anh hùng ca của thời đại Hồ Chí Minh" Cảm nhận sâu sắc của em về nhận định trên. ĐỀ SỐ 7 : Giáo sư Nguyễn Lộc nhận định " Hình ảnh người phụ nữ là hình ảnh thành công nhất trong văn học Việt Nam nửa cuối TK 18 đến nửa đầu TK 19. Qua các tác phẩm của Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương, em hãy bình luận ý kiến trên ĐỀ SỐ 8 : Tình cảm gia đình qua các phảm văn học đã học ( trong chương trình lớp 9), hoặc đã đọc? ĐỀ SỐ 9 : ( Hay, khó, quan trọng ) Văn học đã giúp ta hiểu biết nhiều hơn, biết yêu thương và biết căm giận nhiều hơn Bằng 1 số tác phẩm tiêu biểu mà em đã được học, được đọc, hãy phân tích làm rõ nhận định trên Đề thi HSG thành phố Hà Nội ( Năm học 2008 – 2009 ) ĐỀ SỐ 10 : Câu 1 (6 điểm) Có người cho rằng: “Người chê ta, mà chê phải, tức là thầy ta, người khen ta, mà khen phải tức là bạn ta, còn người nịnh hót ta lại là người cừu địch hại ta vậy” (Trích “Cổ học tinh hoa” – NXB Văn học 1999, tr24) Hãy tạo 1 văn bản (không quá 2 trang giấy thi) trình bày những suy nghĩ của mình về ý kiến trên. Câu 2 (14 điểm) Sau khi ghi lại các cuộc đối thoại tưởng tượng với những người sống trên “mây và sóng”, R.Tagor đã kết thúc lời thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ: “ Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn. Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ, Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ. Và không ai trên thế giới gian này biét mẹ con ta ở chốn nào.” (Trích “Mây và sóng” – Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr.87) Trình bày những cảm nhận và suy ngẫm về đoạn thơ trên ĐỀ SỐ 11 : ( Hơi độc đáo đây! ) Câu 1: Có hai bạn trẻ trên đường đi thi tốt nghiệp, gặp một phụ nữ nằm bất động trên đường và cứu giúp không ngần ngại. Họ chính là những “hotboy” Nhưng nếu đặt họ bên cạnh những “hotboy” hay “hotgirl” trong các thành phố lớn hiện nay thì thật tội nghiệp. Ai là người đáng tội nghiệp? Trình bày suy nghĩ của em về cách thể hiện mình. Câu 2 Trong Mấy ý nghĩ về thơ, Nguyễn Đình Thi có nhận định " Bài thơ là những câu, những lời diễn lên, làm sống dậy tình cảm trong lòng người đọc. Bài thơ là sợi dây truyền tình cảm cho người đọc" Nét đặc trưng của thơ được đề cập trong câu nói trên là gì? Bằng việc phân tích một bài thơ yêu thích, em hãy làm nổi bật nét đặc trưng ấy. ĐỀ SỐ 12 : ( Đề thi vào khối chuyên của ĐH sư phạm năm 2008 ) Câu 1. Em hãy phân tích ý nghĩa của biện pháp tu từ trong những câu thơ sau: "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ" (Quê hương - Tế Hanh) Câu 2: "Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng" (Nói với con, Y Phương) 1. Khi viết đoạn văn (theo kiểu diễn dịch) cảm nhận về những câu thơ trên, một bạn học sinh đã mở đầu đoạn văn của mình với câu chủ đề (câu chốt): "Những câu thơ trên thể hiện niềm mong ước, giục giã của cha để con sống có ý chí, kế tục truyền thống cao đẹp của quê hương". Theo em, câu chốt ấy có sát không? Hãy giải thích ngắn gọn ý kiến của mình. 2. Hãy viết đoạn văn từ 7 đến 8 câu theo kiểu diễn dịch để nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên. Trong đoạn văn, em hãy sử dụng ít nhất hai phép liên kết câu (gạch dưới những từ ngữ này). Câu 3. Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long), từ đó nêu ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm này. . 12 ĐỀ THI DÀNH CHO HỌC SINH KHÁ VÀ GIỎI MÔN : NGỮ VĂN 9 - THỜI GIAN 150 PHÚT ĐỀ SỐ 1 Câu 1( 6 điểm) Viết 1 bài văn khoảng 1 trang giấy thi trình. ( 197 8) Dựa vào các tác phẩm đã học em hãy chứng minh nhận định trên ĐỀ SỐ 2: KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 TỈNH QUẢNG BÌNH NĂM 2007 MÔN : NGỮ

Ngày đăng: 30/10/2013, 20:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan