TRƯỜNG THPT HÙYNH NGỌC HUỆ ĐỀ ÔN THITỐTNGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN 12 Thời gian làm bài: 150 phút I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu I: (2,0 điểm) Trình bày ngắn gọn những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975 Câu II: (3,0 điểm) Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình trong một bài văn ngắn (không quá 400 từ) về ý kiến sau: Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính. II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu III.a, hoặc III.b) Câu III.a: Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. Câu III.b: Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Phân tích vẻ đẹp nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải. ------------- HẾT ----------- HƯỚNG DẪN CHẤM I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu I. (2,0 điểm) a. Yêu cầu về kiến thức: Bài làm của thí sinh cần nêu được các ý sau về đặc điểm văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975. - Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.(hoặc: Nền văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu) - Nền văn học hướng về đại chúng. - Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. b. Cách cho điểm: - Điểm 2: Đáp ứng các yêu cầu trên, trình bày rõ ràng, mạch lạc. - Điểm 1: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên. - Điểm 0: Hoàn toàn sai lạc. Câu II. (3,0 điểm) a. Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu bài văn chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần chân thành, thành thực, hợp lý, chặt chẽ và thuyết phục. Cần thấy được nội dung chính trong ý kiến trên: Quá trình xâm nhập của cái xấu vào con người, chi phối con người. Từ đó, khyên con người cần nhận thức rõ về cái xấu và cảnh giác với cái xấu Có thể trình bày ý kiến của mình theo các nội dung cơ bản: - Cái xấu có thể lấn tới từng bước. Ban đầu, nó còn xa lạ với bản thân (khách qua đường), dần dần nó biến thành thói quen khó bỏ (người bạn thân ở chung nhà) và cuối cùng trở thành bản tính, chi phối, hành hạ khổ sở bản thân ta (ông chủ nhà khó tính) - Cần nhận thức rõ tác hại của cái xấu, cảnh giác với cái xấu, tránh xa cái xấu. c. Cách cho điểm: - Điểm 3: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏvề diễn đạt. - Điểm 2: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) Câu III.a: Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm) a. Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, phân tích tác phẩm tự sự; kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, chọn được diễn chứng tiêu biểu; không mắc lỗi nhính tả, dùng từ và ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về Kim Lân và truyện ngắn Vợ nhặt mà cụ thể là tình huống nhặt vợ của truyện, thí sinh thấy được những nét giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tình huống Đại thể thí sinh phải nêu được các ý cơ bản sau: - Nêu được tình huống nghệ thuật độc đáo của truyện: Qua mấy lần gặp nhau, tầm phơ tầm phào với nhau vài câu, Tràng nhặt được người đàn bà về làm vợ giữa cái cảnh tối sầm vì đói. Việc Tràng nhặt vợ đã gây nên sự ngạc nhiên cho nhiều người. - Tình huống éo le này thể hiện số phận thảm thương, tinh thần cưu mang đùm bọc, khao khát sống của người nông dân Việt Nam trong nạn đói 1945. Từ đó, tình huống truyện đã góp phần thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc c. Cách cho điểm: - Điểm 5: Đáp ứng được yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 3:Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. Câu III.b: Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) a. Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc - hiểu để phân tích nhân vật tự sự; kết cấu bài văn chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, chọn được dẫn chứng tiêu biểu; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về Nguyễn Khải và truyện ngắn Một người Hà Nội, thí sinh chọn phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vẻ đẹp của bà Hiền. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý sau: - Bà Hiền là người có bản lĩnh, trung thực và giàu lòng tự trọng. Điều đó thể hiện rõ nét qua cách bà thu xếp việc nhà và dạy con cái Cái chuẩn trong suy nghĩ của bà là lòng tự trọng. - Bà Hiền là người có tình yêu sâu sắc với Hà Nội, có niềm tin rằng Hà Nội là chuẩn mực về văn hóa của người Việt. c. Cách cho điểm: - Điểm 5: Đáp ứng được yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 3: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. ---------------------***-------------------- . TRƯỜNG THPT HÙYNH NGỌC HUỆ ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN 12 Thời gian làm bài: 150 phút I. PHẦN CHUNG. nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) Câu III.a: