http://ductam_tp.violet.vn/ TRƯỜNG THPT HƯƠNG VINH ĐỀ THI MÔN VẬT LÍ LỚP 10 Thời gian làm bài: 45 phút; Mã đề thi 485 Họ, tên học sinh: .Số báo danh: . Chọn phương án đúng nhất rồi điền vào bảng trả lời. A. PHẦN CHUNG Câu 1: Một con ngựa kéo một xe chở hàng nặng 6000N chuyển động đều trên mặt đường nằm ngang. Biết lực kéo F của con ngựa là 600N và hợp với mặt đường một góc 30 o . Hệ số ma sát giữa xe và mặt đường A. μ = 0,06 B. μ = 0,09 C. μ = 0,12 D. μ = 0,24 Câu 2: Gia tốc đặc trưng cho A. sự tăng nhanh hay chậm của vận tốc của chuyển động. B. sự nhanh hay chậm của vận tốc chuyển động. C. sự tăng nhanh hay chậm của chuyển động. D. sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc của chuyển động. Câu 3: Khi khối lượng mỗi vật và khoảng cách giữa hai vật đều tăng đều tăng gấp 3 thì lực hấp dẫn giữa chúng có độ lớn A. không đổi. B. tăng 9 lần. C. tăng ba lần. D. giảm ba lần. Câu 4: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 20m. Hỏi thời gian để vật chạm đất là bao nhiêu? Lấy g = 10m/s 2 A. 1,41 s. B. 2 s C. 4 s D. 2,82 s Câu 5: Một người ném quả bóng theo phương ngang với vận tốc đầu v o = 15m/s và rơi xuống cách mình một khoảng 45m theo phương ngang. Hỏi thời gian quả bóng rơi là bao nhiêu? A. 5s B. 3s C. 4s D. 2s Câu 6: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20cm, độ cứng của lò xo k = 100N/m. Khi bị kéo, lò xo dài 24cm. Lực đàn hồi của lò xo A. 0,4N B. 24N C. 4N D. 40N Câu 7: Một chất điểm chuyển động dọc theo trục Ox, theo phương trình x = 5+6t – 0,2t 2 , với x tính bằng mét, t tính bằng giây. gia tốc và vận tốc ban đầu của chất điểm là A. a = −0,2m/s 2 ; v 0 = 6m/s. B. a = −0,4m/s 2 ; v 0 = 6m/s. C. a = 0,2m/s 2 ; v 0 = 5m/s. D. a = 0,4m/s 2 ; v 0 = 6m/s. Câu 8: Chọn câu đúng. A. Khi vật trượt thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang thì lực ma sát trượt bằng lực ma sát nghỉ. B. Lực ma sát nghỉ chỉ tồn tại khi vật đứng yên. C. Lực ma sát trượt luôn cân bằng với ngoại lực. D. Lực ma sát nghỉ cực đại bằng lực ma sát trượt. Câu 9: Một quả bóng, khối lượng 0,5kg đang nằm yên trên mặt đất. Một cầu thủ đá bóng với một lực 250N. Thời gian chân tác dụng vào quả bóng là 0,02s. Quả bóng bay đi với tốc độ A. 0,1m/s B. 2,5m/s C. 0,01m/s D. 10m/s Câu 10: Trường hợp nào dưới có thể coi vật là chất điểm? A. Giọt nước mưa lúc đang rơi. B. Hai hòn bi lúc va chạm với nhau. C. Người nhảy cầu lúc đang rơi xuống nước. D. Trái Đất trong chuyển động tự quanh trục của nó. Câu 11: Cho biết hằng số hấp dẫn G = 6,67.10 − 11 Nm 2 /kg 2 . Lực hấp dẫn giữa hai vật có khối lượng m 1 = m 2 = 2 tấn đặt cách nhau 1m là A. 26,68.10 − 5 N B. 13,34.10 − 8 N C. 13,34.10 − 5 N D. 26,68.10 − 8 N Câu 12: Một vật có khối lượng 20g đặt ở mép một chiếc bàn quay hình tròn có bán kính 1m, tốc độ góc của bàn là 2 vòng/s. Lực hướng tâm tác dụng vào vật A. 80N B. 3,16N C. 0,08N D. 3155N Trang 1/4 - Mã đề thi 485 Câu 13: Một vật đang chuyển động với vận tốc v. Đột nhiên tất cả các lực tác dụng lên vật mất đi, vật sẽ chuyển động như thế nào? A. Vật sẽ đổi hướng chuyển động. B. Vật chuyển động chậm dần đều rồi dừng lại. C. Vật tiếp tục chuyển động với vận tốc v không đổi. D. Vật dừng lại ngay lập tức. Câu 14: Một xe đang chạy với vận tốc v o = 36km/h thì bị hãm lại đột ngột. Bánh xe không lăn nữa mà chỉ trượt trên đường ray. Kể từ lúc hãm xe còn đi được bao xa thì đỗ hẳn? Biết hệ số ma sát trượt giữa bánh xe và mặt đường là 0,2 và g = 10m/s 2 A. s = 28,7m B. s = 22,6m C. s = 25,5m D. s = 35,25m Câu 15: Một xe máy đang đi với vận tốc 36km/h bỗng người lái xe thấy một cái hố trước mặt, cách xe 20m. Người ấy phanh gấp và xe đến sát miệng hố thì dừng lại. Gia tốc của xe là A. a = 5,09m/s 2 B. a = 4,1m/s 2 C. a = −2,5m/s 2 D. a = 2,5m/s 2 Câu 16: Chọn câu sai A. Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện và mất đi đồng thời. B. Những lực tương tác giữa hai vật gọi là hai lực trực đối. C. Lực và phản lực luôn cùng loại. D. Lực và phản lực là hai lực trực đối nên cân bằng nhau. Câu 17: Các công thức sau đây công thức nào không biểu diễn gia tốc hướng tâm? A. a = ωR B. a = v 2 /R C. a = 4π 2 f 2 R D. a = ω 2 R Câu 18: Chuyển động của vật nào sau đây có thể coi là rơi tự do khi bị thả? A. Một chiếc lá cây. B. Một tờ giấy. C. Một sợi dây cao su. D. Một mẩu phấn. Câu 19: Khoảng thời gian trong đó một điểm chuyển động tròn được một vòng gọi là A. gia tốc hướng tâm. B. tần số quay. C. tốc độ góc. D. chu kì quay. Câu 20: Phải treo một vật có khối lượng bằng bao nhiêu vào một lò xo có độ cứng k = 100N/m để lò xo giãn ra 10cm? A. 1kg B. 10 kg C. 2kg D. 0,1kg Câu 21: Đại lượng đặc trưng cho tính chất nhanh hay chậm của chuyển động là A. tọa độ của vật. B. gia tốc của vật. C. vận tốc của vật. D. quãng đường đi được của vật. Câu 22: Một máy bay bay từ điểm A đến điểm B cách nhau 900km theo chiều gió mất 2h30phút với vận tốc khi không có gió v = 300km/h. Hỏi vận tốc của gió là bao nhiêu? Giả sử các vận tốc đều không đổi. A. 60km/h B. 360km/h C. 180km/h D. 420km/h B. PHẦN DÀNH RIÊNG CHO CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN ------------------------------------------ Câu 23: Vị trí trọng tâm của vật rắn trùng với A. điểm chính giữa vật. B. tâm hình học của vật. C. điểm bất kì trên vật. D. điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật. Câu 24: Cho hai lực đồng quy có độ lớn bằng 9N và 12N. Trong số các giá trị sau đây giá trị nào là độ lớn của hợp lực? A. 25N B. 1N C. 2N D. 15N Câu 25: Tác dụng vào vật rắn có trục quay cố định một lực F thì gây ra momen quay là 20Nm, khoảng cách từ trục quay đến giá của lực F là 20cm. Độ lớn của lực F là A. 100N B. 4N C. 200N D. 1N Câu 26: Khi vật rắn được treo bằng sợi dây và ở trạng thái cân bằng thì A. lực căng của dây treo lớn hơn trọng lượng của vật. B. dây treo trùng với đường thẳng đứng đi qua trọng tâm của vật. C. không có lực nào tác dụng lên vật. D. các lực tác dụng lên vật luôn cùng chiều. Câu 27: Điều kiện cân bằng của một chất điểm chịu tác dụng của ba lực không song song là Trang 2/4 - Mã đề thi 485 A. ba lực có độ lớn bằng nhau. B. hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba. C. ba lực đó phải đồng phẳng và đồng qui. D. ba lực đó phải có giá vuông góc với nhau từng đôi một. Câu 28: Một tấm ván nặng 360N được bắc qua một con mương. Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa A 2,4m và cách điểm tựa B 1,2m. Hỏi lực mà tấm ván tác dụng lên điểm tựa A là bao nhiêu? A. 240N. B. 80N. C. 120N. D. 180N. Câu 29: Một viên bi nằm cân bằng trong một cái lỗ trên mặt đất, dạng cân bằng của viên bi lúc đó là A. lúc đầu cân bằng bền, sau đó chuyển thành cân bằng phiếm định. B. cân bằng không bền. C. cân bằng bền. D. cân bằng phiếm định. Câu 30: Để vật rắn dưới tác dụng 2 lực cân bằng thì hai lực tác dụng phải A. trực đối. B. song song ngược chiều. C. bằng nhau. D. bằng nhau, ngược chiều. C. PHẦN DÀNH RIÊNG CHO CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO Câu 1: Cho hệ vật như hình vẽ, m 1 = 5kg, m 2 = 3kg, dây có khối lượng không đáng kể, hệ số ma sát giữa m 1 và mặt phẳng ngang là 0,2. Lấy g = 10m/s 2 . Gia tốc của hệ là A. 2,5m/s 2 B. 0,25m/s 2 C. 2,75m/s 2 D. 2,25m/s 2 Câu 2: So sánh trọng lượng của nhà du hành trong con tàu vũ trụ đang bay quanh Trái Đất trên quỹ đạo có bán kính 2R (R là bán kính Trái Đất) với trọng lượng của người ấy khi còn ở mặt đất. A. Như nhau. B. Nhỏ hơn 4 lần. C. Nhỏ hơn 2 lần. D. Lớn hơn 2 lần. Câu 3: Hiện tượng mất trọng lượng xảy ra trong trường hợp nào sau đây? A. Trên tàu biển đang chạy rất xa bờ. B. Trong con tàu vũ trụ đang bay trên quỹ đạo quanh Trái Đất. C. Trên xe ô tô đang chuyển động thẳng đều. D. Trên Mặt Trăng. Câu 4: Bằng cách so sánh số chỉ của lực kế trong thang máy với trọng lượng P = mg của vật treo vào lực kế, ta có thể biết được A. chiều chuyển động của thang máy. B. thang máy đứng yên hay chuyển động. C. chiều gia tốc của thang máy. D. thang máy chuyển động nhanh dần hay chậm dần. Câu 5: Một ô tô có khối lượng 1800kg (coi như là chất điểm) chuyển động với vận tốc 36km/h trên chiếc cầu vồng được coi như là cung tròn có bán kính 50m. Lấy g = 10m/s 2 . Áp lực của ô tô vào mặt cầu tại điểm cao nhất là A. 17640N B. 21600N C. 14400N D. 18000N Câu 6: Điều nào sau đây đúng khi nói về lực tác dụng lên vật chuyển động tròn đều? A. Vật không chịu tác dụng của lực nào ngoài lực hướng tâm. B. Ngoài các lực cơ học, vật còn chịu thêm tác dụng của lực hướng tâm. C. Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật nằm theo phương tiếp tuyến với quỹ đạo tại điểm khảo sát. D. Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật đóng vai trò là lực hướng tâm. Câu 7: Người ta kéo 100kg than từ hầm lò lên bằng thang máy, thang máy đi lên nhanh dần đều với gia tốc 25cm/s 2 , lấy g = 10m/s 2 . Lực ép của than lên sàn thang máy là A. 975N B. 1000N C. 1205N D. 1025N Câu 8: Hệ quy chiếu phi quán tính là hệ quy chiếu gắn trên vật A. chuyển động có gia tốc. B. chuyển động theo một quy luật xác định. C. đứng yên. D. chuyển động thẳng đều. Trang 3/4 - Mã đề thi 485 m 1 m 2 ----------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã đề thi 485 . Câu 11 : Cho biết hằng số hấp dẫn G = 6,67 .10 − 11 Nm 2 /kg 2 . Lực hấp dẫn giữa hai vật có khối lượng m 1 = m 2 = 2 tấn đặt cách nhau 1m là A. 26,68 .10 . 5 N B. 13 ,34 .10 − 8 N C. 13 ,34 .10 − 5 N D. 26,68 .10 − 8 N Câu 12 : Một vật có khối lượng 20g đặt ở mép một chiếc bàn quay hình tròn có bán kính 1m, tốc