baocaochuyendevatly9

29 72 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
baocaochuyendevatly9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO PHONG ĐIỀN TRƯỜNG THCS PHÚ THẠNH TỔ: TỰ NHIÊN GV: - Lê Văn Thà - Lê Xuân Nghĩa ĐỔ MỚI PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG CNTT VÀO DẠY HỌC MỘT TIÊT VẬT LÍ 9 Phú Thạnh, tháng 12 năm 2010 A. ĐẶT VẤN ĐỀ - Môn vật lý là môn học trực quan, kiến thức hình thành cho học sinh thông qua các hiện tượng, từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Do đó các thí nghiệm (TN) và các phương tiện nghe nhìn (PTNN) có vai trò rất quan trọng trong dạy học Vật lí. - TN là nguồn cung cấp thông tin chính xác, tin cậy, dễ hiểu, TN là phương tiện tốt nhất để kiểm tra tính đúng đắn của kiến thức Vật lí, TN có tác động mạnh đến các giác quan của học sinh trong dạy học, TN là phương tiện rèn luyện sự khéo léo cho học sinh, TN góp phần đánh giá năng lực nhận thức và làm phát triển khả năng tư duy và TN giúp củng cố vận dụng kiến thức vững chắc. - Phương tiện nghe nhìn cũng có vai trò quan trọng, nên giáo viên cần quan tâm sử dụng chúng trong dạy học vật lí. Mỗi loại PTNN có chức năng khác nhau, người GV cần khai thác các tiềm năng vốn có trong việc chuyển tải tri thức của các loại PTNN khác nhau. Có như thế, PTNN mới hỗ trợ có hiệu quả cho hoạt động của thầy và trò trên giờ lên lớp. - Để nâng cao hiệu quả sử dụng TN trong dạy học Vật lí, ngoài các biện pháp thông thường mang tính đơn lẻ, người GV cần sử dụng phối hợp TN với các PTNN khác như phối hợp TN với tranh ảnh, sử dụng TN phối hợp với các video clips, sử dụng phối hợp TN với camera, webcam, sử dụng phối hợp TN với thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng trên máy vi tính và cuối cùng là sử dụng phối hợp TN với các phần mềm dạy học. - Tùy thuộc vào nội dung của từng bài học, vào các thiết bị TN cần được sử dụng, vào điều kiện cơ sở vật chất của trường và phương pháp dạy học để chọn lựa sự phối hợp có hiệu quả. - Kết quả điều tra cho thấy để sử dụng TN dạy học có hiệu quả cao giáo viên cần phải sử dụng phối hợp với các PTNN khác như tranh, ảnh, mô hình mà đặc biệt là cần có sự phối hợp với các phương tiện nghe nhìn khác, trong đó, máy vi tính đóng vai trò rất quan trọng. Điều kiện cần phải được sử dụng phối hợp khi những TN chỉ thực hiện được trong phòng tối, những TN nguy hiểm, những TN khó xác định nguyên nhân từ kết quả thu được . - Lưu ý không nên lạm dụng quá nhiều các thí nghiệm ảo để đưa vào bài giảng. Chúng ta cần sử dụng hợp lí: Hình ảnh phải tương ứng với các thiết bị đã được chuẩn bị cho các nhóm. Các đoạn video phải rõ ràng làm bật được trọng tâm của thí nghiện, hướng cho học sinh chú ý quan sát những điều quan trọng, nên tự thực hiện các đoạn video với các thiết bị hiện có của nhà trường cho phù hợp với thiết bị của các nhóm HS. - Tiến trình dạy học được thiết kế theo kiểu sử dụng phối hợp TN với các PTNN một cách đa dạng được GV hoan nghênh và có tính khả thi cao, phù hợp với thực tế các trường trung học cơ sở hiện nay. Các bài thiết kế bảo đảm mục tiêu dạy học, bảo đảm thời gian của tiết học, hoạt động dạy học được tổ chức phù hợp với học sinh THCS. Vậy để nâng cao chất lượng dạy và học thì cần phải kết hợp tối ưu các phương pháp dạy học, phát huy hiệu quả của ứng dụng CNTT vào giảng dạy nhằm mục đích giúp học sinh học tập và lĩnh hội kiến thức kiến thức một cách chủ động, sáng tạo. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Ứng CNTT có hiệu quả trong giảng dạy môn vật lý 1.Thể hiện được mục tiêu bài giảng -Về kiến thức, kỹ năng Sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau, dùng các phương tiện dạy học khác nhau, nhưng mục tiêu cần đạt đến chỉ là một. Do vậy quá trình thiết kế bài giảng các hoạt động phải hướng tới mục tiêu đặt ra. 2.Nội dung kiến thức - Chính xác - Làm bật được kiến thức trọng tâm 3.Thể hiện được sự tích hợp nhiều mục tiêu giáo dục: - Về đạo đức, phẩm chất - Về giáo dục môi trường 4.Tổ chức các hoạt động học tập của HS - Hoạt động nhóm - Hoạt động cá nhân Trong thiết kế bài giảng điện tử cần chú ý tổ chức các hoạt động học tập nhóm, học tập cá nhân một cách phù hợp để tích cực hoá hoạt động của học sinh, để rèn luyện các kỹ năng mà mục tiêu bài dạy đặt ra. 5. Kỹ thuật ứng dụng công nghệ thông tin khi soạn GADT a. Kiến thức tổ chức có hệ thống, làm bật được nội dung trọng tâm Trong một tiết học kiến thức cần được tổ chức khai thác một cách có hệ thống, cấu trúc chặc chẽ, logic, nhưng phải làm bật được kiến thức trọng tâm của bài. Những kiến thức nào chỉ cần thông báo, những kiến thức nào có thể chuyển thành bài tập cho học sinh về nhà tự nghiên cứu, kiến thức nào cần tổ chức cho học sinh tìm hiểu, khai thác tại lớp phải được thể hiện rõ trong bài soạn. b. Các thông tin có sự liên kết, dễ dàng chuyển đến các slide, menu cần thiết c. Đa dạng cách truyền tải thông tin (nghe, nhìn ) Đây là thế mạnh của công nghệ thông tin, những hình ảnh, âm thanh đưa đến cho học sinh đúng lúc, mặc dầu trong thời gian ngắn nhưng có tác dụng, hiệu quả cao về nhận thức của học sinh. d. Tổ chức kiến thức trên một silie hợp lý (hình ảnh, bảng biểu, hình vẽ, mô hình hoá kiến thức ) - Thông thường nên bố trí một đơn vị kiến thức nằm gọn trong một slide để dễ quan sát theo dõi. - Hạn chế sử dụng chữ để diễn giải. Đặc biệt không đưa nguyên các ý có trong sách giáo khoa lên slide để học sinh xem và chép. - Nên sử dụng các ký hiệu, mô hình hoá kiến thức để học sinh dễ học, dễ nhớ. - Các hình ảnh, bảng biểu, hình vẽ có kích thước vừa phải dễ quan sát.

Ngày đăng: 29/10/2013, 13:11

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan