CÁC NGÀY LỄ TRONG THÁNG 10 Ngày 4/10 pccc Kỷ niệm ngày “Toàn dân phòng cháy, chữa cháy” (4/10) Ý thức tự giác của người dân- yếu tố quan trọng trong PCCC Năm 1996, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định lấy ngày 4-10 hằng năm (ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký lệnh công bố Pháp lệnh về công tác PCCC, 4-10-1961), là "Ngày PCCC toàn dân". Và điều này đã được luật hóa trong Luật PCCC được QH khóa X thông qua năm 2001, với quy định lấy ngày 4-10 hằng năm là "Ngày toàn dân PCCC" . Từ xa xưa, nguy cơ tai nạn cháy vẫn đi liền cuộc sống con người. Trong nếp sống của làng xã Việt Nam, có một việc làm tốt đẹp là tối tối, có người đi dọc các xóm, thôn để nhắc nhở "đề phòng củi lửa". Ngày nay, nguy cơ cháy nổ gia tăng và kéo theo đó là những thiệt hại ngày càng nặng nề. Việc ngăn chặn hoả hoạn phụ thuộc rất lớn vào ý thức tự phòng ngừa của từng hộ gia đình, cơ quan, doanh nghiệp và mỗi người dân . Cùng với quá trình phát triển, thực hiện CNH, HH đất nước những năm đổi mới, cơ sở vật chất của nền kinh tế được đầu tư lớn, số lượng doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh ngày càng tăng, do đời sống được cải thiện, ngay các gia đình cũng trang bị nhiều tiện nghi hơn ., việc gia tăng sử dụng điện, xăng dầu, khí đốt, vật tư hàng hĩa dễ cháy làm cho nguy cơ cháy nổ cao gấp nhiều lần so với trước. Theo thống kế của ngành chức năng, có đến 60% số vụ cháy là do sơ suất, bất cẩn trong sử dụng lửa, điện, xăng dầu, khí đốt. Nguyên nhân này hoàn toàn có thể được loại bỏ nếu ý thức phịng cháy được tơn trọng trong hoạt động của mỗi cơ quan, đơn vị và trong sinh hoạt của mỗi hộ gia đình. Vì vậy, cơng tác tuyên truyền, phổ biến về PCCC đĩng vai trị rất quan trọng nhằm nâng cao nhận thức, ý thức của xã hội đối với cơng tác này. Mặt khác, khi hỏa hoạn xảy ra, nếu được phát hiện, dập tắt ngay từ ban đầu sẽ hạn chế được rất lớn thiệt hại. iều đĩ chỉ có thể thực hiện được nếu ở cơ sở luơn sẵn sàng các biện pháp chữa cháy tại chỗ, với các phương tiện chữa cháy sẵn có và sự tham gia tích cực của người dân. Ơng cha ta từng dạy. "Nước xa khơng cứu được lửa gần" nhưng ngày nay, với các phương tiện hiện đại và lực lượng chính quy, "nước xa" vẫn có thể cứu được lửa gần, song nếu có "nước gần", nghĩa là có các lực lượng PCCC tại chỗ thì thiệt hại sẽ giảm nhiều. Bởi thực tế nhiều vụ cháy cho thấy, khi lực lượng cảnh sát PCCC với các xe chuyên dùng đến được hiện trường thì tình hình cháy đã phức tạp hơn, thậm chí khơng thể can thiệp được . Ngày 10/10 giải phóng thủ đô . Nhân kỷ niệm 53 năm Ngày Giải phóng thủ đô, xin trích đăng một phần bài viết của cố GS Trần Quốc Vượng về những ngày tháng 10 lịch sử đó. Tháng tám Giáp Ngọ 1954, tôi từ xứ Thanh về quê xứ Nam, trời mưa tầm tã. Một mình tôi cô đơn với chiếc ba lô sờn, lội nước từ ngã ba Ràng lên đường quốc lộ 1 - cũng ngập nước từng chặng, ra Ninh Bình, Nam Định . Tôi dừng ở quê nội ít ngày, cùng mấy ông chú họ vớt tre gỗ ngâm dưới ao lên sửa lại cái nhà thờ họ. Lên núi thăm một chùa Đọi điêu tàn nhưng còn bia cao to thời Lý. Rồi lại ngược quốc lộ 1 ghé Khê Hồi - Ngọc Hồi quê bố mẹ nuôi thời kháng chiến. Gặp nhiều người quen biết cũ, trong đó có dược sĩ Thẩm Hoàng Tín và nhiều trí thức yêu nước thủ đô, sau Hiệp định Genève, lánh ra đây, chờ ngày giải phóng thủ đô. Đây cũng là một trong những nơi tập kết của các đoàn cán bộ vào thủ đô giải phóng. Chị Bích Thuỷ, cán bộ hậu địch Hà Nội - khu Ba về đây sinh cháu (sau chị là Phó Chủ tịch Hải Phòng). Chị bảo tôi phải vào nội thành Hà Nội ngày 8/10 và bắt liên lạc với mấy người phụ trách học sinh - sinh viên kháng chiến. Sáng 8/10/1954, trong vai trò thường dân (bỏ lại ba lô ở nhà chị Thuỷ), tôi "lên" Hà Nội. Cái Hà Nội đã gắn bó ba đời với đại gia đình tôi (từ đời ông nội - ngoại). Cái Hà Nội mà bố tôi được Cụ Hồ cử làm "Giám đốc Canh nông Bắc Bộ" ngay sau Cách mạng mùa thu để "chống giặc đói" bên cạnh việc "chống giặc dốt, chống giặc ngoại xâm" theo ý tưởng chiến lược Hồ Chí Minh. Cái Hà Nội mà vào ngày Toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 gia đình tôi bỏ lại mọi nhà cửa đồ đạc (người giúp việc chỉ mang theo đúng một cái đồng hồ để bàn Jaz trong tay nải áo quần của chị) qua đường Ngã Tư Sở - Hà Đông, xuôi về Nam (Liên khu 3) tham gia kháng chiến . Trời vẫn mưa tầm tã. Đến Đuôi Cá vẫn còn một đại đội lính Tây mặc áo mưa nhựa xanh nằm toài người lăm lăm súng gác ở ngã ba. Tôi đi theo dân (qua đường Trương Định nay) lọt về Hoàng Mai - Chợ Mơ (đấy là đoạn đường thiên lý cổ khi xưa) và vào nội thành Hà Nội. Mẹ tôi đã vào Hà Nội trước, liên lạc với các cô, dì quyết tâm ở lại Hà Nội với Cụ Hồ. Có khoảng một nửa gia đình bên ngoại tôi di cư vào Nam. Dòng người di cư ấy vẫn từ phía nam lên Hà Nội rồi xuống Hải Phòng, nơi "tập kết 300 ngày". Ngày 9, thầy Giàu và các giáo sư của tôi đã về ở Tông Đản chờ ngày mai tiếp quản đại học. Ở Dự bị Đại học Thanh Hoá, tôi vẫn là uỷ viên Thường vụ Hiệu đoàn phụ trách văn nghệ. Cần có đoàn ca nhạc học sinh, sinh viên để sáng ngày 10/10 ra bờ hồ Gươm đón "đại quân ta tiến vào giải phóng thủ đô". Mẹ tôi đã kịp may cho tôi hai bộ quần áo "thanh niên Hà Nội" khi đó: Quần kaki, áo pôpơlin và đôi dép da để trút bỏ đôi dép lốp quai râu. Suốt ngày 9/10, tôi len lỏi đến thăm các gia đình nội ngoại quen biết, kể cả các gia đình họ hàng của bố mẹ nuôi . Nhà nào cũng chuẩn bị cờ đỏ sao vàng để ngày mai treo rợp phố phường Hà Nội . Nhưng các tối ngày 8, ngày 9 nhà nào cũng treo soong, nồi nhôm, chậu thau đồng để khua gõ báo động khi có bọn "hôi của" nhân "tranh tối tranh sáng" lúc ta - Pháp bàn giao để đột nhập vào các nhà dân làm bậy. Những tối đó (và trước nữa), cổng nhà nào nhà nấy đều đóng im ỉm. Tôi vào nhà quen, giật chuông chờ ở cổng sắt khá lâu, phải có người ra hé cái cửa nhỏ trong cổng nhận mặt, cật vấn rồi mới cho vào (hoặc không cho vào) Tôi đi trên hè đường vắng ngắt lần đến Đại học Đông Dương ở đường Lê Thánh Tông, ra Nhà hát Lớn, đến Bảo tàng Louis Finot (nay là Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam), ngược lên cầu Long Biên. Chiều muộn, những người lính Pháp cuối cùng rút qua cầu đi về phía Gia Lâm .Đêm 9/10 gần như là một đêm không ngủ. Tôi có "chỗ ẩn" rất tốt ở phố Yết Kiêu, rất gần nhà anh Văn Cao sau này. Bên kia đường Nguyễn Thượng Hiền cũng có nhà quen. Một đêm tâm sự dài dài sau 9 năm xa cách . Sáng 10/10, chúng tôi dậy rất sớm. Ăn sáng bát phở gánh đầu phố, ngon như chưa từng bao giờ được ăn rồi vội vàng đi bộ lên Bờ Hồ. Những đường phố còn rất ít xe đạp, không có xe máy, vỉa hè thênh thang . Chỗ chúng tôi đang đón "đại quân ta" là ở bên đài phun nước - quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, phía nhà "hàm cá mập" bây giờ . Đủ các bài ca yêu nước cất lên, song âm hưởng chủ đạo cố nhiên là thuộc về bài "Tiến về Hà Nội" của Văn Cao: "Trùng trùng quân đi như sóng/Lớp lớp đoàn quân tiến về/ Năm cửa ô đón mừng ./Hà Nội bừng Tiến quân ca". Bài này Văn Cao viết năm 1950, phục vụ Tổng phản công. Gần năm năm sau, nó trở thành sự thật gần như Văn Cao tưởng tượng, hình dung! Ngày 15/10 Vì người nghèo. 15/10 bác gửi thư Một bức thư lịch sử mãi nguyên vẹn giá trị (GD&TĐ) - Vào thời điểm ngày 15 tháng 10 hàng năm, các trường trong cả nước thường tổ chức lễ kỉ niệm ngày Bác Hồ gửi lá thư cuối cùng cho ngành giáo dục. Và dẫu không ai bảo ai, không có quy ước, nhưng tất cả mọi nơi đều nhấn mạnh câu văn: “Dù khó khăn đến đâu cũng tiếp tục thi đua dạy tốt học tốt”. Các cháu học sinh Trường THCS Trưng Vương, Hà Nội chúc thọ Bác Hồ (19-5-1958) ảnh: tư liệu Đó là bức thư Bác viết vào ngày 15-10-1968, gửi “các cán bộ, cô giáo, thầy giáo, công nhân viên, học sinh, sinh viên nhân dịp đầu năm học mới”. Năm học 1961, thực hiện ý kiến của Bác Hồ, phong trào thi đua “ Hai Tốt” được phát động bắt đầu từ tiếng trống khai trường của trường cấp II Bắc Lý. Phong trào lan rộng trong cả nước, cho đến năm học 1968-1969 mà Bác gọi là “ năm học thứ tư chống Mỹ cứu nước”, bức thư của Bác ra đời như một quyết tâm thư của ngành giáo dục về thi đua dạy tốt và học tốt. Ở vào thời điểm này, giặc Mỹ điên cuồng ném bom phá hoại miền Bắc, tình trạng sức khoẻ của Bác đã có dấu hiệu xấu đi nhiều. Bác tỏ ra đặc biệt quan tâm khi nghe Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên và Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp Tạ Quang Bửu báo cáo tình trạng dạy và học dưới làn bom đạn của quân thù, trong khi lương thực, thực phẩm thiếu thốn, nhưng việc sơ tán trường lớp vẫn đảm bảo an toàn, phong trào thi đua dạy và học vẫn khí thế. Bức thư đánh máy, Bác đọc rất kỹ, đã sửa chữa một số câu chữ, còn chuyển nhờ Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên xem kỹ và thêm ý kiến (bút tích còn lưu trữ ở bảo tàng Hồ Chí Minh). Sau lời thăm hỏi ân cần mở đầu, Bác nhận xét và biểu dương thành tích của sự nghiệp giáo dục: Trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh, sự nghiệp giáo dục của chúng ta vẫn phát triển nhanh, mạnh hơn bao giờ hết. Bác vui lòng biết rằng, mặc dù hoàn cảnh khó khăn, hiện nay miền Bắc nước ta đã có một vạn hai nghìn trường phổ thông, mỗi xã đều có trường cấp I, nhiều xã đã có trường cấp II, các huyện đều có ít nhất một trường cấp III. Số người đi học đã hơn sáu triệu, trong đó có hơn một triệu cán bộ và công nông đang học bổ túc văn hoá. Số người vào học các trường đại học và trung học chuyên nghiệp tăng gấp ba lần so với trước chiến tranh chống Mỹ. Hơn 30 trường đại học và trung học chuyên nghiệp đã phối hợp chặt chẽ với các ngành và các địa phương, đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ, tập trung cũng như tại chức”. Những dòng thư này là tư liệu lịch sử quý giá về nền giáo dục ở miền Bắc nước ta vào thời điểm chiến tranh chống Mỹ ác liệt nhất. Tiếp đó là một giọng văn chính luận sắc bén: “Mặc dù giặc Mỹ điên cuồng đánh phá miền Bắc ác liệt, chúng không những đã thất bại thảm hại trên mặt trận chính trị và quân sự, mà ta đã thắng chúng cả trên mặt trận giáo dục và đào tạo cán bộ”. Giáo sư Trần Đình Đạm tâm sự khi đọc những dòng thư này của Bác: “ Là người trong cuộc vào thời điểm đó, tôi cũng như các đồng nghiệp đều biết rằng, chúng tôi cũng như cả nền giáo dục của chúng ta ngày nay vẫn còn nhiều khuyết điểm, nhiều vấn đề, cả những tệ nạn tiêu cực cũng có, song sự đánh giá và biểu dương chính diện và công minh của Bác thật đã ấm lòng và nức lòng chúng tôi, không những để vượt qua những khó khăn mà còn để khắc phục những yếu kém, phát huy tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng để làm tròn nhiệm vụ. Bác là Bác Hồ, là lãnh tụ tối cao, song không đứng trên chúng tôi, mà đứng cạnh chúng tôi, chia sẻ khó khăn và thuận lợi của chúng tôi…” Không riêng giáo sư Trần Đình Đạm, nhiều nhà giáo về hưu nay đã tuổi cao sức yếu vẫn nhớ lại những giây phút phấn chấn khi đọc những dòng thư đầy sự động viên, cổ vũ những cố gắng và thành tích mà các thầy cô giáo, các học sinh, sinh viên đã đạt được. Động viên, khích lệ để nhắc nhở ân cần. Đó là cách của một nhà chính trị đại tài, khi những dòng tiếp theo Bác nhắc nhở 5 điều phải làm: Nâng cao tinh thần yêu Tổ Quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, cố gắng cho xứng đáng với đồng bào miền Nam anh hùng; Tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt; Bảo đảm sức khoẻ và an toàn; Phát huy đầy đủ dân chủ và xã hội chủ nghĩa; Các cấp Đảng và chính quyền phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp giáo dục, chăm sóc nhà trường về mọi mặt. Không ai ngờ đó là bức thư cuối cùng của vị cha già dân tộc, nhưng từ những dòng thư ấy, hàng ngàn nhà giáo, học sinh, sinh viên đã cố gắng nỗ lực hết mình vì đồng bào miền Nam ruột thịt, hàng trăm nhà giáo và sinh viên đã gác bút nghiên lên đường ra trận và quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh. Đọc lại toàn bộ bức thư của Bác, lấy đó làm cái mốc để mà so sánh với sự phát triển của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, mới thấy có một bước tiến đáng tự hào: Nếu như 41 năm trước đây, toàn miền Bắc có 6 triệu người đi học thì nay số người đi học đã lên đến con số trên 23 triệu (gần gấp 4 lần). Hệ thống, quy mô, mạng lưới giáo dục đào tạo mở rộng với tốc độ nhanh mạnh. Số người vào học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp không chỉ “ tăng gấp 3 lần so với trước chiến tranh chống Mỹ” mà tăng gấp hàng chục lần. Năm 2000, nước ta đã phổ cập giáo dục tiểu học, hiện đang hoàn thành phổ cập GD trung học cơ sở khắp các địa phương và tiếp tục phổ cập THPT…Đặc biệt, năm học 2009-2010 này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định nhiệm vụ trọng tâm trong toàn ngành là “đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” không nằm ngoài tư tưởng chỉ đạo của Bác cách đây 41 năm “ Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phấn đấu nâng cao chất lượng văn hoá và chuyên môn, nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra và trong một thời gian không xa đạt những đỉnh cao của khoa học kỹ thuật”. Nghiên cứu, học tập và quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục, đó là tiền đề của mọi thành công. Bức thư cuối cùng của Bác gửi cho ngành giáo dục qua 41 năm vẫn còn nguyên giá trị lịch sử, khoa học và thực tiễn! Cách mạng tháng 10 nga Diễn biến Sang tháng 10, làn sóng cách mạng lan tràn khắp nước Nga. Ngày 7 tháng 10, V. I. Lenin từ Phần Lan trở về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc hành động. Ngày 10 tháng 10, ban chấp hành trung ương họp quyết định khởi nghĩa vũ trang. Tại hội nghị này ban chấp hành trung ương đã bầu ra bộ chính trị do Lenin đứng đầu để lãnh đạo cuộc tạo phản. Tuy nhiên, một số ủy viên không tán thành kế hoạch khởi nghĩa nên ngày 18 tháng 10 họ đã đăng ý kiến của mình trên tờ báo Đời sống mới do đó chính phủ lâm thời biết được kế hoạch tạo phản nên đã chuẩn bị đề phòng. Do đó Lenin đã quyết định tạo phản sớm 1 ngày tức là ngày 24 tháng 10 làm cho đối thủ bất ngờ. Lenin cải trang Ngày 24 tháng 10 (6-11), Lenin viết cho ban chấp hành Trung ương Đảng: " .vô luận bằng cách nào cũng không được để chính quyền nằm trong tay Kerensky và bè lũ đến ngày 25 tháng 10. Việc đó phải tuyệt đối quyết định ngay chiều nay hay đêm nay. Lịch sử sẽ không tha thứ những người cách mạng hôm nay có thể thắng (và nhất định sẽ chiến thắng hôm nay) mà lại để chậm trễ, vì đợi đến ngày mai không khéo họ lại gặp tổn thất nhiều, không khéo họ lại bị mất hết cả" [cần dẫn nguồn] . Chiều ngày 24 tháng 10, Lenin cải trang đến điện Smolny để lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Tại điện Smolny trên các cửa sổ đều có đốt lửa, phía ngoài là xe thiết giáp, trạm gác bố trí tại cửa ra vào. Binh sĩ vũ trang đi lại tấp nập. Tin Lenin trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nhanh chóng được báo tới khắp các trung đoàn và nhà máy. Trong khi đó, Chính phủ tư sản lâm thời đưa các đội canh gác đến đóng chung quanh những cơ quan quan trọng nhất bao gồm các học sinh sĩ quan, tiểu đoàn kị binh xung kích, tiểu đoàn lính phụ nữ và các đơn vị Cozak tập trung tại Cung điện Mùa Đông. Sáng ngày 25 tháng 10, với danh nghĩa bộ chỉ huy tối cao, Kerensky đến bộ tổng tham mưu ra lệnh cho các trung đoàn Cozak sông Đông số 1, 4, 14 đến tiếp ứng nhưng các đơn vị này lấy lí do là kị binh của họ không có bộ binh mang súng máy yểm trợ nên không thi hành mệnh lệnh. Các đơn vị ở Petrograd cũng từ chối tiếp viện. Kerensky nghe tin liền báo tin cho Chính phủ lâm thời biết lực lượng còn rất ít sau đó viện lí do đến gặp các đơn vị đã lợi dụng xe của đại sứ quán Hoa Kỳ trốn khỏi thành phố. Tất cả các sĩ quan cao cấp cũng bỏ về nhà riêng chỉ còn các bộ trưởng ở lại Cung điện Mùa Đông. Chiều 24 tháng 10, cuộc khởi nghĩa bắt đầu. Theo kế hoạch, các đơn vị cận vệ đỏ tập trung lực lượng đánh chiếm các khu vực đầu mối, trụ sở các bộ, tổng đài điện thoại, nhà ga, các cầu bắc qua sông Neva. Ngay trong đêm 24 tháng 10, quân khởi nghĩa đã chiếm được toàn bộ Petrograd, bao vây Cung điện Mùa Đông mà hầu như không tổn thất. Kế hoạch tấn công Cung điện Mùa Đông được ấn định vào rạng sáng ngày 25 tháng 10. Đến 7 giờ sáng, đợt tấn công thứ nhất bắt đầu. Các vòng đai dần khép lại nhưng các cuộc tấn công quá chậm và phải dùng xe hơi chuyển mệnh lệnh. 3 giờ chiều, đại bác được chĩa thẳng vào Cung điện Mùa Đông. Các chiến sĩ Cận vệ đỏ đứng sau những chướng ngại vật hoặc làm nhiệm vụ tuần tiễu chờ lệnh phát hỏa. Các đội tuần tra quan sát theo dõi mọi hoạt động của bọn phản cách mạng. Đến 6 giờ chiều, cung điện bị vây chặt, binh sĩ và thủy thủ tiến sát đến cung điện và chiếm lấy tất cả những góc đường và các mái nhà ở bến tàu cạnh bộ Hải quân và cung điện. Các sĩ quan dựng chướng ngại vật chặn cổng ra vào Cung điện Mùa Đông, nã súng trường và súng máy vào các mục tiêu di động. Chiến hạm Rạng Đông 6 giờ chiều, đảng Bolshevik gửi tối hậu thư cho Bộ tham mưu quân sự Petrograd buộc đầu hàng nếu không sẽ cho chiến hạm Rạng Đông tấn công. Một tối hậu thư khác được gửi đến cho Chính phủ lâm thời buộc phải dọn sạch chướng ngại vật và đầu hàng vô điều kiện. Theo điều kiện đã quy định, sau 20 phút không nhận được câu trả lời sẽ cho chiến hạm Rạng Đông tấn công. 9 giờ 45 phút, chiến hạm Rạng Đông nổ loạt súng lệnh báo hiệu tấn công. Hàng người bảo vệ cung điện rối loạn và lợi dụng điều đó, thủy thủ, chiến sĩ Cận vệ đỏ và binh sĩ cách mạng tràn vào cung điện. Cuộc chiến diễn ra tới 2 giờ 45 phút sáng thì kết thúc. Toàn bộ chính phủ tư sản lâm thời bị bắt (trừ Kerensky). Kết quả Ngay trong đêm 7 tháng 11 năm 1917 (25 tháng 10 theo lịch Nga), Đại hội Xô Viết toàn Nga lần thứ hai tuyên bố khai mạc tại điện Smoniyl và tuyên bố thành lập chính quyền Xô Viết do Lenin đứng đầu. Các sắc lệnh đầu tiên của chính quyền Xô Viết đã được thông qua là Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất. Chính quyền Xô Viết còn thực hiện các biện pháp thủ tiêu các tàn tích của chế độ cũ như xóa bỏ sự phân biệt đẳng cấp, những đặc quyền của giáo hội, nam nữ bình đẳng. Đối với các dân tộc, chính phủ Xô Viết công bố bản Tuyên ngôn về quyền các dân tộc ở Nga khẳng định quyền bình đẳng của các dân tộc và cho phép các dân tộc có quyền tự quyết như công nhận nền độc lập của Ba Lan, Phần Lan. Các cơ quan trung ương và Xô Viết các địa phương được thành lập. Tháng 12 năm 1917, Hội đồng kinh tế quốc dân tối cao được thành lập nhằm xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Ngày 3 tháng 3 năm 1918, nước Nga Xô Viết kí Hòa ước Brest-Litovsk với các nước phe Liên minh Trung tâm chính thức rút khỏi Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong khi nước Nga đang xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa thì các phần tử bạch vệ với sự giúp sức của 14 nước đế quốc đã ra sức lật đổ chính quyền Xô Viết. Trước tình hình đó, nước Nga Xô Viết đã áp dụng chính sách cộng sản thời chiến, xây dựng Hồng quân công nông. Cuộc nội chiến Nga đã diễn ra từ đầu năm 1918 đến tháng 11 năm 1920 khi Hồng quân đã đánh tan ngoại xâm và nội phản. Cuộc nội chiến kết thúc với thắng lợi thuộc về chính quyền Xô Viết, nước Nga Xô Viết được giữ vững. Ngày 20/10 hội liên hiệp phụ nữ việt nam. Ngày Phụ nữ Việt Nam là một ngày lễ kỷ niệm nhằm tôn vinh phụ nữ, được tổ chức vào ngày 20 tháng 10 hàng năm ở Việt Nam. Vào dịp này, phụ nữ ở Việt Nam, cũng như tại các nơi khác trên thế giới, được nhiều người bày tỏ sự quan tâm và tôn vinh dưới nhiều hình thức nhưng phổ biến nhất vẫn là tặng hoa hồng, thiệp và kèm theo những lời chúc mừng. Tại sao lại có ngày này nhỉ? Vào ngày 20 tháng 10 năm 1930, Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (nay đổi tên là Hội Phụ nữ Việt Nam) chính thức được thành lập, để đánh dấu sự kiện này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20 tháng 10 hằng năm làm ngày truyền thống của tổ chức này, đồng thời cũng xem đây là ngày kỉ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, lấy tên là "Ngày Phụ nữ Việt Nam". (Vậy là sau 70 năm, chúng ta lại kỷ niệm ngày phụ nữ Việt Nam đấy ) Đã có hoạt động gì kỷ niệm ngày này nhỉ? Vào những ngày này, hoạt động chào mừng ngày 20 tháng 10 tại Việt Nam được chú ý một cách khá đặc biệt, một số họat động liên quan đến phụ nữ đã diễn ra nhằm vinh danh nữ giới, nhiều cơ quan cũng như công ty đã tổ chức các lễ trao giải thưởng cho những phụ nữ xuất sắc hoặc đạt thành tích trong một số lãnh vực. Các chương trình văn nghệ chào mừng ngày 20 tháng 10 cũng được tổ chức nhiều và khá công phu, một số ca sĩ nổi tiếng trong nước được mời để tham gia trình diễn, các bài hát về chủ đề phụ nữ và tình yêu như: "Thu quyến rũ", "Em hãy ngủ đi", "Này em có nhớ", . thường được mọi người trình bày trong những ngày này. Ngày 20 tháng 10 năm 2007, một kênh truyền hình dành riêng cho phụ nữ ra đời trên hệ thống truyền hình cáp HTVC, lấy tên là "HTVC Phụ nữ", đây là kênh truyền hình đầu tiên dành riêng cho nữ giới tại Việt Nam. Trong những ngày này, thị trường quà tặng cho phụ nữ, nhất là hoa tươi và đồ trang sức rất sôi động và đa dạng, nhiều người sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để có những món quà đặc biệt dành tặng cho người mình quan tâm, cũng trong ngày 20 tháng 10, nhiều đường phố tại một số thành phố lớn ở Việt Nam như Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã xảy ra tình trạng kẹt xe vì lượng người lưu thông tăng đột biến, nhất là vào buổi tối. . CÁC NGÀY LỄ TRONG THÁNG 10 Ngày 4 /10 pccc Kỷ niệm ngày “Toàn dân phòng cháy, chữa cháy” (4 /10) Ý thức tự giác của người dân- yếu tố quan. Ngày 10/ 10 giải phóng thủ đô . Nhân kỷ niệm 53 năm Ngày Giải phóng thủ đô, xin trích đăng một phần bài viết của cố GS Trần Quốc Vượng về những ngày tháng 10