TRƯỜNG THCS KIỂM TRA 45 PHÚT Họ và tên:……… NĂM HỌC: Lớp: 8/ MÔN: VẬT LÍ 8 I. Phần trắc nghiệm: (5đ) Chọn câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Nhà bác học Bơ-rao (Anh) đã làm thí nghiệm gì sau đây vào năm 1827? A. Đo thể tích hỗn hợp rượu - nước. B. Quan sát quả bóng khổng lồ trên sân bóng. C. Quan sát các hạt phấn hoa trong nước. D. Quan sát các hạt nước trong phấn hoa. Câu 2: Mũi tên được bắn đi từ cái cung là nhờ năng lượng của mũi tên hay của cái cung ? Đó là dạng năng lượng nào ? Hãy chọn câu đúng . A. Nhờ năng lượng của cánh cung, dạng năng lượng đó là thế năng đàn hồi B. Nhờ năng lượng của cánh cung, dạng năng lượng đó là thế năng hấp dẫn C. Nhờ năng lượng của mũi tên, dạng năng lượng đó là thế năng đàn hồi D. Nhờ năng lượng của mũi tên, dạng năng lượng đó là thế năng hấp dẫn Câu 3: Nhỏ một giọt nước nóng vào một cốc nước lạnh thì nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc thay đổi như thế nào? Coi như không có sự trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh. A. Nhiệt năng của giọt nước tăng, của nước trong cốc giảm B. Nhiệt năng của giọt nước giảm, của nước trong cốc tăng C. Nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc đều giảm D. Nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc đều tăng Câu 4: Trường hợp nào dưới đây vật nóng lên do truyền nhiệt? A. Giã gạo, gạo nóng lên. B. Cọ sát miếng kim loại lên mặt bàn, kim loại nóng lên. C. Pít tông dịch chuyển trong xi lanh, pít tông nóng lên. D. Kim loại thả vào cốc nước nóng, kim loại nóng lên. Câu 5: Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt đến kém hơn sau đây, cách nào đúng: A. Đồng, nước, thuỷ ngân. không khí. B. Đồng, thuỷ ngân, nước, không khí. C. Thuỷ ngân, đồng, nước, không khí. D. Không khí, nước, thuỷ ngân, đồng. Câu 6: Tại sao quả bóng bay được bơm căng, dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp? A. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại. B. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài. C. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại. D. Vì giữa các phân tử của vỏ quả bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài. Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đung nhất khi nói về sự chuyển hoá cơ năng. A. Động năng có thể chuyển hoá thành thế năng. B. Thế năng có thể chuyển hoá thành động năng. C. Động năng và thế năng có thể chuyển hoá qua lại lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn. D. Động năng có thể chuyển hoá thành thế năng và ngược lại. Câu 8: Một con ngựa kéo một cái xe với một lực bằng 90N và đi được 8000m trong 1giờ . Công suất của con ngựa là: A. 200W B. 72000W C. 2000W D. 720000W Câu 9: Kích thước của 1 phân tử hiđrô vào khoảng 0,00000023mm. Hãy tính độ dài của một chuỗi gồm 2 triệu phân tử này đứng nối tiếp nhau. Hãy chọn kết quả đúng: A. 4,6 cm B. 0,46 mm C. 46 mm D. 0,46cm Câu 10: Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Khi nào vật vừa có thế năng vừa có động năng? A. Khi vật lên tới điểm cao nhất B. Chỉ khi vật đang rơi xuống C. Chỉ khi vật đang đi lên D. Cả khi vật đang đi lên và đang rơi xuống. II. Phần tự luận: (5đ) Câu1: (1đ) Tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn một áo dày? Câu 2: (1đ) Tại sao khi nhỏ một giọt mực vào một chén nước trong, thì sau đó nước trong chén chuyển dần thành màu mực? Câu 3: (2đ) Một người kéo một gàu nước có khối lượng 5kg từ giếng sâu 8m lên đều trong 20 giây. a. Tính công của người kéo. b. Tính công suất của người kéo. Câu 4: (1đ) Khi bơm xe đạp, thân ống bơm bị nóng lên, nhiệt năng của ống bơm thay đổi như thế nào? Vì sao có sự thay đổi đó? ĐIỂM: . hơn một áo dày? Câu 2: (1đ) Tại sao khi nhỏ một giọt mực vào một chén nước trong, thì sau đó nước trong chén chuyển dần thành màu mực? Câu 3: (2đ) Một. năng có thể chuyển hoá thành thế năng và ngược lại. Câu 8: Một con ngựa kéo một cái xe với một lực bằng 90N và đi được 8000m trong 1giờ . Công suất của