1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỊA HÌNH VIỆT NAM

6 718 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 76 KB

Nội dung

Giáo án thực tập sư phạm Tiết 34 Bài 28: ĐỊA HÌNH VIỆT NAM I) Mục tiêu: 1) Kiến thức:Thông qua bài học, HS cần: - Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của địa hình VN: + Địa hình đa dạng, đồi núi là một bộ phận quan trọng nhất, chủ yếu là đồi núi thấp. + Địa hình nhiều bậc kế tiếp nhau: Hướng nghiêng chung của địa hình là hướng Tây Bắc -> Đông Nam. Hai hướng chủ yếu của địa hình là hướng Tây Bắc -> Đông Nam và hướng vòng cung. + Địa hình mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. -Mối quan hệ của địa hình với các thành tố khác trong cảnh quan thiên nhiên. -Tác động của con người làm biến đổi địa hình ngày càng mạnh mẽ. 2) Kỹ năng: -Rèn luyện kĩ năng nhận biết, đọc bản đồ địa hình. -Rèn luyện các thao tác tư duy ở HS (quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp .) 3) Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên Việt Nam II)Kiến thức trọng tâm: Đặc điểm nổi bật của địa hình nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi và cao nguyên. Giai đoạn tân kiến tạo làm cho địa hình trẻ hoá lại. Ngoại lực và tác động của con người là nhân tố chủ yếu và trực tiếp hình thành địa hình hiện đại của nước ta III Đồ dùng dạy và học: 1)GV chuẩn bị: - Bản đồ tự nhiên VN. -Lược đồ phóng to hình 28.1 - Tranh ảnh một số dạng địa hình cơ bản của Việt Nam như: Núi Phan-xi-phăng, địa hình Cat-xtơ, địa hình đồng bằng, địa hình cao nguyên ba dan . -Lát cắt địa hình (Phóng to từ at lat địaViệt Nam). 2)HS chuẩn bị: -Sách giáo khoa, đoạ trước bài ở nhà. Người thực hiện: lương viết kỳ Ngừơi hướng dẫn: Đàm ngọc huyền 1 Giáo án thực tập sư phạm IV Tiến trình lên lớp: 1) Ổn định tổ chức lớp: 2) Kiểm tra: kết hợp kiểm tra bài cũ trong quá trình dạy bài mới 3) Bài mới:: Dẫn vào bài: - Quan sát H28.1 + sự hiểu biết của mình hãy cho biết nước ta có những dạng địa hình nào? (Đồi núi, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa .) - Địa hình nước ta đa dạng như vậy đã phản ánh lịch sử phát triển địa chất, địa hình lâu dài trong môi trường nhiệt đới gió mùa ẩm, phong hóa mạnh mẽ .Điều đó được thể hiện như thế nào? Chúng ta sẽ xét trong bài học hôm nay. Hoạt động của GV - HS Nội dung chính *HĐ1: Cả lớp. (5 / ) Quan sát hình 28.1 sgk/103 và hãy xác định trên bản đồ tự nhiên VN (từ Bắc Nam): 1) Nước ta có những dạng địa hình nào? 2) Trong các dạng địa hình trên dạng nào chiếm diện tích lớn? - HS báo cáo thật nhanh - HS khác nhận xét, bổ xung. - GV chuẩn kiến thức. * HĐ2: Nhóm/ cá nhân (15 / ) * Nhóm (10 / ) Dựa thông tin muc 1 sgk/101 hãy điền tiếp thông tin vào chỗ . hoàn thành bài tập sau: 1. Đồi núi nước ta chiếm .(1) . diện tích phần đất liền, nhưng chủ yếu là đồi núi .(2) . + Thấp dưới <1000m chiếm: .(3) .% + Cao > 2000m chiếm: (4) .% 2. Đồng bằng chiếm diện tích là . (5) . phần + Điền tên 2 đb lớn (6) + Đồng bằng miền trung có đặc điểm: . 1.Đồi núi là bổ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình ViệtNam: *Địa hình đa dạng, phong phú: -Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ + Thấp dưới 1000m chiếm 85% + Cao trên 2000m chỉ chiếm 1%. (Phan xipang trên Hoàng Liên Sơn, đỉnh Ngọc Lĩnh trên dãy TS nam. - Đồi núi tạo thành một cánh cung lớn, mặt lồi hướng ra biển Đông dài 1400km, nhiều vùng núi lan sát biển hoặc bị nhấn chìm thành các quần đảo(Vịnh Hạ Long) +Đồng bằng chiếm ¼ diện tích lãn h thổ (đồng bằng sông Hồng, ĐB sông Cửu Long, ĐB duyên hải miền trung.) Người thực hiện: lương viết kỳ Ngừơi hướng dẫn: Đàm ngọc huyền 2 Giáo án thực tập sư phạm - Đại diện một nhóm báo cáo. - Nhóm khác nhận xét - bổ xung - GV chuẩn kiến thức. * Cá nhân (5 / ) 1) Hãy tìm trên bản đồ tự nhiên VN đỉnh Phan-xi-phăng (3143m) và đỉnh Ngọc Linh (2598m) - Đỉnh Phan-xi-păng trên dãy HLS cao nhất bán đảo Đông Dương - Đỉnh Ngọc Linh trên CN Kon Tum thuộc dãy TS Nam. 2) Hãy tìm và xác định vị trí một số nhánh núi, khối núi lớn ngăn cách và phá vỡ tính liên tục của dải đồng bằng ven biển nước ta? -GV mở rộng liên hệ thực tế nhũng khó khăn và thuận lợi mà Địa hình nước ta mang lại: -HS thử trả lời ảnh hưởng của đồi núi đến hoạt động kinh tế nước ta. * HĐ3: Cả lớp (10 / ) Dựa kiến thức đã học và thông tin muc 2 sgk/101 hãy: 1) Cho biết ý nghĩa của vận động Tân kiến tạo đối với việc hình thành địa hình nước ta như ngày nay? 2) Xác định hướng của các dãy núi: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn? + Dãy HLSơn: hướng TB -> ĐN + Dãy TSơn là 1cánh cung lớn kéo dài từ vùng núi TBắc -> Đông Nam Bộ, 4 cánh cung nhỏ (ĐB) 3) Qua đó hãy nhận xét về hướng nghiêng chung và hướng của địa hình? II) Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên thành nhiều bậc kế tiếp nhau: - Vận động Tân kiến tạo đã làm cho địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: Đồi núi, đồng bằng, thềm luc điạ biển . - Địa hình thấp dần từ nội địa ra tới biển, hướng nghiêng chính là Tây Bắc  Đông Nam - Địa hình nước ta có 2 hướng chính là hướng Tây Bắc  Đông Nam và hướng vòng cung. Người thực hiện: lương viết kỳ Ngừơi hướng dẫn: Đàm ngọc huyền 3 Giáo án thực tập sư phạm • HĐ3: Nhóm (10 / ) -Yêu cầu HS hoạt động nhóm các vấn đề sau: ? Địa hình nuwocsta trong giai đoạn cổ kiến tạo có đặc điểm gntn? ? Địa hình nước ta trong giai đoạn tân kiến tạo có đặc điểm ntn?? ?Tìm trên lược đồ H 28.1 các vùng núi cao, các cao nguyên ba dan, các ĐB trẻ, phạm vi thềm lục địa Nhận xét về sự phân bố và hướng nghiêng chung của chúng. Cho HS báo cáo theo nhóm GV nhận xét và thuyết giảng thêm cho HS( .) GV liên hệ thực tế, hỏi HS Dựa hiểu biết thực tế hãy: 1) Kể tên một số hang động nổi tiếng trên lãnh thổ nước ta? Các hang động được hình thành như thế nào? 2) Con người đã tạo nên các dạng địa hình nhân tạo nào? Lấy VD thực tế ở địa phương để minh họa? 3) Cho biết khi rừng bị tàn phá thì sẽ gây ra những hiện tượng gì? Việc bảo vệ rừng mang lại lợi ích gì? - HS đại diện các nhóm báo cáo - Các nhóm khác nhận xét, bổ xung. - GV chuẩn kiến thức => KL + ĐH Cat-xtơ nhiệt đới: 50.000km 2 = 1/6 S đất liền phân bố ở ĐB, TB, TSơn Bắc do trong nước mưa có chứa CO 2 nên hòa tan đá vôi: H 2 CO 3 + CaCO 3 <=> Ca(HCO 3 ) 2 + CN Ba dan S=20.000km 2 + ĐB phù sa trẻ S= 70.000km 2 III) Đia hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm và chịu tác động mạnh mẽ của con người: + Đất đá bị phong hóa mạnh mẽ: Vùng địa hình Cat-xtơ tạo nhiều hang động . + Các dạng địa hình nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều: Đê điều, hồ chứa nước, các đô thị, các công trình giao thông… => Địa hình luôn biến đổi do tác động mạnh mẽ của môi trường nhiệt đới gió mùa ẩm và do sự khai phá của con người. Kết luận(SGK) Người thực hiện: lương viết kỳ Ngừơi hướng dẫn: Đàm ngọc huyền 4 Giáo án thực tập sư phạm 4) Củng cố, Đánh giá: 1) Hãy xác định trên bản đồ TNVN các vùng núi cao, các CN ba dan, các đồng bằng phù sa trẻ, phạm vi thềm lục địa .Nhận xét sự phân bố và hướng nghiêng của địa hình VN? 2) Nêu những đặc điểm chung của địa hình VN? 3) Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do những nhân tố nào? (Lịch sử phát triển địa chất, môi trường nhiệt đới gió mùa ẩm và sự khai phá của con người). 4) Hoàn thành bài tập sau: Các dạng địa hình nước ta được hình thành như thế nào? Dạng địa hình Nguyên nhân hình thành Các xtơ do trong nước mưa có chứa CO 2 nên hòa tan đá vôi: H 2 CO 3 + CaCO 3 <=> Ca(HCO 3 ) 2 Đồng bằng phù sa mới Do lắng tụ phù sa ở cửa các con sông lớn Cao nguyên badan Là những bề mặt san bằng cổ được Tân Kiến tạo nâng cao Đê sông, đê biển Do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống 5) Dặn dò: - Trả lời câu hỏi, bài tập sgk/103. - Làm bài tập 28 bài tập bản đồ thực hành. - Nghiên cứu trước bài 29sgk/104. Rót kinh nghiÖm . . . . Người thực hiện: lương viết kỳ Ngừơi hướng dẫn: Đàm ngọc huyền 5 Giáo án thực tập sư phạm PHIẾU HỌC TẬP Dựa thông tin muc 1 sgk/101 hãy điền tiếp thông tin vào chỗ hoàn thành bài tập sau: 1. Đồi núi nước ta chiếm .(1) . diện tích phần đất liền, nhưng chủ yếu là đồi núi (2) . + Thấp dưới <1000m chiếm: (3) % + Cao > 2000m chiếm: (4) % 2. Đồng bằng chiếm diện tích là .(5) . phần + Điền tên 2 đb lớn .(6) + Đồng bằng miền trung có đặc điểm: . …………………………………………. . . . Người thực hiện: lương viết kỳ Ngừơi hướng dẫn: Đàm ngọc huyền 6 . đồ phóng to hình 28.1 - Tranh ảnh một số dạng địa hình cơ bản của Việt Nam như: Núi Phan-xi-phăng, địa hình Cat-xtơ, địa hình đồng bằng, địa hình cao nguyên. Bài 28: ĐỊA HÌNH VIỆT NAM I) Mục tiêu: 1) Kiến thức:Thông qua bài học, HS cần: - Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của địa hình VN: + Địa hình đa

Ngày đăng: 29/10/2013, 05:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

khó khăn và thuận lợi mà Địa hình nước ta mang lại: - ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
kh ó khăn và thuận lợi mà Địa hình nước ta mang lại: (Trang 3)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w