1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ppct dãn tiêt mon hóa_vien

9 192 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

NỘI DUNG PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU MÔN: HÓA HỌC 8 Chương I: CHẤT – NGUYÊN TỬ ( 3 tiết ) -Tính PTK của hợp chất. -Lập CTHH của một chất, tính hóa trị của chất trong CTHH. Chương II: PHẢN ỨNG HÓA HỌC ( 3 tiết ) -Tính khối lượng của chất dựa theo định luật bảo toàn khối lượng và PTHH. Chương III: MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC ( 6 tiết ) -Tính toán số mol, khối lượng mol. -Tính toán chuyể đổi giữa khối lượng, thể tich và lượng chất. -Tính theo CTHH. -Tính theo PTHH. Chương IV: OXI – KHÔNG KHÍ ( 3 tiết ) -Ôn tập về tính chất hóa học của oxi và tính toán hóa học. Chương V: HIĐRO – NƯỚC ( 3 tiết ) -Ôn tập về tính chất hóa học của hiđro và tính toán hóa học. Chương VI: DUNG DỊCH ( 6 tiết ) -Tính toán nồng độ %, nồng độ mol của dung dịch. MÔN: HÓA HỌC 9 Chương I: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ ( 6 tiết ) -Tính chất hóa học của oxit, axit, bazơ, muối. -Viết đúng các CTHH, PTHH. -Tính theo CTHH, PTHH. Chương II: KIM LOẠI ( 4 tiết ) -Tính hát hóa học của kim loại. -Viết đúng các CTHH, PTHH. -Tính theo CTHH, PTHH. Chương III: PHI KIM ( 4 tiết ) -Tính chất hóa học của phi kim. -Viết đúng các CTHH, PTHH. -Tính theo CTHH, PTHH. Chương IV: CÁC LOẠI HỢP CHẤT HỮU CƠ ( 10 tiết ) -Tính chất hóa học của các hợp chất hữu cơ: Metan, etylen, axetylen, rượu etylic, axit axetic, chât béo, glucozơ, sacarozơ, tinh bột, xenlulozơ, protein. -Viết đúng các CTHH, PTHH. -Tính theo CTHH, PTHH. Tuần: 1+2+3 Ngày soạn: Tiết: 1+2+3 Ngày dạy: Chương 1: CHẤT-NGUYÊN-TỬ I.Mục tiêu: -Ôn lại cho HS biết cách tính phân tử khối của các chất theo CTHH, biết cách lập công thức của 1 chất dựa vào hoá trị của các chất, biết cách tính hoá trị của các chất qua công thức hoá học. -Rèn cho HS kĩ năng tính toán, lập CTHH của chất. -Giáo dục HS tính tự giác học ở nhà. II.Nội dung: Hoạt động của GV-HS Nội dung GV: Nhắc lại cho HS cách tính phân tử khối của các chất dựa theo CTHH. GV: Lấy ví dụ, hướng dẫn HS cách làm. GV: Ra một số bài tập áp dụng cho HS giải. HS: Lên bảng giải, nhận xét. GV: Nhận xét, hướng dẫn cho HS. GV: Gọi HS nhắc lại quy tắc hóa trị. HS: Nhắc lại quy tắc. GV: Từ QTHT rút ra dạng tổng quát GV: Lấy các VD, hướng dẫn HS làm các VD. HS: Quan sát, ghi nhớ. 1.Tính phân tử khối của các chất theo CTHH. a.Lý thuyết: -PTK AxByCz = PTK A.x + PTK B.y + PTK C.z -Ví dụ: Tính PTK của hợp chất axit sunfuric H 2 SO 4 . PTK H 2 SO 4 = PTK H.2 + PTK S + PTK O.4 = 1.2 + 32 + 16.4 = 98 đvC b.Bài tập:Tính PTK của các hợp chất sau:H 2 O, CaO, CuCl 2 , K 2 SO 4, NaOH. -PTK H 2 O = 1.2 + 16 = 18 đvC -PTK CaO = 40 + 16 = 56 đvC -PTK CuCl 2 = 64 + 35,5.2 = 135 đvC -PTK K 2 SO 4 = 39.2 + 32+ 16.4 = 174 đvC -PTK NaOH = 23 + 16 + 1 = 40 đvC 2.Lập CTHH và tính hoá trị của các chất dựa vào hoá trị của chất và CTHH. a.Lý thuyết: -Quy tắc: Trong CTHH tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố kia. -Tổng quát: a b A x B y ---> x.a = y.b VD1: Lập CTHH của hợp chất tạo bởi sắt hoá trị III và clo hoá trị I. -CTTQ: III I Fe x Cl y -Theo QTHT: x.III = y.I -Chyển thành tỷ lệ: x/y = I/III GV: Ra một số bài tập áp dụng cho HS giải. HS: Lên bảng giải, nhận xét. GV: Nhận xét, hướng dẫn cho HS. x = 1, y = 3 Vậy CTHH là: FeCl 3 VD2: Tính hóa trị của nhôm (Al) trong công thức: a II Al 2 (SO 4 ) 3 -Theo QTHT: 2.a = 3.II ---> a = 3.II/2 = III -Vậy hóa trị của Al là III. b.Bài tập: Bài 1: Lập CTHH: a.Hợp chất tạo bởi đồng (Cu) hoá trị II và nhóm hiđroxit (OH) hoá trị I. b.Hợp chất tạo bởi nitơ (N) hoá trị IV và oxi hoá trị II. c.Hợp chất tạo bởi kali (K) hoá trị I và oxi hoá trị II. Giải: a.CTTQ: II I Cu x (OH) y -Theo QTHT: x.II = y.I -Chyển thành tỷ lệ: x/y = I/II x = 1, y = 2 -Vậy CTHH là: II I Cu(OH) 2 b.Tương tự ta có CTHH là: NO 2 c.Tương tự ta có CTHH là: K 2 O Bài 2: Tính hóa trị của các chất: a. Fe trong CTHH FeO biết hóa trị của O là II. b.Ag trong CTHH Ag 2 O biết hóa trị của O là II. c.Ca trong CTHH Ca(OH) 2 biết hóa trị của nhóm OH là I. Giải: a.Theo QTHT: 1.a = 1.II ---> a = 1.II/1 = II -Vậy hóa trị của Fe là II. b.Giải tương tự ta có hóa trị của Ag là I. c.Giải tương tự ta có hóa trị của Ca là II. III.Củng cố: GV: Nhắc lại kiến thức cơ bản của tiêt học. Cho HS về nhà giải lại các bài tập đã làm. Tuần: 4+5+6 Ngày soạn: Tiết: 4+5+6 Ngày dạy: Chương II: PHẢN ỨNG HÓA HỌC I.Mục tiêu: -Ôn lại cho HS nội dung định luật BTKL, biết cách tính khối lượng của các chất dựa theo định luật BKL và theo PTHH. Biết cách lập 1 PTHH theo 3 bước. -Rèn cho HS kĩ năng tính toán, lập CTHH của chất. -Giáo dục HS tính tự giác học ở nhà. II.Nội dung: Hoạt động của GV-HS Nội dung GV: Gọi HS nhắc lại nội dung ĐL BTKL -Bản chất của định luật là gì? -Cho HS làm VD: Trong PƯHH giữa BaCl 2 với H 2 SO 4 tạo ra BaSO 4 và HCl. HS: Theo dõi, trả lời. GV: Nhận xét. GV: PƯHH là gì, nêu lại các bước lập 1 PTHH? HS: Nêu lại 3 bước. GV: NHận xét, hướng dẫn. GV: Cho HS làm bài tập 1. Hướng dẫn cho HS làm câu a: -B1 ta phải làm gì? -B2 ta phải cân bằng số n.tử nào trước? -B3 viết sơ PTHH ntn? HS: Theo dõi làm bài. GV: Nhận xét, câu b,c HS làm tương tự. I.Lý thuyết. 1.Định luật BTKL. -Định luật: Trong 1 phản ứng hóa học, tổng KL của các chất sản phẩm bằng tổng KL của các chất tham gia phản ứng. -Bản chất: Trong PƯHH chỉ có sự thay đổi về liên kết giữa các nguyên tử còn số lượng cac nguyên tử vẫn giữ nguyên. mA + mB = mC + mD -VD: Trong PƯHH giữa BaCl 2 với H 2 SO 4 tạo ra BaSO 4 và HCl. +Theo định luật BTKL ta có: mBaCl 2 + mH 2 SO 4 = mBaSO 4 + mHCl 2.Phương trình hóa học. -PTHH biểu diễn ngắn gọn PƯHH, cho ta biết tỉ lệ số n.tử, p.tử các chất trong PƯ. -Các bước lập PTHH: +Bước 1: Viết sơ đồ PƯ. +Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi n.tố. +Bước 3: Viết PTHH. II.Bài tập. Bài 1: Cho các sơ đồ PƯHH sau, hãy lập PTHH theo 3 bước? a. Na + O 2 ---> Na 2 O b. Fe(OH) 3 ---> Fe 2 O 3 + H 2 O c. Na 2 CO 3 + CaCl 2 ---> CaCO 3 + NaCl Giải: a.-Bước 1: Viết sơ đồ Na + O 2 ---> Na 2 O -Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi n.tố: Cân GV: Cho HS theo dõi yêu cầu của bài toán. Hướng dẫn cho HS cách giải, gọi 3 HS lên giải 3 câu. HS: Lên bảng giải, nhận xét. GV: Nhận xét, sửa sai. GV: Cho HS nghiên cứu đề bài. Hướng dẫ cho HS cách làm bài. HS: Làm bài, nhận xét. GV: Sửa sai cho HS. Câu b,c HSlàm tương tự. bằng số n.tử oxi ở vế phải so với vế trái của PTHH, sau đó tiếp tục cân bằng số n.tử Na. 2Na + O 2 ---> 2Na 2 O -Bước 3: Viết PTHH. 2Na + O 2  2Na 2 O Bài 2: Biết 2,4g Mg tác dụng với 9,8g H 2 SO 4 tạo ra khí H 2 và 12g MgSO 4 . a.Lập PTHH của phản ứng b.Cho biêt tỉ lệ số n.tử Mg với H 2 và MgSO 4. c.Tính KL H 2 tham gia PƯHH. Giải: a.Lập PTHH: +Bước 1: Viết sơ đồ PƯ. Mg + H 2 SO 4 ---> H 2 + MgSO 4 +Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi n.tố: Ở PTHH này các n.tử của các n.tố tự cân bằng. +Bước 3: Viết PTHH. Mg + H 2 SO 4  H 2 + MgSO 4 b.Tỉ lệ số n.tử của: Mg : H 2 là 1 : 1 và Mg : MgSO 4 là 1 : 1 c.KL H 2 tham gia PƯHH: m H 2 = (m Mg + m H 2 SO 4 ) – m MgSO 4 = 2,4 + 9,8 – 12 = 0,2g Bài 3: Chọn CTHH và hệ số thích hợp điền vào dấu ? trong các PTHH sau: a. ?Cu + ?  2CuO b. Zn + ? HCl  ZnCl 2 + H 2 c. CaO + ?HNO 3  Ca(NO 3 ) 2 + ? Giải: a.Xét PTHH vế phải và trái thiếu oxi ở vế trái. Vậy thêm oxi ở vế trái. Khi có oxi ta thấy hệ số của Cu ở vế trái thiếu 2 nên ta thêm vào thêm số 2 vào dấu ?, ta được PTHH: 2Cu + O 2  2CuO III.Củng cố: GV: Nhắc lại kiến thức cơ bản của tiết học. Cho HS về nhà giải lại các bài tập đã làm. Tuần: 1+2 Ngày soạn: Tiết: 1+2 Ngày dạy: Chương I: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ Bài: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT, AXIT, BAZƠ, MUỐI A.Mục tiêu: -Ôn lại cho HS về tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ đã học: oxit, axit, bazơ, muối. Viết được các PTHH đặc trưng cho mỗi tính chất. -Rèn kĩ năng viết đúng và cân bằng các PTHH. -Giáo dục HS ý thức tự giác trong học tập. B.Nội dung: GV: Lần lượt gọi các HS lên bảng nhắc lại các tính chất hóa học của các hợp chất oxit, axit, bazơ, muối, mỗi tính chất viết một PTHH minh họa. HS: Trả lời, nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, kết luận. I.Tính chất hóa học của oxit: 1.Oxit bazơ có những tính chất hóa học nào? a. Tác dụng với nước: Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ (kiềm) Na 2 O (r) + H 2 O (l) 2NaOH (dd) b. Tác dụng với axit: Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước CuO (r ) + 2HCl (dd) CuCl 2(dd) + H 2 O (l) c. Tác dụng với oxit axit Một số oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối. BaO (r ) + CO 2(k) BaCO 3(r ) 2. Oxit axit có những tính chất hóa học nào? a. Tác dụng với nước Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit P 2 O 5(r ) + 3H 2 O (l) 2H 2 PO 4(dd) b. Tác dụng với bazơ Oxit axit tác dụng với dung dịch kiềm tạo thành muối và nước. CO 2(k) + Ca(OH) 2(dd) CaCO 3(r ) +H 2 O (l) c. Tác dụng với oxit bazơ Oxit axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối. CO 2(k) + CaO (r ) CaCO 3(r ) II.Tính chất hóa học của axit: 1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị màu: -Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ. 2. Axit tác dụng với kim loại - Dung dịch axit tác dụng với nhiều kim loại tạo thành muối và giải phóng khí H 2 . 2HCl 2(dd) + Zn (r) ZnCl 2(dd) + H 2(k) 3. Axit tác dụng với bazơ -Dung dịch axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước. HCl (dd) + Cu(OH) 2(r) CuCl 2(dd) + H 2 O (l) Phản ứng của axit và bazơ gọi là phản ứng trung hòa. 4. Axit tác dụng với oxit bazơ -Dung dịch axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước. 6HCl (dd) +Fe 2 O 3(r) 2FeCl 3(dd) +3H 2 O (l) III.Tính chất hóa học của bazơ: 1. Tác dụng của dung dịch bazơ với chất chỉ thị màu -Các dung dịch bazơ (kiềm) làm đổi màu chất chỉ thị màu: +Quỳ tím hoá xanh. +Dung dịch phenolphtalein chuyển từ không màu chuyển sang màu đỏ. 2. Tác dụng của dung dịch bazơ với oxit axit. -Dung dịch kiềm tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước. Ca(OH) 2(dd) + SO 2(k) CaSO 3(d) + H 2 O (l) 3. Tác dụng của dung dịch bazơ với axit -Bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước. KOH (dd) + HCl (dd) KCl (dd) + H 2 O (l) Cu(OH) 2(r) + 2HCl (l) CuCl 2(dd) + H 2 O (l) 4. Bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ. -Bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ tạo thành oxit bazơ và nước. Cu(OH) 2(r) t 0 CuO (r) + H 2 O (l) IV.Tính chất hóa học của muối: 1. Muối tác dụng với kim loại. -Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới. Cu (r) + 2AgNO 3(dd) Cu(NO 3 ) 2(dd) + 2Ag (r) *Lưu ý: Chỉ có kim loại đứng trước mới đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của nó. 2. Muối tác dụng với axit Muối có thể tác dụng với axit tạo thành muối mới và axit mới. Ba(NO 3 ) 2(dd) +H 2 SO 4(dd) BaSO 4(r) + HNO 3(dd) 3. Muối tác dụng với muối. Hai muối có thể tác dụng với nhau tạo thành 2 muối mới. CaCl 2(dd) + Na 2 CO 3(dd) CaCO 3(r) + NaCl 2(dd) 4. Muối tác dụng với bazơ Muối tác dụng với bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới. CuSO 4(dd ) + 2NaOH (dd) Cu(OH) 2(r) + Na 2 SO 4(dd) 5. Phản ứng phân huỷ 2KClO 3 t 0 2KCl + 3 O 3 C.Tổng kết: GV: Cho HS về nhà học lại các tính chất của các hợp chất vô cơ vừa học. Tuần: 3+4+5+6 Ngày soạn: Tiết: 3+4+5+6 Ngày dạy: Chương I: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ Bài: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT, AXIT, BAZƠ, MUỐI (tiêp theo) A.Mục tiêu: -Ôn lại cho HS về tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ đã học: oxit, axit, bazơ, muối. Viết được các PTHH đặc trưng cho mỗi tính chất và giải được các bài tập định lượng. -Rèn kĩ năng tính toán theo PTHH, PƯHH. -Giáo dục HS ý thức tự giác trong học tập. B.Nội dung: GV: Lần lượt ra các bài toán cho HS Hướng dẫn cho HS cách giải các bài toán. HS: Nghe hướng dẫ của GV, lên bảng làm, nhận xét. GV: Nhận xét, sưả sai. Bài 1: Dẫn 112 ml khí SO 2 (đktc) đi qua 700 ml dd Ca(OH) 2 có nồng độ 0,01M, sản phẩm là muối can xi sunfit. a.Viết PTHH. b.Tính khối lượng các chất sau PƯ. Giải: a.PTHH: SO 2 + Ca(OH) 2  CaCO 3 + H 2 O b.Ta có: n SO 2 = 0,112/ 22,4 = 0,005 mol n Ca(OH) 2 = 0,7. 0,01 = 0,007 mol Theo PTPƯ số mol của các chất bằng nhau, vậy số mol Ca(OH) 2 dư là 0,002 mol. Vậy số mol của SO 2 = số mol của CaCO 3 = số mol của H 2 O = 0,005 mol. Vậy: m CaCO 3 = 0,005. 100 = 0,5g m H 2 O = 0,005. 18 = 0,09g Bài 2: Cho một khối lượng mạt săt dư vào 50ml dd HCl. Phản ứng xong thu được 3,36 lit khí ở đktc. a.Viết PTHH. b.Tính KL mạt sắt tham gia PƯ. c.Tìm nồng độ mol của dd HCl đã dùng. Giải: a.PTHH: Fe + 2HCl  FeCl 2 + H 2 b.Ta có: n H 2 = 3,36: 22,4 = 0,15 mol Theo PTPU số mol của Fe = số mol của H 2 = 0,15 mol Vậy KL mạt sắt tham gia PU là: 0,15. 56 = 8,4g c.Theo PTPU số mol của HCl gấp đôi số mol của H 2 = 0,15. 2 = 0,3 mol Vậy C M = 0,3: 0,05 = 6 (mol/l) Bài 3: Cho 15,5g Na 2 O tác dụng với H 2 O thu được 0,5 l dd bazơ. a.Viết PTHH b.Tính nồng độ mol của dd thu được. Giải: a.PTHH: Na 2 O + H 2 O  2NaOH b. -n Na 2 O = 15,5 : 62 = 0,25 mol -Theo PTPU cứ 1 mol Na 2 O tác dung tạo ra 2 mol NaOH. Vậy số mol NaOH là: 0,25 . 2 = 0,5 mol Vậy C M = 0,5 : 0,5 = 1 (mol/l) Bài 4: Dẫn từ từ 1,568 l khí CO 2 (đktc) vào một dd có hòa tan 6,4 g NaOH, sản phẩm thu đượclà muối Na 2 CO 3. a.Xác định khối lượng muối thu được sau phản ứng. b.Chất nào đã lấy dư và dư là bao nhiêu. Giải: a.PTHH: CO 2 + 2NaOH ---> Na 2 CO 3 + H 2 O Ta có: n CO 2 = 1,568 : 22,4 = 0,07 mol Theo PTHH số mol CO 2 = số mol Na 2 CO 3 = 0,07 mol  m Na 2 CO 3 = 0,07 . 106 = 7,42 g b. n NaOH = 6,4 : 40 = 0,16 mol Vậy số mol NaOH dư là: 0.16 – 0,07 = 0,09 mol m NaOH dư: 0,09 . 40 = 3,6 g Bài 5: Trộn một dd có hòa tan 0,2 mol CuCl 2 với một dd có hòa tan 20 g NaOH. Lọc hỗn hợp các chất sau phản ứng được kết tủa và nước lọc. Nung kết tủa đến khi khối lượng không đổi. a.Viết PTHH. b.Tính khối lượng chất rắn thu được sau khi nung. c.Tính khối lượng chất tan có trong nước lọc. Giải: a.PTHH: 1.CuCl 2 + 2NaOH  Cu(OH) 2 + 2NaCl 2.Cu(OH) 2 -- t0 --> CuO + H 2 O b.Theo PTHH 1 số mol của CuCl 2 = số mol của Cu(OH) 2 = 0,2 mol Theo PTHH 2 số mol của Cu(OH) 2 = số mol của CuO = 0,2 mol mCuO = 0,2 . 80 = 16g c.Theo PTHH 1: n NaOH = 0,4 mol = n NaCl Theo đầu bài toán: n NaOH = 20 : 40 = 0,5 mol Số mol NaOH dư là: 0,5 – 0,4 = 0,1 mol Khối lương NaOH trong nước lọc là: 0,1 . 40 = 4g Khối lượng NaCl trong nước lọc là: 0,4 . 58,5 = 23,4g C.Tổng kết: GV: Cho HS về nhà làm lại các bài tập đã giải trên lớp. . về tính chất hóa học của oxi và tính toán hóa học. Chương V: HIĐRO – NƯỚC ( 3 tiết ) -Ôn tập về tính chất hóa học của hiđro và tính toán hóa học. Chương. Tính hóa trị của các chất: a. Fe trong CTHH FeO biết hóa trị của O là II. b.Ag trong CTHH Ag 2 O biết hóa trị của O là II. c.Ca trong CTHH Ca(OH) 2 biết hóa

Ngày đăng: 28/10/2013, 13:11

Xem thêm: ppct dãn tiêt mon hóa_vien

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

HS: Lên bảng giải, nhận xét. GV: Nhận xét, hướng dẫn cho  HS. - ppct dãn tiêt mon hóa_vien
n bảng giải, nhận xét. GV: Nhận xét, hướng dẫn cho HS (Trang 3)
HS: Lên bảng giải, nhận xét. GV: Nhận xét, sửa sai. - ppct dãn tiêt mon hóa_vien
n bảng giải, nhận xét. GV: Nhận xét, sửa sai (Trang 5)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w