1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đáp án Ngữ văn HKI- K12

3 172 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 85 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRÀ VINH ---------------------------- ĐỀ THI CHÍNH THỨC ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2010 – 2011 Môn thi: NGỮ VĂN 12 – Giáo dục trung học phổ thông Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề ------------------------------------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM THI (Bản Hướng dẫn chấm thi gồm 03 trang) I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần linh động trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Tổ chấm thi. - Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0 điểm). II. Đáp án và thang điểm Đáp án Điểm PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu 1 Trình bày những nét chính trong phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh? 2,00 - Phong cách nghệ thuật: độc đáo, đa dạng, mỗi thể loại văn học đều có phong cách riêng, hấp dẫn 0,50 - Văn chính luận: + thường ngắn gọn, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép; + bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp. 0,50 - Truyện và kí: + rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ; + nghệ thuật trào phúng vừa có sự sắc bén, thâm thúy của phương Đông, vừa có cái hài hước, hóm hỉnh giàu chất uy-mua của phương Tây. 0.50 - Thơ ca: + những bài thơ tuyên truyền lời lẽ giản dị, mộc mạc, mang màu sắc dân gian hiện đại, dễ thuộc, dễ nhớ, có sức tác động lớn; + thơ nghệ thuật hàm súc, có sự kết hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và hiện đại, chất trữ tình và tính chiến đấu. 0.50 Câu 2 Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu suy nghĩ của mình về ý kiến sau: Bị đánh bại chỉ là tình trạng nhất thời, bỏ cuộc mới là sự thất bại vĩnh viễn. (Marilyn Vos Savant) 3,00 a. Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí, cần làm rõ được các ý chính sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0,25 - Bị đánh bại chỉ là tình trạng nhất thời: vì bại lần đó nhưng lần sau có thể sẽ không bại nữa, 0.50 -----------------------Trang 1----------------------- sẽ giành được chiến thắng nếu ta tiếp tục đấu tranh tự vượt mình để theo đuổi mục đích. Bỏ cuộc mới là sự thất bại vĩnh viễn: bỏ cuộc nghĩa là không theo đuổi mục đích nữa mà đầu hàng, buông xuôi, chấp nhận sự thất bại nhất thời. Đây là sự thất bại mãi mãi, vĩnh viễn. - Trong cuộc sống, không nên từ bỏ mục đích mà mình đang theo đuổi. Muốn thành công, mỗi người cần phải theo đuổi đến cùng khát vọng của cuộc đời mình. - Trong hành trình đi đến mục đích, con người không chỉ có thắng mà còn có bại: Ai chiến thắng mà không hề chiến bại (Tố Hữu). 0.50 - Không thể không đau buồn khi thất bại nhưng con người phải biết đứng lên sau thất bại. Chỉ có đứng lên và tiếp tục thực hiện mục đích, chúng ta mới có cơ hội giành chiến thắng. 0.75 - Tuy nhiên, một bộ phận không ít người trong thực tế đã buông xuôi lí tưởng và mục tiêu cuộc đời mình sau lần vấp ngã, bị đánh bại ở lần đầu tiên trong cuộc đời. 0.50 - Nhận thức được rằng chúng ta phải biết tự vực dậy mình và tiếp tục theo đuổi lí tưởng, mục tiêu cuộc đời mình vì con người được sinh ra không phải để dành cho thất bại (Ơ. Hê- minh-uê). 0.25 - Ra sức trau rèn nghị lực cũng như sự bền lòng phấn đấu trong học tập và nỗ lực theo đuổi ước nguyện đẹp trong đời mình. 0.25 Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kỹ năng và kiến thức. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm) Câu 3.a Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời! Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người (Trích Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, tr. 88, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2010) 5,00 a. Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết nhà thơ Quang Dũng và văn bản tác phẩm Tây Tiến, thí sinh có thể trình bày và sắp xếp ý theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: - Giới thiệu chung về tác giả Quang Dũng, văn bản tác phẩm Tây Tiến và vị trí đoạn trích. 0,50 - Ý khái quát của đoạn thơ: Với cảm hứng lãng mạn và ngòi bút tài hoa, qua chặng đường hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến, bức tranh thiên nhiên: hoang sơ, hùng vĩ , khắc nghiệt của miền Tây và chân dung người lính Tây Tiến hào hoa, lãng mạn mà hào hùng. 0,50 - Biểu hiện cụ thể: Về nội dung - Bức tranh thiên nhiên nơi chiến trường miền tây được khắc họa một cách đậm nét và sinh động: hùng vĩ, dữ dội nhưng vô cùng mĩ lệ và trữ tình. 1,00 - Hình ảnh người lính Tây Tiến trên chặng đường hành quân: gian khổ hi sinh mà vẫn ngang tàng, tâm hồn vẫn trẻ trung, lãng mạn. 1,00 Về nghệ thuật - Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc: Ngôn ngữ tinh tế với những câu thơ nhiều vần trắc bằng đan cài; hệ thống từ láy vừa gợi hình vừa gợi cảm khi tái hiện một địa hình hiểm trở. 0,50 -----------------------Trang 2----------------------- - Hình ảnh: Kết hợp giữa chất nhạc với chất hoạ. 0.50 - Cảm hứng và bút pháp lãng mạn 0.50 Kết luận: Bằng những nét vẽ gân guốc, Quang Dũng đã tái hiện một cách sinh động chặng đường hành quân của người lính Tây Tiến anh hùng. Song đoạn thơ, với những hình ảnh, đường nét mềm mại cũng đã làm toát lên vẻ thơ mộng của núi rừng miền Tây, nơi đoàn binh Tây Tiến đã đi qua. 0,50 Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kỹ năng và kiến thức. Câu 3.b Phân tích vẻ đẹp của hình tượng sông Hương trong văn bản tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường (phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục, Hà Nội – 2010). 5,00 a. Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi; biết phân tích một hình tượng nghệ thuật. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và văn bản tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? (phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục, Hà Nội – 2010), thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: - Giới thiệu về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, văn bản tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? và vấn đề cần nghị luận. 0.50 - Ý khái quát: Với một tâm hồn nghệ sĩ tinh tế, một vốn văn hoá phong phú về Huế và trước hết với một tình cảm vô cùng tha thiết với Huế, tác giả đã huy động triệt để mọi tiềm năng văn hoá cùng với vốn ngôn từ giàu có của mình để phát hiện, diễn tả vẻ đẹp và chất thơ của sông Hương. 0,50 - Biểu hiện cụ thể: Về nội dung - Vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên gắn với thuỷ trình sông Hương: ở thượng lưu, khởi nguồn của dòng chảy, giữa lòng Trường Sơn hùng vĩ; ở ngoại vi thành Huế; giữa lòng thành Huế và trước khi từ biệt Huế. 0,50 - Vẻ đẹp của sông Hương được khám phá từ góc độ văn hoá: sông Hương gắn với âm nhạc cổ điển Huế; “có một dòng sông thi ca về sông Hương”; “dòng sông ấy không tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ”, . 0,50 - Vẻ đẹp của sông Hương được nhìn từ góc độ lịch sử: sông Hương là “dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ biếc”, 0,50 - Vẻ đẹp của sông Hương trong trí tưởng tượng của tác giả: sông Hương mang vẻ đẹp của một cô gái Di-gan, một thiếu nữ Huế tài hoa, dịu dàng mà sâu sắc, đa tình mà kín đáo, lẳng lơ nhưng rất nực chung tình, . 0,50 Về nghệ thuật - Kho từ vựng phong phú, uyển chuyển và giàu hình ảnh. 0,50 - Biện pháp ẩn dụ, nhân hoá, so sánh, .gắn liền với những liên tưởng bất ngờ, thú vị. 0,50 - Kết hợp nhuần nhuyễn bút pháp kể và tả làm nổi bật vẻ đẹp của sông Hương. 0,50 Kết luận: Với việc khắc hoạ một cách sinh động vẻ đẹp của hình tượng sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường xứng đáng là “một trong mấy nhà văn viết kí hay nhất của văn học ta hiện nay” (Nguyên Ngọc). Đây là những trang viết có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình, với những liên tưởng mạnh mẽ và một lối hành văn mê đắm và tài hoa. 0,50 Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kỹ năng và kiến thức. -----------------Hết------------------ -----------------------Trang 3----------------------- . hình tượng sông Hương trong văn bản tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường (phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một,. Trên cơ sở hiểu biết về nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và văn bản tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? (phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB

Ngày đăng: 28/10/2013, 12:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Hình ảnh người lính Tây Tiến trên chặng đường hành quân: gian khổ hi sinh mà vẫn ngang tàng, tâm hồn vẫn trẻ trung, lãng mạn - Đáp án Ngữ văn HKI- K12
nh ảnh người lính Tây Tiến trên chặng đường hành quân: gian khổ hi sinh mà vẫn ngang tàng, tâm hồn vẫn trẻ trung, lãng mạn (Trang 2)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w