Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
81 KB
Nội dung
CẤU TRÚC CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Gồm 3 phần 1. Phần I: Đặt vấn đề (hoặc Mở đầu hoặc Tổng quan, Hoặc Một số vần đề chung) Trong phần này can nêu rõ tầm quan trọng và lý do chọn vấn đề của đề tài để xem xét. -Lý do về mặt lý luận -Lý do về mặt thực tiễn -Lý do về tính cấp thiết -Lý do chọn lựa về năng lực nghiên cứu của tác giả -Xác định mục đích nghiên cứu (để làm gì?) -Bản chất cần được làm rõ của sự vật (là gì?) -Đối tượng nghiên cứu (nằm ở đâu?) -Chọn phương pháp nghiên cứu nào (như thế nào?) -Giới hạn về không gian của đối tượng khảo sát… (trường, quận, huyện, thành phố ) -Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu v.v… (Thời gian bao lâu? Ở đâu? Tuần tự các bước…) -Phần mở đầu là phần giúp người đọc hình dung diện mạo bản tổng kết kinh nghiệm. Lý do chọn đề tài là cơ sở xét đoán tính đúng đắn. Tính hợp lí của các biện pháp tác động vào đối tượng. Mục đích, phương pháp giới hạn vấn đề, kế hoạch nghiên cứu đều góp phần bộc lộ giá trị của công trình. Vì vậy phần mở đầu là phần hết sức quan trọng, cần lựa chọn thật kỹ càng, viết thật chắc chắn, lập luận thật sắc bén. 2. Phần II: Nội dung Phần này cần trình bày một số vấn đề lớn. Một vấn đề nên trình bày thành một chương. Kết cấu mỗi chương nên gồm các khía cạnh sau: Tiêu đề chương (Giải quyết vấn đề “H” gì?) Nội dung chương 1.Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu (“H” là gì, mục tiêu, ý nghĩa, tầm quan trọng…của vấn đề “H”) 2.Mô tả thực trạng vấn đề nghiên cứu (ở địa phương, cơ sở GD chứa đối tượng nghiên cứu…) Trạng thái ban đầu H 1 là gì? Ưu, nhược điểm của trạng thái ban đầu H 1 là gì? Tại sao phải thay đổi H 1 ? Phương hướng thay đổi H 1 là gì? H n là gì? Điểm khác giữa H 1 và H n là gì? Trước đây đã sử dụng những biện pháp B nào để biến H 1 thành H n ? Biện pháp B nào hợp lý, Biện pháp B nào chưa hợp lý tại sao đã có những biện pháp B hợp lý rồi mà H 1 chưa thành H n như mong muốn? Nay định giải quyết vấn đề bằng cách nào, giải quyết khía cạnh nào? 3.Mô tả giải pháp hệ (hệ giải pháp, những kiến giản, một số biện pháp, một số ứng dụng, một số đổi mới…) mà tác giả đã thực hiện, đã sử dụng nhằm làm cho chất lượng, hiệu quả công việc cao hơn. Để nâng cao giá trị lý luận của bản tổng kết kinh nghiệm, khi mô tả giải pháp cần làm sáng tỏ 3 vấn đề: tại sao giải pháp đó được chọn? Giải pháp đó được thực hiện như thế nào? Kết quả giải pháp đó được thực hiện ra sao? 4.Trạng thái H n : Mô tả kết quả giải pháp đó được thực hiện ra sao chưa phải là việc cuối cùng. Bản tổng kết kinh nghiệm còn cần mô tả trạng thái H n đối chiếu H n và H 1 để thấy H n đã khác H 1 , H n đã đạt những yêu cầu đặt ra. Nếu còn những điểm yếu kém thì cũng cần chỉ rõ những biểu hiện, nguyên nhân và phương hướng tiếp tục. Tiểu kết chương Tóm lại: để trình bày nội dung một chương ta thực hiện như sau: 1-Trình bày cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu H 2-Mô tả thực trạng ban đầu của H khi chưa áp dụng SKKN Cần phân tích rõ ưu điểm-tồn tại của H-Mô tả và phân tích rõ ưu điểm tồn tại của các biện pháp B đã thực hiện, kết quả đạt được của các biện pháp B (trong mỗi biên pháp B: nêu rõ chỗ nào đã hợp lí, chưa hợp lý hay còn thiếu sót, phân tích rõ tại sao hợp lí, chưa hợp lí hay thiếu sót? Tại sao đã có những biện pháp B hợp lý rồi mà H 1 chưa thành H n như mong muốn?) đó từ các thực trạng trên trả lời được nguyên nhân cần phải thay đổi H? Nay định giải quyết vấn đề bằng cách nào, giải quyết khía cạnh nào? 3-Mô tả giải pháp hệ: Mô tả lại công việc, các biện pháp đã thực hiện. Khi mô tả lưu ý: Phân tích rõ mỗi giải pháp. Trả lời được câu hỏi: Tại sao phải chọn giải pháp đó? Giải pháp đó thực hiện ra sao? Giải pháp đó nhằm mục đích gì? Mỗi giải pháp đó sẽ giải quyết những khía cạnh nào của H? Nếu thành công sẽ đạt được kết quả gì? 4-Mô tả kết quả đạt được (trạng thái Hn): Thực hiện tương tự như việc mô tả trạng thái ban đầu của H. Cần lưu ý: Nêu rõ mức độ thành công của Hn, nếu còn yếu kém, thiếu sót hay chưa hoàn thiện cần chỉ rõ các biểu hiện, phân tích rõ nguyên nhân và đề xuất hướng tiếp tục. 5.Tiểu kết: Tổng kết cơ bản lại chương (Cần chỉ rõ, nhấn mạnh lại các nguyên nhân thành công hay thất bại, kinh nghiệm thu được qua các giải pháp…). Lưu ý: Khi phân tích cần dẫn chứng chứng minh bằng những việc làm, số liệu thu thập được qua quá trình kiểm nghiệm, áp dụng. 3. Phần III: Kết luận Phần này cần nêu: 1.Những kết luận quan trọng nhất của toàn bộ SKKN. 2.Ý nghĩa quan trọng nhất 3.Các kiến nghị quan trọng nhất được đề xuất, rút ra từ sáng kiến kinh nghiệm -Cuối bản viết cần có họ, tên, chữ ký của tác giả. -Danh mục các tài liệu thamkhảo -Mục lục -Đính kèm 3 bản (3 trang trắng) duyệt sáng kiến kinh nghiệm của 3 cấp: Trường, Phòng, Sở Yêu cầu về hình thức của bài viết sáng kiến kinh nghiệm Số trang toàn bộ văn bản không nên quy định máy móc. Điều quan trọng là các phần nên cân đối, mạch lạc, trình tự lôgic chặt chẽ. Văn bản cần viết thành các đoạn đủ ý từ đề đến kết. Nên hết sức tránh lối viết gạch đầu dòng, hoặc viết theo lối trả lời các gợi ý theo một bản hướng dẫn nào đó. Bìa: Được đóng khung, viền trên, dưới cách mép giấy 3cm, lề phải 2cm, lề trái 3,5cm Bìa chính và bìa phụ có thể giống nhau (xem mẫu) Khổ chữ: 14 Khoảng cách dòng: single Khoảng cách đoạn: 6pt Trình bày hệ thống, khái quát, cụ thể, hấp dẫn, diễn đạt truyền cảm, văn phong khoa học, độ dài thích hợp, hợp lý. Phong cách ngôn ngữ của văn bản thường sử dụng dạng vô xưng (vô nhân xưng) với câu ở thể bị động. Từng nội dung cần cân đối. Kết quả nghiên cứu cần trình bày khách quan, không gò ép “bịa” số liệu. Đặc biệt nên tránh bộc lộ, thể hiện tình cảm yêu – ghét đối với đối tượng nghiên cứu. Tên chương nên ở trang đầu Tên tiểu mục không ở cuối trang Tên chương, mục không được viết tắt Trong văn bản SKKN, lưu ý tối kỵ 3 điều sai: -Quan điểm đường lối của Đảng -Kiến thức chuyên môn -Lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp, lỗi trình bày. Bản SKKN cần hội tụ đủ 4 tính chất (ở đây chúng ta tạm trừu tượng hoá các nội dung để tách ra các khía cạnh): -Tính khám phá -Tính khoa học -Tính phổ biến -Tính thực tiễn Nhưng đôi khi các bản SKKN chỉ nhằm vào hai việc: mô tả những việc đã làm tốt, có hiệu quả mà quên phân tích, lý giải, đề xuất, luận bàn, quên khẳng định, đánh giá tầm quan trọng và tính phổ biến của công trình. Ở đây đức khiêm tốn đã làm ảnh hưởng tới sự hoàn chỉnh của công trình. Các hướng nghiên cứu khoa học và viết sáng kiến kinh nghịêm 1.kinh nghiệm về triển khai các hoạt động dạy học trong hà trường phương pháp dạy học các chương mới, bài khó trong chương trình, phương pháp tổ chức hoạt động học tập, cải tiến đồ dùng, phương tiện, phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh kém, phương pháp bồi dưỡng đội ngũ, bồi dưỡng thường xuyên… trong nhà trường 2.Kinh nghiệm về triển khai các hoạt động giáo dục trong nhà trường: giáo dục truyền thống, giáo dục môi trường, xây dựng nhà trường xanh – sạch – đẹp, xây dựng lối sống văn minh, thanh lịch 3.Kinh nghiệm giáo dục, đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, bạo lực… trong nhà trường 4.Kinh nghiệm về triển khai các hoạt động ngoại khóa văn hoá, văn nghệ, TD- TT trong nhà trường Tác dụng và hạn chế của công tác tổng kết kinh nghiệm 1 Tác dụng: Giúp các đơn vị cơ sở học tập, ứng dụng, nhân rộng những thành tựu, kết quả tốt hoặc tránh những sai lầm tương tự vì kinh nghiệm là những vấn đề có thực, những thành công là những vấn đề đã thực thi nên hoàn toàn có tính khả thi ở những nơi khác trong điều kiện chung. Tổng kết, nghiên cứu các tổng kết kinh nghiệm càng đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý, chỉ đạo Là những kinh nghiệm sống nên thường xuất phát từ những vấn đề có thực, nhiều khi từ những mâu thuẫn then chốt của thực tiễn, nên những giải đáp cho đề tài nghiên cứu rút ra từ đó (nếu đúng đắn) sẽ có nhiều giá trị thực tiễn, để đem ứng dụng ngay. Cũng do đấy, những giải đáp này dễ được những người thực hành nó tin tưởng và giúp họ thêm tin vào khả năng giải quyết các khó khăn trong công tác của mình. Đây là những kinh nghiệm ít nhiều đã thành công về một số phương diện nào đó, nên khi ta lựa chọn kinh nghiệm để viết thì công việc đó có tính chất chủ động hơn, tập trung hơn vào các nhiệm vụ của công trình nghiên cứu so với tính chất thụ động của quan sát khách quan. Các kinh nghiệm sống thường sinh động, nhiều mặt, đặc biệt là những kinh nghiệm tương đối toàn diện của các đơn vị giáo dục tiên tiến, đo đó có khả năng cung cấp tài liệu để đúc kết được nhiều khía cạnh lí luận phong phú thuộc nhiều ngành khoa học khác nhau của khoa học giáo dục cũng như với các khoa học khác. Hơn nữa, do những đơn vị tiên tiến thường có tính chất điều hành và là những sự kiện đã phải phát triển khá đầy đủ (tức là có những điều kiện mà Mác và Lê Nin coi là quan trọng khi chọn một đối tượng nghiên cứu có giá trị khoa học nên tổng kết những kinh nghiệm của nó để phát hiện bản chất và quy luật thì sẽ dễ hơn so với nghiên cứu các đối tượng trung bình hoặt chậm phát triển. Cuối cùng, viết SK kinh nghiệm để nghiên cứu khoa học giáo dục là công việc dễ kết hợp với công tác đúc rút kinh nghiệm, tổng kết công tác mà chúng ta thường làm, do đó dễ quen thuộc và có nhiều khả năng đạt kết quả tốt cả cho công tác cả cho nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, cần chú ý rằng sử dụng phương pháp nghiên cứu này cũng có nhiều khó khăn và hạn chế nhất định: 2.Hạn chế: Việc tổng kết kinh nghiệm phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của người nghiên cứu. Do phạm vi quan sát hẹp, nhiều kinh nghiệm bị trùng với các kinh nghiệm ở cơ sở khác. Việc phát hiện, nhìn nhận và đánh giá kinh nghiệm phụ thuộc rất nhiều vào phẩm chất (vô tư, tinh thần khoa học tinh thần tập thể, không đố kị…) và năng lực chuyên môn cả về mặt chuyên môn nghề nghiệp, cả về trình độ lí luận khoa học giáo dục của người nghiên cứu: thiếu những tiền đề cần thiết, có thể không nhìn ra kinh nghiệm tốt. Nếu chính tác giả phải tự trình bày lại kinh nghiệm của mình thì sẽ gặp khó khăn: dễ xen lẫn cái chủ quan vào cái khách quan, nếu trình độ hạn chế thì dễ bỏ sót, nhầm lẫn cái thứ yếu với cái chủ yếu, cái ngẫu nhiên với cái tất nhiên và ngược lại, dễ bỏ mất phần sinh động thực tế của kinh nghiệm và biến nó thành những lí luận trừu tượng, những công thức có sẵn. Những bài học kinh nghiệm lớn thường có rất nhiều mặt liên quan đến nhiều ngành của khoa học giáo dục, thậm chí với cả những khoa học khác nữa (kinh tế học, xã hội học, y học…) đòi hỏi sự nghiên cứu từng mặt tách khỏi cơ cấu chung thì khó thấy ý nghĩa vị trí và phạm vi của các kết luận thu được, thậm chí khó phân biệt được những cái bản chất chung với cái đặc trưng, thậm chí cái cá biệt chí có tác dụng trong trường hợp cụ thể đơn nhất ấy. Lưu ý: Bài viết này được tham khảo từ tài liệu "Bồi dưỡng hiệu trưởng THCS tập 4" của nhà xuất bản Hà Nội năm 2005, do ThS Chu Mạnh Nguyên - Chủ biên. Các đơn vị tham khảo để có định hướng trong việc viết và trình bày SKKN. Cêu tròc 1 SKKN Phần I: Những vấn đề chung - Lý do chọn đề tài - Lịch sử của đề tài - Mục đích của đề tài - Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu đề tài - Giới hạn (phạm vi) nghiên cứu đề tài - Đối tượng đề tài - Điểm mới trong kết quả nghiên cứu đề tài - Bố cục đề tài Phần II: Nội dung đề tài - Nội dung cơ bản - Nội dung chính - Mẫu minh họa (Ví dụ, Bảng so sánh, .) - Kết quả Phần III: Kết luận - Tóm tắt nội dung - Biện pháp triển khai, áp dụng vào thực tiễn - Kiến nghị, đề xuất hướng phát triển đề tài - Tài liệu tham khảo A.Đặt vấn đề (Lý do chọn đề tài) B.Nội dung I.Thực trạng. 1. Thực trạng chung 2.đối với giáo viên 3.Đối với học sinh II.Giải pháp thực hiện(Nêu các giải pháp mà bản thân đã và đang thực hiện, chứng minh giải pháp) III.tổ chức thực hiện(Thực hiện như thế nào đối với từng giải pháp không phải giáo án dạy một tiết) IV.Kiểm nghiệm V.Bài học kinh nghiệm VI.Một số đề xuất C.Kết luận D.Tài liệu tham khảo. BỐ CỤC MỘT BÀI VIẾT SKKN Trong thực tế nhiều GV khi viết một bài SKKN thường có nhiều lúng túng khi viết SKKN, do nhiều lý do khách quan khác nhau .Vì vậy để thuận tiện cho giáo viên tôi xin trình bày một số gợi ý . Trước hết Khi viết SKKN cần xác định rõ : - SKKN để sử dụng ĐDDH cho môn học cụ thể. - SKKN viết về PPDH Bộ môn… Yêu cầu một bài nghiên cứu SKKN cần đảm bảo được : + Trình bày một cách khoa học, + Có tính hệ thống , chính xác + Cấu trúc đảm bảo logic. + Khả năng vận dụng SKKN vào thực tiễn. Trong đó cần chú ý khả năng ứng dụng của đề tài, khi viết cần chú ý đến ngôn ngữ diễn đạt và cách hành văn.Cấu trúc của một bài nghiên cứu SKKN tương tự như một bài NCKH giáo dục, có bố cục như sau : Trang bìa : Phòng giáo dục……. Trường Tiểu học (THCS) …… Tên đề tài : (Sáng kiến kinh nghiệm)…… Giáo viên thực hiện :…….GV dạy khối ( Tổ/môn):……. Năm học ……. Trang : MỤC LỤC Nội dung nghiên cứu : PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề 2 ( Nêu những vấn đề chung, trên cơ sở đó dẫn nhập đến lý do chọn đề tài) 1.2 Mục đích nghiên cứu .4 ( Nêu tóm tắt mục đích nghiên cứu của SKKN) 1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu 4 Để giải quyết đề tài nghiên cứu trên, các nhiệm vụ đặt ra bao gồm: + Đánh giá về thực trạng … của học sinh trường TH/THCS. + Nghiên cứu, lựa chọn và đánh giá hiệu quả một số …. cho học sinh trường TH/ THCS . 1.4 Phương pháp nghiên cứu 4 Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra cho đề tài có sử dụng những phương pháp sau: 1.4.1 Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu 4 Tôi sử dụng phương pháp này để tổng hợp tài liệu có liên quan đến đề tài nhằm tìm hiểu tỉnh hình …… Các tư liệu có liên quan nhằm mở rộng thêm kiến thức lý luận, tâm lý, phương pháp giáo dục. Đặc biệt là tìm hiểu về … cho học sinh TH/THCS. 1.4.2 Phương pháp phỏng vấn .4 Chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp những giáo viên có kinh nghiệm trong giảng dạy ở các trường Tiểu học và Trung học cơ sở. Những ý kiến này đã giúp chúng tôi khẳng đònh hướng giải quyết các nhiệm vụ của đề tài. 1.4.3 Phương pháp quan sát sư phạm 5 [...]... Nghiên cứu vận dụng của bộ mơn trong Trường TH/THCS hiện nay 7 2.2 Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh TH/THCS và đặc điểm các phương pháp giảng dạy 8 2.2.1 Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của HSTH/THCS 8 2.2.2 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi từ 12 đến 15 9 2.2.3 Đặc điểm giảng dạy 11 2.3 Đánh giá thực trạng dạy và học của học sinh trường TH/THCS 13 2.4 Cơ sở lựa chọn... triển các hoạt động ngoại khoá trong nhà trường: 17 2.6 Kết quả khảo sát thực nghiệm đề tài………………………………….18 Để đảm bảo tính khả thi của đề tài , nên tổ chức khảo sát thực nghiệm đối với đề tài tại cơ sở giáo dục trường phổ thơng như giảng dạy để kiểm chứng ĐDDH trực quan, PPDH vận dụng…Bằng kết quả điều tra đánh giá, khảo sát/ Phiếu thăm dò ý kiến/khảo sát BGH ,HS( Kèm theo mẫu trong bài nghiên cứu SKKN)... viên và học sinh trường TH/THCS ………… 1.5.2 Thời gian nghiên cứu 5 Đề tài được nghiên cứu từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2005 được chia làm 2 giai đoạn: + Giai đoạn 1: Từ tháng 6 đến tháng 7 năm 2010 chọn đề tài và xây dựng đề cương nghiên cứu + Giai đoạn 2: Từ tháng 8 đến tháng 9 năm 2010 giải quyết các nhiệm vụ và hoàn thành kết quả nghiên cứu 1.5.3 Đòa điểm nghiên cứu .5 Trường TH/THCS... quả điều tra đánh giá, khảo sát/ Phiếu thăm dò ý kiến/khảo sát BGH ,HS( Kèm theo mẫu trong bài nghiên cứu SKKN) Sau đó thống kê số liệu để kết luận khả năng vận dụng của đề tài SKKN - Minh hoạ SKKN bằng ảnh chụp hoặc tranh ( Nếu có) PHẦN 2: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ - Kết luận 20 (Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, tôi thấy cần rút ra những kết luận sau:……) - Kiến nghò 20 ( Nêu các... trong cơng tác giảng dạy để viết những bài nghiên cứu SKKN bổ ích và thiết thực nhằm chia s ẻ kiến thức với cộng đồng trong s ự nghiệp "Trồng ng ười " Trân trọng cảm ơn và kính chào Nguyễn Hữu Quang GV trường ĐH P ạm Văn Đồng . trong nhà trường 2.Kinh nghiệm về triển khai các hoạt động giáo dục trong nhà trường: giáo dục truyền thống, giáo dục môi trường, xây dựng nhà trường xanh. 3 bản (3 trang trắng) duyệt sáng kiến kinh nghiệm của 3 cấp: Trường, Phòng, Sở Yêu cầu về hình thức của bài viết sáng kiến kinh nghiệm Số trang toàn bộ