KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 45 PHÚT

3 341 0
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 45 PHÚT

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phòng Giáo Dục huyện Phù Cừ Trường THCS Phan Sào Nam KIỂM TRA TIẾNG VIỆT A/ Mục tiêu cần đạt: Học xong bài này, học sinh có được 1. Kiến thức. - Giúp HS củng cố và hệ thống hóa lại kiến thức về đại từ, quan hệ từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, -Kiểm tra việc vận dụng các từ loại trong giao tiếp .… - Đánh giá việc ôn tập và nắm kiến thức của các em - Trên cơ sở đó bổ sung những thiếu sót và tồn tại của HS. 2. Kỹ năng- Luyện kĩ năng phát hiện các hiện tượng ngôn ngữ và sử dụng, tạo văn bản một cách thành thạo. 3. Thái độ.- HS có thái độ đúng đắn, tự giác khi làm bài B Ma trận Mức độ Lĩnh vực nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Thấp Cao TN TL TN TL TN TL T N T L Đại từ,,, số câu 1 1 số điểm 0.25 0.25 Từ láy số câu 1 1 số điểm 0.25 0.25 Từ Hán Việt số câu 1 1 số điểm 0.25 0.25 Từ đồng âm, nghĩa của từ số câu 1 1 1 3 số điểm 0.25 0.25 4 4.5 Từ trái nghĩa,đồng nghĩa số câu 1 1 1 3 số điểm 0.25 0.25 4 4.5 (quan hệ từ) số câu 1 1 số điểm 0.25 0.25 Tổng số câu 5 3 1 1 10 số điểm 1.25 0.75 4 4 10 C. Đề bài Phần trắc nghiệm (2 Đ) Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà, Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông chợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. Dừng chân đứng lại, trời, non , nước, Một mảnh tình riêng, ta với ta. (Qua Đèo Ngang-Bà Huyện Thanh Quan) Khoanh tròn vào ý mà em cho là đúng.: Câu 1- Bài thơ có mấy từ láy: a. Một từ. b. Ba từ. c. Hai từ. d. Bốn từ. Câu 2-Từ “ta” trong cụm từ “ta với ta” là: a. Từ đồng âm. b. Không phải từ đồng âm. Câu 3-Từ “quốc quốc” , “ gia gia” trong bài thơ là từ được dùng với: a. Hai nghĩa. b. Một nghĩa. Câu 4-Từ “quốc” và từ “ gia” là: a. Từ thuần Việt. b. Từ Hán Việt. Câu5 -Bài thơ có mấy quan hệ từ: a. Một. b. Hai. c. Ba. d. Bốn. Câu 6-Từ “ta” trong bài thơ là: a. Danh từ. b. Tính từ. c. Động từ. d. Đại từ. Câu 7: -Từ “không” trong câu thơ sau của Khuyến có nghĩa là: Đầu trò tiếp khách, trầu không có, Bác đến chơi đây, ta với ta. (Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến ) a. Lá trầu không. b. Không có gì. Câu 8-Từ “ta” trong câu trên là: a. Từ đồng âm. b. Từ đồng nghĩa. II/Phần tự luận: .Câu 1 ( 4 đ)Thế nào là từ trái nghĩa, cho ví dụ? Sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì? .Câu 2( 4 đ)Viết đoạn văn (khoảng 8 câu) nêu tình cảm của em với quê hương, trong đó có sử dụng từ trái nghĩa và đồng âm. (Gạch chân các từ trái nghĩa và đồng âm) Đáp án: Phần trắc nghiệm:2 điểm. Câu 1c, 2b, 3a, 4b, 5a, 6d. 7b, 8a. Phần tự luận: 8 điểm. Câu 1Phải trả lời được khái niệm từ trái nghĩa, cách sử dụng từ trái nghĩa (3 điểm) Lấy được ví dụ cụ thể. (1 điểm) Câu 2- Biết cách trình bày nội dung một đoạn văn có từ trái nghĩa và đồng âm.(3.5 điểm) -Hình thức đoạn văn (0.5 điểm) -Nếu đoạn văn chưa có 1 loại trái nghĩa hoặc đồng âm. . ------Hết----------- Phan Sào Nam ngày 15 / 11/ 2010 Giáo viên ra đề : Nguyễn Đăng Khanh. . Phòng Giáo Dục huyện Phù Cừ Trường THCS Phan Sào Nam KIỂM TRA TIẾNG VIỆT A/ Mục tiêu cần đạt: Học xong bài này, học sinh có được 1. Kiến. kiến thức về đại từ, quan hệ từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, -Kiểm tra việc vận dụng các từ loại trong giao tiếp .… - Đánh giá việc ôn tập

Ngày đăng: 28/10/2013, 01:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan