1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề mẫu HK I Sinh12_2

3 164 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 52,5 KB

Nội dung

ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010-2011 TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH MÔN SINH HỌC --------- (Thời gian làm bài : 45 phút) ĐỀ CHÍNH THỨC A. PHẦN CHUNG CHO CẢ CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN VÀ NÂNG CAO Câu 1 : (1 điểm) Hãy nêu các đặc điểm của mã di truyền. Câu 2 : (1 điểm) Thường biến là gì ? Hãy nêu các đặc điểm và vai trò của thường biến. Câu 3 : (1 điểm) Dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể nào làm xuất hiện kiểu gen BBB ? Sự kết hợp giữa các loại giao tử có bộ nhiễm sắc thể như thế nào đã tạo ra kiểu gen nói trên ? Câu 4 : (1 điểm) Liên kết gen là gì ? Gen thứ nhất gồm 2 alen là A và a, gen thứ hai gồm 2 alen là B và b. Các gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Trong quần thể có tối đa bao nhiêu kiểu gen ? Hãy viết các kiểu gen đồng hợp về 2 cặp gen và kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen. Câu 5 : (1 điểm) Gen A quy định hoa đỏ, trội hoàn toàn so với gen a, quy định hoa trắng. Trình bày phép lai phân tích để phân biệt kiểu gen đồng hợp và kiểu gen dị hợp. Câu 6 : (1 điểm) Về mặt cấu trúc chung thì gen cấu trúc của sinh vật nhân sơ và gen cấu trúc điển hình của sinh vật nhân thực giống nhau và khác nhau như thế nào ? Câu 7 : (1 điểm) Cho ruồi giấm đực thân xám, cánh dài dị hợp tử 2 cặp gen lai với ruồi giấm cái thân đen, cánh ngắn thì đời con có mấy loại kiểu hình ? Lí do ? Câu 8 : (1 điểm) Loại biến dị nào di truyền được cho đời sau ? Vì sao không nên gây đột biến tam bội cho lúa, ngô ? B. PHẦN DÀNH RIÊNG CHO CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN Câu 9 : (1 điểm) Ưu thế lai là gì ? Hãy trình bày phương pháp tạo ưu thế lai. Câu 10 : (1 điểm) Gen thứ nhất gồm 1 alen, gen thứ hai gồm 2 alen, gen thứ ba gồm 3 alen. Các gen nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau. Có tối đa bao nhiêu kiểu gen trong quần thể ? C. PHẦN DÀNH RIÊNG CHO CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO Câu 11 : (1 điểm) Cho cây hoa tím lai phân tích, thu được F b có tỉ lệ 1 hoa tím : 3 hoa trắng. Quy luật di truyền nào đã chi phối phép lai ? Giải thích. Câu 12 : (1 điểm) Ở một loài thú, gen thứ nhất gồm 2 alen, nằm trên nhiễm sắc thể thường ; Gen thứ hai gồm 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể X , Y không mang gen alen. trong quần thể có tối đa bao nhiêu kiểu gen ? Giải thích. HẾT ĐÁP ÁN SINH HỌC Câu 1 : (1 điểm) Mã di truyền có các đặc điểm : - Là mã bộ ba, được đọc liên tục (không gối lên nhau). - Có tính phổ biến. - Có tính đặc hiệu. - Có tính thoái hóa. - Có mã mở đầu, có mã kết thúc Câu 2 : (1 điểm) - Thường biến là những biến đổi về kiểu hình của cùng một kiểu gen phát sinh trong đời sống cá thể dưới tác động của môi trường. - Đặc điểm và vai trò của thường biến: • Không di truyền. • Đồng loạt . • Định hướng. • Làm cơ thể thích nghi với sự thay đổi của môi trường. Câu 3 : (1 điểm) - Kiểu gen BBB có thể là kết quả của đột biến tam nhiễm hoặc đột biến tam bội. - Giao tử n+1 kết hợp với giao tử n tạo thể tam nhiễm. - Giao tử 2n kết hợp với giao tử n tạo thể tam bội. Câu 4 : (1 điểm) - Liên kết gen là hiện tượng các gen cùng nằm trên 1 NST cùng đi kèm nhau trong phân bào. - Trong quần thể có tối đa 10 kiểu gen. - Các kiểu gen đồng hợp về 2 cặp gen : AB/AB, Ab/Ab, aB/aB, ab/ab. - Các kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen : AB/ab, Ab/aB. Câu 5 : (1 điểm) - Cho cây hoa đỏ chưa biết kiểu gen lai với cây hoa trắng (aa). - Nếu đời con xuất hiện toàn hoa đỏ → Cây hoa đỏ đem lai có kiểu gen AA. - Nếu đời con xuất hiên vừa hoa đỏ vừa hoa trắng → Cây hoa đỏ đem lai có kiểu gen Aa. Câu 6 : (1 điểm) - Giống nhau : có vùng điều hòa, vùng mã hóa, vùng kết thúc. - Khác nhau : • Gen sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục. • Phần lớn gen sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không liên tục, các intron xen kẽ với các êxon. Câu 7 : (1 điểm) - Cho ruồi giấm đực thân xám, cánh dài dị hợp 2 cặp gen lai với ruồi giấm cái thân đen, cánh ngắn thì đời con chỉ gồm 2 loại kiểu hình. - Lí do : Ruồi giấm cái đem lai chỉ cho 1 loại giao tử mang 2 gen lặn, còn ruồi giấm đực do có hiện tượng liên kết gen hoàn toàn nên chỉ cho 2 loại giao tử, kết quả chỉ tạo 2 kiểu tổ hợp giao tử và làm xuất hiện 2 loại kiểu hình. Câu 8 : (1 điểm) - Loại biến dị di truyền được cho đời sau gồm : đột biến và biến dị tổ hợp. - Không gây đột biến tam bội cho lúa, ngô . vì đa bội lẻ hầu như bất thụ nên thường không có hạt. Câu 9 : (1 điểm) - Ưu thế lai là hiện tượng con lai có sức sống tốt hơn bố mẹ, thể hiện ở chỗ : sinh trưởng, phát triển nhanh, khả năng chống chịu tốt nên năng suất, phẩm chất tốt hơn bố mẹ. - Phương pháp tạo ưu thế lai : Tạo ra các dòng thuần rồi cho các dòng thuần lai với nhau. Câu 10 : (1 điểm) - Gen thứ nhất tạo nên 1 kiểu gen, gen thứ hai tạo nên 3 kiểu gen, gen thứ ba tạo nên 6 kiểu gen. - Số kiểu gen tối đa là : 1 x 3 x 6 = 18 (kiểu gen) Câu 11 : (1 điểm) Giải thích : F b có tỉ lệ 3 : 1, ứng với 4 kiểu tổ hợp giao tử. Vì cây đồng hợp lặn đem lai chỉ cho 1 loại giao tử mang gen lặn, nên cây hoa tím đã cho 4 loại giao tử → dị hợp 2 cặp gen. Quy ước : AaBb → tương tác gen. Sơ đồ lai : AaBb x aabb G : AB, Ab, aB, ab ab F b : 1 AaBb → 1 tím 1 Aabb 1 aaBb → 3 trắng 1 aabb Suy ra : Tương tác bổ trợ Câu 12 : (1 điểm) - Gen thứ nhất tạo 3 kiểu gen. - Gen thứ hai tạo 5 kiểu gen - Số kiểu gen tối đa trong quần thể là : 3 x 5 = 15. . thì đ i con chỉ gồm 2 lo i kiểu hình. - Lí do : Ru i giấm c i đem lai chỉ cho 1 lo i giao tử mang 2 gen lặn, còn ru i giấm đực do có hiện tượng liên kết. cho 2 lo i giao tử, kết quả chỉ tạo 2 kiểu tổ hợp giao tử và làm xuất hiện 2 lo i kiểu hình. Câu 8 : (1 i m) - Lo i biến dị di truyền được cho đ i sau

Ngày đăng: 27/10/2013, 22:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w