1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bài tập sử

9 278 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

sử dụng bài tập trong dạy học môn lịch sử ở trờng trung học phô thông -------- Mở đầu: Trong chơng trình THPT mỗi môn học có một ý nghĩa giáo dục riêng tất cả đều nhằm một mục đích - đào tạo ra những thế hệ trẻ có đủ các năng lực trí tuệ và phẩm chất đạo đức tốt đẹp để góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Để thực hiện đợc điều đó cần nhìn nhận thấu đáo vị trí, ý nghĩa của các môn học; có nh vậy mới phát huy hết tác dụng giáo dục của chúng. Cùng với những môn học khác, môn Lịch sử có vị trí quan trọng và ý nghĩa giáo dục rất lớn. Đặc biệt là giáo dục nhân cách cho học sinh, nhng do quan niệm nó là môn phụ, ý nghĩa thực tiễn không cao nên dẫn tới tình trạng học lịch sử hời hợt, qua loa làm hạn chế hiệu quả giáo dục của môn Lịch sử. Cùng với sự vận động của xã hội, môn Lịch sử trong nhà trờng phổ thông cũng đợc nhìn nhận, đánh giá đúng mực hơn, là một bộ phận không thể thiếu trong quá trình giáo dục con ngời. Qua mỗi bài học Lịch sử học sinh sẽ rút ra những bài học từ quá khứ để phục vụ cho cuộc sống hiện tại và tơng lai, đồng thời biết tôn trọng những giá trị của lịch sử và có ý thức giữ gìn nó. Bên cạnh ý nghĩa giáo dục đó môn Lịch sử còn mang tác dụng phát triển. Nếu đợc thực hiện nghiêm túc, quá trình dạy - học lịch sử sẽ phát huy đợc khả năng t duy sáng tạo của học sinh. Để phát huy hết hiệu quả của bài học lịch sử, ngời giáo viên phải có ý thức đổi mới phơng pháp cho bản thân mình Trong quá trình dạy học không có phơng pháp duy nhất nào là tối u mà phải vận dụng kết hợp nhiều phơng pháp mới có thể mang lại hiểu quả cao của bài học. Trong dạy học lịch sử phải bằng cách nào để học sinh tái tạo lại quá khứ và trên nền tảng bức tranh quá khứ đó phải rút ra đợc những vấn đề bản chất làm bài học cho hiện tại và tơng lai. - 1 - Góp phần nâng cao chất lợng dạy học lịch Sử trong nhà trờng THPT, để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Việc sử dụng bài tập lịch sử một hình thức tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh, là rất thiết thực và nên làm. I. Bài tập lịch sử là gì ? Tác dụng của bài tập lịch sử. 1.1. Bài tập Lịch sử là gì ? Trong dạy học lịch sửsử dụng bài tập hay không ? Quan niệm trớc đây cho rằng học lịch sử không có bài tập, chỉ cần đọc và chép các sự kiện sau đó học thuộc lòng là đạt yêu cầu. Nếu theo quan niệm này thì môn Lịch sử không có hứng thú gì và nhất là không có tác dụng phát triển t duy bằng hoạt động độc lập của học sinh. Môn Lịch sử cũng nh mọi môn học khác, để đáp ứng yêu cầu học tập và có hiệu quả, nhất thiết phải có bài tập. Vậy, bài tập lịch sử là gì ? Để khẳng định Bài tập lịch sử là gì cần có nhiều thời gian tìm hiểu. ở đây tạm thời nhận định Bài tập lịch sử là một khâu trong quá trình dạy - học lịch sử nhằm kích thích trí tò mò học tập, phát triển t duy học sinh thông qua các tình huống có vần đề. 1.2. Tác dụng của bài tập lịch sử. Xuất phát từ đặc trng bộ môn có thể nêu ba tác dụng của bài tâp lịch sử. 1.2.1. Tạo hứng thú học tập cho học sinh. Trong quá trình học tập, việc tạo hứng thú rất quan trọng, có hứng thú học sinh sẽ vợt qua những giới hạn không thể của tri thức. Thông qua một tình huống có vấn đề, trí tò mò, lòng ham hiểu biết của học sinh sẽ đợc khơi dậy, thúc đẩy, lôi cuốn các em vào tìm hiểu, khám phá vấn đề. 1.2.2. Giúp học sinh tự củng cố kiến thức. Bài tập lịch sử phải đặt ra tình huống có vấn đề, để khám phá tình huống này học sinh phải sử dụng các sự kiện của bài học, song không phải sử dụng tất - 2 - cả mà trong vô số những sự kiện đã đợc tiếp cận phải lựa chọn đợc những sự kiện cơ bản có mối liên hệ nhân quả. Mức độ lựa chọn đúng các sự kiện cơ bản tái tạo bức tranh quá khứ chính là khả năng tự củng cố kiến thức của bài học thông qua bài tập lịch sử. 1.2.3. Phát triển khả năng hoạt động độc lập của t duy học sinh. Yêu cầu của một bài tập lịch sử là học sinh phải lựa chọn đợc các sự kiện cơ bản để khôi phục bức tranh quá khứ, đồng thời nắm đợc bản chất của chúng qua đó rút ra bài học cho bản thân. Để đáp ứng yêu cầu đó, học sinh không thể lựa chọn ngẫu nhiên các sự kiện và sắp xếp chúng theo trình tự thời gian mà phải nắm đợc bản chất của sự kiện và mối liên hệ giữa chúng mới có thể khôi phục đợc tiến trình lịch sử với quy luật vận động của riêng nó (hoặc có thể so sánh với các vấn đề khác ). Điều đó chỉ có thể thực hiện trên cơ sở nhận thức lí tính và tính độc lập của t duy, qua hoàn thành một bài tập lịch sử khả năng đó đợc nâng lên một bớc. * Trên cơ sở nhận thức những tác dụng của bài tập lịch sử có thể thấy rằng việc sử dụng nó trong dạy học lịch sử là cần thiết và có vị trí rất quan trọng. Tuỳ thuộc vào từng bài học và trình độ của học sinh để có những bài tập phù hợp. II. Các loại bài tập lịch sử. 2.1. Bài tập tại lớp. Là loại bài tập giáo viên ra tại lớp và yêu cầu học sinh làm ngay. Loại bài tập này có thể sử dụng củng cố bài học tại lớp hoặc củng cố một phần của bài học và gợi mở những phần tiếp theo. *Ví dụ: Trong bài Cách mạng t sản Pháp. Khi học hết phần 1 - Nớc Pháp trớc 1789. Có thể ra bài tập: Tại sao đến giữa thế kỉ XVIII việc đánh đổ chế độ phong kiến trở thành một yêu cầu khách quan và là tất yếu lịch sử ở nớc Pháp. - 3 - Học sinh có thể trả lời các bài tập này dới hình thức trả lời miệng hoặc làm vào giấy trong thời gian ngắn, hoàn thành các bài tập này học sinh có khả năng nắm chắc kiến thức và bản chất của một số sự kiện ngay tại lớp. 2.2. Bài tập về nhà. Là loại bài tập giáo viên yêu cầu học sinh về nhà làm, hoặc hớng dẫn học sinh tự ra bài tập và hoàn thiện. Loại bài tập này có thể sử dụng để củng cố kiến thức của một bài học hoặc tổng kết một chơng, một phần chơng trình. *Ví dụ: khi học hết bài. Các nớc á Phi Mĩ la tinh cuối XIX - đầu XX (Lớp 11) Giáo viên có thể ra bài tập: Hãy lập và hoàn thành niên biểu các sự kiện chính cuả phong trào đầu tranh giải phóng dân tộc ở á - Phi Mĩ la tinh. Nhận xét của bản thân. Loại bài tập này có thể là bài tập lập bảng so sánh, tổng hợp kiến thức rồi rút ra nhận xét hoặc bài tập tự luận. Là bài tập làm tại nhà nên loại bài tập này có hai phần. + Phần xác định các sự kiện cơ bản. + Phần đánh giá, nhận xét. Để nhận xét thấu đáo, công tâm về các hiện tợng, nhân vật lịch sử học sinh phải lựa chọn đúng các sự kiện cơ bản. Hoàn thành loại bài tập này học sinh vừa nắm chắc kiến thức bằng khả năng tự củng cố vừa tạo khả năng hoạt động độc lập của t duy. 2.3. Yêu cầu của bài tập lịch sử. Từ đặc trng bộ môn, một bài tập lịch sử phải đáp ứng 4 yêu cầu sau đây. Thứ nhất, qua bài tập học sinh phải nhận thức đợc các sự kiện cơ bản của bài học. Thứ hai, phải khôi phục đợc bức tranh quá khứ theo trình độ và yêu cầu học tập của mỗi lớp. - 4 - Thứ ba, phải phân tích sự kiện trong tình huống có vấn đề, rút ra bản chất của sự kiện. Thứ t, vận dụng kiến thức để tiếp thu bài học mới trong hoạt động thực tiễn, nhằm phát triển t duy sáng tạo và năng lực thực hành của học sinh. * Tuỳ từng bài học và điều kiện thực tiễn ngời giáo viên sử dụng bài tập cho phù hợp và có hiệu quả. III. Sử dụng bài tập trong quá trình dạy học lịch sử. 3.1. Mức độ bài tập. 3.1.1. Giáo viên ra bài tập cho học sinh làm tại lớp. Là loại bài tập thông thờng, sử dụng cho mọi đối tợng học sinh, có thể sử dụng thờng xuyên trong mọi tiết học, qua đó rèn luyện thói quen suy nghĩ và tạo không khí thoải mái trong học tập. 3.1.2. Giáo viên ra bài tập cho học sinh về nhà làm. Với loại bài tập này có thể ra hai mức độ: Khó đối với học sinh khá + giỏi; vừa phải giành cho học sinh trung bình + yếu. Việc phân loại nh vậy tránh đợc hai biểu hiện xấu; nếu ra quá khó những học sinh yếu không làm đợc sẽ mất đi hứng thú học tập của một bộ phận học sinh; nếu ra dễ thì mất tác dụng phát huy tính tích cực học tập đối với bộ phận học sinh khá + giỏi. Nếu điều kiện cho phép, có thể sử dụng bài tập loại này thờng xuyên ở nhiều bài học để hình thành khả năng tự củng cố kiến thức cho học sinh. 3.1.3. Hớng dẫn học sinh tự ra bài tập và hoàn thiện. Đây là một việc tơng đối khó đối với học sinh THPT, tuy nhiên vẫn có thể áp dụng đối với những em nhận thức tốt nhất là những học sinh bồi dỡng mũi nhọn. Để có hiểu quả, giáo viên cần có sự gợi ý hớng dẫn học sinh phát hiện vấn đề, đặt tình huống và làm sáng tỏ. Loại bài tập này có thể dùng ôn tập chơng phần. Thực hiện đợc có tác dụng tốt hơn. - 5 - 3.2. Những yêu cầu khi sử dụng. Để hiệu quả của bài tập lịch sử đạt mức cao nhất, ngời giáo viên phải đáp ứng hai yêu cầu sau đây: 3.2.1. Bài tập phải mang tính vừa sức. Giáo viên cần có sự chuẩn bị kỹ lỡng để có những bài tập phù hợp từng đối tợng học sinh. Tránh tình trạng bài tập quá khó mang tính chất đánh đố làm học sinh chán nản, không có hứng thú học tập hoặc bài tập dễ không phát huy đợc t duy của học sinh. Trong quá trình sử dụng nếu khả năng nhận thức của học sinh có sự chuyển biến, cần thiết phải nâng dần yêu cầu của bài tập. 3.2.2. Phải nhận xét, đánh giá phần hoàn thành của học sinh. Trong tất cả các loại bài tập, giáo viên nhất thiết phải có sự nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh, chỉ rõ chỗ đúng sai của học sinh. Qua nhận xét, đánh giá giáo viên sẽ giúp học sinh điều chỉnh lại những sự kiện cơ bản, uốn nắn những nhận định đánh giá phiến diện, lệch lạc. Thực hiện tốt yêu cầu này, tác dụng giáo dỡng, giáo dục của bài tập lịch sử tất cho. IV. Một số bài tập mẫu. 4.1. Bài tập 1: Lập bảng so sánh các cuộc cách mạng t sản trong hai thế kỷ XVII và XVIII với các nội dung sau, Rút ra nhận xét Nội dung Cách mạng t sản Anh Cách mạng t sản Mĩ Cách mạng t sản Pháp Hình thức Nhiệm vụ Lãnh đạo Động lực Tính chất Kết quả 4.2. Bài tập 2. - 6 - Qua cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và các chính sách cụ thể hãy làm rõ bản chất nhà nớc kiểu mới của Công xã Pa ri ? 4.3. Bài tập 3. Trong các nhóm kiến thức dới đây, ở mỗi nhóm hãy chọn ra 3 kiến thức có quan hệ với nhau và trình bày ngắn gọn vè mối quan hệ đó. a. 4/9/1870 16/3/1871 - Pa ri - Nhà n ớc kiểu mới. b. T bản tự do - Tờ rớt - Xanh đi ca T bản độc quyền c. Đức - áo - ý Đức - Nhật ý - 1882 - Khối liên minh. d. Anh Pháp Mĩ Anh Pháp Mĩ 1887- Khối hiệp ớc. 4.4. Bài tập 4: Lập bảng so sánh các cuộc Cách mạng t sản đã học với Cách mạng tháng 10 Nga 1917 theo mẫu. Rút ra nhận xét. Giai cấp lãnh đạo Đông lực cách mạng Kết quả Các cuộc cách mạng t sản Cách mạng tháng mời Nga 4.5. Bài tập 5. Hớng dẫn học sinh tổng hợp kiến thức về quá trình xây dựng CNXH ở Liên Xô từ 1921 1937. V. Kết quả khảo sát. Trong học kỳ I đã tiến hành khảo sát một số bài tập ở một số lớp, kết quả cụ thể nh sau: 5.1. Bài tập 1. Yêu cầu học sinh lập bảng niên biểu các sự kiến chính của phong trào giải phóng dân tộc ở á - Phi Mĩ la tinh ( Cuối XIX đầu XX). Nhận xét về phong trào. Kết quả: 114 học sinh làm bài tập. - 7 - + 63 học sinh hoàn thành tốt, có nhận xét. + 51 học sinh hoàn thành sơ lợc, có nhận xét. 5.2. Bài tập 2. Yêu cầu nêu nhiệm vụ đặt ra đối với nớc Nga sau Cách mạng tháng Mời. Đảng Bônsêvic đã giải quyết các nhiệm vụ đó nh thế nào ? Kết quả: Khảo sát ở 3 lớp. 92 học sinh làm bài tập. + 60 học sinh hoàn thành bài tập từ trung bình trở lên. + 32 học sinh cha đáp ứng đợc yêu cầu của bài tập. 5.3. Bài tập 3. Hớng dẫn học sinh tự lập bảng tổng hợp kiến thức về quá trình xây dựng CNXH ở Liên xô 1921 1937. Khảo sát ở 4 lớp 112 học sinh làm bài tập. + 70 học sinh xác định đợc yêu cầu của bài tập. + 52 học sinh không tự xác định đợc. Kết luận: - 8 - Trên tinh thần đổi mới phơng pháp dạy học bộ môn nhằm phát huy tính chủ động, tích cực t duy độc lập trong học tập của học sinh để nâng cao hiệu quả bài học, chúng tôi nhận thấy rằng ngời giáo viên phái kết hợp nhiều phơng pháp một cách linh hoạt, mỗi phơng pháp tác động đến học sinh ở một góc độ, trong đó việc sử dụng bài tập lịch sử cũng có tác dụng nhất định. Mặc dù kết quả khảo sát của một số bài tập cha cao nhng phần nào đã đáp ứng đợc yêu cầu học tập bộ môn, nếu có sự điều chỉnh và sử dụng hợp lí hơn chắc chắn hiệu quả và tác dụng sẽ cao hơn. Trên cơ sở yêu cầu thực tiễn dạy học bộ môn lịch sử ở trờng THPT, qua kinh nghiệm bản thân chúng tôi nhận thấy việc sử dụng bài tập trong dạy học lịch sử ở trờng phổ thông là cần thiết và nên vận dụng linh hoạt để có hiệu quả cao. - 9 - . tập lịch sử. 1.1. Bài tập Lịch sử là gì ? Trong dạy học lịch sử có sử dụng bài tập hay không ? Quan niệm trớc đây cho rằng học lịch sử không có bài tập, chỉ. viên sử dụng bài tập cho phù hợp và có hiệu quả. III. Sử dụng bài tập trong quá trình dạy học lịch sử. 3.1. Mức độ bài tập. 3.1.1. Giáo viên ra bài tập

Ngày đăng: 27/10/2013, 21:11

Xem thêm: bài tập sử

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hớng dẫn học sinh tự lập bảng tổng hợp kiến thức về quá trình xây dựng CNXH ở Liên xô 1921 – 1937. - bài tập sử
ng dẫn học sinh tự lập bảng tổng hợp kiến thức về quá trình xây dựng CNXH ở Liên xô 1921 – 1937 (Trang 8)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w