1. Trang chủ
  2. » Nghệ sĩ và thiết kế

Tải Số phận người phụ nữ xưa và nay qua hai tác phẩm Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ - Tài liệu luyện thi THPT Quốc gia, đại học môn Văn khối C, D

25 38 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 219,06 KB

Nội dung

Mà ở đấy, các nhà văn đã tô đậm lên tất cả đó là những vẻ đẹp phẩm chất thật đáng trọng- thứ ánh sáng đẹp đẽ của tâm hồn người phụ nữ.Bằng tình yêu cuộc sống, khát vọng được sống mãnh li[r]

Trang 1

Nêu suy nghĩ về số phận người phụ nữ xưa và nay qua hai tác phẩm Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ - Ngữ văn 12

Đề bài: Từ cuộc đời của các nhân vật phụ nữ trong hai tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân)

và Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) Anh (chị) hãy phát biểu suy nghĩ của mình về số phận người phụ nữ xưa và nay.

Dàn ý chi tiết

1 Mở bài

Phụ nữ là đề tài quen thuộc trong nền văn học Việt Nam, nhất là những phụ nữ có số phậnnhỏ bé, chịu nhiều đắng cay, tủi nhục Đặc biệt trong giai đoạn 1945 đến hết thế kỉ XX,

đề tài này đã được thể hiện khá đặc sắc qua nhiều nhân vật Nổi trội hơn cả là hiện tượng

Mị trong “vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, nhân vật “vợ nhặt” trong tác phẩm cùng tên củaKim Lân Mỗi nhân vật đều mang mỗi hoàn cảnh, số phận đáng thương nhưng ở họ vẫntoát lên những phẩm chất đáng quí của người phụ nữ Việt Nam Những nhà văn này đãgóp lên tiếng nói chung- tiếng nói nhân đạo đối với họ Không những thể hiện sự quantâm, thông cảm , đồng cảm với những số phận bất hạnh này mà những nhà văn còn trântrọng, ngợi ca những phẩm chất cao quý của người phụ nữ

bị dồn vào bước đường cùng không lối thoát Chỉ vì món nợ truyền kiếp - ngày trước bố

mẹ Mị cưới nhau phải vay nhà thống lý Pá Tra và cho đến lúc già, mẹ cô chết, vẫn chưatrả được nợ nên Mị phải đem thân làm dâu trừ món nợ ấy.Kể từ khi làm dâu cho nhàthống lý,Mị phải sống những chuỗi ngày đau thương,tủi nhục tăm tối Danh nghĩa là condâu nhà quan, nhưng thực chất Mị là một thứ nô lệ không công Dưới nhiều tầng áp bứccủa cường quyền, thần quyền và hủ tục phong kiến miền núi, Mị phải sống kiếp sống như

Trang 2

một con vật, thậm chí không bằng con vật Thật không ở đâu mạng sống, nhân cách conngười lại bị rẻ rúng như vậy Bị giam hãm đày đoạ trong cái địa ngục khủng khiếp của cảnhà thống lý, Mị đang chết dần, chết mòn với năm tháng Thân xác héo khô, tâm hồn lạnhlẽo, trống vắng Mị gần như tê liệt sức sống Mị mất hết ý thức về thời gian, sự chuyểnbiến thời gian sớm hay tối đối với Mị chẳng có ý nghĩa gì nữa: không dĩ vãng, không hiệntại và không cả tương lai “Ở lâu trong cái khổ Mị quen với nó rồi”, “cô ngày càng khôngnói, lùi lũi như con rùa trong xó cửa” Cuộc đời Mị chỉ còn thu lại qua cái khung cửa sổbằng bàn tay “mờ mờ, trăng trắng không biết là sương hay là nắng” Mị hầu như mất hết ýthức về bản thân và những mong muốn đổi thay cho số phận của mình, thậm chí Mị cũngkhông có cả ý thức về cái chết nữa.

b Người vợ nhặt

Thật vậy, dường như sự rẻ rúng, tủi nhục là hằng số chung cho tất cả những người phụ nữphải sống trong cái xã hội cổ hủ lúc bấy giờ Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân Đây là mộtthiên truyện ngắn đặc sắc với những tình huống độc đáo, hấp dẫn, mang đầy tinh thầnnhân đạo Tác phẩm “ Vợ nhặt” được rút từ tập truyện ngắn “Con chó xấu xí” Anh Tràngvừa xấu xí, nghèo túng lại là dân cư ngụ không có khả năng lấy vợ thế mà “nhặt” được vợmột cách dễ dàng, không cần phải cưới hỏi gì Thật tủi nhục thay cho thân phận người

“vợ nhặt” - vợ theo không, ngay cả cái tên thị cũng không có Chỉ với bốn bát bánh đúcngười đàn bà nghèo khổ chấp nhận theo người đàn ông chưa từng quen biết Ngoại hìnhngười vợ nhặt được phác hoạ bằng một vài đường nét thiếu nữ tính: “cái ngực lép nhôlên”, “áo quần tả tơi như tổ đỉa”, “thị gầy sọp” trên khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ cònthấy hai con mắt “hai con mắt trũng hoáy” Những chi tiết đó không thể không khiến tanghĩ đến một cơ thể thiếu sức sống, thậm chí như một bóng ma vật vờ Cái đói, cái khổkhông chỉ làm thay đổi đi vẻ bề ngoài của con người mà còn làm mất đi cái bản tính hiềnhậu, dịu dàng đáng quí vốn có của người phụ nữ Lần thứ hai gặp lại anh Tràng, thị “ráchquá”, “quần áo tả tơi gầy xọp hẳn đi” Khi được mời ăn, thị sà xuống “cắm đầu ăn mộtchặp bốn bát bánh đúc, chẳng chuyện trò gì” Cái đói đã đẩy lùi sĩ diện, nhân cách, và thị

đã không băn khoăn theo Tràng về làm vợ chỉ với một ý nghĩ “cho khỏi đói” để sống cái

đã Xưa nay trong truyền thống đạo lí Việt Nam, chuyện tỏ tình vốn mang màu sắc tình

Trang 3

tứ, duyên dáng, e lệ Ấy thế mà giờ cũng chỉ trần trụi là câu chuyện lăn xả vào miếng ăn,

để sau đó trở thành “vợ nhặt” của người đàn ông xa lạ kia Thế mới biết cái đói ghê gớmnhư thế nào!

Kết: Như vậy, hình tượng người phụ nữ đã xuất hiện trong nền văn học Việt Nam giaiđoạn 1945 đến hết thế kỉ XX đầy ấn tượng và đặc sắc Đó là những số phận đáng thương,những cuộc đời nghiệt ngã và đầy bất hạnh Nhưng không dừng lại ở việc khai thác nhữngnỗi đau khổ, những bất công của xã hội, của cuộc sống đã đẩy cuộc đời họ vào những bếtắc cùng cực Mà ở đấy, các nhà văn đã tô đậm lên tất cả đó là những vẻ đẹp phẩm chấtthật đáng trọng- thứ ánh sáng đẹp đẽ của tâm hồn người phụ nữ.Bằng tình yêu cuộc sống,khát vọng được sống mãnh liệt và với những phẩm chất tốt đẹp vốn có của người phụ nữ

họ đã vượt qua những rào cản, những bất công xã hội, vượt qua số phận bất hạnh để tìmđến hạnh phúc

2.2 Phẩm chất tốt đẹp

a Mị (tập trung vào sức sống tiềm tàng)

Mị vốn là một cô gái Mèo xinh đẹp, trẻ trung hồn nhiên và có tài thổi sáo cô “uốn chiếc látrên môi , thổi lá cũng hay như thổi sáo có bao nhiêu người mê , ngày đêm thổi sáo đitheo Mị “ Đấy là dấu hiệu về một vẻ đẹp tâm hồn phong phú và lãng mạn, biểu hiện củamột sức sống trẻ trung, rạo rực … Mị cũng đã từng đựơc yêu và cô cũng đã từng yêu.Điều quan trọng là nhà văn đã phát hiện ra rằng bên trong tâm hồn người con gái ấy vẫncòn ẩn chứa một sức sống tiềm tàng, chỉ chờ có dịp là bùng nổ mạnh mẽ Và trong tácphẩm của mình nhà văn đã miêu tả thành công sự trỗi dậy sức sống tìm tàng đó bằng mộtquá trình phát triển tâm lí, hành động khá sâu sắc và hợp lý Với tấm lòng nhân hậu đầycảm thông, nhà văn vẫn nhận ra rằng khát vọng hạnh phúc trong Mị có thể bị vùi lấp, lãngquên đâu đó nhưng không thể bị tiêu tan Trong tâm hồn trẻ trung sớm bị chai sần vì đoạđày, đau khổ kia vẫn còn âm ĩ đâu đó một ngọn lửa ham sống và chắc chắn nó sẽ bùngcháy mạnh mẽ hơn khi gặp những điều kiện thuận lợi.Và điều ấy đã đến, đó là vào mộtđêm tình mùa xuân trong ngày Tết Những yếu tố ngoại cảnh đó là những nhân tố cực kỳquan trọng dẫn đến sự diễn biến tâm lý nhân vật nó đóng vai trò của nhân tố gợi hứngđánh thức kí ức và gợi lại kỉ niệm yêu đương bị lùi vấp bấy lâu trong tâm hồn lầm lũi

Trang 4

thường ngày, trở thành tiếng gọi của sự sống mỗi lúc một rõ , một tha thiết Thế là từngoại cảnh đã tác động đến cảm xúc , tâm trạng và cuối cùng là hành động Năm đó Mị

đã uống rượu “uống ừng ực từng bát” rồi say lịm người, cái say vừa gợi nhớ, vừa gây lãngquên “lòng Mị đang nhớ về ngày trước tai Mị văng vẳng tiếng gọi bạn đầu làng”.Quákhứ dồn dập trở về rất sống động , rất rõ , thiết tha … nhưng quan trọng hơn là cái say đã

mơ hồ nhớ rằng :Mị vẫn còn là một con người, Mị vẫn còn trẻ và cái quyền của một conngười trong ngày tết “Mị phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng trở lại nhưnhững đêm tết ngày trước Mị trẻ lắm, Mị muốn đi chơi, bao nhiêu người có chồng cũng

đi chơi tết huống chi , A sử với Mị không có lòng với nhau nhưng phải ở với nhau …”,dẫn Mị đến một hành động chưa từng thấy kể từ khi cô bước chân vào nhà thống lý Pá tra

“cô quấn lạ tóc và với tay lấy váy mới , chuẩn bị đi chơi” Vừa lúc A Sử về biết ý địnhcủa Mị ,hắn lấy dây trói nghiến cô vào cột nhà rồi bỏ đi chơi Suốt cái đêm đen tối bị tróiđứng cái cột giữa nhà thống lí đó Mị hết thiếp đi rồi chợt tỉnh dậy , nhưng hình như cảđêm ấy, tiếng sáo dìu dặt của đám bạn trai vẫn đưa tâm hồn Mị sống lại những ngày đẹp

đẽ ở quê nhà , tiếng sáo vẫn đưa cô đi theo những cuộc chơi của đám trai làng Tâm hồn

cô vẫn sống với không khí của ngày hội xuân Cô định bước đi nhưng tay chân đã bị tróichặt cứng, không tài nào cựa quậy được… Sau cái Tết ấy , những năm tháng nặng nềtrong phân thận nô lệ tủi nhục của Mị tưởng lại cứ âm thầm lặng lẽ trôi đi….cho đến khi

Mị chứng kiến cảnh A Phủ bị bắt trói vì tội để mất trâu của nhà thống lí Cái cảm giác banđầu của Mị thật thản nhiên Nhưng khi Mị lé mắt trông sang thấy mắt A Phủ cũng vừa

mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại ”thì Mị lại chợtbừng tỉnh “trông người lại nghĩ đến ta” Hình ảnh ấy khiến Mị bỗng nhớ đến câu chuyệnrùng rợn về những người đàn bà bị trói đứng cho đến chết trong nhà thống lí cũng trên cáicọc này và hồi ức đưa cô về với những lần chính mình bị đánh, bị trói trước đây Ý thức

đó đã thôi thúc Mị đứng dậy cắt dây trói cho A Phủ và bất giác chạy theo anh, cùng trốnkhỏi Hông Ngài Hành động bộc phát nhưng thật quyết liệt đó của Mị một phần là do sựthúc bách của tình thế khiến cô không thể làm khác, bởi cô hiểu rõ “ ở đây thì chết mất”.Nhưng mặt khác, đó cũng là quá trình tất yếu của một quá trình dồn nén, bức xúc cả vềthể chất lẫn tinh thần đối với Mị Đồng thời đó cũng vừa là biểu hiện, vừa là kết quả của

Trang 5

một sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ đã được trỗi dậy trong con người Mị, kết thúc cả quãngđời đày ải, tối tăm của cô trong nhà thống lí để bắt đầu một cuộc đời mới Đó chính là cáinhìn nhân đạo của Tô Hoài đối với những kiếp người bất hạnh, đau thương- một cái nhìnluôn hướng về ánh sáng, hướng về cái đẹp trong mỗi con người.

b Người vợ nhặt (tập trung vào khát vọng sống)

Là một người đàn bà bị cái đói xô đẩy đến cảnh ngộ thật éo le và thương tâm, phải rơi vàotình huống trở thành “vợ nhặt” nhưng chị không mất đi vẻ chất phát, thuần hậu của ngườiphụ nữ lao động Bị hoàn cảnh xô đẩy, dồn nén đến chỗ có nguy cơ bị chết đói nên có lúcbên ngoài thành ra trâng tráo, trơ trẽn Nhưng đó không phảỉ là bản chất vốn có của chịphải đến lúc cùng đường , bị rơi vào tình thế phải theo không một nguời đàn ông xa lạ thìbản chất con người thật của thị mới được bộc lộ rõ Cả đến lúc đã gặp cụ Tứ và đã đượcchấp nhận, được cảm thông, thương yêu thì trong bóng tối của căn nhà, chị vẫn khôngkhỏi e dè khép nép Nhà văn dường như đã hiểu thấu đến tận cùng nỗi lòng của chị và thểhiện được một cách thật tinh tế những gì đang xảy ra trong lòng người đàn bà kể từ khichị đặt bước trên con đường xa lạ về nhà chồng Chắc là với, chị con đường âý dài dặt và

xa lắm, bởi không biết cái gì đang chờ đợi chị, liệu chị có được đón nhận một cách đễdàng ? Liệu cái hạnh phúc “thử liều nhắm mắt đưa chân “ này có cho chị được một chút

ấm áp hay lại còn khốn nạn, cay đắng hơn ? Liệu cái anh chàng xa lạ có vẻ cũng dễ mếnnày có giúp chị thoát khỏi những cảnh chết đói hãi hùng trước mặt ? Bao nhiêu câu hỏi,bao nhiêu lo lắng, phấp phỏng khiến sự sốt ruột trong lòng chị đã phải bật lên thànhtiếng , chị đã mấy lần sót ruột hỏi Tràng: “sao lâu thế” “sắp đến chưa” “vẫn chưa đếnà?”rồi “nhà có ai không ?” …Chị hỏi vào tình cảnh phải theo không Tràng cũng chẳngqua chỉ là bất đắt dĩ cần tìm một nơi nương tựa qua ngày, hi vọng có thể may ra tránhđược sự chết đói Nên khi tận mắt chứng kiến gia cảnh của Tràng chỉ là một cái nhà vắngteo, trên mảnh vườn mọc lỗn nhổn những bụi cỏ dại thì chị không nén nỗi một tiếng thởdài Hoá ra cái gia cảnh của anh mới ban chiều còn vỗ vỗ vào túi khoe: “rich bo cu hả” làthế này đây Nhưng chị còn biết sao được nữa, chị cảm thấy thất vọng , buồn tủi, chua sótquá nên mặt cho Tràng lăng săn đôn đả, “thị nhép mép cười nhạt nhẽo […], hai tay ômkhư khư cái thúng mặt bần thần “Tại sao đứng giữa căn nhà của mẹ con Tràng rồi mà

Trang 6

người phụ nữ kia vẫn ôm khư khư cái thúng thế ?” Phải chăng vì căn nhà rúm ró của mẹcon Tràng quá ư chật chội, chị phải biết để nó ở đâu ? Hay vì giờ đây cái thúng là tài sảnduy nhất chị có nên chị không thể xa rời.

Không tìm được sự no đủ nhưng dẫu sao, chị cũng bớt được một nổi lo trong dạ khi biếtnhà tràng chỉ có một mẹ già Dĩ nhiên, chị hiểu đấy là đỡ phức tạp , khả năng bị xua đuổihắt hủi bị giảm xuống mức thấp nhất , mà đấy chẳng phải là một nửa sự sống đó sao? Chonên lúc ấy chỉ đã có thể “tủm tỉm cười” rồi lại đùa với Tràng “đà mỗi một mình tôi lại cònmấy u Bé lắm đấy” Và mặc dù vẫn còn rất buồn vì thất vọng chua chát,nhưng hầu nhưchị chẳng nói năng gì kể từ khi chứng kiến gia cảnh của mẹ con Tràng Nhưng trước sựcảm thông , yêu thương đùm bọccủa những người xung quanh trong một mái ấm gia đình.Sáng hôm sau, chị đã săm sắn quét dọn cùng với mẹ chồng thu vén lại nhà cửa, vườn tượcnhư một cô con dâu thực sự trong nhà Và chính điều ấy đã đem đến cho chị những thayđổi đến nỗi chính Tràng cũng không khỏi ngạc nhiên “Tràng nôm thị hôm nay khác lắm

Rõ là người đàn bà hiền hậu đúng mực, không có vẻ gì chua chát như mấy lần Tràng gặpngoài tỉnh “

Đặc biệt là trong bửa ăn của một ngày mới, người nói đến “toàn chuyện vui chuyện sungsướng về sau này “ lại là bà cụ gần đất xa trời, con người nói đến đấu tranh “ phá kho thóccủa Nhật chia cho người đói lại chính là chị người vợ nhặt – nhân vật duy nhất không cótên trong tác phẩm Từng đoàn người “ những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên

đê sộp[…]cờ đỏ bay phấp phới” do câu chuyện của chị gợi ra có ĩe cũng là một dụng ýnghệ thuật , nhằm khẳng định khát vọng và sức sống manh mẽ của những con người nhưchị

Như vậy, một sức sống tiềm tàng mãnh liệt, một niềm khao khát sống, niềm tin yêu vàđức hi sinh cao cả đã phát họa nên bức chân dung về vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất củangười phụ nữ trong nền văn học Việt Nam giai đoạn 1945 đến hết thế kỉ XX

Trang 7

Việt Nam thời kì đó, cho hôm nay và cả về sau.Họ luôn trường tồn trong tâm thức ngườiđọc là “Những con người đáng thương nhưng đáng trọng.”

Bài làm 1

Truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân và truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhàvăn Tô Hoài là những bức tranh thu nhỏ về hiện thực xã hội Việt Nam trong thời kì hấphối của chế độ thực dân, phong kiến trước Cách mạng tháng Tám 1945 và trong cuộckháng chiến chống Pháp trường kì Bao phủ lên những bức tranh đó là gam màu xámlạnh, thê lương của cuộc sống khốn đốn, cùng cực của tầng lớp dân nghèo ở miền xuôi vàmiền ngược Kim Lân, Tô Hoài tập trung thể hiện số phận bất hạnh của số đông phụ nữ –những nạn nhân đáng thương qua hình ảnh bà cụ Tứ, người “vợ nhặt” và Mị – cô “condâu gạt nợ” nhà thống lí Pá Tra

Nội dung tác phẩm Vợ nhặt kể về cuộc sống bức bối, ngột ngạt của nhân dân ta năm

1945 với nạn đói khủng khiếp làm chết hơn hai triệu người Đó chính là hậu quả chínhsách cai trị dã man của thực dân Pháp và phát xít Nhật ở Việt Nam Cũng như một số tácphẩm khác viết về nạn đói, ngòi bút Kim Lân chứa chan thương cảm trước số phận bấthạnh của những con người nghèo khổ trong xã hội đương thời, nhất là đối với phụ nữ.Nhân vật bà cụ Tứ mẹ anh Tràng và chị "vợ nhặt” được tác giả miêu tả bằng sự thươngcảm chân thành đã gây ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc

Tội nghiệp thay cho người con gái mà anh Tràng “nhặt” về làm “vợ” Sinh ra làmngười, ai cũng có một cái tên dù đẹp hay xấu Thế nhưng chị ta không có đến một cái tên

để gọi Không tên, không tuổi, không cha mẹ, anh em Không ai biết gốc gác quê hương,nhà cửa của chị ta ở đâu Về hình thức, chị ta giống như bao kẻ đói khát khác: …áo quần

tả tơi như tổ đỉa… trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt… Chị làhiện thân của hàng triệu nông dân bần cùng, tha phương cầu thực kiếm sống qua ngày, đểrồi gục chết bất cứ lúc nào nơi đầu đường xó chợ

Trang 8

Chị nhận lời làm vợ anh Tràng giống như một trò đùa, hay nói như tác giả là chuyệntầm phơ tâm phào đâu có hai bận giữa chị với Tràng, người đàn ông nghèo khổ làm nghềkéo xe thuê Gặp lại Tràng, chị ta đang đói lắm nên sỗ sàng vòi anh đãi ăn bánh đúc Chịcặm cụi ăn liền một chập bốn bát bánh đúc Ăn không kịp thở, ăn mà không nói tiếng nào.

Ăn như thế là đói đã lâu rồi nên quên cả ý tứ, sĩ diện, thẹn thùng Nhìn cảnh ấy, Tràngđộng lòng thương, bèn bảo : Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồicùng về Tưởng nói giỡn chơi, ai dè chị ta theo về thật khiến anh chợn, nghĩ: thóc gạo nàyđến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng Một người đàn ông

Trang 9

mới quen sơ sơ đôi lần, nay hào phóng đãi một bữa no nê, ngoài ra chẳng biết tí gì về anhta; chỉ nghe nói là chưa có vợ, ai biết thật giả thế nào, ấy thế mà chị ta dám đi theo màkhông hề đắn đo, sợ hãi Có liều lĩnh, nhẹ dạ quá chăng? Mặc kệ! Trước mắt, cứ theo anh

ta để được ăn cái đã, mọi chuyện tính sau Vợ chồng là chuyện lâu dài, trong tình cảnhsống nay chết mai, biết thế nào mà nói trước Có lẽ chị ta chỉ nghĩ đơn giản như vậy Thế

là Tràng đã “nhặt” được “vợ”, giống như nhặt được một vật gì đó rơi trên đường (!) Tộinghiệp biết bao nhiêu cho người “vợ nhặt” ấy, vì xã hội phong kiến khinh bỉ và khôngchấp nhận loại "vợ” theo không như vậy

Chị ta theo Tràng về cái xóm ngụ cư: Ngã tư xóm chợ về chiều càng xác xơ, heo hút.Từng trận gió từ cánh đồng thổi vào, ngăn ngắt Hai bên dãy phố, úp súp, tối om, khôngnhà nào có ánh đèn, lửa Dưới những gốc đa, gốc gạo xù xì, bóng những người đói dật dờ

đi lại lặng lẽ như những bóng ma Tiếng quạ kêu trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gàolên từng hồi thê thiết Quả là một khung cảnh ngập tràn tử khí! Con người đang mấp mébên vực thẳm của cái chết

Về đến nhà Tràng, chị “vợ nhặt” cứ ngồi mớm ở mép giường, hai tay ôm khư khư cáithúng, mặt bần thần Tràng mời ngồi, sao chị ta lại không dám ngồi cho đàng hoàng, ngayngắn? Thì ra cái thế ngồi rụt rè, chông chênh ấy là cái thế của lòng chị, đời chị Chị bănkhoăn không biết chỗ này có phải là chỗ của chị hay không ? Mái nhà xa lạ này liệu cỏphải là chỗ dung thân của chị ? Căn nhà xơ xác, dúm dó của mẹ con Tràng chắc cũngkhông khỏi làm cho chị thất vọng Đúng là cảnh “đồ nát đụng nhau”, không biết đượcmấy ngày?! Mặt chị bần thần vì mải nghĩ đến chuyện thành vợ bỗng dưng của mình Nó

là thực mà cứ như không phải thực Làm vợ, làm dâu mà thảm hại đến thế này ư?! Lấychồng, hạnh phúc lớn nhất của đời người con gái, chị có được hưởng chút nào đâu? Buồnlắm! Tủi lắm! Nỗi buồn tủi không thể nói thành lời Trăm mối ngổn ngang trong lòng.Nỗi đau không trào ra theo nước mắt mà chảy ngược vào tim nên càng đau, càng tủi Nhàvăn Kim Lân viết về người “vợ nhặt” với ngòi bút chan chứa xót thương Trong chế độphong kiến thực dân thời ấy, có bao nhiêu người phụ nữ phải chịu thân phận bất hạnh nhưthế ? Ý nghĩa tố cáo hiện thực xã hội, ý nghĩa nhân đạo sâu xa của tác phẩm ẩn chửa trong

sổ phận của nhân vật đáng thường này. 

Trang 10

Hình ảnh bà cụ Tứ bổ sung cho hình ảnh chị “vợ nhặt” để hoàn chỉnh số phận tăm tốicủa phụ nữ nói chung trong xã hội đương thời Có thể nói nhân vật này tuy là phụ nhưnglại chiếm được cảm tình của người đọc bởi nét chân phương của một bà mẹ nghèo rất đỗithương con, bởi lòng nhân hậu rất đáng quý trọng Khi thấy người con gái lạ mặt ngồi ởgiường con trai mình, bà cụ Tứ ngạc nhiên lắm, chẳng hiểu ra làm sao cả Nhưng đến lúcnghe Tràng bảo: Kìa nhà tôi nó chào u… thì bà vỡ lẽ ngay: Bà lão cúi đầu nín lặng Bàlão hiểu rồi Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oánvừa xót thương cho số kiếp đứa con mình… Hóa ra là thằng con trai mình cũng đã kiếmđược một cô vợ, dù là trông dở người dở ma Bà tủi phận làm cha làm mẹ mà không cướinổi vợ cho con Trăm sự cũng tại cái nghèo mà ra cả : Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồngcho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cải mở mặt sau này.Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt Bà vừa vuimừng, vừa lo lắng: Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát nàykhông ? Nhưng ngẫm tới thân phận nghèo khó của mình, bà lại tự an ủi : Người ta có gặpbước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình Mà con mình mới có vợđược…

Nghĩ thế nên bà vui vẻ chấp nhận nàng dâu mới Bà cư xử với chị dịu dàng, gọi chị làcon, xưng là u và nhìn cô con dâu mới bằng ánh mắt xót thương, thông cảm

Bữa cơm đầu tiên mẹ chồng đãi hàng dâu chĩ có món cháo loãng với muối hột và chècám, ấy thế nhưng bà cụ Tứ cố tỏ ra vồn vã, tươi cười, chỉ toàn nói tới chuyện vui Bàkhen cháo cám ngon đáo để, nhà khác chẳng có mà ăn Chao ôi ! Đói đến mức nào thì ăncám thấy ngon ?! Bà từ tốn nói với con trai và con dâu : Nhà ta thì nghèo con ạ Vợ chồngchúng mậy liệu mà bảo nhau làm ăn Rồi ra may mà ông giời cho khả… Biết thể nào hởcon, ai giàu ba họ, ai khó ba đời ? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau… Bà cảm độngbày tỏ ý muốn và nỗi khổ tâm của mình: Kể có ra làm được dăm ba mâm thì phải đẩy,nhưng nhà mình nghèo, cũng chả ai người ta chấp nhặt chi cái lúc này Cốt làm sao chúngmày hòa thuận là u mừng rồi Năm nay thì đói to đấy Chúng mày lấy nhau lúc này, uthương quá… Hình ảnh bà mẹ già nua cố bấu víu, hi vọng vào tương tai thật đáng thương

và cũng đáng quý biết bao!

Trang 11

Nội dung truyện ngắn vợ chồng A Phủ kể về cuộc đời đầy biến cố của đôi vợ chồngtrẻ người Mông ở vùng cao Tây Bắc dưới ách thống trị tàn bạo của bọn lang đạo chúa đất

và thực dân Pháp Nhân vật chính của truyện là Mị Vì nghèo khổ, bố mẹ Mị phải vay tiềncủa thống lí Pá Tra để làm đám cưới Mãi cho tới năm mẹ Mị qua đời vì bệnh tật và Mịcũng đã lớn khôn mà bố Mị vẫn không có tiền trả nợ Mị là cô gái đẹp người đẹp nết,được nhiều chàng trai trong vùng đem lòng yêu mến Lẽ ra Mị phải được sống trong tìnhyêu và hạnh phúc, thế nhưng chỉ vì món nợ không thể trả nổi của gia đình nên Mị bị bốcon tên thống lí Pá Tra gian tham và tàn bạo bắt về làm “con dâu trừ nợ” Từ cuộc đời củangười con gái xinh đẹp mà bất hạnh này, nhà văn Tô Hoài đã phản ánh chân thực và sinhđộng kiếp sống đau thương, tủi nhục của người phụ nữ vùng cao thuở trước

Từ ngày bị bắt về làm vợ A Sử, sống trong nhà thống lí Pá Tra, Mị đã rơi vào cảnh

đoạ đày của địa ngục trần gian Cô đau đớn đến tuyệt vọng: Có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc Một hôm, Mị trốn về nhà, hai tròng mắt còn đỏ hoe Trông thấy bố, Mị quỳ lạy, úp mặt xuống đất, nức nở Bố Mị cũng khóc, đoán biết lòng con gái:

Mày về lạy chào tao để mày đi chết đấy à? Mày chết nhưng nợ tao vẫn còn, quan lại bắt tao trả nợ Mày chết rồi thì không lấy ai làm nương ngô giả được nợ người ta, tao thì

ốm yếu quá rồi Không được, con ơi!

Mị chỉ bưng mặt khóc Mị ném nắm lá ngón xuống đất, nắm lá ngón Mị đã tìm hái trong rừng, Mị vẫn giấu trong áo Thế là Mị không đành lòng chết Mị chết thì bố Mị còn khổ hơn bao nhiêu lần bây giờ nữa Mị đành trở lại nhà thống lí.

Mị buồn tủi, thờ ơ với cuộc sống xung quanh, buông xuôi cuộc đời cho số phận.Những năm tháng Mị sống với cha con tên thống lí Pá Tra là chuỗi dài đoạ đày, đau khổ.Danh nghĩa là con dâu nhà quan lớn nhưng thực chất Mị là đày tớ không công, là nô lệmãn đời, bị coi rẻ hơn cả con trâu, con ngựa Suốt ngày, Mị phải làm việc quần quậtkhông lúc nào ngơi; đến đêm lại phải thức để hầu hạ thằng chồng vũ phu, tàn ác Đau khổ,cực nhục đã cướp mất tuổi thanh xuân của Mị, biến cô thành người nhẫn nhịn và camchịu Mọi cảm xúc dường như đã nguội lạnh Cô gái Mông xinh đẹp, hồn nhiên đa tình đacảm thuở nào giờ đây ủ rũ, héo hắt, sống âm thầm như chiếc bóng, lùi lũi như con rùanuôi trong xó cửa

Trang 12

Người đọc không thể quên hình ảnh tội nghiệp của Mị ở phần mở đầu tác phẩm : Ai ở

xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợigai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệtvải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi.Người ta thường nói: nhà Pá Tra làm thống ăn của dân nhiều, đồn Tây lại cho muối vềbán, giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng Thế thì congái nó còn bao giờ phải xem cái khổ mà biết khổ, mà buồn Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấykhông phải con gái nhà Pá Tra: cô ấy là vợ A sử, con trai thống lí Pá Tra

Dần dần, Mị cũng quen với nỗi khổ: Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu,mình cũng là con ngựa… chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi… Bao giờ cũng thế, suốtnăm suốt đời như thế Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãichân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày Mỗingày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa Ở cái buồng Mị nằm, kínmít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay Lúc nào trông ra cũng chì thấy trăngtrắng, không biết là sương hay là nắng Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông

ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi

Không những bị đoạ đày về thể xác, Mị còn bị đè nén, áp bức về tinh thần Cô chánsống nhưng không được chết, vì Mị chết thì món nợ truyền kiếp kia vẫn còn và người chagià càng thêm đau khổ Bắt buộc phải sống nhưng Mị lại bị tước đoạt quyền sống tự docủa một con người Cuộc đời Mị bị trói buộc bằng quyền lực, bằng tập tục mê tín dị đoanlâu đời của các dân tộc thiểu số vùng cao Mị cho rằng mình đã bị bắt về làm vợ A Sử, bịcon ma nhà thống lí nhận mặt: …nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợingày rũ xương ở đây thôi

Cách đối xử tàn tệ, bất công của cha con tên thống lí làm cho Mị phải sống triền miêntrong đau khổ Cô lặng lẽ ra vào như chiếc bóng, không có ai để chia sẻ tâm tình Trongnhững đêm đông dài và buồn, cô chỉ biết làm bạn với ngọn lửa: …nếu không có bếp lửasưởi kia thì Mị cũng đến chết héo

Ngọn lửa giúp Mị xua bớt phần nào bóng tối u ám, lạnh lẽo đang bao phủ lên số phậnbất hạnh của cô Không có người cảm thông với nỗi tủi nhục của mình, Mị phải tìm đến

Ngày đăng: 04/01/2021, 13:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w