1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tieu pham "CON TRAI TÔI"

6 1,1K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 72 KB

Nội dung

1. Tiểu phẩm tuyên truyền Phòng, chống Ma Túy - CON TRAI TÔI Tiểu phẩm " Con trai tôi " Một ngày cuối năm trên địa bàn X tên ma túy hí hửng cười và bảo : Ta là họ Ma tên Túy Bạn đồng hành với cụ Mại Dâm Hoạt động của ta lén lút âm thầm Mọi ngõ ngách ta đều tìm tới Bạn bè ta rộng khắp thế giới Không phân chia già trẻ gái trai Tính của ta chầm chậm, lai rai Ai dính vào ta là dính ngay không thoát !!! Ha ha ha . Tại một ngõ nhỏ trên đường phố, các học sinh đi học về, đang trao đổi với nhau : -Tèo : Đố các cậu ! Chữ A đứng sau chữ M là gì ? Chữ Y đứng sau chữ U, chữ U đứng sau chữ T là gì ? -Các bạn : Đó là chữ Ma Túy chứ gì ? -Tí : À mà Tèo này, cái ma túy nó thế nào nhỉ ? -Tèo : Ôi dào . Cậu rửa tai mà nghe đây ! Ma túy là 1 chất kích thích, khi mới dùng, nguời ta crm thấy lâng lâng, dễ chịu ! Người đang đau thì mất đi cảm giác đớn đau. -Các bạn : Vậy sao ? Vậy sao ? -Tí : Thế . Cậu đã dùng nó chưa ? . À mà còn cái cảm giác lâng lâng là thế nào nhỉ ? -Tèo : Ôi dào Lâng lâng là . -Các bạn : Là chưa biết chứ gì ? -Tèo : . Ờ thì . lâng lâng là . là lâng lâng chứ còn gì nữa ! -Tí: Thế mà cũng đòi nói ! -Tèo : Thì phải thử đã chứ ! -Các bạn : Không được đâu ! Nguy hiểm đấy ! . Nhện đã rình rập từ lâu, giờ xuất hiện : -Nhện : Chào các em ! Các em đi học về đấy à ? -Các bạn : Chúng em chào anh ! Anh đi đâu về đấy ? -Nhện : Anh cũng đi học về ! Thế vừa rồi các em bàn gì thế ? Anh nghe hết rồi nhé ! Này các chú em ! Anh biết cảm giác lâng lâng này đấy ! -Tèo hớn hở : Thấy chưa !! Nó thế nào hả anh ? -Nhện : Tuyệt lắm ! Các chú mày muốn thử không ? -Các bạn : Em em sợ lắm ! -Nhện : Không sao đâu ! Có anh mày mà ! Nhện kéo tay Tèo đi . -Các bạn : Không nên đâu ! Về thôi các bạn ơi ! Nguy hiểm lắm ! Chúng mình đã nghe cảnh báo nhiều rồi ! Mà anh Nhện không phải là người tốt đâu ! Cần phải tìm cách ngăn cản cậu ấy ! -Tí : Này ! Chúng mình phải chạy mau về báo với cô giáo đi ! . Hai ông bà đang hí hoáy tính toán số tiền lãi trong ngày . -Hàng xóm : Ông Tiền ! Bà Tiền ơi ! Có ai ở nhà không ? -Ông Bà Tiền : Cái gì thế ? A Chào bà ! Bà sang chơi nhà ! -hàng xóm : Ngày mai ông bà có đi họp phụ huynh cho thằng Tèo không ? -Ông Tiền :Họp phụ huynh ư ? Ôi dào ! Rảnh việc ! Không cần phải họp, tôi cũng biết thằng con tôi rất ngoan rồi ! -Hàng xóm : Thế ư ? Nó ngoan thế nào -Bà Tiền : Này nhé ! Thằng con tôi học hành rất chăm chỉ ! Tuần nào cũng đạt học sinh giỏi ! Ngày nào nó cũng thông báo được đạo đức tốt ! -Hàng xóm : Thán phục ! Thằng Tèo ngoan thật !Tôi phải bảo thằng Tũn sang học tập thằng Tèo mới được ! À mà sao chưa thấy Tèo đi học về nhỉ ? Thằng Tũn nhà tôi về lâu rồi mà ! -Tèo về : Con chào bố mẹ ! Cháu chào bác ạ ! -Ông Tiền : Con nđi học về rồi à ? Đói chưa ? Bố cho tiền con đi ăn trưa ! Bao nhiêu con ? 50 000 nhé ? À thôi , 100 000 đi ! Đi đi con ! -Tèo : Con cảm ơn ! Nhưng con . con . con cần mua thêm bút và vở mới nữa ! Cả sách văn học cổ điển ! -Ông Tiền : Tưởng gì ? Duyệt ngay ! 200 000 nhé ! Đủ chưa con ? Đi đi ! -Bà Tiền : Ông này ! Phải cho 300 000 chứ ! Để tiền thừa tiêu vặt cho con nữa ! -Tèo : Cảm ơn bố mẹ ! -Hàng xóm lắc đầu : Chết ! Sao hai bác cho nó nhiều tiền thế ? Lỡ cháu nó làm điều dại dột thì sao? -Ông Tiền : Bác xem ! Nó cũng biết tiêu tiền đấy chứ ! Phải tạo điều kiện cho nó học hành. Cần gì thì đáp ứng tất ! -Hàng xóm : Chết thật ! Không thể được ! . Lúc 2 ông bà đang có tiền, có của, vẽ ra viễn cảnh tương lai, còn mối lo kia họ đâu biết . Công an (CA) xuất hiện : -CA : Chào ông bà ! Cho hỏi đây có phải là nhà ông Tiền, bố của em Phạm Văn Tèo, đang học lớp 9 không ạ ? -Ông Tiền : Có chuyện gì thế anh ? -CA : Con trai 2 bác đã bị bắt ! -Ông bà Tiền : Tại sao ? Tại sao con tôi lại bị bắt ? Vì tội gì thế anh ? -CA : Dạ, con 2 bác bị bắt vì tội tiêm chích ma túy ạ ! -Ông bà Tiền : Trời ! Cái gì ?? -CA: Đây là tên Nhện đã rủ rê em Tèo, lấy tiền tham gia mua bán ma túy . May sao có sự cảnh giác của các bạn học sinh và cô giáo nên CA dã kịp thời đến bắt quả tang. Cũng may Tèo mới chỉ mua, chưa kịp sử dụng. -Cô giáo : Thưa 2 bác ! Thương con, chăm lo cho con là tốt . Song cần phải biết con sử dụng gì, chi tiêu gì, đó là trách nhiệm của người bố, người mẹ đấy ạ ! -Ông bà Tiền :Đúng thế ! Tai hại thật ! Lỗi là ở chúng tôi ! -CA : Muốn có con ngoan, thì nhà trường lo một ít, gia đình lo một ít, xã hội lo một ít . Bản thân lại phải tự rèn mình, có như thế mới tránh sa vào tội phạm, nghiện ngập, bác ạ ! -Ông bà Tiền : Con ơi ! Bố mẹ thật có lỗi !! -Tèo : Con xin lỗi bố mẹ ! Em xin lỗi cô ! Cảm ơn các bạn ! -Ông bà Tiền : Từ nay chúng tôi xin hứa : Một là để mắt đến con Hai là phải hiểu ngọn nguồn bệnh nguy Tiền làm chi, của làm chi Để con nghiện ngập còn gì là vinh Chúng tôi mong mốn mỗi một gia đình Tránh xa ma túy kẻo tội mình về sau ! CÁC VAI: 1. TÁM TÂN: 45 tuổi – chủ quán cà phê, từng có thời gian sử dụng ma túy, đã cai nghiện được 8 năm. 2. VỢ TÁM TÂN: 40 tuổi – buôn bán ngoài chợ 3. TÚ: 15 tuổi – con chú Tám Tân 4. HÙNG: bạn Tú – ghiền ma tuý 5. VÂN: 14 tuổi – cháu Tám Tân – phụ bán quán 6. BS TIẾN: làm việc tại Trung tâm cai nghiện. 7. BÁC NĂM: Tổ trưởng dân phố. 8. CÔNG AN: một người. 9. DÂN PHÒNG: Hai người. CẢNH I Buổi sáng tại nhà Tám Tân, một quán cà phê, bày biện khá tươm tất. Tám Tân đang lui cui nấu nước, vợ chú từ trong bước ra, tay xách giỏ. VÀO KỊCH - TÁM TÂN: - Ủa! Sao bữa nay bà đi trể vậy? - VỢ 8 TÂN: - Độ rày buôn bán ế ẩm nên tui cũng hổng muốn dọn hàng sớm. Con Vân đâu rồi? - TÁM TÂN: - Tui sai nó chạy mua thêm ký cà phê? Bà kiếm nó làm gì? - VỢ 8 TÂN: - Thấy vắng thì hỏi vậy thôi! Lúc nầy quán cà phê của mình coi bộ cũng vắng khách hả ông? - TÁM TÂN: - Ai nói với bà vậy? Đông hơn thì có! Bà không thấy cà phê hết liền liền đó sao? - VỢ 8 TÂN: - Cà phê hết liền liền mà tiền thì không thấy! - TÁM TÂN: - Ủa! Bà nói gì lạ vậy? Tiền gì không thấy? - VỢ 8 TÂN: - Tui để ý thấy cả tháng nay rồi, cuối tuần cộng sổ các khoản chi ra thì bình thường nhưng tiền thu vào thì ngày càng giảm dần. Mà nhà mình có mua sắm cái gì đột xuất đâu, hơn nữa nếu mua thì tui cũng phải biết chớ… - TÁM TÂN: - Chuyện sổ sách một tay bà quản lý, tôi có biết gì đâu… - VỢ 8 TÂN: - Nhưng ông là người đứng bán, trực tiếp thu tiền… - TÁM TÂN: - Thì bán đồng nào tôi bỏ vào tủ đồng đó, có giấu giếm xài riêng cái gì! - VỢ 8 TÂN: - Chồng con xài thì tui đâu có nói! Tui chỉ sợ… - TÁM TÂN: - Bà sợ cái gì? Hay là bà nói tui… (ngập ngừng)… chơi bời trở lại?! - VỢ 8 TÂN: - Ông quay trở lại con đường đó làm sao mà qua mắt tui được, vợ chồng mười mấy năm thì đã có ba, bốn năm tui phải chịu đựng căn bệnh đó của ông rồi. Bây giờ, ông chỉ cần một thay đổi nhỏ thôi là tui biết liền. - TÁM TÂN: - Vậy bà sợ cái gì nói tui nghe coi… (giọng đã có vẻ lớn tiếng). - VỢ 8 TÂN: - Tui hỏi ông trong tháng nầy, ông có xài khoản tiền nào khác ngoài việc mua bán mà quên hay không? Hay là ông gởi tiền về cho ba má mà không cho tui hay? - TÁM TÂN: - Bà nầy nói lạ! Cho tiền ba má thì có gì mà phải dấu… À! Hôm trước thằng Tú có xin tôi 100 ngàn đóng tiền học thêm gì đó… - VỢ 8 TÂN: - Cái đó tui biết rồi. À! Lúc rày ông có cho tiền con Vân ăn sáng không? - TÁM TÂN: - Mỗi ngày 3 ngàn, cuối tháng cho nó thêm 300, cái nầy tui với bà thống nhất rồi mà? - VỢ 8 TÂN: - Thì thống nhất… bây giờ tui tính thế nầy. Từ trước đến nay mình vẫn quen để tủ tiền không khóa như vậy, mà quán xá người ra kẻ vào. Đây tui có mua sẵn một ổ khóa nhỏ rồi đây. Ông cứ khóa lại, khi nào cần thì mở ra… Đây, ổ chìa đây. - TÁM TÂN: - Thôi, tui hiểu rồi… (Đúng lúc đó thì Vân về tới, tay cầm bọc cà phê) - VÂN: - Chú Tám ơi! Cà phê lên giá nửa rồi… - VỢ 8 TÂN: - Lên gì lên liền liền vậy? - VÂN: - Dạ! Con đâu có biết… - VỢ 8 TÂN: - Mầy thì biết gì! Thôi tui phải ra chợ dọn hàng, thằng Tú dậy ông cho tiền nó ăn cái gì đó. Hổng biết làm gì mà độ nầy nó thức khuya quá… nghỉ hè rồi có thi cử gì đâu. - TÁM TÂN: - Rồi! Được rồi, bà ra chợ đi, trưa trờ trưa trật rồi. – (quay sang Vân) – Vân! Bây vô trỏng coi thằng Tú thức chưa, rồi dọn dẹp nhà cửa luôn. Thằng đó là bầy hầy lắm. (Vợ 8 Tân xách giỏ bước ra, Vân đi vào trong. Tám Tân cầm ổ khóa bước tới móc vào hộc tủ, bóp thử rồi lấy chìa khóa mở đi, mở lại, mặt đăm chiêu nghĩ ngợi. Bác Năm – tổ trưởng bước vào) - BÁC NĂM: - Tám! Cho tao cái đen coi mậy. - TÁM TÂN: - Dạ! Chú Năm đợi con một chút. – (Tám Tân pha ly cà phê đem tới cho bác Năm, kéo ghế ngồi xuống im lặng, gương mặt thừ ra). - BÁC NĂM: - Ủa! Sáng nay có chuyện gì coi bộ mầy lạ vậy? Vợ chồng có chuyện rồi hả… Thôi đi Tám ơi! Tránh vợ chẳng xấu mặt nào… - TÁM TÂN: - Dạ! Không có gì đâu chú… nhưng vợ con nó nghi ngờ bậy bạ quá! - CHÚ TÁM: - Nó nghi mầy có mèo hả gì mà bậy bạ? - TÁM TÂN: - Hổng phải vậy! Hồi sáng nầy trước khi ra chợ nó nói với con, cả tháng trời nay tính sổ thấy tiền hao hụt đi đâu không biết. Nó nghi có ai lén lấy cắp nên mua một ổ khóa kêu con khóa tủ lại. Mà nhà nầy thì có ai đâu… thằng Tú, rồi con Vân… con sợ vợ con nghi ngờ con Vân thì tội nghiệp con bé lắm… - CHÚ TÁM: - Con Vân là cháu ruột mầy à? - TÁM TÂN: - Dạ! Vân là con ông anh thứ hai. Nhà nó ở dưới quê, tới năm chị em lận, ba má nó quanh năm vất vả ruộng rẫy mà vẫn thiếu ăn. Lần đó về đám giỗ, thấy ổng bả cho nó nghỉ học đi làm mướn, thương tình vợ chồng con đem nó về đây phụ bán quán. Đợi cho nó quen nước, quen cái một thời gian con sẽ sắp xếp cho nó học bổ túc văn hóa ban đêm. - BÁC NĂM: - Ừ! Mầy tính vậy nghe được đó. Mà con nhỏ tao thấy cũng hiền lành, ngoan ngoãn. - TÁM TÂN: - Thì vậy! Mà con nhỏ thật thà lắm chú. Có lần vợ con đi tắm bỏ quên sợi dây chuyền, nó nhặt được đem đưa tận tay… hay là vợ con nó nghi… - BÁC NĂM: - Nghi mầy chớ gì? Hổng có đâu, khu phố nầy ai không biết mầy đoạn tuyệt với ma túy chín, mười năm rồi. Nếu nghi mầy thì dại gì nó đưa chìa khóa tủ tiền. Giao trứng cho ác à? Đàn bà họ tinh ý lắm Tám ơi! Thôi cứ chiều theo ý vợ mầy, khóa tủ lại, mỗi lần thối tiền hay cần chuyện gì thì mở ra, mắc công một chút mà yên ấm cửa nhà. - TÁM TÂN: - Dạ! Thì con có trái ý nó đâu… À! Mà chú ghé uống cà phê hay có chuyện gì? - BÁC NĂM: - Mãi lo nói chuyện nên quên. Tao ghé kêu mầy độ 9 giờ tới khu phố họp. Bữa nay chú Hoàng khu vực xuống phổ biến cuộc vận động “Toàn dân tham gia phòng chống tệ nạn xã hội”. Chú muốn nghe ý kiến của những người đã từng là nạn nhân của các loại tệ nạn nầy, nay đã trở thành người tốt. Chính đóng góp của những người như mầy là thiết thực và hiệu quả nhất trong việc giữ gìn an ninh trật tự khu phố. - TÁM TÂN: - Dạ! Được rồi, để con sắp xếp quán sá rồi xuống liền. - BÁC NĂM: - Vậy hén! Thôi tính tiền cái đen cho tao. - TÁM TÂN: - Thôi chú, có cái đen mà… - BÁC NĂM: - Nói chơi hoài mậy, một ngàn là một ngàn – (Bác Năm lấy một ngàn đồng dằn xuống dưới ly cà phê) – tao phải qua mời ông Bảy thời sự và bà Hai cô đơn nữa. Thôi tao đi, nhớ đến đúng giờ nghe Tám. (Bác Năm đi ra, Tám Tân dẹp ly cà phê, lấy một ngàn đồng bỏ vào tủ khóa lại. Rồi như sực nhớ điều gì chú mở ra, lấy xấp tiền chẳn có cột dây thun bỏ vào túi quần, coi lại mớ tiền lẻ trong hộc tủ, rồi tháo ổ khóa ra bỏ luôn vào trong hộc tủ) - TÁM TÂN: - Vân ơi! Ra chú biểu coi con. - VÂN: - (chạy ra, tay cầm chổi lông gà) – Dạ! Chú kêu con. - TÁM TÂN: - Thằng Tú thức chưa? - VÂN: - Dạ chưa! - TÁM TÂN: - Được rồi! Bây coi chừng quán xá, khi nào thằng Tú dậy đưa nó 10 ngàn tiền ăn sáng chú để trên đầu tủ đó. Chú phải qua khu phố họp bây giờ đây. - VÂN: - Dạ! Chú cứ để đó cho con, chú đi họp đi. (Tám Tân bước ra ngoài,Vân cầm chổi lông gà phủi phủi bàn ghế rồi bước tới quầy lui cui chụm lửa. Tú từ trong bước ra, đồng phục học trò nghiêm chỉnh, vừa đi vừa ngáp) - TÚ: - Vân, ba anh đi đâu rồi? - VÂN: - Dạ! Chú Tám đi họp bên khu phố, chú có để 10 ngàn tiền ăn sáng của anh trên đầu tủ đó. (Tú bước tới lấy tiền trên đầu tủ, cầm 10 ngàn trên tay ngần ngừ một chút rồi đưa tay kéo hộc tủ tiền. Thấy chỉ có ít đồng tiền lẻ, Tú quay qua hỏi Vân) - TÚ: - Bán từ sáng tới giờ mà chỉ có mấy ngàn vậy Vân? - VÂN: - Em hổng biết, chú mới sai em đi chợ về. - TÚ: - Ba anh có nói đi chừng nào về không? - VÂN: - Dạ hổng có! - TÚ: - (kéo ghế ngồi xuống, lẩm bẩm một mình) – Chết rồi! Làm sao bây giờ! - VÂN: - Anh Tú nói gì? - TÚ: - Không có gì đâu! À! Mà có. Em có tiền không vậy? - VÂN: - Em đâu có tiền! Mà anh cần tiền làm gì? - TÚ: - Bữa nay sinh nhật nhỏ bạn học chung lớp, tối qua anh quên xin tiền. Bây giờ thì lấy gì mua quà đây, không đến nó giận chết luôn… - VÂN: - Mua quà bao nhiêu mới đủ anh Tú? Em có để dành tiền chú cho ăn sáng được mấy chục ngàn… tính để mua tập vở cho mấy đứa nhỏ khi tựu trường… - TÚ: - Mấy chục hả? Em lấy cho anh mượn hết đi, trưa về anh xin tiền má trả lại cho em. Rồi anh sẽ nói với má cho em thêm nữa… - VÂN: - Anh Tú đợi em một chút. – (Vân quay vào trong, trở ra cầm trên tay mớ tiền lẻ đưa cho Tú). - TÚ: - (để mớ tiền trên bàn đếm cẩn thận) – Được 40 ngàn, cộng với 10 ngàn của anh nửa là 50. Được rồi, anh lấy thêm 10 ngàn tiền trong hộc tủ. Lát nữa chú về em nói lại giùm anh nghe Vân. – (Tú bước tới mở hộc tủ lấy thêm tiền rồi bước ra. Hết cảnh I) CẢNH II Cảnh một công viên khá vắng vẻ, Hùng đang ngồi trên một băng đá, dáng vẻ nóng ruột, chờ đợi. Tú đi tới. - HÙNG: - Mầy hẹn hò cái kiểu gì mà giờ nầy mới tới? Vã muốn chết rồi đây nè. – (Hùng hắt xì liên tục 6,7 cái) – Tiền đâu? - TÚ: - Bữa nay kẹt rồi, tao mượn nhỏ em được có mấy chục. Mầy có bao nhiêu? - HÙNG: - Hôm qua thiếu tiền, phải gởi lại nó cái đồng hồ rồi. Bữa nay thiếu nữa dễ gì nó chịu. Đâu, mầy có bao nhiêu đưa tao coi. - TÚ: - 60 ngàn. - HÙNG: - Tao có 40 nữa là 100. Đủ lấy một con nhưng không có tiền mua cung kiếm, nước cất… rồi thuốc hút, cà phê nữa… - TÚ: - Xin nó lại vài ngàn hổng được sao. Tao cũng vã rồi đây nè. (Tú cũng hắt xì hơi liên tục). - HÙNG: - Được cho mầy mừng! Cái đám bán ma túy nầy một đồng cũng hổng lỏi. Mầy ở đây đợi, tao đi lấy hàng. (Hùng đi ra ngoài, Tú ngồi đợi trên băng đá, thỉnh thoảng hắt xì, rồi lại ngáp. Hùng hấp tấp bước vào) - TÚ: - Có hông! Sao mầy đi lâu vậy? - HÙNG: - Được, nhưng nó chưởi thề um sùm. Nó nói hôm qua mình hẹn bữa nay trả tiền cũ, đã không có còn xin lại vài ngàn… Tú! Mầy đưa cái lưỡi lam cho tao… - TÚ: - Tao quên đem theo rồi. - HÙNG: - Hôm trước đổ hết một lần rồi mầy không nhớ hả? Thứ hàng vô ống hút nầy không có lưỡi lam là vô phương… đâu mầy kiếm dưới đất coi có thằng nào liệng đâu đó không. (Vừa nói Hùng vừa móc trong túi quần ra một ống tiêm nhựa còn trong bọc. Nó xé bọc lấy chiếc ống tiêm ra, tay kia cầm ống nước cất đưa lên miệng cắn một đầu, rồi ghim đầu còn lại xuống đất) - TÚ: - Hên quá! Có cái lưỡi lam nè Hùng. - HÙNG: - Đưa đây. – (Hùng dùng miệng cắn đuôi của chiếc ống tiêm kéo mạnh ra. Tay trái vừa cầm ống tiêm, vừa cầm cục hàng đưa lên dùng lưỡi lam cắt ngang, sau đó trút tất cả vào ống tiêm rồi gắn pít-tông vào, với tay lấy ống nước cất đang ghim dưới đất rút nước. Nó lắc đều chiếc ống tiêm rồi đưa lên mắt nhìn, miệng nói) – Một xê tư, thằng bảy mắc… - TÚ: - Cái ống của tao đâu? - HÙNG: - Tao mua có một cái thôi. Hai thằng chơi chung… - TÚ: - Mầy nói cái gì? Hai thằng chơi chung làm sao được… rồi bệnh hoạn tùm lum mầy không biết sao… - HÙNG: - Mầy đúng là đồ con non, hổng tiền mà còn đòi hỏi. Mầy biết khi tao hỏi xin nó lại vài ngàn, nó đưa bao nhiêu không? Một ngàn… mua được mấy bộ. Ở chổ khác một bộ cung kiếm người ta bán năm trăm, còn tiệm thuốc tây đầu đường nầy nó biết mình chơi nên hét một ngàn, may là trong túi tao còn năm trăm mới có ống nước cất… Mà bây giờ có đủ tiền tao cũng chỉ mua một bộ mà thôi… - TÚ: - Sao đủ tiền mà cũng mua một bộ? - HÙNG: - Một bộ hai thằng chơi chung đỡ hao thuốc. Mầy biết không hôm trước ở công viên tao gặp một thằng bụi đời, nó lượm mấy cái ống người ta chơi rồi, máu mủ tùm lum gom lại, sau đó nó se gòn thật nhỏ đút vô đầu ống cho thấm số thuốc lẩn với máu còn kẹt lại trong đầu ống. Nó rút lại vào một ống khác rồi chơi, cũng đỡ vã. Bây giờ nếu tao với mầy chơi hai ống, thì số thuốc đầu ống bỏ đi sẽ gấp đôi… đã không có tiền thì ráng chịu vậy… - TÚ: - Nhưng như vậy khó chơi lắm, mà dễ lây bệnh nữa… - HÙNG: - Khó cái gì! Một xế tư tất cả, bây giờ tao chích trước, khi đâm vô gân rồi tao sẽ không báo máu mà bơm luôn, được bảy mắc tao sẽ dừng lại chừa phần cho mầy… Tụi nó bây giờ chơi chung cả ba bốn thằng luôn chớ hai đứa mà nhằm nhò gì… - TÚ: - Nhưng tao sợ… - HÙNG: - Mầy sợ HIV chớ gì? Con vi rút đó vật mầy mạnh hơn khi ghiền mà thiếu thuốc không? Kệ! Tao cứ chơi xong phần của tao, phần còn lại mầy muốn làm gì thì làm… đừng có kêu tao chích nghen. Mầy canh chèo giùm đi. (Nói xong, Hùng ngồi xuống phía sau băng đá tự chích cho mình. Sau đó đưa ống chích cho Tú, gương mặt Hùng đờ đẫn một lúc rồi móc túi lấy điếu thuốc châm lửa hút. Tú cầm ống chích ngần ngừ, đưa sát lên mắt nhìn như muốn xem có gì lạ trong đó không, hắt xì hơi liên tục) - TÚ: - Hùng ơi! Tao sợ… - HÙNG: - Vã muốn chết rồi mà còn sợ… sợ cái gì! Đưa đây tao đâm giùm cho… (Tú chần chừ không muốn đưa ống chích cho Hùng, nhưng sau đó lại ngáp liền hai, ba cái. Nó chắc lưỡi đưa ống chích cho Hùng rồi ngồi xuống chìa tay ra. Đúng lúc đó công an, dân phòng ập tới, Hùng vẫn chưa kịp chích cho Tú, vất ống chích định bỏ chạy nhưng bị bắt lại. Tú sợ quá bật khóc) - CÔNG AN: - (nói với hai người dân phòng) – Hai anh gom mớ tang vật nầy rồi giải tất cả về phường. (Hết cảnh II) CẢNH III Một tháng sau tại phòng thăm nuôi của Trung tâm cai nghiện, bác Năm và hai vợ chồng Tám Tân tay xách đồ đạc lỉnh kỉnh bước vào. Góc phòng có một bàn làm việc, phía bên phải có đặt chiếc kệ dài. - BÁC NĂM: - Hai vợ chồng bây để đồ đạc xuống đó ngồi nghỉ. Tao chạy đi kiếm thằng cháu làm bác sĩ ở đây hỏi thăm coi sức khoẻ thằng Tú thế nào rồi tính. – (nói xong bác Năm bước ra ngoài). - VỢ 8 TÂN: - Ông à! Hóa ra vụ tiền bạc đều do một tay thằng Tú… vậy mà tôi nghi ngờ con Vân, thiệt tội cho nó quá… - TÁM TÂN: - Thôi! Bỏ qua chuyện đó đi… tôi đang điên đầu vì chuyện thằng Tú đây nè. - VỢ 8 TÂN: - Không biết kiếp trước tôi làm gì nên tội mà hết chồng rồi lại tới con vướng vào cái nghiệp nầy… - TÁM TÂN: - Bà… - (định lớn tiếng nhưng dịu lại) – ai mà muốn như vậy đâu. (Bác Năm và bác sĩ Tiến bước vào) - BÁC NĂM: - Đây, giới thiệu với hai vợ chồng bây. Thằng Tiến, cháu tao, nó là bác sĩ điều trị tại trung tâm nầy. Còn đây là chú thiếm Tám, ba má thằng Tú, được đưa vào trung tâm hồi đầu tháng đó. - BS TIẾN: - Dạ! Xin chào chú thiếm. - VỢ 8 TÂN: - (hấp tấp) – Bác sĩ! Bác sĩ… thằng Tú con tui sao rồi bác sĩ. Nó có bệnh hoạn gì không bác sĩ… nó ăn uống được không bác sĩ? - TÁM TÂN: - Bà nầy thiệt tình! Hỏi gì mà như ăn cướp vậy? Ai trả lời cho kịp… - BS TIẾN: - Dạ! Không sao. Em Tú đã khỏe rồi chú thiếm, do thời gian em sử dụng ma tuý chỉ mới 1, 2 tháng nên việc cắt cơn cũng như phục hồi thể lực rất nhanh. Không khó khăn như những người nghiện nặng, có điều trung tâm vẫn phải giữ em ở lại ít nhất là 6 tháng để giáo dục ý thức đồng thời cách ly em với đám bạn xấu. - TÁM TÂN: - Được! Được… bao lâu cũng được, miễn là nó đừng tái diễn lại chuyện nầy. - VỢ 8 TÂN: - Ông nói bao lâu cũng được là sao? Bộ ông không nhớ con hả? Còn chuyện học hành thì sao!? - TÁM TÂN: - Tui nói bao lâu cũng được là vì khi vào đây rồi mọi chuyện không phải do mình quyết định nữa… - BÁC NĂM: - Nó nói phải đó vợ thằng Tám, trong thời gian tập trung cai nghiện, học viên sẽ được các bác sĩ, cán bộ thường xuyên chăm sóc, theo dõi. Khi nào người ta thấy được thì cho nó về thôi… Tao nói vậy phải hông Tiến? - BS TIẾN: - Dạ! Chú nói cũng phải, thời gian ở trung tâm lâu hay mau Nhà nước đều có quy định tùy theo từng mức độ vi phạm của mỗi người. Có chuyện nầy con xin phép được hỏi chú – (quay qua nói với Tám Tân) – xin chú tha lỗi… - TÁM TÂN: - Có chuyện gì bác sĩ cứ hỏi, lỗi phải cái gì! - BS TIẾN: - Có phải trước kia chú cũng từng có thời gian sử dụng ma túy không ạ? - BÁC NĂM: - Cái đó thì có… nhưng nó bỏ lâu lắm rồi mà Tiến! Điều nầy cả khu phố đều có thể làm chứng cho nó được. Thằng Tám là người nhiệt tình và có công nhất trong việc bài trừ tệ nạn ma túy tại địa phương đó con. - BS TIẾN: Dạ! Con đâu có nói chú Tám sai phạm điều gì. Cái mà con muốn nói là vấn đề khác kia… - VỢ 8 TÂN: - Vấn đề gì vậy bác sĩ? - BS TIẾN: - Trong quá trình gần gũi điều trị cho em Tú, có lần cháu hỏi cái gì đã dẫn em đến với ma túy… thì em trả lời… - VỢ 8 TÂN: - Nó trả lời sao bác sĩ? - BS TIẾN: - Em nói hồi nhỏ đâu khoảng 8, 9 tuổi gì đó, có lần em trông thấy chú Tám mang thuốc về nhà chích. Hình ảnh đó cứ lẩn quất trong ký ức em, lớn lên khi giao du với một số bạn xấu, bị nói khích và cả dụ dỗ, hình ảnh đó lại hiện về. Và em đã nghĩ ba mình đã từng sử dụng, thì nay mình thử một lần chắc không sao. Rồi sau đó là lần thứ hai, thứ ba… cho đến khi lệ thuộc vào ma túy. - VỢ 8 TÂN: - Trời ơi! Ông hại con rồi. – (bật khóc) - TÁM TÂN: - Tôi đã đoạn tuyệt với thứ chết người gần mười năm trời mà sao nó còn đeo đẵng theo gia đình tôi hoài vầy nè! - BS TIẾN: - Có thể nói đối với gia đình, ma túy như một vết thương trí mạng. Vết thương ấy đôi khi đã được chữa khỏi nhưng hệ lụy của nó lại mang mầm móng hoại tử ăn luồng sâu trong từng ngõ ngách của nền tảng gia đình xã hội. Và một khi chúng ta lơ là, mất cảnh giác nó sẽ bộc phát… nhưng đối với em Tú là vẫn còn may mắn rất lớn… - VỢ 8 TÂN: - May mắn cái gì bác sĩ ? Tôi đang rầu thúi ruột đây nè! - BS TIẾN: - Cháu không có ý gì khi nói như thế đâu. Tú may mắn là khi bị bắt vẫn chưa kịp chích mũi thuốc cuối cùng ấy, vì em Hùng bạn Tú đã bị nhiễm HIV, mà hôm ấy hai em định sử dụng chung một kim tiêm. Nếu lực lượng bài trừ ma túy đến chậm một chút e là em Tú cũng đã lây bệnh. - VỢ 8 TÂN: - Trời ơi! Lạy trời, lạy phật… - (quỳ xuống vái lia lịa) – trời còn thương con. - BS TIẾN: - Hiện nay tình hình lây nhiễm HIV trong giới trẻ, nhất là giới tiêm chích ma túy đã đến mức báo động. Tình trạng sử dụng chung kim tiêm đã khiến chuyện lây nhiễm ngày càng rộng hơn và ảnh hưởng cả đến những đối tượng khác. Nhà nước đã tốn biết bao công sức, tiền của để tuyên truyền, cảnh báo nhưng xem ra hiệu quả chẳng là bao. Đối với mấy ông ghiền, một khi thiếu thuốc thì bất kể… có sợ gì chết chóc… - BÁC NĂM: - Còn thằng Hùng thì sao rồi hả Tiến? - TÁM TÂN: - Phải rồi, thằng Hùng có bị gì không bác sĩ? - BS TIẾN: - Dạ! Em Hùng cũng đang ở tại trung tâm. Sau khi xét nghiệm máu có kết quả dương tính, Hùng được điều trị tại khu vực riêng biệt dành cho người nhiễm HIV. Chúng cháu đã mời gia đình Hùng đến để tư vấn cũng như hướng dẫn trong việc chăm sóc người nhiễm bệnh. Hy vọng sau nầy khi trở về nhà Hùng sẽ có cuộc sống tốt hơn… - VỢ 8 TÂN: - Bác sĩ! Tui muốn gặp thằng Tú được không bác sĩ? - BS TIẾN: - Dạ được chớ, để cháu vào gọi em Tú ra gặp gia đình. Sau nầy khi em Tú về nhà, xin chú thiếm để mắt quan tâm đến em nhiều hơn, để đừng xảy ra chuyện đáng tiếc nào nữa. - TÁM TÂN: - Xin bác sĩ yên tâm, tôi hứa sẽ không để con mình tái diễn trò chơi chết người nầy một lần nữa đâu. (Bác sĩ Tiến đi vào, một lúc sau Tú đi ra) - TÚ: - Ba má! – (chạy lại ôm lấy má nó rồi bật khóc) - BÁC NĂM: - Con trai mà khóc cái gì bây! Ê! Tám hình như nó mập hơn hồi ở nhà hả mậy? - TÁM TÂN: - (giọng nghèn nghẹn) – Dạ! Mập hơn. . 1. Tiểu phẩm tuyên truyền Phòng, chống Ma Túy - CON TRAI TÔI Tiểu phẩm " Con trai tôi " Một ngày cuối năm trên địa bàn X tên ma túy hí. ngách ta đều tìm tới Bạn bè ta rộng khắp thế giới Không phân chia già trẻ gái trai Tính của ta chầm chậm, lai rai Ai dính vào ta là dính ngay không thoát

Ngày đăng: 26/10/2013, 16:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w