Đề thi HSG văn 9

2 490 0
Đề thi HSG văn 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề bài: Câu 1( 2điểm) a.( 1,0 điểm): Trong bài thơ Ông Đồ của Vũ Đình Liên có những câu thơ đợc coi là điểm sáng của bài thơ : - Lá vàng rơi trên giấy; Ngoài giời ma bụi bay. Em hãy viết đoạn văn cảm thụ cái hay của câu thơ trên b, (1,0đ) Cho biết ý nghĩa nhan đề của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long. Câu 2: (3,0 điểm) Suy nghĩ của em về câu nói Đờng đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng ngời ngại núi e sông Viết một đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu) nêu ý nghĩa của câu nói ấy? Câu 3:(5,0 điểm) Nhận xét về bài thơ đồng chí của Chính hữu, có ý kiến cho rằng: Bài thơ nói về tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những ngời lính cách mạng mà phần lớn họ đều xuất thân từ nông thôn. đồng thời bài thơ cũng làm hiện lên hình ảnh chân thực, giản dị mà cao đẹp của anh bộ đội thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn rất khó khăn, thiếu thốn. Em có đồng ý với nhận xét đó không? hãy làm sáng tỏ ý kiến của em. .Hết. Đáp án: a, HS có thể cảm nhận theo ý hiểu và sự cảm thụ của mình nhng cần chỉ ra đợc cái hay, cái đẹp của câu thơ: Hai câu thơ tả cảnh ngụ tình. Ngời đọc có thể thấy hai cơn ma: cơn ma ngoại cảnh- chỉ là ma bụi nhng vô cùng lạnh lẽo, và cơn ma tâm cảnh đó nỗi tê tái của ông đồ. Cả 2 câu thơ nh nói về những cái lụi tàn: sự lụi tàn của lá vàng rơi trên sự tàn tạ của giấy đến nỗi buồn không thắm và đợc nhìn qua đôi mắt của một kẻ tàn trong một thời tàn Từng đợt lá vàng rơi xuống đờng, rơi trên giấy cùng ánh mắt thẫn thờ nh ngơ ngác trông ra màn ma bụi mịt mờ thật ám ảnh, khiến cho con ngời dâng lên bao nỗi xót xa.Không gian hoang vắng đến thê lơng lá vàng rơi trên giấy cũng gợi ra cái không gian thấm đẫm nỗi buồn. Lá vàng rơi cũng nh số phận hẩm hiu của ông đồ đã đến hồi kết thúc. . * GV có thể căn cứ vào sự cảm thụ của HS để linh động cho điểm b, (1,0đ) Học sinh có thể nêu đợc ý nghĩa của nhan đề truyện ngắn Lặng lẽ Sa pa theo nội dung sau: Đọc nhan đề Lặng lẽ Sa pa ta thấy sự im ắng hiu hắt, giá lạnh bởi vì nói đến Sa pa là nói đến sự nghỉ ngơi, nhng ở Sapa không lặng lẽ chút nào, bởi ở đó cuộc sống sôi nổi của những con ngời đầy trách nhiệm với công việc, đất nớc, cuộc đời họ vang ngân những âm thanh trong sáng, ánh lên những sắc màu lung linh lan toả hơi ấm của sự sống nh anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn, anh thanh niên trên đỉnh Phan-xi- păng, ngời cán nghiên cứu bản đồ sét, ông kĩ s vờn rauVì vậy trong cái im lặng của Sapa, dới những dinh thự cũ kĩ của Sapa, Sapa mà chỉ nghe tên, ngời ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con ng- ời làm việc và lo nghĩ nh vậy cho đất nớc. Câu 2: HS cần nêu đợc ý nghĩa của câu nói đó theo nội dung sau: Là ngời Việt Nam, ai cũng biết đất nớc ta biển rộng, sông dài, núi rừng trùng điệp. Việc đi lại không dễ dàng. Núi cao, sông sâu luôn luôn là những trở ngại ngăn bớc con ngời. Chẳng thế mà ông cha ta đã từng ớc Sông rộng một gang, đã từng than thở: Níu cao chi lắm núi ơi! .Núi, sông là hình ảnh tợng trng cho những thách thức khó khăn trong cuộc đời. Vì vậy câu nói trên có nhiều ý nghĩa. Câu nói ấy nh dặn dò lớp trẻ rằng, trên con đờng đi ta phải vợt qua nhiều núi cao, sông sâu nghĩa là sẽ gặp nhiều khó khăn gian khổ, nhng nếu quyết tâm ta sẽ vợt qua đợc khó khăn gian khổ ấy để tới mục đích. Câu nói ấy còn muốn dạy lớp học trò ngày nay phải hiểu đợc rằng những trở ngại khó khăn mà ta gặp phải trên đờng đời dù cao nh núi, dù rộng nh sông nhng cũng không đáng sợ bằng sự ngại khó, ngại khổ, thiếu ý chí, thiếu nghị lực của con ngời. Câu 3: 1. Yêu cầu về nội dung: * Bài viết phải bày tỏ đợc ý kiến của mình về nhận định nêu ở đề bài: Tình đồng chí gắn bó keo sơn của ngời lính cách mạng. * Cần làm sáng tỏ 2 nội dung - Cơ sở hình thành tình đồng chí sâu nặng , thắm thiết của những ngời lính cách mạng. + Tình đồng chí, đồng đội bắt nguồn sâu xa từ sự tơng đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khổ. Đó chính là cơ sở cùng chung giai cấp. Chính điều đó cùng với mục đích, lí tởng chung đã khiến họ từ mọi phơng trời xa lạ tập hợp lại trong hàng ngũ quân đội cách mạng và trở nên thân quen với nhau. + Tình đồng chí, đồng đội nảy nở bền chặt trong sự chan hoà, chia sẻ mọi gian lao cũng nh niềm vui, đó là mối tình tri kỉ của những ngời bạn chí cốt mà tác giả biểu hiện bằng một hình ảnh thật cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm: Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ + Câu thơ thứ 7 chỉ có một từ gồm 2 tiếng: Đồng chí ! tạo một nốt nhấn, vang lên nh một phát hiện , một lời khẳng định cội nguồn và sự hình thành tình đồng chí keo sơn giữa những ngời đồng đội. - Làm hiện lên vẻ đẹp giản dị, chân thực và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội của ngời lính trong những năm tháng đầy khó khăn gian khổ. + Đồng chí, đó là sự cảm thông sâu xa những tâm t, nỗi lòng của nhau. +Đồng chí, đó là tình cảm ấm áp, thiêng liêng đã mang đến cho ngời lính nét lãng mạn,cảm hứng thi sĩ trong hiện thực đầy khắc nghiệt qua hình ảnh đầu súng trăng treo 2. Yêu cầu hình thức: - Bố cục bài viết nghị luận chứng minh có đủ 3 phần. - Biết sử dụng dẫn chứng trực tiếp và gián tiếp để làm sáng tỏ nội dung chứng minh. - Diễn đạt có cảm xúc, lu loát. - Biết vận dụng kiến thức về đoạn văn để trình bày mạch lạc, liên kết đoạn, câu chặt chẽ 3. Cách cho điểm - Điểm 5: Đạt đợc những yêu cầu trên.Diễn đạt trôi chảy.Cảm xúc chân thực. - Điểm 4: Phần lớn đạt đợc những yêu cầu trên, có một vài lỗi nhỏ. - Điểm 3: Đáp ứng đợc cơ bản những yêu cầu trên, song mắc một vài lỗi về diễn đạt. - Điểm 2: Cha đáp ứng đợc những yêu cầu cơ bản , diễn đạt còn lủng củng, mắc nhiều lỗi về câu. - Điểm 1-0: Không đáp ứng đợc tất cả các yêu cầu trên. .Hết. . ngại khổ, thi u ý chí, thi u nghị lực của con ngời. Câu 3: 1. Yêu cầu về nội dung: * Bài viết phải bày tỏ đợc ý kiến của mình về nhận định nêu ở đề bài:. Bài thơ nói về tình đồng chí, đồng đội thắm thi t, sâu nặng của những ngời lính cách mạng mà phần lớn họ đều xuất thân từ nông thôn. đồng thời bài thơ

Ngày đăng: 26/10/2013, 14:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan