PHÒNG GD&ĐT THUẬN CHÂU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS PÁ LÔNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNHNGOẠIKHOÁ " PHÁP LUẬT THUẾ VỚI CÔNG DÂN" Phần 1 ( 20 phút): Văn nghệ chào mừng. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, đội thi. - Tuyên bố lí do: Xin kính chào các vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân yêu. Trong những năm vừa qua cùng với tập thể các cấp các ngành trong cả nước nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng luôn phấn đấu đẻ hoàn thành tốt nhiệm vụ được gíao và góp phần vào công cuộc CNH – HĐH đất nước. Ngành thuế luôn triển khai nghiêm chỉnh pháp luật thuế trên địa bàn liên tục phấn đấu hoàn thành dự toán năm sau cao hơn năm trước góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước và của Sơn La. Để đạt được mục đích tuyên truyền về pháp luật thuế đối với toàn thể các đối tượng nộp thuế đặc biệt là đối tượng HS góp phần hoàn thiện vốn tri thức cho các em là những chủ nhân tương lai của đất nước. - Giới thiệu đại biểu: + Về phía cơ quan thuế: +Về phía Đảng ủy, HĐND, UBND xã + Về phía nhà trường: . 2. Giới thiệu Ban cố vấn nội dung buổingoạikhoá tuyên truyền pháp luật về thuế. Để buổingoạikhoá diễn ra đúng tiếntrình đúng nội dung giúp chương trình giái đáp những nội dung, những vấn đề còn băn khoăn về thuế tôi xin trân trọng giới thiệu ban cố vấn của chương trình gồm có: 3. Giới thiệu các đội thi: Một trong những giải pháp thực hiện chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 đã được Chính phủ phê duyệt là cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thuế qua hệ thống giáo dục quốc gia nhằm tạo điều kiện cho các em có hành trang kiến thức vè thuế, hiểu được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với việc thực hiện chính sách thuế trong tương lai đồng thời động viên gia đình, cộng đồng thực hiện tốt chính sách pháp luật về thuế. Buổingoạikhoá của nhà trường hôm nay được thực hiện bằng hình thức thi tìm hiểu kiến thức pháp luật thuế. Có 2 đội thi , mỗi đội có 5 HS. 1. Đội Tuyên truyền: 2. Đội Thị trường: Phần 2. Nội dung ngoại khoá. Hoạt động 1 ( 30 phút ): Phần thi ai nhanh hơn * Qui định: Có 10 câu hỏi giành cho các đội thi xoay quanh 3 chủ đề ( 5 điểm/câu) + Các hình thức huy động nguồn tài chính. + Bản chất thuế. + Vai trò thuế. - Thời gian suy nghĩ 15s/câu ( báo hiệu của GV ). Tín hiệu trả lời ( phất cờ ).Đội nhanh được quyền trả lời. Trả lời sai - đội khác trả lời( đúng + 2 đ ). Câu 1. Em hiểu thuế là gì? Tại sao thuế là nguồn thu chủ yếu của Nhà nước? Trả lời: Các hộ kinh doanh đều phải nộp thuế. Thuế là một phần thu nhập mà công dân và các tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước. GV: Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng thuế ra đời là đòi hỏi cần thiết khách quan gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước. Nhà nước xuất hiện đòi hỏi có cơ sở vật chất để đảm bảo cho Nhà nước tồn tại và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Do đó Nhà nước dùng quyền lập pháp và hành pháp để tập trung 1 bộ phận của cải của xã hội vào trong tay Nhà nước. Việc huy động, tập trung của cải đó có tính chất bắt buộc đối với mọi thành viên trong xã hội được gọi là thuế. Câu 2. Em hãy cho biết có mấy hình thức huy động nguồn tài chính cho Nhà nước? Đó là hình thức nào? Trả lời: Có 3 hình thức huy động nguồn tài chính cho Nhà nước. - Một là, quyên góp tiền và tài sản của dân. - Hai là, vay của dân. - Ba là, dùng quyền lực nhà nước bắt buộc nhân dân phải đóng góp. GV: Do yêu cầu phát triển của xã hội loài người, đã hình thành nên Nhà nước. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu chi tiêu của Nhà nước càng lớn. Vậy nên bộ máy Nhà nước rất cần có nguồn tài chính để chi tiêu. Nguồn tài chính đó chỉ có thể lấy từ việc động viên đóng góp một phần thu nhập của các tầng lớp dân cư trong xã hội trực tiếp lao động sản xuất tạo ra. Nhà nước thường sử dụng ba hình thức huy động nguồn tài chính sau: - Thứ nhất: Hình thức quyên góp tiền và tài sản của nhân dân. Ví dụ: Như việc Nhà nước huy động tiền để ủng hộ người nghèo trong nội dung phần truyện đọc hay như Nhà nước quyên góp tiền, vàng của nhân dân ủng hộ cho chính quyền non trẻ của nước ta sau Cách mạng Tháng Tám . - Thứ hai: Hình thức vay dân. Ví dụ: Nhà nước phát hành công trái, trái phiếu . Hai hình thức huy động nguồn tài chính trên chỉ được Nhà nước sử dụng có giới hạn trong một số trường hợp đặc biệt, không mang tính ổn định, lâu dài. Vì hai hình thức trên tùy thuộc vào khả năng và sự tự nguyện của mọi người, do đó nó không công bằng, không lâu dài, không bảo đảm được yêu cầu chi tiêu của Nhà nước. Mặt khác, đã nói đến vay thì phải có trả, trong khi đó Nhà nước lại không tạo ra thu nhập. - Thứ ba: Hình thức thu thuế. Là hình thức Nhà nước sử dụng quyền lực chính trị để bắt buộc mọi người đều phải đóng góp một phần thu nhập do các hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình tạo ra. Ví dụ: Thông qua các Luật thuế đã được Quốc hội ban hành Nhà nước tiến hành thu các loại thuế như: thu thuế nhà đất, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế tài nguyên . Câu 3. Thuế trực thu là gì? Trả lời: Thuế trực thu là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế (người nộp thuế và người chịu thuế là một). Câu 4. Tiềnthuế dùng để làm gì ? Trả lời: Nhà nước thu thuế dùng để trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức, chi cho hoạt động an ninh, quốc phòng ; xây dựng trường học, bệnh viên. công viên, làm đường giao thông . Mọi người dân đều được hưởng lợi chung từ tiền thuế. Câu 5. Em hãy nêu tác dụng của thuế? Trả lời: Thuế có tác dụng ổn định thị trường, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, đảm bảo kinh tế theo đúng định hướng của Nhà nước, góp phần bình đẳng công bằng xã hội. GV:- Ổn định thị trường: Nhà nước sử dụng chính sách thuế để tăng hoặc giảm thuế suất đối với một số mặt hàng, ngành hàng tạo sự ổn định thị trường. Ví dụ: Khi giá dầu thô thế giới tăng cao, Nhà nước đã giảm thuế nhập khẩu để ổn định giá dầu trong nước hoặc muốn hạn chế nhập khẩu một số hàng hoá nào đó Nhà nước sẽ tăng thuế nhập khẩu loại hàng hoá đó nhằm ổn định thị trường. - Điều chỉnh cơ cấu kinh tế: Nhà nước sử dụng chính sách thuế để đánh hoặc không đánh thuế, đánh thuế suất cao hoặc thấp vào các ngành nghề, các mặt hàng để thúc đẩy ngành nghề trọng điểm, hạn chế những mặt hàng không cần thiết, từ đó tạo ra sự cân đối hợp lý giữa các ngành nghề: Ví dụ: Nhà nước quy định mức thuế giá trị gia tăng đối với một số mặt hàng như sau: + Hoạt động sản xuất nước sạch, thuốc chữa bệnh, đồ dùng dạy học, in sách: 5%. + Hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng 10%. - Đảm bảo phát triển kinh tế theo đúng định hướng của Nhà nước: Việc ban hành các chính sách thuế phải gắn liền với các điều kiện kinh tế cụ thể của từng hoạt động. Việc ban hành chính sách không gắn kết với các chính sách thuế, không gắn kết với điều kiện kinh tế của từng hoạt động sẽ làm cho các hoạt động kinh tế hỗn loạn và chậm đà phát triển. Một chính sách thuế tốt là vừa huy động nguồn tài chính dồi dào vào ngân sách Nhà nước nhưng cũng vừa tạo điều kiện để cho các hoạt động kinh tế phát triển. Ví dụ: Để khuyến khích phát triển kinh tế ở các tỉnh miền núi, Nhà nước có những chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với tất cả các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn không phân biệt ngành nghề. - Góp phần thực hiện bình đẳng, công bằng xã hội: Nhà nước sử dụng thuế để điều hoà thu nhập như thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ đánh vào những mặt hàng xa xỉ hay thuế thu nhập cá nhân vào người có thu nhập cao. Câu 6. Em hãy hình dung nếu một xã hội không có nguồn thu từ thuế thì xã hội đó sẽ như thế nào? Trả lời: Không có thuế; Nhà nước không có nguồn tài chính để chi tiêu cho các hoạt động trong xã hội, lúc đó xã hội sẽ mất ổn định, không phát triển được. Câu 7. Tại sao Nhà nước lại phải ban hành nhiều loại thuế? Trả lời: Nhà nước phải quy định nhiều loại thuế vì: để phù hợp với các hình thức kinh doanh, ngành nghề kinh doanh và sử dụng dịch vụ đảm bảo sự công bằng đối với cá nhân và tổ chức kinh doanh khi thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. GV: Trong thực tiễn mỗi loại đối tượng có những hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau, lại có trường hợp một đối tượng có thể có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau. Việc đặt ra các Luật thuế khác nhau, để có thể tiến hành thu thuế đúng đối tượng, đúng các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tập trung nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, bảo đảm sự công bằng trong thu, nộp thuế. Nói tóm lại là bảo đảm tính công bằng, tính hiệu quả, tính chính xác, tính thuận tiện. Câu 8. Em hiểu phí là gì? Trả lời: Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ. Ví dụ: Phí chợ, phí vệ sinh, phí cầu . Câu 9. Em hiểu lệ phí là gì? Trả lời: Là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức được ủy quyền phục vụ công việc quản lý Nhà nước. Ví dụ: Lệ phí công chứng, lệ phí chứng thực. Câu 10. Bản thân em phải làm gì để góp phần thực hiện chính sách, pháp luật thuế của Nhà nước ? Trả lời: Phải học tập để hiểu biết về chính sách, pháp luật thuế của Nhà nước; Tuyên truyền cho gia đình mình và cho địa phương mình cùng thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc thực hiện chính sách, pháp luật thuế của Nhà nước. Hoạt động 2( 20 phút ): Phần thi kh ¸n gi¶:( tr¶ lêi ®óng ® îc phÇn th ëng) Câu 1. Theo em ở Việt Nam hiện nay có những loại thuế nào? Trả lời: - Thuế giá trị gia tăng. - Thuế thu nhập doanh nghiệp. - Thuế tiêu thụ đặc biệt. - Thuế nhà đất. - Thuế thu nhập cá nhân. - Thuế tài nguyên. - Thuế xuất, nhập khẩu. - Thuế sử dụng đất nông nghiệp. - Thuế môn bài Câu 2. Em hiểu thế nào là thuế giá trị gia tăng? Trả lời: Thuế giá trị giá tăng là loại thuế gián thu, đánh vào giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Câu 3. Em hiểu thế nào là thuế thu nhập doanh nghiệp? Trả lời: Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ. Hoạt động 3( 30phút ): Phần thi tiÓu phÈm: * Qui nh: Mỗi đội sẽ diễn tiểu phẩm của đội mình và đa ra câu hỏi cho đội bạn. Nếu đội bạn trả lời đúng sẽ đợc 10đ, trả lời sai thì đội ra câu hỏi sẽ đa đáp án và đợc cộng 5đ từ đội trả lời sai. Tiểu phẩm 1: A Pó đi học về qua nhà trởng bản đọc thông báo về việc thu thuế nhà đất. A Pó vội chạy về nói với bố: A Pó: Bố à! Hôm nay con đi qua nhà bác Nếnh thấy có thông báo nộp thuế nhà đất đấy. Bố A Pó: ừ! sáng ngày tao cũng nghe loa thông báo rồi. Mà cứ nói thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp mà tao chẳng hiểu thuế là gì cả. Mày đợc đi học cái chữ mày cho tao biết thuế là gì đi? A Pó: Bố à! Thu l mt phn thu nhp m cụng dõn v cỏc t chc kinh t cú ngha v np vo ngõn sỏch nh nc. Bố A Pó: ừ nghe mày nói tao hiểu rồi. Nhng tao cha hiểu sao Nh nc lại phải quy định nhiều loại thuế thế? Mày nói tao biết xem nào? A Pó: Cái này .cái này con cũng cha biết .mà nhân tiện hôm nay có buổingoạikhoá về thuế của trờng THCS Pá Lông đấy. Để con hỏi các bạn nhé. Các bạn có thể cho bố mình và mình biết vì sao Nh nc phải quy định nhiều loại thuế thế? Tr li: Nh nc phi quy nh nhiu loi thu vỡ: phự hp vi cỏc hỡnh thc kinh doanh, ngnh ngh kinh doanh v s dng dch v m bo s cụng bng i vi cỏ nhõn v t chc kinh doanh khi thc hin ngha v vi Nh nc. Tiểu phẩm 2: Dếnh, Dơ, Dí trên đờng đi học về đang tranh luận về tiết GDCD vừa học: Dếnh: Qua bài học hôm nay tớ đố các bạn Nhà nớc có mấy hình thức huy động nguồn tài chính? Dơ: Tởng gì chứ đơn giản. Nhà nớc có 3 hình thức huy động: Quyên góp tài sản của nhân dân; vay của dân; thu thuế. Dí: Chính xác, nhng theo bạn thì hình thức thu thuế nào là cơ bản nhất?vì sao? Dơ: Hình thức à cái này tớ cha biết, để tớ nhờ các bạn trong đội Th trng trả lời giúp nha. Các bạn ơi có thể cho bọn mình biết trong 3 hình thức thì hình thức nào là cơ bản nhất v vì sao? đ ợc không? Tr li: Trong 3 hình thức huy động nguồng tài chính của Nhà nớc, hình thức thu thuế là cơ bản nhất vì thuế có tính chất bền vững, lâu dài. Hot ng 4( 10phỳt ): Phn thi nhanh tay nhanh mt. * Quy định: Trong thời gian 2p hãy thay phiên nhau ghép những yêu cầu trên tơng ứng với mảnh ghép đã đợc viết sẵn. Mỗi câu ghép đúng đợc 5đ. *Thuế:Sử dụng đất nông nghiệp Thuế:Môn bài Thuế:Thu nhập cá nhân Thuế:Tài nguyên Thuế:Giá trị gia tăng Thuế:Thu nhập doanh nghiệp Thuế:Tiêu thụ đặc biệt *Phí: Qua cầu Phí: An ninh Phí: Chợ Phí: Vệ sinh *Lệ phí:Công chứng. Hoạt động 5: (trong lúc chờ ban th kí tổng kết điểm). Trò chơi: Nhắc nhau nộp thuế.( ý nghĩa: Tuyên truyền nhắc nhở lẫn nhau giữa các công dân sẽ nâng co ý thức tự giác thực hiện nghĩa vụ của ngời nộp thuế) Chọn 10 HS xung phong tham gia trò chơi đứng thành 2 hàng. Nhóm trởng đứng đầu hàng. Cách chơi: GV ghi thông tin vào 2 mảnh giấy với nội dung: Bạn hỏi cô giáo là tr- ờng mình ra xã nộp các loại thuế nào nhé và Bạn hỏi cô giáo là trờng mình ra xã không phải nộp các loại thuế nào nhé . Nhóm trởng lên đọc thông tin và trở về nói nhỏ với bạn mình; ngời đó nói tiếp với ngời tiếp theo cho tới ngời cuối cùng sẽ ghi lại thông tin đó vào giấy và nộp lại cho GV.GV đối chiếu thêm thông tin đúng hay bị sai, trao phần thởn cho đội thắng cuộc. Phn 3. T ổng kết, trao giải . ```````````````````````` Trỡnh duyt lờn BGH Ngi lp Hiu trng ng Th Thanh Phng . Ban cố vấn nội dung buổi ngoại khoá tuyên truyền pháp luật về thuế. Để buổi ngoại khoá diễn ra đúng tiến trình đúng nội dung giúp chương trình giái đáp những. các Luật thuế đã được Quốc hội ban hành Nhà nước tiến hành thu các loại thuế như: thu thuế nhà đất, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế tài