Vai trò của điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểmVai trò của các quy định về điều kiện kinh doanh thể hiện ở nhữngphương diện sau: Thứ nhất, các quy định về điều kiện k
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HÀ THỊ BẠCH
PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH BẢO HIỂM
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ
HÀ NỘI, 2020
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu, và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.
Tác giả luận văn
Hà Thị Bạch
Trang 4Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH
VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC KINH
DOANH BẢO HIỂM 292.1 Thực trạng quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh trong lĩnhvực kinh doanh bảo hiểm 29
2.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực
kinh doanh bảo hiểm 40
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 503.1 Yêu cầu đối với việc hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanhtrong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm 503.2 Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về điều kinh doanhtrong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm 55
KẾT LUẬN 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của luận văn
Thời gian qua để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, Quốc hội đãban hành Luật Đầu tư năm 2014 (sửa đổi, bổ sung vào năm 2016) [16]; trong
đó, quy định cụ thể danh mục các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện,bao gồm 21 ngành nghề thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính,trong đó có 04 ngành nghề đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
Để tăng cường thu hút đầu tư kinh doanh, tạo môi trường kinh doanhthông thoáng, minh bạch, công bằng cho các nhà đầu tư và thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số151/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quyđịnh về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của BộTài chính, trong đó có lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
Theo Luật Đầu tư, trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm có kinh doanhbảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm vàcung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.Tại mỗi ngành nghề này, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm có quy định vềđiều kiện kinh doanh Điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảohiểm được đặt ra với mục tiêu kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp bảo hiểm có khả năng ảnh hưởng lớn tới lợi ích công cộng, trật tự antoàn xã hội, qua đó góp phần giúp nhà nước điều tiết, định hướng phát triểnkinh tế khắc phục những hạn chế của thị trường
Năm 2019, để tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng caonăng lực cạnh tranh quốc gia thì nhiệm vụ cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanhcàng được chú trọng Tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2019 về nhiệm
vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toánngân sách nhà nước năm 2019; Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 vềtiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh
Trang 6doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đếnnăm 2021, Chính phủ tiếp tục yêu cầu các Bộ, ngành rà soát, trình Chính phủbãi bỏ, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh không rõ ràng, không cụ thể,không khả thi.
Theo đó, để đáp ứng yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủtrong tình hình mới thì ngay từ khi xây dựng, ban hành văn bản Quy phạmpháp luật về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm cầnphải có các nguyên tắc, các thức xác định điều kiện kinh doanh để quy địnhcho phù hợp Đồng thời, đối với việc đơn giản hóa điều kiện kinh doanh cũngcần có phương pháp, cách thức hợp lý, cũng như thay đổi phương thức quản
lý để bãi bỏ, cắt giảm những điều kiện kinh doanh không cần thiết, không hợp
lý, ảnh hưởng đến người dân và doanh nghiệp
Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu đề tài "Pháp luật về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam hiện nay” là cần thiết.
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Qua rà soát cũng có một số báo cáo, công trình nghiên cứu về vấn đề điều kiện đầu tư kinh doanh, ví dụ như:
- Vũ Thị Hiền (2014), “Thực trạng pháp luật về điều kiện kinh doanh ở Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ Luật học của Đại học Luật Hà Nội;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2014), “Báo cáo rà soát điều kiện kinh doanh và quyền tự do kinh doanh ở Việt Nam”, Báo cáo;
- CIEM (2017), “Báo cáo kinh doanh có điều kiện”, Báo cáo;
- Quách Ngọc Tuấn (2018), “Đánh giá thực trạng các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh và giải pháp hoàn thiện ”, Đề tài
- Nguyễn Thu Dung (2018), “Điều kiện kinh doanh - Những vấn đề lý luận
và thực tiễn”, Đề tài khoa học cấp cơ sở của Viện Nhà nước và Pháp luật
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2019), “Báo cáo dòng chảy pháp luật kinh doanh”, Báo cáo
Trang 7Vào thời điểm sau khi Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2014 được banhành, các nghiên cứu về điều kiện kinh doanh một lần nữa lại được giới khoa học
pháp lý quan tâm nghiên cứu với nhiều công trình đa dạng Tiêu biểu như “Báo
cáo rà soát điều kiện kinh doanh” của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam năm 2013-2014 nhằm phục vụ cho việc sửa đổi hai đạo luật nói trên Đây làkết quả điều tra khảo sát tương đối đầy đủ và toàn diện về các điều kiện kinhdoanh hiện hành và từ kết quả nghiên cứu này, một tinh thần kiên quyết làmminh bạch hóa và đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh đã được Nhà nước tiếpthu trong quá trình sửa đổi, bổ sung hai luật nêu trên Ngoài ra, nghiên cứu vềđiều kiện kinh doanh còn được thể hiện thông qua các công trình luận văn, luận
án Nhìn chung, các nghiên cứu về điều kiện đầu tư kinh doanh hầu hết đều lànhững nghiên cứu mang tính rà soát chung, tổng thể các ngành nghề kinh doanh
có điều kiện ở Việt Nam hiện nay mà chưa có nghiên cứu nào cụ thể về điều kiệnđầu tư kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, để chỉ ra những mặtđược, mặt hạn chế, tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật
về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam, nhằmcải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận vàthực tiễn pháp luật về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảohiểm tại Việt Nam, qua đó đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về điều kiệnkinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam hiện nay
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu nội hàm khái niệm về điều kiện kinh doanh, kinh doanh bảohiểm và làm rõ một số vấn đề lý luận pháp luật về điều kiện kinh doanh trong
lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành về điều kiện kinh 3
Trang 8doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm và thực tiễn tình hình thực hiệnpháp luật này ở Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định pháp luật hiện hành về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh
bảo hiểm ở Việt Nam hiện nay
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu pháp luật về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm từ năm 2000 (từ khi
Quốc hội ban hành Luật Kinh doanh bảo hiểm) đến năm 2019 và bối cảnhthực hiện pháp luật là ở Việt Nam
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết:
Phân tích và tổng hợp là phương pháp nghiên cứu các tài liệu, lý luận khácnhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đốitượng, sau đó tổng hợp lại từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tíchtạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng Phươngpháp phân tích và tổng hợp lý thuyết được sử dụng để nghiên cứu phần lý luậncủa đề tài
- Phương pháp so sánh và đối chiếu:
So sánh và đối chiếu là phương pháp nghiên cứu lấy một việc, một sự vật
có tính tương đồng để tìm ra điểm giống hoặc khác nhau, qua đó đánh giá mặtđược, mặt chưa được của nội dung phân tích Phương pháp này được sử dụng
để nghiên cứu quy định pháp lý với tình hình thực tế thực hiện
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết:
Phân loại và hệ thống hóa là phương pháp nghiên cứu sắp xếp các tài liệu
Trang 9khoa học theo từng mặt, từng đơn vị, từng vấn đề có cùng dấu hiệu bản chất,cùng một hướng phát triển, sau đó sắp xếp thành một hệ thống Phương phápphân loại và hệ thống hóa lý thuyết được sử dụng để nghiên cứu thực trạng của
đề tài
- Phương pháp giả thuyết:
Là phương pháp đưa ra các dự đoán về quy luật của đối tượng sau đó đichứng minh dự đoán đó là đúng Phương pháp này được sử dụng để đưa ra các
đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn đã hệ thống hóa, làm rõ hơn những vấn đề lý luận pháp luật vềđiều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
Bằng việc làm rõ thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn thực hiệnpháp luật về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm ở ViệtNam, luận văn chỉ ra những kết quả đạt được, những điểm còn hạn chế làm cơ
sở cho việc đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinhdoanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, góp phần cải thiện môi trường đầu
tư kinh doanh tại Việt Nam
Các kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệutham khảo cho các hoạt động học tập và nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo.Những đề xuất, kiến nghị mà luận văn nêu ra có giá trị tham khảo trong việchoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảohiểm ở Việt Nam hiện nay
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dungLuận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận pháp luật về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.
Trang 10Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về điều kiện kinh
doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh trong
lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam hiện nay
Trang 11Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN
KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH BẢO HIỂM
1.1 Lý luận về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
1.1.1 Khái quát về điều kiện kinh doanh
Điều kiện kinh doanh là một trong những vấn đề pháp lý quan trọng màhầu hết pháp luật các quốc gia trên thế giới đều quy định Nội dung điều kiệnkinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường kinh doanh cũng như sựphát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia Về mặt thuật ngữ, dường nhưkhông có sự thống nhất về “điều kiện kinh doanh” Theo từ điển Tiếng Việt,
“điều kiện” được hiểu là cái cần phải có để cho một cái khác có thể có hoặc
có thể xảy ra Hoặc cũng có thể hiểu “điều kiện” còn là điều nêu ra như mộtđòi hỏi trước khi thực hiện một công việc nào đó Còn “kinh doanh” là cáchoạt động đầu tư, sản xuất, mua bán, cung ứng dịch vụ do các chủ thể kinhdoanh tiến hành một cách độc lập, thường là mục đích tạo ra lợi nhuận Một
số ý kiến khác của các nhà nghiên cứu cho rằng “Điều kiện kinh doanh là mọi
sự can thiệp của cơ quan hành chính vào quyền tự do kinh doanh của ngườidân, thường được cụ thể hóa bằng những hành vi của nhân viên hành chính cóquyền chấp nhận, hạn chế hoặc khước từ việc đăng kí hoặc tổ chức nhữnghoạt động kinh doanh cụ thể” Trong đó, hành vi hành chính có thể biểu hiện
ở nhiều dạng thức khác nhau như thông qua một văn bản pháp quy ấn địnhnhững hạn chế cho người kinh doanh, thông qua hành vi cấp phép chấp thuậnhoặc từ chối của cơ quan hành chính, thông qua hành vi giám sát của cơ quanhành chính về việc tuân thủ điều kiện kinh doanh
Như vậy, theo cách hiểu thông thường, về bản chất điều kiện kinh doanh
là những yêu cầu, đòi hỏi của Nhà nước mà chủ thể kinh doanh phải có hay phảithực hiện trước khi tiến hành các hoạt động kinh doanh nhất định như sản
Trang 12xuất, phân phối, buôn bán, dịch vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận Vì vậy, vớitính chất là một hình thức can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh doanh,điều kiện kinh doanh sẽ được nhìn nhận với tính chất là công cụ quản lý củaNhà nước.
Ở Việt Nam, tại Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm
1990,
mặc dù không quy định trực tiếp về “điều kiện kinh doanh”, nhưng những yêucầu của Nhà nước đối với các chủ thể kinh doanh cũng đã tồn tại Ở thời kỳ này,trước khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, tổ chức hoặc cá nhân phải “xin phép”Nhà nước, thể hiện dưới hình thức “Giấy phép thành lập công ty” trước khi tiếnhành kinh doanh và Công ty có nghĩa vụ kinh doanh ngành nghề theo giấy phép
Có thể thấy, các quy định của pháp luật thời kỳ này thể hiện rõ quan điểm rằng,doanh nghiệp chỉ được kinh doanh những gì mà Nhà nước cho phép
Thuật ngữ “điều kiện kinh doanh” được sử dụng trong Luật Doanhnghiệp năm 1999 và gắn liền với nó là danh mục các ngành, nghề mà luật,pháp lệnh hoặc nghị định quy định phải có điều kiện Và tại Điều 5 Nghị định
số 03/2000/NĐ-CP ngày 03/2/2000 hướng dẫn thi hành một số điều của LuậtDoanh nghiệp năm 1999, danh mục các ngành, nghề mà luật, pháp lệnh hoặcnghị định quy định phải có điều kiện được gọi là “Ngành, nghề kinh doanh cóđiều kiện” Đây cũng là lần đầu tiên thuật ngữ “Ngành, nghề kinh doanh cóđiều kiện” được quy định tại một văn bản quy phạm pháp luật
Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp năm 1999 chưa có quy định tiêu chí xácđịnh điều kiện kinh doanh mà được thể hiện dưới hình thức là “Giấy phép kinhdoanh” hoặc là các quy định pháp luật khác như “có đủ điều kiện kinh doanhtheo quy định” Đối với các điều kiện kinh doanh phải có giấy phép, doanhnghiệp chỉ được thực hiện kinh doanh sau khi có giấy phép Đối với các điềukiện kinh doanh không cần phép, doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành,nghề đó kể từ khi có đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định và cam kết thựchiện đúng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh Theo đó,
Trang 13Luật Doanh nghiệp năm 1999 xác định rõ chỉ có Quốc hội (ban hành Luật),
Ủy ban Thường vụ Quốc hội (ban hành Pháp lệnh), Chính phủ (ban hànhNghị định) mới có thẩm quyền quy định ngành, nghề cấm kinh doanh, ngànhnghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh đối với ngành, nghề đó.Các Bộ, Ủy ban nhân dân không được quyền ban hành quy định về cấm vàkinh doanh có điều kiện
Tại Điều 7 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định: “Điều kiện đầu tư kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.” Tuy nhiên, cách giải thích về điều kiện kinh doanh tại Luật Doanh
nghiệp năm 2005 mới chỉ trên cơ sở liệt kê các hình thức pháp lý mà chưa nêuđược bản chất của điều kiện kinh doanh Luật Doanh nghiệp năm 2005 cũngquy định cụ thể trách nhiệm của Chính phủ trong việc đánh giá, rà soát lại cácđiều kiện kinh doanh để từ đó bãi bỏ hoặc kiến nghị bãi bỏ các điều kiệnkhông còn phù hợp, sửa đổi các điều kiện kinh doanh không còn hợp lý; banhành hoặc kiến nghị ban hành điều kiện kinh doanh mới Đồng thời, LuậtDoanh nghiệp năm 2005 cũng quy định cấm việc các Bộ, cơ quan ngang Bộ,Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp quy định về ngành, nghề kinhdoanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh
Tại Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Luật Đầu tư năm 2014: Điểm mớiquan trọng của Luật Doanh nghiệp năm 2014 là điều kiện kinh doanh vàngành, nghề kinh doanh có điều kiện đã được chuyển sang phạm vi điều chỉnhcủa Luật Đầu tư năm 2014 và thuật ngữ “điều kiện kinh doanh” được thay thếbằng thuật ngữ “điều kiện đầu tư kinh doanh” và thuật ngữ “ngành, nghề kinhdoanh có điều kiện” được thay thế bằng thuật ngữ “ngành, nghề đầu tư kinhdoanh có điều kiện”
Trang 14Luật Đầu tư năm 2014 quy đinh: “ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều
kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự,
an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” Đồng thời, khoản 4
Điều 7 Luật Đầu tư năm 2014 cũng giải thích: “Điều kiện đầu tư kinh doanh
phải được quy định phù hợp với mục tiêu quy định tại khoản 1 Điều này và phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư” Thuật ngữ “điều kiện đầu tư kinh doanh” chỉ được giải thích
mang tính viện dẫn tại Nghị định số 118/2015/NĐ-CP, theo đó, điều kiện đầu tư
kinh doanh là “điều kiện mà cá nhân, tổ chức phải đáp ứng theo quy định của
luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế về đầu tư khi thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh trong các ngành, nghề quy định tại Phụ lục
4 Luật Đầu tư”.
Có thể thấy, mặc dù Luật Đầu tư năm 2014 không trực tiếp đưa ra cáchgiải thích về điều kiện đầu tư kinh doanh, nhưng bằng các quy định về ngành,nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và cách thức xây dựng, ban hành mộtđiều kiện đầu tư kinh doanh, các quy định đã cho thấy khái niệm chung nhất
về “điều kiện đầu tư kinh doanh” Theo đó, có thể hiểu là các yêu cầu mà Nhànước đặt ra vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạođức xã hội, sức khỏe cộng đồng mà doanh nghiệp buộc phải tuân thủ trongquá trình thực hiện hoạt động đầu tư và kinh doanh của mình Các quy địnhnày đã phần nào làm rõ được mục tiêu cũng như các yêu cầu cần có của quátrình xây dựng và ban hành một điều kiện đầu tư kinh doanh
Luật Đầu tư năm 2014 đã kế thừa Luật Doanh nghiệp năm 1999 khi quyđịnh về hai hình thức của các điều kiện đầu tư kinh doanh gồm điều kiện đầu tưkinh doanh phải có một văn bản chấp thuận nào đó của Nhà nước và các điềukiện đầu tư kinh doanh không cần phải có văn bản chấp thuận mà chỉ cần tuânthủ các quy định hiện hành [7, tr.12-13] Đồng thời, doanh nghiệp phải đáp
Trang 15ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh trước thời điểm bắt đầu hoạt động kinhdoanh và phải duy trì điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạtđộng Nói cách khác, các điều kiện kinh doanh là các yêu cầu của Nhà nước
mà doanh nghiệp phải duy trì từ lúc bắt đầu kinh doanh và trong suốt quátrình hoạt động kinh doanh của mình
Như vậy, từ các góc độ tiếp cận nêu trên, có thể hiểu, điều kiện kinhdoanh là những yêu cầu mang tính bắt buộc của Nhà nước áp dụng đối vớimột hoạt động kinh doanh cụ thể nhằm mục đích bảo đảm quốc phòng, anninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng
1.1.2 Khái quát về kinh doanh bảo hiểm
Nhu cầu an toàn đối với các cá nhân và tổ chức trong xã hội là vĩnh cửu.Lúc nào con người cũng tìm cách để bảo vệ chính bản thân và tài sản của mìnhtrước những bất hạnh của số phận và những biến cố bất ngờ xảy ra trong sản xuấtkinh doanh Ngay từ thời cổ đại đã xuất hiện các tổ chức gần giống với bảohiểm, chẳng hạn người Ba-Bi-Lon đã đưa ra những quy tắc tổ chức phương tiệnvận tải bằng xe kéo để phân chia các thiệt hại do mất cắp và bị cướp cho cácthương gia cùng gánh chịu Hoặc vào thế kỷ thứ V trước công nguyên, Pê-Ri-Gex đã tổ chức Hội đoàn tương hỗ nhằm trợ giúp cho các thành viên và gia đìnhcủa họ trong các trường hợp bị tử vong, ốm đau, bệnh tật hay hoả hoạn
Sang thời Trung cổ, các quy tắc về bảo hiểm hàng hải đã bắt đầu được hìnhthành, song phải đến năm 1347 bản hợp đồng bảo hiểm đầu tiên mới được kýkết tại Gênes Và cũng chính tại Gênes năm 1424, công ty bảo hiểm hàng hảiđầu tiên đã ra đời, đánh dấu sự phát triển của ngành bảo hiểm và sự ra đờihoạt động kinh doanh bảo hiểm Hoạt động kinh doanh bảo hiểm phát triểnmạnh mẽ nhất từ cuối thế kỷ XVII và đến nay nó đã trở thành một lĩnh vựckinh doanh đặc biệt, phổ biến ở tất cả các quốc gia trên thế giới
Từ bản chất của kinh doanh bảo hiểm nêu trên, đề tài nhận định kinh doanh
Trang 16bảo hiểm có các đặc điểm sau đây:
Mục đích kinh tế của Kinh doanh bảo hiểm là lợi nhuận, đây là mụcđích chính mà các doanh nghiệp bảo hiểm hướng tới Chỉ có thu được lợinhuận doanh nghiệp bảo hiểm mới có thể tồn tại và phát triển được trong điềukiện kinh tế thị trường
Thực chất của hoạt động kinh doanh bảo hiểm là các doanh nghiệp bảohiểm chấp nhận rủi ro mà bên tham gia bảo hiểm chuyển giao cho họ, đồngthời chấp nhận trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường cho bên tham gia khi có các
sự kiện bảo hiểm xảy ra Đổi lại doanh nghiệp sẽ thu được phí bảo hiểm đểhình thành quỹ dự trữ, bồi thường, trang trải các khoản chi phí có liên quan và
có lãi
Phạm vi mà doanh nghiệp bảo hiểm xác định và lựa chọn là các rủi ro
mà doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm, có thể là các rủi ro xảy ratrong tương lai (có nghĩa là nó chưa xảy ra); Rủi ro có tính chất bấp bênh (cónghĩa là xảy ra ngẫu nhiên hoặc có chắc chắn xảy ra thì cũng không biết trướcđược thời điểm); Rủi ro không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của ngườiđược bảo hiểm; Các rủi ro không thuộc phạm vi cấm của pháp luật…
Như vậy, có thể hiểu Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanhnghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểmchấp nhận rủi ro của bên mua bảo hiểm, trên cơ sở bên mua đóng phí bảohiểm để doanh nghiệp trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thườngcho bên mua bảo hiểm khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra
Vai trò của bảo hiểm đối với nền kinh tế rất quan trọng thể hiện trên cácmặt: Góp phần ổn định kinh tế vĩ mô (bằng kết quả hoạt động góp phần thúc đẩythị trường bảo hiểm tăng trưởng và đóng góp cho ngân sách nhà nước); Gópphần hỗ trợ chính sách an sinh xã hội (sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm dân
Trang 17sự xe cơ giới, bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm thiên tai), góp phần bảo vệ tàichính, đảm bảo môi trường đầu tư lành mạnh, ổn định (tư vấn cho khách hàngđánh giá rủi ro, tham gia bảo hiểm, bảo vệ tài chính, tài sản của mình giúp ổnđịnh hoạt động sản xuất kinh doanh); góp phần đảm bảo an ninh kinh tế, anninh chính trị (đồng hành cùng cơ quan quản lý xây dựng các chính sách bảohiểm mang tính xã hội); thúc đẩy hợp tác kinh tế quốc tế (kết nối thị trườngbảo hiểm Việt Nam và thị trường quốc tế).
1.1.3 Khái quát về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
1.1.3.1 Khái niệm về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiệnnhiều điều kiện ở những mức độ khác nhau phụ thuộc vào quy mô, tính chấtcủa hoạt động kinh doanh Trong đó, có những điều kiện đặt ra bởi chính nhucầu kinh doanh của doanh nghiệp, có những điều kiện kinh doanh đặt ra docác yếu tố khác như cơ chế thị trường, đối tác kinh doanh hay đối thủ cạnhtranh của doanh nghiệp Các điều kiện này có thể được ghi nhận trong hợpđồng kinh doanh, văn bản thỏa thuận với đối tác của doanh nghiệp Các điềukiện này có được đáp ứng hay không và ở mức độ nào đều phụ thuộc vào ýchí chủ quan của doanh nghiệp
Khác với những điều kiện trên, có những điều kiện bắt buộc doanh nghiệpbảo hiểm phải đáp ứng khi tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể mà không phụthuộc vào ý chí chủ quan của doanh nghiệp, đó là điều kiện kinh doanh , Nhànước là chủ thể duy nhất có thẩm quyền đặt ra những điều kiện này
Như vậy, có thể hiểu điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảohiểm là điều kiện mà cá nhân, tổ chức phải đáp ứng theo quy định của luật, nghịđịnh và điều ước quốc tế về đầu tư khi thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh
Trang 18trong các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực kinh doanh bảohiểm.
1.1.3.2 Mục đích của việc đặt ra điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
Hiện nay, lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm có điều kiện kinh doanh quyđịnh tại các ngành nghề: kinh doanh bảo hiểm; kinh doanh tái bảo hiểm; môigiới bảo hiểm; đại lý bảo hiểm và cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm
Nhà nước đặt ra điều kiện kinh doanh không phải để hạn chế quyền tự
do kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm mà để thực thi trách nhiệm củamình trong việc bảo vệ những lợi ích mà Nhà nước quan tâm, bao gồm lợi íchcủa bên mua bảo hiểm (người tiêu dùng) và lợi ích của Nhà nước (bảo đảm anninh, trật tự xã hội, đạo đức, sức khỏe cộng đồng) Như vậy, bản thân các điềukiện kinh doanh không phải mục tiêu mà Nhà nước hướng tới, chúng chỉ lànhững phương tiện để đạt được lợi ích mà Nhà nước mong muốn Ví dụ, khiNhà nước yêu cầu đại lý bảo hiểm phải có người có chứng chỉ đại lý bảo hiểm
do cơ sở đào tạo được Bộ Tài chính chấp thuận cấp thì mới được tư vấn bảohiểm cho khách hàng thì cái Nhà nước mong muốn không phải là cơ sở đó cóngười có chứng chỉ đại lý bảo hiểm mà chính là việc người dân được hưởngdịch vụ tư vấn bảo hiểm bởi người có tay nghề chuyên môn cao được đào tạo
về bảo hiểm để tư vấn cho khách hàng đúng về sản phẩm bảo hiểm, lợi ích khitham gia dịch vụ này
Bảo hiểm là ngành nghề mà sự tiêu dùng nó có thể gây ra những rủi ronhất định cho người sử dụng, xuất phát từ bản chất của bảo hiểm là kinhdoanh sự kiện có thể xảy ra hoặc không xảy ra trong tương lai (như tai nạn,hỏa hoạn…) nên người gánh chịu rủi ro nhiều hơn bao giờ cũng là người tiêudùng Vì thế, trong trường hợp này, Nhà nước buộc phải can thiệp vào để cảithiện tình trạng bất cân xứng giữa hai bên bằng cách đưa ra các yêu cầu đểgiảm thiểu tính rủi ro mà các doanh nghiệp bảo hiểm buộc phải tuân thủ
Trang 191.1.3.3 Đặc điểm của điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
Thứ nhất, điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm là yêu
cầu được đặt ra bởi Quốc hội và Chính phủ được quy định trong văn bản quyphạm pháp luật là Luật Kinh doanh bảo hiểm và Nghị định số 73/2016/NĐ-CP,Nghị định 151/2018/NĐ-CP và Nghị định số 80/2019/NĐ-CP
Theo Luật Đầu tư năm 2014, chủ thể có thẩm quyền quy định về điềukiện kinh doanh chỉ gồm Quốc hội, Chính phủ, dưới hình thức văn bản tươngứng là luật, pháp lệnh, nghị định Các quy định về điều kiện kinh doanh dochủ thể khác ban hành dưới các hình thức văn bản khác đều không có hiệu lựcthi hành Như vậy, không phải mọi yêu cầu, đòi hỏi đặt ra trong hoạt độngkinh doanh đều là điều kiện kinh doanh Chỉ những điều kiện được được banhành đúng chủ thể và hình thức văn bản quy phạm pháp luật mới được coi làđiều kiện kinh doanh và có hiệu lực bắt buộc đối với chủ thể kinh doanh Đây
là đặc điểm mang tính pháp lý của điều kiện kinh doanh và phân biệt điềukiện kinh doanh theo định nghĩa trên với các điều kiện thông thường khác
Thứ hai, điều kiện kinh doanh là cơ sở để Bộ Tài chính quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm và các tổ chức, cá nhân có liên
quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm, giới hạn quyền tự do kinh doanhcủa chủ thể kinh doanh
Tự do kinh doanh là một trong những quyền hiến định của công dân
Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.” Tuy nhiên, đối với
một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực kinh doanh bảohiểm có ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe củacộng đồng thì phải đáp ứng một số điều kiện do Nhà nước đặt ra khi tiến hànhhoạt động kinh doanh
Trang 20Điều kiện kinh doanh là cơ sở pháp lý quan trọng để Nhà nước quản lýhoạt động kinh doanh bảo hiểm Căn cứ vào các nội dung của điều kiện kinhdoanh trong ngành nghề cụ thể, cơ quan có thẩm quyền có thể cấp phép hoặckhông cấp phép kinh doanh cho doanh nghiệp hoặc kiểm tra, giám sát toàn bộhoạt động kinh doanh, bảo đảm hoạt động đó tuân thủ đúng các điều kiện, yêucầu theo quy định.
Thứ ba, điều kiện kinh doanh gắn liền với một số ngành nghề, lĩnh vực
kinh doanh bảo hiểm nhất định
Nhà nước chỉ đặt ra điều kiện kinh doanh trong một số ngành nghề, lĩnhvực kinh doanh bảo hiểm nhất định nhằm mục tiêu bảo vệ lợi ích công cộngnhất định Xuất phát từ mục đích này, điều kiện kinh doanh chỉ áp dụng trongphạm vi một số ngành nghề nhất định mà không đặt ra với tất cả ngành nghềkinh doanh bảo hiểm Điều kiện kinh doanh được quy định trong chính vănbản pháp luật quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Thứ tư, điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm là một trong những biện pháp điều tiết nền kinh tế thị trường nhằm bảo vệ quyền
và lợi ích chính đáng của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm; duy trì sựcông bằng, an toàn và ổn định của thị trường bảo hiểm đạt mục đích kinh tế -
xã hội nhất định
Việc quy định về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảohiểm có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp bảo hiểm, đồng thời cũng là cơ sở quan trọng để Nhà nước thực hiệnquản lý các hoạt động kinh doanh và bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng củacác tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm
Tại một số nước cũng coi việc quy định điều kiện kinh doanh là mộttrong những biện pháp để điều tiết nền kinh tế thị trường nhằm đạt mục đíchkinh tế - xã hội nhất định Song song với đó, điều kiện kinh doanh cũng nhằm
Trang 21bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và bảo vệ lợi ích cộng đồng, đảmbảo trật tự, an toàn xã hội.
Như tại Trung Quốc [8, tr9-10], các quy định về điều kiện kinh doanhđược quan tâm rất sát sao và đưa ra nhiều quy định phù hợp với điều kiệnkinh tế xã hội, thể hiện tại các đạo Luật có hiệu lực cao như: Luật Công tynăm 2005, Luật Cấp phép kinh doanh năm 2004 và các đạo luật chuyên ngànhkhác Nhìn chung các điều kiện kinh doanh được thể hiện ở hình thức văn bảnchấp thuận hay điều kiện kinh doanh Doanh nghiệp Trung Quốc luôn phảibảo đảm duy trì đầy đủ điều kiện kinh doanh cả trước thành lập doanh nghiệp
và sau khi doanh nghiệp đi vào hoạt động; trong đó, trước tiên là điều kiện vềtên doanh nghiệp được Cục quản lý Công nghiệp và Thương mại địa phương(AIC) chấp thuận tên thì chủ thể kinh doanh đó mới được tiến hành các hoạtđộng đăng ký kinh doanh tiếp theo, và điều kiện về vốn pháp định theo từngloại hình công ty TNHH 1 thành viên/2 thành viên trở lên hoặc công ty cổphần và được ngân hàng xác nhận về số vốn góp Nếu việc góp vốn ban đầukhông bằng tiền mặt, mà bằng tài sản thì chủ thể góp vốn phải thực hiệnchuyển quyền sở hữu tài sản cho công ty và giá trị tài sản phải được thẩmđịnh một cách hợp pháp hoặc phải có báo cáo thẩm tra vốn từ cơ quan kiểmtoán Đây là tài liệu bắt buộc trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp Vốn phápđịnh ở Trung Quốc không nhất thiết phải góp đủ ở thời điểm đăng ký doanhnghiệp mà có thời gian tối đa để thực hiện việc góp vốn này
Khi thực hiện hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp trong một số trườnghợp nhất định phải xin phép hoạt động với cơ quan chuyên ngành quản lý lĩnhvực mà doanh nghiệp đó kinh doanh Đầu tiên phải kể đến hệ thống cấp phép,bao gồm:
- Giấy phép kinh doanh tạm thời: Đây là giấy phép do cơ quan có thẩmquyền cấp trong thời gian doanh nghiệp chờ đợi góp đầy đủ vốn pháp định.Vốn pháp định được góp đầy đủ theo quy định của cơ quan có thẩm quyền,
Trang 22khi doanh nghiệp đã đủ vốn pháp định, thời gian ở Giấy phép kinh doanh sẽđược điều chỉnh theo thời gian hoạt động thực tế của doanh nghiệp.
- Giấy phép kinh doanh bắt buộc: Đây là yêu cầu bắt buộc phải có ởTrung Quốc gắn liền với một số ngành nghề nhất định như: xuất nhập khẩu,sản xuất, kinh doanh thuốc, khám chữa bệnh… Thông thường mục đích củaviệc cấp Giấy phép kinh doanh là để chứng nhận doanh nghiệp được thành lậphợp pháp, quy định thời gian được phép kinh doanh, phạm vi kinh doanh củadoanh nghiệp Theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu, việc cấp Giấy phépkinh doanh ở Trung Quốc rất phức tạp, cần đáp ứng rất nhiều yêu cầu và đốivới các nhà đầu tư nước ngoài việc cấp phép kinh doanh sẽ khó khăn hơn nhàđầu tư trong nước Ngoài ra, khi thực hiện hoạt động kinh doanh, doanhnghiệp ở Trung Quốc còn phải thông qua nhiều sự chấp thuận khác của cơquan có thẩm quyền
Thứ năm, doanh nghiệp bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh
Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được phép kinh doanh khi đã đáp ứng đủcác điều kiện theo quy định của pháp luật Tuy nhiên, các điều kiện này còn
có hiệu lực áp dụng trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của chủ thểkinh doanh và được bảo đảm bằng cơ chế hậu kiểm của cơ quan quản lý nhànước Chủ thể kinh doanh không đáp ứng các điều kiện trong quá trình kinhdoanh sẽ bị coi là kinh doanh trái pháp luật và bị xử phạt theo quy định Trongquá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm phải duy trì vốn chủ sở hữu luôncao hơn vốn pháp định và phải thực hiện thủ tục bổ sung vốn trong vòng 06tháng nếu thấp hơn vốn pháp định (Điều 49, 50 Nghị định 73/2016/NĐ-CP).Quy định như vậy mới có thể bảo đảm mục tiêu quản lý của nhà nước, hạnchế ảnh hưởng tiêu cực có thể gây ra từ hoạt động kinh doanh khi đặt ra điềukiện kinh doanh đối với ngành nghề nhất định
Trang 231.1.3.4 Vai trò của điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
Vai trò của các quy định về điều kiện kinh doanh thể hiện ở nhữngphương diện sau:
Thứ nhất, các quy định về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh
doanh bảo hiểm được đặt ra với mục tiêu kiểm soát hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trong những ngành nghề có khả năng ảnhhưởng lớn tới lợi ích công cộng, trật tự an toàn xã hội qua đó góp phần bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và giúp nhànước điều tiết, định hướng phát triển nền kinh tế khắc phục những hạn chếcủa thị trường
Cơ chế kinh tế thị trường đã phát huy quyền tự chủ, sáng tạo trongkinh doanh của người dân, thúc đẩy sản xuất phát triển Tuy nhiên, bất kỳ nềnkinh tế thị trường ở nước nào cũng tồn tại những mặt hạn chế đặc biệt là việccác doanh nghiệp bảo hiểm chạy theo lợi nhuận mà có thể vượt qua nhữnggiới hạn về đạo đức kinh doanh, vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng nghiêmtrọng đến lợi ích, trật tự công cộng
Để khắc phục tình trạng trên, chỉ có Nhà nước mới là chủ thể có đủ thẩmquyền để quản lý, phát triển kinh tế theo định hướng của mình Theo đó, nhànước sẽ can thiệp để hạn chế tới mức thấp nhất những khuyết tật có thể xảy ratrong nền kinh tế thị trường Nhà nước hướng các doanh nghiệp bảo hiểm sảnxuất – kinh doanh theo định hướng Nhà nước đã chọn Để thực hiện vai trò quản
lý, nhà nước cần có những công cụ thích hợp tác động vào hoạt động kinh doanhtrong đó có việc quy định những điều kiện kinh doanh So sánh với các công cụkhác trong quá trình quản lý của nhà nước hiện nay như cơ chế, chính sách, biệnpháp kinh tế thì chưa có công cụ quản lý kinh tế nào ưu việt hơn để thay thế hệthống quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện bằng các điều kiện kinhdoanh ở Việt Nam cũng như hầu hết các nước trên thế giới
Trang 24Thứ hai, đối với Nhà nước, quy định về điều kiện kinh doanh trong lĩnh
vực kinh doanh bảo hiểm là công cụ pháp lý để điều tiết có hiệu quả hoạt động
kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường, bảo đảm hài hòa giữaquyền tự do của chủ thể kinh doanh và các quyền lợi ích của chủ thể khác
Trong giai đoạn trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh, Nhà nướcquản lý, kiểm soát đối với thể hiện bằng việc cho phép cá nhân, tổ chức đượctiến hành kinh doanh nhằm mục đích bảo vệ lợi ích và trật tự công cộng.Thông qua việc cấp phép và xác nhận các điều kiện kinh doanh, nhà nước cóđiều kiện và cơ sở để thẩm tra kỹ lưỡng việc cá nhân, tổ chức thực hiện hoạtđộng kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm Quá trình thẩm tra này
là cần thiết cho việc thực hiện vai trò quản lý của nhà nước, bảo vệ lợi íchcông cộng và lợi ích doanh nghiệp Trường hợp không đáp ứng đủ điều kiện,Nhà nước không cấp phép hoặc rút giấy phép
Trong quá trình doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành hoạt động kinhdoanh, điều kiện kinh doanh là căn cứ để nhà nước tiến hành kiểm tra việcdoanh nghiệp thực hiện và duy trì các điều kiện kinh doanh sau cấp phép.Trong trường hợp có vi phạm nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp, hình thứcchế tài theo quy định pháp luật đối với chủ thể kinh doanh
Thứ ba, đối với chủ thể kinh doanh, điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm là cơ sở pháp lý để doanh nghiệp bảo hiểm tiến
hành một hoặc một số hoạt động kinh doanh nhất định (bị hạn chế kinhdoanh) Việc quy định một cách minh bạch rõ ràng những điều kiện kinhdoanh đối với những ngành, nghề kinh doanh bảo hiểm không chỉ thể hiện sựhạn chế quyền tự do kinh doanh mà nó còn là cơ chế bảo đảm thực hiện tối đaquyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, vì căn cứ vào đó họ có thể biết họđược làm gì, không được làm gì và trong điều kiện nào
Các quy định về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảohiểm góp phần kiểm soát và hạn chế độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh
Trang 25Đây là cơ sở để quyền tự do kinh doanh của các tổ chức, cá nhân được đảmbảo Hơn nữa, việc quy định rõ ràng về điều kiện kinh doanh trong các ngànhnghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm còn giúpchủ thể kinh doanh thực hiện tối đa quyền tự do kinh doanh của mình theonguyên tắc “được làm những gì mà pháp luật không cấm”, góp phần tạo môitrường kinh doanh ổn định, lành mạnh cho các chủ thể kinh doanh.
Thứ tư, đối với xã hội, thông qua các điều kiện kinh doanh nhà nước hạn chế tối đa nguy cơ gây ảnh hưởng tới các lợi ích chung của xã hội khi tiến
hành những hoạt động kinh doanh, ví dụ như hoạt động của doanh nghiệp bảohiểm có khả năng ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế xã hội, đến đời sống củanhiều cá nhân có điều kiện về tài chính (vốn pháp định) để bảo đảm chủ thểkinh doanh có thể giải quyết hậu quả khi rủi ro xảy ra
Có thể khẳng định, các quy định về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vựckinh doanh bảo hiểm có vai trò quan trọngkhông chỉ có ý nghĩa đối với nhànước mà còn đối với chính hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm và các chủthể khác trong xã hội
1.2 Lý luận pháp luật về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
1.2.1 Khái niệm pháp luật về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
Pháp luật về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành quy định các yêucầu mang tính bắt buộc áp dụng đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư quy định: “Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”
Trang 26Danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theoLuật Đầu tư năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danhmục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư năm 2016được tập hợp, thống kê từ các quy định tại nhiều văn bản pháp luật có liên quan
về điều kiện kinh doanh Theo đó, Danh mục này bao gồm 243 ngành, nghề đầu
tư kinh doanh có điều kiện và được sắp xếp thứ tự theo nguyên tắc nhóm cácngành, nghề thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý của từng Bộ, ngành
Quy định pháp lý hiện hành thì tại khoản 7 Điều 2 Nghị định số118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Đầu tư quy định: “Điều kiện đầu tư kinh doanh là điều kiện mà cá nhân,
tổ chức phải đáp ứng theo quy định của luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế về đầu tư khi thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh trong các ngành, nghề quy định tại Phụ lục 4 Luật Đầu tư”
Tại Khoản 1 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định: “Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.”
Bộ Tài chính cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệpbảo hiểm theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và các quy định kháccủa pháp luật có liên quan Việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động chodoanh nghiệp bảo hiểm phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch định hướngphát triển thị trường bảo hiểm, thị trường tài chính của Việt Nam
Theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014, trong lĩnh vực kinh doanh bảohiểm có 05 ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong tổng số 267 ngành nghềkinh doanh có điều kiện là: kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, kinh
Trang 27doanh môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm và kinh doanh đào tạo đại lý bảohiểm.
Ngày 22/11/2016, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6
và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện củaLuật đầu tư Theo đó đã giảm số ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
từ 267 ngành nghề xuống còn 243 ngành nghề Đối với các ngành nghề đầu tưkinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, Luật này đã bỏ
01 ngành nghề là: “Kinh doanh đào tạo đại lý bảo hiểm” Việc bỏ ngành nghềnày xuất phát từ lý do đây không phải là ngành nghề kinh doanh độc lập màphái sinh trên cơ sở ngành nghề kinh doanh khác Quy định về tiêu chí đểthực hiện các hoạt động trên không phải là điều kiện đầu tư kinh doanh mà làtiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật mà tổ chức cần đáp ứng khi cung cấp dịch vụđào tạo đại lý bảo hiểm
Ngày 14/6/2019, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật sở hữu trí tuệ Trong đó, quy định
bổ sung thêm 01 ngành nghề kinh doanh có điều kiện, và các điều kiện kinh
doanh của ngành nghề “Dịch vụ phụ trợ bảo hiểm bao gồm tư vấn bảo hiểm, đánh giá rủi ro bảo hiểm, tính toán bảo hiểm, giám định tổn thất bảo hiểm,
hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm.”.
Ngày 17/6/2020, Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư thay thế cho LuậtĐầu tư năm 2014 Theo đó, đối với Danh mục ngành nghề kinh doanh có điềukiện trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm đã gộp ngành nghề Phụ trợ bảo hiểm
và môi giới bảo hiểm thành: Môi giới bảo hiểm, phụ trợ bảo hiểm
Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của Bộ Tài chính, đối với lĩnh vựckinh doanh bảo hiểm, đến Luật Đầu tư năm 2020 có 04 ngành nghề đầu tư kinhdoanh có điều kiện bao gồm: (1) Kinh doanh bảo hiểm; (2) Kinh doanh tái bảohiểm; (3) Môi giới bảo hiểm, hoạt động phụ trợ bảo hiểm; (4) Đại lý bảo hiểm
Trang 28Như vậy, Luật Đầu tư xác định 04 ngành nghề kinh doanh có điều kiệntrong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, theo đó Nhà nước đặt ra các điều kiệnkinh doanh để tổ chức, cá nhân hoạt động trong những ngành nghề này phảiđáp ứng điều kiện khi thành lập và hoạt động cũng như doanh nghiệp bảohiểm khi hoạt động phải luôn duy trì các điều kiện này theo quy định tại LuậtKinh doanh bảo hiểm và văn bản hướng dẫn.
1.2.2 Cấu trúc pháp luật về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh
doanh
Song song với 04 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong lĩnhvực kinh doanh bảo hiểm thì điều kiện đầu tư kinh doanh được quy định cụthể tại: Luật Kinh doanh bảo hiểm, Nghị định số 73/2016/NĐ-CP, Nghị định
số 151/2018/NĐ-CP, Nghị định số 80/2019/NĐ-CP và chia thành:
- Điều kiện cấp phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm,doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanhnghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam;
- Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm;
- Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân hoạt động phụ trợ bảo hiểm
* Theo quy định, các điều kiện kinh doanh để Bộ Tài chính cấp giấyphép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môigiới bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm và chi nhánh doanh nghiệp bảohiểm phi nhân thọ nước ngoài, tập trung vào các nhóm điều kiện sau:
- Điều kiện về cổ đông, thành viên góp vốn: Hoạt động kinh doanh củacác chủ thể kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm tác động trực tiếpđến trật tự an toàn xã hội và ảnh hưởng sâu, rộng đến quyền, lợi ích của rấtnhiều tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, vì vậy cần thiết quy định điều kiện
về chủ thể kinh doanh như:
+ Có năng lực tài chính nhất định để kinh doanh trong lĩnh vực này, tổ
chức, cá nhân tham gia góp vốn phải góp vốn bằng tiền và không được sử dụng
Trang 29vốn vay, vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn; Tổchức tham gia góp vốn từ 10% vốn điều lệ trở lên phải hoạt động kinh doanh cólãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
+ Có kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng, đây làngành nghề kinh doanh có yêu cầu kỹ thuật cao nên chủ thể kinh doanh màchưa có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này khó có thể kinh doanhđược nên phải đặt ra chủ thể kinh doanh phải có kinh nghiệm trong lĩnh vựcbảo hiểm, tài chính, ngân hàng
- Điều kiện về doanh nghiệp bảo hiểm cần phải đáp ứng để được cấp phép thành lập và hoạt động:
+ Có vốn điều lệ góp không thấp hơn mức vốn pháp định: Theo quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải đáp ứng quy định vốn pháp
định, trong đó mức vốn pháp định phân loại theo loại hình doanh nghiệp: doanh
nghiệp bảo hiểm nhân thọ: từ 600 tỷ đồng, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ: từ
300 tỷ đồng, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm: từ 4 tỷ đồng
+ Có loại hình doanh nghiệp phù hợp quy định pháp luật: Ở ngành,nghề kinh doanh bảo hiểm; kinh doanh tái bảo hiểm; môi giới bảo hiểm điềukiện kinh doanh thể hiện bằng yêu cầu chủ thể hoạt động kinh doanh phảiđược tổ chức theo một loại hình nhất định Yêu cầu của chủ thể kinh doanh là
“phải là doanh nghiệp” (để đảm bảo là một tổ chức có tên riêng, có tài sản, cótrụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định củapháp luật nhằm mục đích kinh doanh)
+ Có nhân sự đáp ứng tiêu chuẩn: là những điều kiện đối với các chứcdanh quản trị điều hành doanh nghiệp Lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm đòi hỏi
người quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh phải có kiến thức, trình độ nhấtđịnh về bảo hiểm; có ý thức tuân thủ pháp luật Điều kiện này được đặt ra tronglĩnh vực kinh doanh bảo hiểm vì chất lượng nhân lực tham gia quá trình kinhdoanh sẽ quyết định chất lượng sản phẩm bảo hiểm, dịch vụ cung cấp cho khách
Trang 30hàng, từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe, đạo đức, trật tự an toàn xã hội Yêu cầu
về nhân sự trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm được thể hiện qua một số hìnhthức như: yêu cầu về trình độ, chuyên môn, kinh nghiệm quản lý của Chủtịch, Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng bộ phận nghiệp vụ
+ Có Điều lệ, quy chế hoạt động đáp ứng quy định pháp luật: Điều kiệnnày được áp dụng đối với ngành nghề kinh doanh bảo hiểm vì pháp luật kinhdoanh bảo hiểm quy định cụ thể về cách thức tổ chức, hoạt động kinh doanh đểđảm bảo hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm tuân thủ quy định pháp luật
* Theo quy định, đối với điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm:
Điều kiện về cá nhân làm đại lý bảo hiểm: Là công dân Việt Nam thườngtrú tại Việt Nam; Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ vàphải có Chứng chỉ đại lý bảo hiểm do cơ sở đào tạo được Bộ Tài chính chấpthuận cấp
Điều kiện đối với Tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điềukiện sau đây: Là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp và có nhânviên trong tổ chức đáp ứng điều kiện như cá nhân làm đại lý bảo hiểm
Trong đó, đối với ngành nghề này, cá nhân chỉ được làm đại lý bảo hiểmkhi đáp ứng điều kiện về chứng chỉ đại lý bảo hiểm do cơ sở đào tạo được BộTài chính chấp thuận cấp Việc thi và cấp chứng chỉ đại lý bảo hiện thực hiệntheo quy định tại Thông tư số 125/2018/TT-BTC, cơ sở đào tạo đăng ký kếhoạch thi chứng chỉ đại lý bảo hiểm với Bộ Tài chính, căn cứ Quyết định phêduyệt kết quả thi của Bộ Tài chính, cơ sở đào tạo cấp chứng chỉ đại lý bảohiểm cho thí sinh thi đỗ kỳ thi chứng chỉ đại lý bảo hiểm
* Theo quy định, đối với điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm:Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định tổ chức, cá nhân hoạt động trong ngànhnghề này phải đáp ứng điều kiện về văn bằng, chứng chỉ, tiêu chuẩn đối với cánhân trực tiếp thực hiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm tương ứng với mỗiloại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, như đối với cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt
Trang 31động tư vấn bảo hiểm và hoạt động đánh giá rủi ro bảo hiểm có chứng chỉ về
tư vấn bảo hiểm/chứng chỉ về đánh giá rủi ro bảo hiểm
Dịch vụ phụ trợ bảo hiểm là bộ phận cấu thành của hoạt động kinhdoanh bảo hiểm, vốn đang tồn tại trong thị trường bảo hiểm Việt Nam, thịtrường bảo hiểm càng phát triển thì dịch vụ phụ trợ bảo hiểm càng có tác độnglớn tới sự lành mạnh của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, giúp các bên thamgia bảo hiểm giảm thiểu rủi ro; đề phòng, hạn chế tổn thất; hạn chế gian lậnbảo hiểm; tăng cường tính chuyên nghiệp của thị trường; tối ưu hóa chi phí,nguồn lực cho doanh nghiệp bảo hiểm; chi trả tiền bảo hiểm, bồi thườngnhanh chóng, đầy đủ, kịp thời, bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảohiểm Để đảm bảo chất lượng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, trách nhiệm của bêncung cấp dịch vụ, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan, cần phảiđược bảo đảm bằng các điều kiện hoạt động cụ thể Vì vậy, Luật Kinh doanhbảo hiểm đã quy định điều kiện hoạt động đối với cá nhân cung cấp dịch vụ tưvấn bảo hiểm và điều kiện đối với tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm
Luật Kinh doanh bảo hiểm không quy định điều kiện về đăng ký, cấp giấyphép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp mà chỉ đưa ra điều kiện để làm cơ
sở cho cơ quan quản lý nhà nước thực hiện hậu kiểm Quy định này phù hợp vớichủ trương đổi mới trong phương thức quản lý nhà nước, tạo thuận lợi cho tổchức, cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, giúp doanh nghiệp bảo hiểmhoạt động hiệu quả hơn, đồng thời bảo vệ tốt hơn quyền lợi của khách hàng thamgia bảo hiểm, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước
Trang 32Kết luận chương 1
Một trong những dấu ấn của công cuộc cải cách môi trường kinh doanh
là việc Quốc hội thông qua Luật Đầu tư năm 2014 thay thế cho Luật Đầu tưnăm 2005 Luật Đầu tư 2014 đã cụ thể hóa chủ trương về quyền tự do kinhdoanh của người dân Phương thức quản lý (hạn chế) quyền kinh doanhchuyển từ “chọn cho” sang “chọn bỏ”, có nghĩa là phương thức quy địnhnhững hoạt động mà người dân được phép kinh doanh được thay thế bằngviệc quy định những ngành, nghề cấm kinh doanh và những ngành, nghề kinhdoanh có điều kiện
Theo Luật Đầu tư, trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm có kinh doanhbảo hiểm, kinh doanh môi giới bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, đại lý bảohiểm, cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm là ngành nghề kinh doanh có điềukiện Tại mỗi ngành nghề này, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm có quy định
về điều kiện kinh doanh Điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảohiểm được đặt ra với mục tiêu kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp bảo hiểm có khả năng ảnh hưởng lớn tới lợi ích công cộng, trật tự antoàn xã hội qua đó góp phần giúp nhà nước điều tiết, định hướng phát triểnnền kinh tế khắc phục những hạn chế của thị trường
Theo đó, để đáp ứng yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủtrong tình hình mới thì ngay từ khi xây dựng, ban hành văn bản quy phạmpháp luật về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm cầnphải có các nguyên tắc, các thức xác định điều kiện kinh doanh để quy địnhcho phù hợp với thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm và thông lệquốc tế Đặc biệt, trong bối cảnh năm 2018 và năm 2019 là những năm bản lề
để bứt phá hoàn thành kế hoạch 05 năm 2016 - 2020, trong đó mục tiêu tổngquát là tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, cải thiện môitrường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất,chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế
Trang 33Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH
VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC KINH
DOANH BẢO HIỂM
2.1 Thực trạng quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
2.1.1 Quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
2.1.1.1 Điều kiện thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam
Các điều kiện tổ chức, cá nhân cần đáp ứng để được cấp giấy phépthành lập và hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảohiểm và doanh nghiệp tái bảo hiểm, bao gồm:
- Có số vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định theo quyđịnh như sau:
+ Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm: Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ:
300.000.000.000 (ba trăm tỷ) đồng Việt Nam; Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ:
600.000.000.000 (sáu trăm tỷ) đồng Việt Nam; Doanh nghiệp chỉ kinh doanh bảo hiểm sức khỏe là 300.000.000.000 (ba trăm tỷ) đồng Việt Nam;
+ Doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm: Kinh doanh tái bảo hiểm phinhân thọ, tái bảo hiểm sức khỏe hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ
và tái bảo hiểm sức khỏe: 400 tỷ đồng Việt Nam; Kinh doanh tái bảo hiểmnhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe:
700 tỷ đồng Việt Nam; Kinh doanh cả 3 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, táibảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 1.100 tỷ đồng Việt Nam
Trang 34+ Doanh nghiệp kinh doanh môi giới bảo hiểm: 04 tỷ đồng Việt Nam;Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm: 08 tỷ đồng ViệtNam.
- Có hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định;
- Có loại hình doanh nghiệp và điều lệ phù hợp với quy định pháp luật;
-Người quản trị, người điều hành dự kiến của doanh nghiệp bảo hiểm, chi
nhánh nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau: Chủ tịch Hội đồng quản trị,Tổng giám đốc (Giám đốc), Kế toán trưởng của doanh nghiệp bảo hiểm,doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải là người có trình độ chuyên môn về bảohiểm, tài chính, ngân hàng, có kinh nghiệm quản lý điều hành trong lĩnh vựcbảo hiểm Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệpmôi giới bảo hiểm phải cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm
- Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm,doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải có đủ năng lực tài chính và có bằng chứng
để chứng minh nguồn tài chính hợp pháp khi tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm;
Trên cơ sở quy định điều kiện tại Luật Kinh doanh bảo hiểm nêu trên, tạiNghị định số 73/2016/NĐ-CP quy định cụ thể các điều kiện như sau:
- Điều kiện chung để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm:
+ Tổ chức, cá nhân góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn phải góp vốn bằng tiền và khôngđược sử dụng vốn vay, vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để thamgia góp vốn;
- Tổ chức tham gia góp vốn từ 10% vốn điều lệ trở lên phải hoạt độngkinh doanh có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấyphép;
Trang 35- Tổ chức tham gia góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh cóyêu cầu vốn pháp định phải bảo đảm vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định tốithiểu bằng số vốn dự kiến góp;
-Trường hợp tổ chức tham gia góp vốn là doanh nghiệp bảo hiểm, doanhnghiệp môi giới bảo hiểm, ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công tychứng khoán thì các tổ chức này phải bảo đảm duy trì và đáp ứng các điều kiện
an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép tham gia góp vốn theo quy định pháp luật chuyên ngành
- Có hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép theo quy định pháp luật
* Điều kiện riêng khi tổ chức, cá nhân thành lập công ty trách nhiệm hữuhạn bảo hiểm: Ngoài các điều kiện chung quy định nêu trên, thành viên tham giagóp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm phải là tổ chức và
đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Đối với tổ chức nước ngoài:
+ Là doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền củanước ngoài cho phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tạiViệt Nam hoặc công ty con chuyên thực hiện chức năng đầu tư ra nước ngoàicủa doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài
ủy quyền để góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam;
+ Có ít nhất 7 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam;
+ Có tổng tài sản tối thiểu tương đương 02 tỷ đô la Mỹ vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
+ Không vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về hoạt động kinhdoanh bảo hiểm của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong thời hạn
03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép
- Đối với tổ chức Việt Nam: Có tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ đồng ViệtNam vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép
Trang 36* Điều kiện riêng khi tổ chức, cá nhân thành lập công ty cổ phần bảohiểm: Ngoài các điều kiện chung, công ty cổ phần bảo hiểm dự kiến thành lậpphải đáp ứng điều kiện: Có tối thiểu 02 cổ đông là tổ chức đáp ứng các điềukiện nêu trên và 02 cổ đông này phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 20% số cổphần của công ty cổ phần bảo hiểm dự kiến được thành lập.
* Điều kiện riêng tổ chức, cá nhân góp vốn thành lập doanh nghiệp môigiới bảo hiểm, ngoài đáp ứng các điều kiện chung, còn phải đáp ứng điều kiện:
Là doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền củanước ngoài cho phép hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm tại Việt Nam; Ítnhất 7 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực môi giới bảo hiểm; Không
vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về hoạt động môi giới bảo hiểmcủa nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền kềtrước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép
Ngoài ra, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm có quy định cụ thể đối vớidoanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập chi nhánh phinhân thọ nước ngoài tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Chi nhánh nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp bảo hiểmphi nhân thọ nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được doanh nghiệp bảohiểm phi nhân thọ nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ vàcam kết của chi nhánh tại Việt Nam
- Các điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số
73/2016/NĐ-CP;
- Có trụ sở chính tại quốc gia mà Việt Nam và quốc gia đó đã ký kết các
điều ước quốc tế về thương mại, trong đó có thỏa thuận về thành lập chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam;
- Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệpbảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đóng trụ sở chính đã ký kết Biên bản thỏa
Trang 37thuận hợp tác với Bộ Tài chính Việt Nam về quản lý, giám sát hoạt động của chi nhánh nước ngoài;
- Có văn bản cam kết chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam;
- Nguồn vốn thành lập chi nhánh nước ngoài phải là nguồn hợp pháp vàkhông được sử dụng tiền vay hoặc nguồn ủy thác đầu tư dưới bất kỳ hình thứcnào;
- Có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và không có lỗ lũy kế đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép
- Người quản trị, người điều hành dự kiến của doanh nghiệp bảo hiểm, chi
nhánh nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện theo quy định
2.1.1.2 Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm Đại
lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền
trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểmtheo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của phápluật có liên quan Đại lý bảo hiểm có thể được doanh nghiệp bảo hiểm uỷquyền tiến hành các hoạt động sau đây: Giới thiệu, chào bán bảo hiểm; Thuxếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm; Thu phí bảo hiểm; Thu xếp giải quyếtbồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm; Thực hiện các hoạtđộng khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm
* Đối với cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sauđây:
- Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;
- Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Có Chứng chỉ đại lý bảo hiểm do cơ sở đào tạo được Bộ Tài chính chấpthuận cấp
* Đối với Tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau
đây:
Trang 38Ngoài ra, pháp luật có quy định đối với một số đại lý bán sản phẩm bảohiểm đặc thù, ngoài điều kiện chung nêu trên còn phải đáp ứng một số điềukiện sau như: Đại lý bảo hiểm bán bảo hiểm liên kết đơn vị, liên kết chung,hưu trí, thủy sản phải đáp ứng điều kiện là được doanh nghiệp bảo hiểm đàotạo và chứng nhận hoàn thành khóa học về sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị/liên kiết chung/hưu trí/ được doanh nghiệp bảo hiểm đào tạo tối thiểu 16 giờ
về bảo hiểm thủy sản và cấp chứng nhận hoàn thành khóa học
2.1.1.3 Điều kiện tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ phụ trợ bảo hiểm
- Điều kiện đối với cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm: Cá nhânchỉ được cung cấp tư vấn bảo hiểm đáp ứng các điều kiện: (i) Từ đủ 18 tuổitrở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Có văn bằng từ đại học trở lên vềchuyên ngành bảo hiểm hoặc có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngànhkhác và chứng chỉ về tư vấn bảo hiểm
- Điều kiện đối với tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm: Tổ chứccung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm phải đáp ứng điều kiện sau: Có tư cách phápnhân, được thành lập và hoạt động hợp pháp; Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt
động phụ trợ bảo hiểm phải từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sựđầy đủ và có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm hoặc cóvăn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành khác và chứng chỉ về phụ trợ bảohiểm phù hợp với loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm do cơ sở đào tạo đượcthành lập và hoạt động hợp pháp trong nước và nước ngoài cấp