Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích: liệt kê (các sự vật gắn liền với trường học, với mùa hè), nhân hóa (Ghế đá lặng im không nói, những ô gạch lát buồn tênh không muốn cấ[r]
(1)Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 12 môn Văn I Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:
Thời gian trôi qua kẽ tay, đưa mùa hạ cuối chợt về ngẩn ngơ chẳng cho ai kịp giữ. Tuổi học trò trôi đi trên từng trang lưu bút, mùa phượng cuối ùa về cho ai tiếc những tà áo dài trắng bay
Một thời áo trắng trong veo và tinh khôi đến thế, ôm sao cho hết; ôm sao để được tròn đầy cho những gì đã qua
Cơn mưa cuối chiều chở nhớ và thương, những vòng xe quay đều rồi cuộn những tháng năm hóa thành kỉ niệm
Ghế đá lặng im không nói, những ô gạch lát buồn tênh không muốn cất lời…
Tiếng ríu rít ve sầu kêu trên vòm lá, tiếng mùa hè tại đến, tiếng một mùa học trò nữa lại đi
Mùa phượng cuối gọi buồn về cho nhưng luyến tiếc thời gian Mùa không ai bảo ai, mắt buồn ngấn lệ…
Có những mùa yêu chưa xa đã nhớ, có những mùa chở thương nhớ vội quá chẳng kịp về
Góc sân trường, một cánh hoa rơi mong manh cho mùa hạ cuối Và còn mãi trong tim ta, những dấu yêu một thời
(Lạc Hi – Viết cho mùa phượng cuối) Câu 1 (0,5đ): Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích.
Câu 2 (0,5đ): Nỗi buồn ngày chia tay được thể hiện qua những hình ảnh nào? Câu 3 (1đ): Xác định các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng
Câu 4 (1đ): Viết đoạn văn ngắn kể về những kỉ niệm mà anh/chị nhớ mãi khi xa ngôi trường
II Làm văn (7đ):
(2)Câu 2 (5đ): Phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận
Đáp án Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 12 môn Văn I Đọc hiểu văn bản (3đ):
Câu 1 (0,5đ):
Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm Câu 2 (0,5đ):
Nỗi buồn ngày chia tay được thể hiện qua những hình ảnh: cơn mưa, ghế đá, vòng xe quay, tiếng ve, ô gạch lát, góc sân trường, cánh hoa rơi,
Câu 3 (1đ):
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích: liệt kê (các sự vật gắn liền với trường học, với mùa hè), nhân hóa (Ghế đá lặng im không nói, những ô gạch lát buồn tênh không muốn cất lời).
Tác dụng: làm cho câu văn thêm sinh động hơn, diễn đạt được trọn vẹn thông điệp và thể hiện sự bâng khuâng, rối bời, sự xúc động, nghẹn ngào của tác giả…
Câu 4 (1đ):
Học sinh tự viết về kỉ niệm đáng nhớ của mình II Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ):
Dàn ý nghị luận về câu nói “Người giàu tặng của cải, người khôn tặng lời nói”
1 Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: “Người giàu tặng của cải, người khôn tặng lời nói”
2 Thân bài a. Giải thích
“Của cải” là những thứ có giá trị do con người làm ra hoặc có sẵn trong tự nhiên mà con người chiếm lĩnh được và tích lũy thành tài sản của mình
(3)→ Vật chất là do con người tạo ra, nó chỉ làm đẹp hình thức một cách giả tạo chứ không thể làm đẹp được tâm hồn Chỉ những lời hay ý đẹp ở đời mới thực sự có giá trị gắn kết con người
b. Phân tích
Sự thông minh mà người khôn ngoan cho vào lời nói của mình là vô giá, nó thể hiện danh dự, nhân phẩm của mỗi một con người
Người khôn ngoan và khéo léo trong giao tiếp thì sẽ dễ có được thành công hơn với sự nhạy bén trong lối nói của mình
Khi thật sự biết dùng lời lẽ, chúng ta sẽ hướng mọi người theo suy nghĩ tích cực của mình bằng chính lời nói của bản thân → xã hội tốt đẹp hơn
c. Chứng minh
Học sinh lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu để minh họa cho luận điểm của mình
d. Phản biện
Có những người không biết ý thức kiểm soát lời nói dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường,… → cần phải điều chỉnh
3 Kết bài
Liên hệ bản thân và rút ra bài học Câu 2 (5đ):
Dàn ý Phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận
1 Mở bài
Giới thiệu tác giả Huy Cận và bài thơ Tràng giang
2 Thân bài
a. Nhan đề, lời tựa
Tràng giang: con sông dài và rộng lớn
“Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”: diễn tả tâm tư, tình cảm của tác giả; thâu tóm được cả tình và cảnh vào trong bài thơ
(4)“Sóng gợn, điệp điệp”: sóng nhẹ nhàng lan tỏa trên mặt nước → gợi nỗi buồn miên man
Con thuyền buông mái chèo mặc cho nước đưa đẩy → gợi sự lênh đênh
“nước song song, thuyền về nước lại”: không hứa hẹn sự gặp gỡ mà chỉ là chia lìa, xa cách
“Củi một cành khô lạc mấy dòng”: gợi nghĩ tới thân phận cá thể nhỏ nhoi, bơ vơ giữa dòng đời
→ Khổ thơ gợi nỗi buồn về sự chia li, tách biệt của con thuyền và dòng nước, đồng thời gợi nỗi buồn về kiếp người nhỏ bé vô định
c. Khổ 2
Hai câu đầu nổi bật sự đìu hiu, vắng lặng của cảnh chiều, đứng trước không gian ấy con người càng cô đơn
Hai câu cuối không gian được mở ra chiều: cao, sâu, rộng, dài → nghệ thuật đối lập làm cho không gian thêm rộng lớn hơn, bao la hơn từ đó làm cho hình ảnh con người trở nên nhỏ bé, lạc lõng
Tác giả sử dụng từ ngữ chọn lọc đắt giá, giàu giá trị gợi hình biểu cảm: liu điu, lơ thơ, sâu chót vót,…
d. Khổ 3
“Bèo dạt về đâu”: suy tư, trăn trở của tác giả trước sự lênh đênh, vô định của cảnh vật trên sông
“Mênh mông không một chuyến đò ngang”: không gian bao la rộng lớn nhưng thiếu vắng hình ảnh con người
“Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”: cảnh vật tĩnh lặng, trầm tư duy trì sự sống e. Khổ cuối
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc”: miêu tả thiên nhiên lấp lánh, tráng lệ mang nét độc đáo riêng
“Chim nghiêng cánh nhỏ”: cảm giác chấp chới, rợn ngợp
Nỗi nhớ nhà “dợn dợn” trong lòng, đó là nỗi khao khát tìm đến chỗ dựa cho tâm hồn cô đơn, trống vắng của tác giả
(5)3 Kết bài
Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
-Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:
Soạn văn 12 ngắn gọn
Tác giả - Tác phẩm Ngữ Văn 12 Phân tích tác phẩm lớp 12