- Sauk hi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được tôn làm vua (Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh và phong chức tước cho những người có công, thành lập chính quyền tự chủ. 1.5đ[r]
(1)BỘ ĐỀ THI HỌC KÌ 2 LỚP 6 MÔN LỊCH SỬ
TRƯỜNG THCS ……… KIỂM TRA HỌC KỲ II
Năm học 2019 – 2020 Môn Lịch sử 6 - Đề 1
I ĐỀ BÀI
Câu 1 Nước Âu Lạc có công trình quân sự nổi tiếng đó là
A thành Phong Châu B thành Cổ Loa C thành Thăng Long D thành Huế Câu 2 Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vào
A năm 40 B năm 41 C năm 42 D năm 43
Câu 3 Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở
A Ba Vì B Chu Diên C Đan Phượng D Hát Môn (Hà Nội)
Câu 4 “Nghĩa quân nhanh chóng đánh bại kẻ thù, làm chủ Mê Linh Tô Định hoảng hốt phải
bỏ thành, cắt tóc, cạo râu, lẻn trốn về Nam Hải (Quảng Đông – Trung Quốc).”
Đó là sự kiện được nói đến ở
A Khởi nghĩa Bà Triệu C Cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược B Khởi nghĩa Hai Bà Trưng D Âu Lạc đánh quân của Triệu Đà
Câu 5 Những nữ tướng tài giỏi trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là A Ông Cai, nàng Quốc
B Thi Sách, ông Cai, Vĩnh Huy
C Vĩnh Huy, Lê Chân, ông Cai, Thánh Thiên
D Vĩnh Huy, Lê Chân, Thánh Thiên, Lê Thị Hoa, nàng Quốc Câu 6 Cuộc khởi nghĩa nổ ra năm 248 ở Thanh Hóa do ai lãnh đạo?
A Cao Lỗ B Trưng Trắc C Bà Triệu D Triệu Quốc Đạt Câu 7: Từ cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, em rút ra bài học gì?
A Từ xa xưa, người phụ nữ đã có một vai trò đặc biệt quan trọng B Không đồng tình với lối sống “trọng nam khinh nữ”
C Luôn trân trọng người phụ nữ D Tất cả A,B,C
Câu 8: Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn làm vua, đóng đô ở A Mê Linh B Hát Môn C Chu Diên D Cổ Loa
Câu 9: Cuộc khởi nghĩa Lý Bí nổ ra vào thời gian nào?
A Năm 541 B Năm 542 C Năm 543 D Năm 544 Câu 10: Nước Vạn Xuân được thành lập vào thời gian nào?
A Năm 541 B Mùa xuân năm 542
C Năm 543 D Mùa xuân năm 544
Câu 11: Sau khi khởi nghĩa thắng lợi, Lý Bí lên ngôi hoàng đế, đặt kinh đô ở
A Thái Bình B Luy Lâu
C vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội) D hạ lưu sông Đáy Câu 12: Tổ chức triều đình của nước Vạn Xuân?
(2)B Triệu Túc giúp vua cai quản mọi việc
C Tinh Thiều đứng đầu ban văn, Phạm Tu đứng đầu ban võ D Tất cả A,B,C
Câu 13: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII – IX : A Khởi nghĩa Mai Thúc Loan, khởi nghĩa Phùng Hưng B Khởi nghĩa Mai Thúc Loan, khởi nghĩa Bà Triệu C Khởi nghĩa Phùng Hưng, khởi nghĩa Hai Bà Trưng D Khởi Nghĩa Lý Bí, khởi nghĩa Phùng Hưng
Câu 14: Khởi nghĩa Phùng Hưng nổ ra ở đâu?
A Lãng Bạc B Quỷ Môn Quan
C Đường Lâm (Sơn Tây – Hà Nội) D Thái Bình (nay thuộc mạn bắc Sơn Tây) Câu 15: Trong các cuộc khởi nghĩa lớn ở nước ta từ thế kỷ I đến thế kỉ IX, những cuộc khởi
nghĩa nào nổ ra ở các địa bàn thuộc Hà Nội ngày nay?
A Hai Bà Trưng, Bà Triệu
B Hai Bà Trưng, Lý Bí, Phùng Hưng C Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan D Hai Bà Trưng, Mai Thúc Loan
Câu 16: Từ thế kỉ IV, người Chăm đã có chữ viết riêng Nguồn gốc chữ viết đó là A từ chữ La Mã cổ B từ chữ Hy Lạp cổ đại
C từ chữ Hán D từ chữ Phạn của người Ấn Độ
Câu 17: “ người Đường Lâm (Sơn Tây- Hà Nội), cha là Ngô Mân, làm châu mục Đường Lâm.” Thông tin trên nói về nhân vật lịch sử nào?
A Dương Đình Nghệ B Ngô Quốc Trị C Ngô Quyền D Ngô Quốc Đạt Câu 18: Chiến thắng Bạch Đằng nổ ra năm nào?
A năm 938 B năm 938 trước công nguyên
C năm 545 D năm 389
Câu 19: Người lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng quân Nam Hán năm 938 ?
A Ngô Quyền B Hai Bà Trưng
C Ngô Quốc Đạt D Phùng Hưng
Câu 20: Đánh giá về sự kiện chiến thắng quân Nam Hán năm 938?
A Thể hiện tinh thần yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta B Thể hiện sự mưu trí, sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật quân sự của cha ông ta C Là một chiến thắng vĩ đại, kết thúc thời kì Bắc thuộc và mở ra một bước ngoặt mới trong lịch sử nước ta – thời kỳ độc lập cho Tổ quốc
D Tất cả A,B,C
II- PHẦN LÀM BÀI :
Dùng bút chì tô vào ô tương ứng có đáp án đúng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
(3)C D
MA TRẬN KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học 2019 – 2020
Môn Lịch sử 6
Nội dung kiến thức Cấp độ nhận thức Tổng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp
Vận dụng cao Chương II Thời đại dựng
nước: Văn Lang, Âu Lạc
Câu 1 1 câu
(5%) Chương III Thời kì Bắc thuộc
và đấu tranh giành độc lập
Câu 2,3,6, 8,9,10,11, 14, 16
Câu 4,5, 12,13,
Câu 15 Câu 7 15 câu (75 %)
Chương IV Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỷ X
Câu 18, 19 Câu 17 Câu 20 4 câu
(20 %)
Tổng 11 câu
(55%)
6 câu (30%)
1 câu (5 %)
2 câu (10%)
10 câu (100%)
ĐÁP ÁN
HS dùng bút chì tô vào ô tương ứng có đáp án đúng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
A B C D
TRƯỜNG THCS ……… KIỂM TRA HỌC KỲ II
Năm học 2019 – 2020 Môn Lịch sử lớp 6 - Đề 2
Phần I: Trắc nghiệm (3điểm)
(4)1 Nhà Hán đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta theo phong tục tập quán của họ nhằm âm mưu?
A đồng hoá dân tộc ta B tăng cường sức mạnh cho nhà nước mới C vơ vét, bóc lột của cải
D chiếm đất và cai trị nhân dân ta
2 Đến thế kỉ VII-IX nước ta có những cuộc khởi nghĩa lớn nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của?Ư
A Lý Bí và Phùng Hưng B Mai Thúc Loan và Phùng Hưng C Mai Thúc Loan và Triệu Quang Phục D Phùng Hưng và Triệu Quang Phục
3 Nguồn sống chủ yếu của cư dân Cham Pa là?
A Trồng cây ăn quả B Làm gốm C Trồng lúa nước D Khai thác lâm thổ sản
4 Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa?
A Chứng tỏ chế độ phong kiến phương Bắc đã suy yếu
B Thể hiện ý chí quyết tâm giành độc lập dân tộc của nhân dân ta
C Chấm dứt 1000 năm thống trị phương Bắc, khẳng định quyền tự chủ của đất nước
D Chấm dứt hơn 1000 năm thống trị của phong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập lâu dài
Câu 2: Hãy dùng từ hoặc cụm từ ( Giao chỉ, Vạn Xuân, Lâm Ấp, Cham Pa, Sin-ha-pu-ra) vào chỗ trống (….)sao cho đúng với đoạn trích nói về quá trình xây dựng nước ChamPa độc lập ?
Năm 192-193, Khu Liên lãnh đạo nhân dân (1)……… nổi dậy giành quyền độc lập, đặt tên nước là(2)………, sau đó đổi tên nước là (3)………, đóng đô ở (4) ………
Câu 3: Hãy nối các sự kiện ở (cột A) với thời gian ở (cột B) sao cho đúng ?
Cột A (Thời gian) Nối Cột B (Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ họ Khúc, họ Dương)
1 Năm 905 a→…… a Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ 2 Năm 906 b→…… b Quân Hán sang xâm lược nước ta
3 Năm 930 c→…… c Vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ 4 Năm 931 d→…… d Dương Đình Nghệ đem quân đánh chiếm Tống Bình
e Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ đoạt chức Tiết độ sứ Phần II: Tự luận :(7điểm)
Câu 1:(2điểm)
Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên ta đã để lại những gì? Là học sinh em cần làm gì để bảo vệ thành quả đó?
Câu 2:(3điểm)
Vì sao nói những việc làm của Khúc Thừa Dụ đã chấm dứt trên thực tế ách thống trị của phong kiến phương Bắc?
Câu 2:(2 điểm)
Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938? Ngô Quyền đã có công như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ 2?
(5)
PHÒNG GD&ĐT ĐÁP ÁN THI KSCL HỌC KÌ II, NĂM HỌC: 2019 -2020
TRƯỜNG TH&THCS MÔN : LỊCH SỬ - LỚP 6
(Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề)
Phần I: Trắc nghiệm (3điểm)
(Mỗi ý đúng được 0.25đ)
ĐÁP ÁN 1 2 3 4
Câu 1 A B C D
Câu 2 Tượng Lâm Lâm Ấp Cham Pa Sin-ha-pu-ra
Câu 3:
(Mỗi ý đúng được 0.25đ)
Cột A (Thời gian) Nối Cột B (Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ họ Khúc, họ Dương)
1 Năm 905 1→a a Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ 2 Năm 906 2→c b Quân Hán sang xâm lược nước ta
3 Năm 930 3→b c Vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ 4 Năm 931 4→d d Dương Đình Nghệ đem quân đánh chiếm Tống Bình
e Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ đoạt chức Tiết độ sứ Phần II: Tự luận :(7 điểm)
Câu 1:(2 điểm)
* Hơn 1.000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên ta đã để lại: - Lòng yêu nước (0,25đ)
- Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước (0,25đ) - Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hoá dân tộc (0,5đ) * Học sinh cần phải bảo vệ thành quả:
- Học thật tốt để biết được lịch sử dân tộc, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, bởi vì “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”, trở thành người có ích cho đất nước sau này (0,5đ) - Tuyên truyền bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá mà ông cha ta đã gầy công xây dựng(0,5đ)
Câu 2:(3 điểm) Những việc làm của Khúc Thừa Dụ đã chấm dứt trên thực tế ách thống trị của phong kiến phương Bắc:
- Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ được 2 năm thì mất (907), con là Khúc Hạo lên thay đã tiến hành những công việc sau: (0.5đ)
+ Đặt lại các khu vực hành chính (0.25đ)
+ Cử người Việt vào bộ máy chính quyền (0.25đ)
+Xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch thời Bắc thuộc (0.25đ) +Lập lại sổ hộ khẩu (0.25đ)
- Những việc làm của họ Khúc chứng tỏ người Việt tự cai quản và tự quyết định tương lai của mình, chấm dứt trên thực tế ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, bước đầu xây dựng và củng cố nền tự chủ đất nước (1,5đ)
(6)* Ý nghĩa lịch sử: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của dân tộc ta , mở ra thời kỳ độc lập lâu dài của Tổ quốc
* Công lao của Ngô Quyền: Huy động được sức mạnh toàn dân, tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng, chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo, bố trí trận địa cọc để làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc
TRƯỜNG THCS ……… KIỂM TRA HỌC KỲ II
Năm học 2019 – 2020 Môn Lịch sử 6 - Đề 3
Câu 1: (3 điểm) Trình bày diễn biến cuộc khánh chiến chống quân Nam Hán của Dương
Đình Nghệ.
Câu 2: (4 điểm) Họ Khúc dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào?
Câu 3: (3 điểm) Cho biết tình hình nước ta sau năm 937 Kế hoạch chuẩn bị đánh giặc của
Ngô Quyền như thế nào?
Đáp án và hướng dẫn chấm đề thi học kì 2 lớp 6
Câu 1:Trình bày diễn biến cuộc khánh chiến chống quân Nam Hán xâm lược của Dương
Đình Nghệ?( 3điểm)
- Năm 917, Khúc Hạo mất , con là Khúc Thừa Mĩ lên thay 0,5đ
- Mùa thu năm 930, quân Nam Hán sang xâm lược nước ta Khúc Thừa Mĩ chống cự không nổi, bị bắt đem về Trùn Quốc 0,5đ
- Nhà Nam Hán thiết lập ách thống trị nước ta, đặt cơ quan đô hộ ở Tống Bình 0,5đ
- năm 931, Dương Đình Nghệ đem quân từ Thanh Hóa tấn công và chiếm được Tống Bình 0,5đ
- Quân tiếp viện của Nam Hán vừa đến đã bị đánh tan tác, tướng chỉ huy bị giết tại trận.
0,5đ
- Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng đất nước tự chủ 0,5đ
Câu 2: Họ Khúc đã giành lại độc lập cho đất nước như thế nào và làm được những việc
gì để củng cố quyền tự chủ? (4 điểm)
(7)- Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ:
+ Từ cuối thế kỉ IX, nhà đường suy yếu bởi các cuộc khỡi nghĩa của nông dân liên tiếp nổ ra (đỉnh cao là cuộc khỡi nghĩa Hoàng Sào) 0,5đ
+ Giữa năm905, Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị giáng chức, lợi dụng cơ hội đó, được sự ùng hộ của nhân dân 0,5đ
+ Khúc Thừa Dụ đã nổi dậy đánh chiếm Tống Bình rồi tự xưng Tiết Độ Sứ, xây dựng một chính quyền tự chủ 0,5đ
+ Đầu năm 906, vua Đường buộc phải phong chức cho Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ ở An Nam đô hộ 0,5đ
- Những việc làm của họ Khúc:
+ Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ được 2 năm thì mất (907) Con trai là Khúc Hạo lên thay.
0,5đ
+ Họ Khúc đã xây dựng đất nước tự chủ: 1đ
* Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi mọi việc đến tận xã.
* Xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch thời Bắc thuộc.
* Lập lại sổ hộ khẩu…
Câu 3: Trình bày tình hình nước ta sau năm 937 và Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân
xâm lược Nam Hán như thế nào?(3điểm)
- Năm 937, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sứ 0,5đ
- Được tn đó, Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc 0,5đ
- Ngô Quyền: (898-944), người Đường Lâm- Sơn Tây-Hà Nội, cha là Ngô Mân Là người có sức khỏe, chí lớn, mưu cao, mẹo giỏi…0,5đ
- Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán Năm 938 Nam Hán đưm quan sang xâm lược nước ta lần thứ hai 0,5đ
- Ngô Quyền vào thành Đại La (Tống Bình) bắt giết Kiều Công Tiễn, khẩn trương chuẩn bị chống xâm lược 0,5đ
(8)TRƯỜNG THCS ……… KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học 2019 – 2020 Môn Lịch sử 6 - Đề 4
Câu 1: (4điểm) Trình bày diễn biến, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lý Bí
Câu 2: (3điểm) Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại được độc lập?
Câu 3: (3điểm) Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 diễn ra như thế nào? Ý nghĩa
chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền
Đáp án và hướng dẫn chấm đề thi học kì 2 lớp 6 môn Sử
Câu 1 Trình bày những nét diễn biến chính, ý nghĩa của cuộc khỡi nghĩa Lý Bí ?
(4 điểm)
- Diễn biến:
+ Năm 542, khỡi nghĩa Lý Bí bùng nổ ở Thái Bình (bắc Tây Sơn), hào kiệt kắp nơi kéo về hưởng ứng 0,5đ
+ Ở Chu Diên có Triệu Túc và con là Triệu Quang Phục, ở Thanh Triì có Phạm Tu, ở Thái Bình cóTinh Thiều…0,5đ
+ Chỉ chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện Tiều Tư hoảng sợ, vội bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc 0,75đ
+ Tháng 4 năm 542 nhà Lương kéo quân tưg Quảng Châu sang đàn áp Nghĩa quân đan hs bại quân Lương và giải phóng thêm Hoàng Châu 0,75đ
+ Đầu năm 543 nhà Lương lại kéo quân sang lần thứ hai, ta chủ độn đánh bại chúng ở Hợp Phố và dành thắng lợi 0,75đ
- Ý nghĩa:
+ Khỡi nghĩa thắng lợi, Lý Bí lên ngôi hoàng đế, lập ra nước riêng, thể hiện tinh thần ý chí độc lập 0,75đ
(9)- Sauk hi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được tôn làm vua (Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh và phong chức tước cho những người có công, thành lập chính quyền tự chủ 1.5đ
- Các lạc tướng được giữ quyền cai quản các huyện Trưng Vương xóa thuế hai năm liền cho dân, bãi bỏ luật pháp hà khắc các thứ lao dịch nặng nề của chính quyền đô hộ cũ 1.5đ
Câu 3: Trình bày diễn biến chính và ý nghĩa của trận đánh trên sông Bạch Đằng năm
938? (3điểm)
- Diễn biến:
+ Cuối năm 938, đoàn thuyền quân Nam Hán do Lưu Hoằng Thao chỉ huy tiến vào vùng biển nước ta 0,5đ
+ Lúc này, nước triều đang dâng cao quân ta ra đánh nhử quân giặc vào cửa sông Bạch Đằng, quân giặc kéo quân qua trận địa bãi cọc ngầm mà không biết 0,5đ
+ Khi nước thủy triều bắt đầu rút, quân ta dốc toàn lực lượng tấn công, quan Nam Hán phải rút chạy, thuyền xô vào cọc nhọn…0,5đ
+ Lưu Hoằng Thao bị giết tại trận Trận Bạch Đằng vủa Ngô Quyền kết thúc hoàn toàn thắng lợi 0,5đ
- Ý nghĩa:
+ Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hoàn toàn ách thống trị hơn 1000 năm của phong kiến phương Bắc 0,5đ
+ Khẳng định nền độc lập lâu dài của tổ quốc 0,5đ