1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Luận văn thạc sĩ) thống kê các tội danh đã xét xử ở việt nam từ thực tiễn của viện kiểm sát nhân dân tối cao

97 21 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 255,31 KB

Nội dung

được đầy đủ; biểu mẫu thu thập chỉ tiêu số liệu thống kê cồng kềnh, phức tạp; hiệnnay phần lớn các đơn vị vẫn thực hiện bằng phương pháp thủ công đếm sổ, nên cónhiều hạn chế ảnh hưởng đế

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ ĐỊNH

THỐNG KÊ CÁC TỘI DANH ĐÃ XÉT XỬ

KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

HÀ NỘI, 2020

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ ĐỊNH

THỐNG KÊ CÁC TỘI DANH ĐÃ XÉT XỬ Ở VIỆT NAM

TỪ THỰC TIỄN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

Ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự

Mã số: 8380104

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS TS VÕ KHÁNH VINH

HÀ NỘI, 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Cáckết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Học Viện khoa học xã hội

Vậy tôi xin viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật - Học viện khoahọc xã hội xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

NGUYỄN THỊ ĐỊNH

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA THỐNG KÊ CÁC TỘI DANH ĐÃ XÉT XỬ 6

1.1 Khái niệm, đặc điểm các chỉ số của tình hình tội phạm 6

1.2 Khái niệm, ý nghĩa của thống kê các tội danh đã xét xử 15

1.3 Mối quan hệ giữa thống kê các tội danh đã xét xử và tình hình tội phạm 20

1.4 Nội dung thống kê các tội danh đã xét xử 23

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỐNG KÊ CÁC TỘI DANH ĐÃ XÉT XỬ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO 27

2.1 Cơ sở của thống kê xét xử các vụ án hình sự của ngành Kiểm sát nhân dân hiện nay 27

2.2 Thực trạng thống kê xét xử các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tối cao 37 2.3 Đánh giá khái quát về thực trạng thống kê xét xử các vụ án hình sự của ngành Kiểm sát nhân dân 55

CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN THỐNG KÊ CÁC TỘI DANH ĐÃ XÉT XỬ TRONG THỜI GIAN TỚI 62

3.1 Quan điểm hoàn thiện thống kê tội danh đã xét xử 62

3.2 Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thống kê các tội danh đã xét xử trong thời gian tới 65

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

Trang 5

: Tình hình tội phạm: Thống kê tội phạm: Thống kê hình sự

Trang 6

Bảng 2.3 Số vụ án, bị cáo xét xử sơ thẩm từ năm 2015 đến năm 2019

Biểu đồ 2.4 Số vụ án, bị cáo xét xử theo một số chương của BLHS

Bảng 2.5 Số vụ án, bị cáo đã xét xử theo nhóm, chương của BLHS

Bảng 2.6 Tỷ lệ số bị cáo đã xét xử một số tội danh từ năm 2015 đến năm 2019 Bảng 2.7 Hình phạt áp dụng đối với các loại tội phạm từ năm 2015 đến năm 2019 Bảng 2.8 Tỷ trọng hình phạt áp dụng đối với các loại tội phạm từ năm 2015 đến năm 2019

Bảng 2.9 Chỉ số tội phạm theo từng địa phương (Xếp theo thứ tự chỉ số tội phạm giảm dần)

Biểu đồ 2.1 Số vụ án, bị cáo xét xử sơ thẩm 5 năm theo từng địa phương (từ năm

2015 đến năm 2019)

Biểu đồ 2.2 Động thái của tình hình tội phạm từ năm 2015 đến năm 2019

Biểu đồ 2.3 Tỷ trọng xét xử sơ thẩm các tội phạm theo chương (nhóm tội) từ năm

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thống kê tội phạm là cơ sở quan trọng trong việc đề ra những định hướng,giải pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm Số liệu thống kê hình sự, thống kê tộiphạm là cơ sở khách quan để đánh giá về chất lượng hoạt động không những củacác cơ quan tiến hành tố tụng hình sự mà còn cả các cơ quan tư pháp nói chung(công an, kiểm sát, toà án), đánh giá hiệu quả của các biện pháp đấu tranh phòng,chống được triển khai; là cơ sở để đánh giá xây dựng, hoạch định chính sách pháttriển kinh tế- xã hội, xây dựng và hoàn thiện pháp luật hình sự; xây dựng, củng cố

và kiện toàn bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ của các cơ quan tư pháp Kết quả củacông tác thống kê hình sự, thống kê tội phạm trong ngành Kiểm sát nhân dân cònphục vụ đắc lực cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo VKSND cáccấp và tham mưu, đề xuất với các cơ quan của Đảng và Nhà nước những nội dungquan trọng góp phần xây dựng, hoàn thiện và thực hiện các chủ trương, đường lối,chính sách ổn định và phát triển kinh tế xã hội

Các cơ quan tư pháp hình sự từ lâu đã nhận thức và đánh giá vai trò quantrọng của TKHS, TKTP trong thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạmthông qua chức năng và phạm vi điều chỉnh của TKHS, TKTP Trong thực tế đấutranh phòng, chống tội phạm luôn chỉ ra rằng, các nhà nghiên cứu lập pháp chỉ cóthể tiếp cận được THTP thực tế Tức là ở mọi thời điểm, THTP luôn luôn ở trongtình trạng phân đôi thành hai phần sáng - tối hay ẩn - hiện khác nhau Trong nghiêncứu khoa học về tội phạm học còn được gọi là “Phần hiện của THTP” và “Phần ẩncủa THTP” Phần hiện của THTP là số tội phạm đã xảy ra trên thực tế, bị cơ quanchức năng phát hiện và xử lý Trên thực tế, số tội phạm này được xác định qua sốliệu thống kê của cơ quan chức năng đó là các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quanđiều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) Hệ thống số liệu về THTP thu thập được dù ở cácmức độ khác nhau, thời gian và không gian có khác nhau song vẫn là những số liệunền tảng, vừa hàm chứa hình ảnh thu nhỏ của THTP, vừa phản ánh kết quả cụ thểcủa công việc đấu tranh phòng, chống tội phạm của toàn xã hội mà trong đó các cơ

Trang 8

quan tiến hành tố tụng hình sự giữ vai trò nòng cốt Đồng thời, đây cũng là cơ sởhiện thực để nghiên cứu phần còn lại - Phần ẩn của THTP và nghiên cứu các mặtkhác của đời sống pháp lý Nhận thấy vai trò của thống kê tội phạm trong đấu tranhphòng và chống tội phạm, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp

và pháp luật nhằm tăng cường công tác thống kê tội phạm Đặc biệt là Nghị quyết

số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm củacông tác tư pháp trong thời gian tới đã xác định: “Nâng cao chất lượng công tácthống kê tư pháp, nghiên cứu việc thống nhất vào một cơ quan thực hiện công tácnày” Luật hóa các chủ trương trên, Điều 34 Luật Tổ chức VKSND năm 2014 quyđịnh: “VKSND có trách nhiệm chủ trì thống kê tội phạm, phối hợp với các cơ quanhữu quan trong việc thống kê hình sự Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ củamình, các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan có liên quan có trách nhiệm phốihợp với Viện kiểm sát nhân dân trong việc thống kê tội phạm” Thời gian qua vớivai trò là cơ quan chủ trì, VKSND các cấp đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiếnhành tố tụng cùng cấp thu thập, tổng hợp các số liệu thống kê phản ánh tình hình tộiphạm, kết quả giải quyết và thi hành án hình sự

Thống kê hình sự, thống kê tội phạm là hoạt động thu thập, tổng hợp, phântích tình hình tội phạm và kết quả xử lý tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụngtrên phạm vi toàn quốc hay ở một vùng lãnh thổ - hành chính nào đó, trong mộtkhoảng thời gian nhất định Nên kết quả của hoạt động thống kê hình sự, thống kêtội phạm là phương tiện chủ yếu để đánh giá về tình hình tội phạm và kết quả xử lýtội phạm Qua số liệu thống kê có thể thấy được tình hình diễn biến của tội phạm,mức độ phạm tội, nguyên nhân và điều kiện dẫn đến phạm tội, đồng thời có thể tìm

ra những giải pháp thích hợp để đấu tranh phòng chống tội phạm có hiệu quả hơn

Tuy nhiên, TKTP hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại và hạn chế như: Chưa xâydựng được bộ chỉ số chung (chỉ tiêu) để thống nhất đánh giá về tình hình tội phạm,mỗi cơ quan tiến hành tố tụng sử dụng các tiêu chí về số liệu thống kê thuộc phạm

vi nhiệm vụ của mình để đánh giá nên có sự nhận định đánh giá khác nhau về tìnhhình tội phạm Hơn nữa, hệ thống các chỉ tiêu thu thập số liệu TKTP hiện nay chưa

Trang 9

được đầy đủ; biểu mẫu thu thập chỉ tiêu số liệu thống kê cồng kềnh, phức tạp; hiệnnay phần lớn các đơn vị vẫn thực hiện bằng phương pháp thủ công (đếm sổ), nên cónhiều hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo, nhất là độ chính xác và tính kịp

thời Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Thống kê các tội danh đã xét xử ở Việt Nam

từ thực tiễn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao” là rất cần thiết, trên cơ sở lý luận

và thực tiễn đề xuất những giải pháp nhằm xây dựng hệ thống thống kê hình sự,thống kê tội phạm hiện đại, tiên tiến nhằm thống kê được đầy đủ, chính xác, kịp thời

số liệu về kết quả xử lý tội phạm

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Cho đến nay, đã có một số nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài nàytrên nhiều phương diện khác nhau, có thể nêu ra một số công trình tiêu biểu như:

- Giáo trình “Tội phạm học” của GS.TS Võ Khánh Vinh, Nxb Công an nhândân, tái bản năm 2011

- Thống kê tội phạm trước những yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng vàchống tội phạm trong tình hình mới Đề tài khoa học cấp bộ , tháng 7 năm 2005 -

Chủ nhiệm Đề tài: Nguyễn Duy Hồng Cục trưởng, thư ký đề tài Phạm Văn Được

-Cơ quan chủ trì: Cục Thống kê tội phạm, Viện kiểm sát nhân dân tối cao

- Kết quả điều tra TKTP trong giai đoạn xét xử sơ thẩm năm 2006 (Lưu hành nội bộ) tháng 10 năm 2007 của Cục Thống kê tội phạm, VKSND tối cao

- Nguyễn Xuân Hưởng (2012) "Vai trò của thống kê tội phạm trong đấu

tranh phòng và chống tội phạm ở Việt Nam", Luận án tiến sĩ, Học viện chính trị quốc gia

Hồ Chí Minh

- Trần Thủy Quỳnh Trang - Phòng Thống kê tội phạm và Công nghệ thôngtin, VKSND TP Hồ Chí Minh “Thống kê tội phạm, thống kê hình sự - Lý luận và thựctiễn”

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của Viện khoa học pháp lý, Bộ Tưpháp “Cơ sở lý luận, ý nghĩa thực tiễn của thống kê tư pháp và việc xây dựng, hoàn thiệnchế độ thống kê tư pháp ở Việt Nam”

Trang 10

Các công trình nghiên cứu đã tiếp cận và giải quyết nhiều vấn đề khác nhau,tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể về công tác thống kê các tộidanh đã xét xử Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này ở cấp độ Luậnvăn Thạc sĩ Các công trình nghiên cứu đã được thực hiện là nguồn tư liệu bổ ích,phong phú để tác giả thực hiện Luận văn tốt nghiệp Cao học của mình.

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3.1 Mục đích của luận văn

Luận văn nghiên cứu những vấn đề chung về đối chiếu với thực tiễn côngtác thống kê tội phạm nói chung và thống kê các tội danh đã xét xử từ thực tiễn củaVKSND tối cao để xác định quan điểm, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả củacông tác này

3.2 Nhiệm vụ của luận văn:

Để thực hiện mục đích trên luận văn sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụchủ yếu sau:

- Những vấn đề lý luận của thống kê các tội danh đã xét xử

- Đánh giá khái quát thực trạng thống kê các tội danh đã xét xử từ thực tiễn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao

- Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác thống kê các tội danh đã xét xử ở Việt Nam hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là hoạt động thống kê các tội danh đã xét xử sơ thẩm

và thực tiễn của công tác này ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao từ năm 2015 đếnnăm 2019

Trang 11

5.1 Phương pháp lý luận

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhànước và pháp luật về đấu tranh phòng và chống tội phạm và ý nghĩa vai trò củathống kê các tội danh đã xét xử trong đấu tranh phòng và chống tội phạm Luận văncòn dựa trên cơ sở lý luận chuyên ngành như lý thuyết về thống kê tội phạm, thống

-kê xã hội học, kinh tế - xã hội

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau :

Phương pháp phân tích và tổng hợp: Đây là phương pháp chủ yếu được sửdụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu Phương pháp này được sử sụng để tiếnhành phân tích và tổng hợp các nội dung cần nghiên cứu Ngoài ra tác giả còn sửdụng một số phương pháp khác như phương pháp thống kê, so sánh… để bảo đảmtính khách quan của luận văn

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Về lý luận: Từ những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần hoàn

thiện lý luận về thống kê tội phạm và thống kê hình sự, xây dựng lý luận cơ bản cho bộmôn thống kê tội phạm nhằm trang bị cho cán bộ công tác tại các cơ quan tư pháp, nhất

là đối với những cán bộ trực tiếp làm công tác thống kê tội phạm những lý luận chung vềthống kê tội phạm; xác định đúng vai trò, trách nhiệm, vị trí, tầm quan trọng của thống kêcác tội danh đã xét xử trong hoạt động thực hiện chức năng của từng ngành nói riêng vàtrong công cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm, cũng như trong việc xây dựng các

kế hoạch, chiến lược phòng chống tội phạm và hoạch định chính sách phát triển kinh tế

-xã hội của đất nước nói chung

- Về thực tiễn:Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng làm tài liệu tham

khảo trong quá trình học tập, giảng dạy, nghiên cứu về những vấn đề có liên quanvềthống kê tội phạm, thống kê hình sự, thống kê tư pháp Đồng thời luận văn cũng có

ý nghĩa thiết thực về mặt thực tiễn là khảo sát đánh giá thực trạng và đề xuất những

Trang 12

giải pháp cơ bản nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thống kê các tội danh đã xét xử, đáp ứng yêu cầu ngày một cao.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1 VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA THỐNG KÊ CÁC TỘI DANH

ĐÃ XÉT XỬ

1.1 Khái niệm, đặc điểm, các thông số của tình hình tội phạm

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của tình hình tội phạm

Tình hình tội phạm là một thuật ngữ đặc thù của tội phạm học Nghiên cứu

về THTP giúp ta hiểu được bức tranh chung về tội phạm trong một khoảng thờigian ở một không gian nhất định Trong lịch sử phát triển của khoa học nghiêncứu về tội phạm học có nhiều khái niệm về THTP

Khái niệm tình hình tội phạm là một thuật ngữ khoa học và đồng thời làmột thuật ngữ được dùng trong ngôn ngữ thông dụng Đó chính là khái niệm cơbản đầu tiên của khoa học tội phạm học Cũng như mọi khái niệm khoa học khác,khái niệm tình hình tội phạm có những chức năng như: chức năng lôgích, chứcnăng nhận thức, chức năng đánh giá Nghiên cứu về tình hình tội phạm và cácthông số về tình hình tội phạm, cho thấy có nhiều khái niệm khá tương đồng, như:

“Tình hình tội phạm là hiện tượng tâm - sinh lý xã hội tiêu cực, vừa mang tínhlịch sử và lịch sử cụ thể, vừa mang tính pháp lý hình sự với hạt nhân là tính giaicấp, được thể hiện thông qua tổng thể các hành vi phạm tội cùng với các chủ thể

đã thực hiện các hành vi đó trong một thời gian và không gian nhất định” [44.Tr10] “Tình hình tội phạm là thực trạng và diễn biến của tội phạm đã xảy ratrong đơn vị không gian và đơn vị thời gian nhất định” (Trường Đại học Luật HàNội, Giáo trình Tội phạm học, Nxb, CAND, Hà Nội, 2015, tr.100), Các côngtrình nghiên cứu về tội phạm học cho rằng để có cơ sở cho việc đưa ra một định

Trang 13

nghĩa về tội phạm học, trước hết cần tìm hiểu các dấu hiệu và thuộc tính của nó.Qua nghiên cứu, tác giả đồng tình với quan điểm nghiên cứu lý luận về tình hình

tội phạm và khái niệm về tình hình tội phạm: “Tình hình tội phạm là một hiện

tượng xã hội, pháp lý - hình sự, được thay đổi về mặt lịch sử, mang tính giai cấp bao gồm tổng thể thống nhất (hệ thống) các tội phạm thực hiện trong một xã hội (quốc gia) nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định” [32,tr 60]

Từ khái niệm trên cho thấy, tình hình tội phạm, trước hết là một hiện tượng

xã hội - dấu hiệu này nói nên bản chất xã hội của tình hình tội phạm Chính từnhững hành vi phạm tội do con người sống trong xã hội thực hiện, chống đối lạitoàn bộ xã hội hay một công dân, một bộ phận xã hội hoặc một bộ phận ngườithống trị xã hội, mà suy cho cùng chống đối lại chính cả bản thân họ, đã hìnhthành một hiện tượng xã hội; do đó, tình hình tội phạm là một hiện tượng có sựbiểu hiện tiêu cực, là mặt trái của xã hội và nó có tính độc lập tương đối Nghiêncứu tình hình tội phạm thể hiện dấu hiệu về không gian và thời gian của tình hìnhtội phạm; xác định rõ quy mô của hiện tượng trên địa bàn một địa bàn đơn vịhành chính và khoảng thời gian nhất định, thể hiện một giai đoạn phát triển nhấtđịnh của nó Hay nói cách khác, thì tình hình tội phạm, trước hết là một hiệntương xã hội, vì nó tồn tại trong xã hội, có nguồn gốc trong xã hội, có nội dung xãhội, có nguyên nhân trong xã hội, vì với tính cách là một biểu hiện, là mặt trái của

xã hội, có mối liên hệ, quan hệ chặt chẽ, biện chứng của hiện tượng đó với cáchiện tượng xã hội khác, với các điều kiện tồn tại của xã hội Tình hình tội phạmthể hiện đặc điểm định lượng và định tính thể hiện trong không gian và thời gian,

cụ thể ở mỗi thời kỳ, mỗi vùng, lãnh thổ - hành chính nhất định

Tình hình tội phạm ở Việt Nam có những đặc điểm, sự thể hiện, biểu hiệnkhác nhau trong các giai đoạn lịch sử phát triển khác nhau Trong đó, các nhànghiên cứu đã phân thành các giai đoạn cơ bản: Tình hình tội phạm ở Việt Namtrong giai đoạn từ Cánh mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1954; giai đoạn từ

1955 đến năm 1975; giai đoạn từ năm 1976 đến năm 1985; giai đoạn từ năm 1986đến nay Nghiên cứu các giai đoạn này cho thấy thực trạng, diễn biến, cơ cấu và

Trang 14

tính chất của tình hình tội phạm ở Việt Nam luôn gắn với những biến đổi, thayđổi về mọi mặt diễn ra trong đời sống của xã hội nước ta Trong đó, tình hình tộiphạm ở nước ta trong giai đoạn từ năm 1986 đến nay chịu sự tác động rất lớn củanhững biến đổi khác nhau trong đời sống xã hội, do vậy có những biến động rấtlớn, các tội xâm phạm sở hữu, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm

và danh dự của con người chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu của tình hình tộiphạm, có một số loại tội phạm cụ thể tăng đột biến, đặc biệt là từ năm 1989 đếnnăm 1993 Do có sự phát triển của cơ chế thị trường có nhiều tội phạm giảm mộtcách rõ rệt và có chiều hướng triệt tiêu

Đến năm 2020, tình hình tội phạm vẫn diễn biến phức tạp; trong đó, số vụ

án về trật tự xã hội, ma túy tiếp tục tăng (nhiều vụ vận chuyển trái phép ma túytổng hợp với số lượng đặc biệt lớn; tội phạm hình sự có tổ chức núp bóng doanhnghiệp, “bảo kê”, “tín dụng đen); phát hiện, bắt giữ một số vụ phạm tội có tổchức, xuyên quốc gia; khởi tố ”; xảy ra nhiều vụ giết người có tính chất rất côn

đồ, manh động, mất nhân tính; nhiều vụ tổ chức, môi giới cho người khác xuấtcảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; chống người thi hành nhiệm vụphòng, chống dịch bệnh Covid-19 gây bức xúc dư luận; vi phạm an toàn giaothông xảy ra nhiều vụ đặc biệt nghiêm trọng, làm chết và bị thương nhiều người.Tội phạm liên quan đến tệ nạn xã hội, như: hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạcthông qua mạng internet vẫn diễn biến rất phức tạp; các tội Chứa mại dâm, Môigiới mại dâm, Mua dâm người chưa thành niên, tăng về số vụ, phát hiện nhiềuđường dây mại dâm chuyên nghiệp, sử dụng công nghệ cao để phục vụ cho việcmua, bán dâm; Trong năm 2020, một số nhóm tội phạm giảm nhiều, như: Tộiphạm xâm phạm an ninh quốc gia, tuy nhiên các thế lực thù địch trong và ngoàinước tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước nhằm lật đổchính quyền nhân dân theo hướng cực đoan hơn; tội phạm tham nhũng, chức vụchủ yếu xảy ra trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, đầu tư công, nhiều vụ gây hậuquả đặc biệt nghiêm trọng, làm thất thoát lớn tài sản của Nhà nước (qua thựctrạng, diễn biến, cơ cấu, tính chất của tình hình tội phạm tham nhũng, Đảng, Nhà

Trang 15

nước đã đặt ra yêu cầu về đánh giá thực trạng, dự báo tình hình tội phạm thamnhũng xảy ra trong chính các cơ quan có chức năng chống tham nhũng, cơ quanbảo vệ pháp luật và đề ra giải pháp thiết thực, hiệu quả để phòng, chống trongthời gian tới); tội phạm kinh tế cấu chẽ với tội phạm về trật tự xã hội; tiếp tục pháthiện nhiều vụ buôn bán hàng giả, buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa quabiên giới là dược liệu, trang thiết bị, vật tư y tế, tiền tệ Cùng với sự xuất hiện đạidịch Covid-19 đã phát sinh nhiều vụ án hình sự liên quan đến công tác phòng,chống dịch bệnh; đáng lưu ý, một số đối tượng thuộc cơ quan chức năng đã lợidụng việc mua thiết bị, vật tư y tế phòng, chống dịch để thực hiện hành vi chiếmđoạt tiền của Nhà nước gây bức xúc dư luận; nhiều đối tượng có hành vi chứachấp, đưa người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam tiềm ẩn nguy cơlây lan dịch bệnh.

Qua khái niệm tình hình tội phạm, ta thấy được mối quan hệ giữa hiệntượng và bản chất nên khi nghiên cứu đặc điểm của tình hình tội phạm thì ta thấyđược giá trị lý luận và thực tiễn, từ đó có được sự đánh giá đầy đủ và toàn diệntính nghiêm trọng của tội phạm đã xảy ra, nghiêm trọng về mức độ cũng nhưnghiêm trọng về tính chất Đặc điểm chung của THTP được cấu thành từ số lượngcủa tất cả các tội phạm riêng lẻ đã được thực hiện trong một giai đoạn và ở một

xã hội nhất định THTP không phải là tổng số về số học của các tội phạm mà làtổng hợp hữu cơ, biện chứng các tội phạm đó, các yếu tố cấu thành nó có mối liên

hệ lẫn nhau và quyết định lẫn nhau Sự thống nhất biện chứng của tất các các yếu

tố cấu thành tình hình tội phạm còn biểu hiện ở các thông số về lượng và cácthông số về chất của nó Việc nhận thức các thông số về lượng và về chất củaTHTP, việc làm sáng tỏ bản chất, các qui luật phát triển của chúng… là một trongnhững yếu tố rất quan trọng của việc nghiên cứu THTP với tư cách là một hiệntượng xã hội

1.1.2 Các thông số (chỉ số) của tình hình tội phạm

Tình hình tội phạm được biểu hiện ở các thông số về lượng và những chỉ

số về chất của tình hình tội phạm Những thông số về lượng của tình hình tội

Trang 16

phạm là thực trạng (mức độ) và động thái (diễn biến) của tình hình tội phạm;những chỉ số về chất của tình hình tội phạm là cơ cấu và tính chất của tình hìnhtội phạm “Phần hiện của tình hình tội phạm là toàn bộ những hành vi phạm tội vàchủ thể của các hành vi đó đã bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự ở từngđơn vị hành chính - lãnh thổ hay trên phạm vi toàn quốc, trong những khoảng thờigian nhất định và được ghi nhận kịp thời trong thống kê hình sự” Thông qua đó,

cụ thể là các dấu hiệu, đặc tính của nó mà ta hiểu được, nhận thức được bản chất,nội dung, nguồn gốc mối liên hệ của nó với các hiện tượng xã hội khác, biết đượcnhững thay đổi về chất, về lượng của hiện tượng đó là tình hình tội phạm về matúy trong đời sống xã hội, nắm bắt được mối đe dọa đối với các giá trị của đờisống xã hội, những thiệt hại cho xã hội, kể cả chính người phạm tội và mức độcần thiết phải tác động đến tình hình tội phạm trên một địa bàn Khái niệm nàybao hàm cả mặt bản chất, nghĩa là gồm quy luật của sự phạm tội và cả mặt biểuhiện của bản chất đó

Những thông số về lượng của THTP là mức độ và động thái diễn biến của

nó Khi xác định số lượng các tội phạm đã được thực hiện cần phải tính tổng cộngcác số lượng sau: (1) Số lượng các tội phạm và những người bị Tòa án xét xử vàtuyên bản án buộc tội; (2) Số lượng các vụ án hình sự bị đình chỉ điều tra, truy tố vìkhông chứng minh được sự tham gia của bị can trong các tội phạm đã thực hiện; (3)Các số liệu về số lượng các tội phạm không được phát hiện (các tội phạm tiềm ẩn);(4) hệ số của THTP; (5) mức độ của tình hình tội phạm [32,tr 61]

Cơ cấu của THTP là tỷ trọng và mối tương quan của các loại tội phạm khácnhau trong số lượng chung của chúng trong một khoảng thời gian nhất định và ởmột lãnh thổ nhất định Các chỉ số về cơ cấu của THTP chỉ rõ đặc điểm lượng - chấtcủa tính nguy hiểm cho xã hội của tình hình tội phạm, chỉ số về các đặc điểm của

nó Tính chất của THTP thể hiện ở số lượng của các tội phạm nguy hiểm nhất cho

xã hội trong cơ cấu của THTP cũng như ở các đặc điểm thân nhân của những ngườithực hiện tội phạm Cơ cấu và tính chất của THTP được thay đổi tùy thuộc vào cácđặc điểm cụ thể của từng giai đoạn phát triển của xã hội, ở những địa phương khác

Trang 17

nhau Ngoài ra, khối lượng và tính chất của thiệt hại trực tiếp và gián tiếp do các tộiphạm gây ra được coi là chỉ số bổ sung đặc trưng cho tình hình tội phạm Các chỉ sốcủa thiệt hại có thể gắn với đặc điểm của thực trạng tình hình tội phạm, của cơ cấu

và động thái của nó

Chỉ số tội phạm được xác định để tìm hiểu mức độ phổ biến tội phạm

trong dân cư Khi đánh giá thực trạng của tình hình tội phạm không thể bỏ qua

chỉ số tội phạm, nhất là khi đánh giá thực trạng của tình hình tội phạm qua các

khoảng thời gian khác nhau trên một địa bàn hoặc ở các địa bàn khác nhau trongcùng khoảng thời gian nhất định Chỉ số tội phạm được tính theo tỷ lệ số vụ phạmtội trên 100.000 dân [9, tr 185]

Số liệu tội phạm đã phát hiện là số lượng tội phạm đã xảy ra trong một phạm

vi nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định mà các cơ quan chức năng đã biết, đã thụ lý và tiến hành giải quyết theo pháp luật tố tụng hình sự

Những nhận định về tình hình phạm tội trong một khoảng thời gian nhất địnhphải so sánh với chỉ số dân cư trong phạm vi nghiên cứu trong cùng một khoảngthời gian Bởi vì: tội phạm được thực hiện bởi những người có đủ năng lực tráchnhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật hình sự quy định, cho nên những thông số vềdân cư để so sánh phải là những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độtuổi theo luật hình sự quy định Những người không đủ năng lực trách nhiệm hình

sự hoặc không đủ độ tuổi mà luật hình qui định không được đưa vào số lượng dân

cư để so sánh với số lượng tội phạm

Việc nghiên cứu THTP cũng cần dựa trên quy định của pháp luật hình sự vàothời điểm đó Ví dụ, khi nghiên cứu tình trạng phạm tội của những người chưathành niên thì lấy số liệu những người chưa thành niên phạm tội có độ tuổi từ đủ 14tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi so sánh với số liệu về dân cư có độ tuổi từ 14 tuổi trởlên đến dưới 18 tuổi.Theo Điều 12 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 quy định tuổiphải chịu trách nhiệm hình sự: “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệmhình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác;Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất

Trang 18

nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123,

134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251,

252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này” Vì vậy tuỳtheo đặc điểm của tình trạng phạm tội trong phạm vi nghiên cứu mà lấy số lượngdân cư từ bao nhiêu tuổi trở lên cho phù hợp

Thông thường tội phạm học sử dụng cách so

sánh số liệu tội phạm và người phạm tội với số lượng dân cư tính theo tỷ lệ 1.000người dân hoặc 10.000 dân hoặc 100.000 dân để tìm ra tỷ trọng tương đối của tộiphạm xảy ra Đây cũng là một phương pháp được nhiều quốc gia trên thế giới ápdụng và ở Việt Nam trong sách hướng dẫn nghiệp vụ chỉ tiêu xã hôi ở Việt nam doTổng Cục thống kê ban hành tháng 2 năm 1995 đưa ra chỉ tiêu: Tỷ lệ phạm tội theoloại tội phạm tính trên 100.000 dân

Trên cơ sở của phân tích trên tác giả đề xuất cần phải tổng hợp, tính toán cácloại chỉ số về tỷ lệ phạm tội như sau:

- Tỷ lệ người phạm tội chưa thành niên

Số người phạm tội trên 14 tuổi và dưới 18 tuổi

x 100.000

Trang 19

Số dân số trên 14 tuổi và dưới 18 tuổi

- Tỷ lệ phạm tội phân tổ theo loại tội phạm

- Mối tương quan của từng nhóm tội, chương tội phạm: Theo BLHS năm

2015, các loại tội phạm được chia thành 14 chương; trong các báo cáo tổng kết,

sơ kết, chuyên đề đánh giá về tình hình tội phạm và giải quyết án hình sự chia

thành các nhóm: An ninh, Kinh tế, Trị an, Chức vụ và hoạt động tư pháp

Tỷ trọng phạm tội theo Số hành vi tương ứng với mỗi chương hoặc

- Số liệu về sự tương quan giữa những tội phạm theo trình độ học vấn của người phạm tội

Số người phạm tội có trình độ học vấn theo một

Tỷ lệ phạm tội theo trình độ nhóm xác định (ví dụ đại học)

Cần lưu ý là chỉ số tội phạm luôn được xác định gắn liền với một địa bàn

nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định

Từ những phân tích trên, có thể hiểu chỉ số của THTP là thước đo để xác

định mức độ phổ biến tội phạm trong dân cư phản ánh trạng thái, xu thế vận

động của tội phạm đã xảy ra trong một đơn vị không gian và đơn vị thời gian

nhất định.

Kết quả nghiên cứu tình hình tội phạm cho chúng ta “bức tranh” toàn

cảnh về tội phạm đã xảy ra, giải thích về mọi biểu hiện của tội phạm trong thực

tế đời sống xã hội, biết được cái nhìn về những hành vi nguy hiểm của chủ thể

Trang 20

13

Trang 21

cứu diễn biến của tình hình tội phạm có ý nghĩa quan trọng, nó không chỉ giúp chonhận diện “bức tranh” về tội phạm, tình hình tội phạm được rõ nét mà nó còn giúpcho việc dự đoán (tuy chỉ là tương đối) xu hướng vận động của tội phạm trong thờigian tiếp theo, từ đó giúp cho việc xây dựng biện pháp phòng ngừa tội phạm của cơquan chức năng sát với thực tiễn Diễn biến của tình hình tội phạm có thể là diễnbiến của tình hình tội phạm nói chung, diễn biến của tình hình tội phạm một nhómtội cụ thể hoặc một tội phạm cụ thể nào đó.

Số liệu thống kê tội danh đã xét xử chính là "số lớn", “số chính” và đặc biệt

nó có thể diễn giải được, nó rất phù hợp cho nhiều mục đích nghiên cứu tội phạmhọc Đối với phần hiện của tình hình tội phạm, số liệu thống kê tội danh đã xét xửhoàn toàn bảo đảm yêu cầu hội tụ các nguồn số liệu án hình sự đó qua xét xử và sựhội tụ này diễn ra một cách tự nhiên, hợp logic của một quá trình trình tự tố tụnghình sự Cho nên nó giảm bớt được yếu tố sai lệch do chủ quan, tức là do chủ thểthực hiện việc báo cáo số liệu thống kê Tuy nhiên, trên thực tế, trong công tácchuyên môn nghiệp vụ tại các cơ quan tư pháp, đặc biệt là cơ quan Viện kiểm sát,hiện nay, thống kê hình sự nói chung, thống kê tội danh đã xét xử nói riêng đónggóp không nhỏ trong công tác đánh giá thực tiễn THTP, hiệu quả hoạt động đấutranh phòng, chống tội phạm cũng như hiệu quả hoạt động tố tụng của các cơ quan

có thẩm quyền Bởi, ngoài thống kê số liệu tội danh đã xét xử, cơ quan Viện kiểmsát cũng thống kê các số liệu khác như: tin báo tố giác tội phạm, kiểm sát điều tra,khởi tố vụ án,án đình chỉ, tạm đình chỉ, án hủy, …Với thẩm quyền, trách nhiệmđược quy định trong Điều 34 Luật tổ chức VKSND năm 2014, cơ quan Viện kiểmsát nhân dân tối cao đã nghiên cứu và ban hành Hệ thống chỉ tiêu nghiệp vụ thống

kê hình sự để thu thập, tổng hợp đáp ứng công tác chuyên môn đánh giá hiệu quảhoạt động đấu tranh phòng, chống, ngăn ngừa và dự báo tình hình tội phạm trongtương lai cho các cấp lãnh đạo và quản lý

Đối với phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tác giả nghiên cứu phần hiệncủa tội phạm, sử dụng số liệu thống kê tội danh đã xét xử hình sự sơ thẩm giai đoạn

từ năm 2015 đến năm 2019

Trang 22

1.2 Khái niệm, ý nghĩa của thống kê các tội danh đã xét xử

1.2.1 Khái niệm

Thông tin và vai trò của thông tin là cách nhìn tổng quan của việc nghiêncứu những vấn đề có tính lý luận về thống kê nói chung và thống kê tội phạm nóiriêng

Thống kê là khoa học nghiên cứu hệ thống, phương pháp (thu thập, xử lý,phân tích) con số (mặt lượng) của các hiện tượng số lớn tìm bản chất và tính quyluật (mặt chất) trong những điều kiện nhất định [31, Tr.10]

Thông tin và thống kê có mối quan hệ thống nhất, mật thiết với nhau Thống

kê vừa là một dạng hoạt động thông tin vừa là phương pháp của công tác thông tin.Thống kê được hiểu theo hai nghĩa: Động giới từ và danh từ “1 Động giới từ: Thuthập số liệu về một hiện tượng, sự việc nào đó; 2 Danh từ: Thống kê học, nói tắt:Cán bộ thống kê" [11, tr.9]

Khoa học thống kê là khoa học về thu thập, phân tích, diễn giải và trình bàycác dữ liệu để từ đó tìm ra bản chất và tính quy luật của các hiện tượng kinh tế, xãhội - tự nhiên

Khoa học thống kê dựa vào lý thuyết thống kê, một loại toán học ứng dụng.Trong lý thuyết thống kê, tính chất ngẫu nhiên và sự không chắc chắn có thể làm

mô hình dựa vào lý thuyết xác suất Vì mục đích của khoa học thống kê là để tạo rathông tin "đúng nhất" theo dữ liệu có sẵn, có tác giả nghiên cứu nhìn khoa họcthống kê như một loại lý thuyết quyết định Thống kê được nhìn nhận như là mộttrong những công cụ quản lý vĩ mô quan trọng, cung cấp các thông tin thống kêtrung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời trong việc đánh giá, dự báo tìnhhình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xãhội và đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức, cá nhân

Không khác gì so với các ngành, lĩnh vực khoa học khác, lĩnh vực khoa họchình sự cũng sử dụng thống kê như là công cụ pháp lý xây dựng cơ sở dữ liệu vềnhững hành vi phạm pháp luật hình sự, tội phạm và kết quả giải quyết các vụ ánhình sự phục vụ trong công tác nghiên cứu khoa học, xác định những nguyên nhân,

Trang 23

điều kiện vi phạm pháp luật hình sự và tội phạm, góp phần đưa ra những nhận định,đánh giá tổng quát về tình hình tội phạm; mặt khác, là nền tảng cơ sở để tham mưucho Đảng và Nhà nước đề ra các chủ trương, giải pháp đấu tranh phòng, chống tộiphạm và góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam.[45, tr 5]

Về thống kê hình sự:

Trong khoa học tội phạm học hiện đại và trong cuộc đấu tranh phòng vàchống tội phạm không nghiên cứu trực tiếp về khoa học thống kê hình sự, mà chỉcoi thống kê hình sự với tư cách là phương pháp nghiên cứu Do vậy, chưa thấycông trình khoa học nào có định nghĩa về thống kê hình sự Thống kê hình sự giúpcho việc nghiên cứu tình hình tội phạm hiện và tội phạm ẩn Phạm vi nghiên cứucủa tội phạm học có cả phạm vi tình hình tội phạm hiện và tội phạm ẩn Do đó,thống kê hình sự phải đáp ứng phạm vi nghiên cứu của tội phạm học Tình hình tộiphạm là toàn bộ tình hình, cơ cấu, động thái, diễn biến của các loại tội phạm haytừng loại tội phạm Trong một giai đoạn nhất định xảy ra trong một lĩnh vực, mộtđịa phương, trong phạm vi quốc gia, khu vực hoặc toàn thế giới Trong một khoảngthời gian nhất định [9, tr.24]

Thống kê hình sự phải góp phần làm rõ các vấn đề chung và các vấn đề cụthể sau đây:

- Về các vấn đề chung: Đặc điểm lịch sử của tình hình tội phạm; đặc điểm xãhội của tình hình tội phạm; đặc tính thay đổi theo thời gian của tình hình tội phạm; đặctính giai cấp của tình hình tội phạm; đặc tính pháp luật hình sự của tình hình tội phạm

- Các vấn đề cụ thể: Số liệu chung về tội phạm; số liệu các tội phạm đã bị pháthiện xử lý; số liệu về tội phạm ẩn; cơ cấu tội phạm; động thái tội phạm; hậu quả tộiphạm; dự báo tội phạm

Trong thống kê hình sự phân loại thống kê (hay việc xác định đơn vị thốngkê) là hết sức quan trọng Có thể dựa vào các kiểu phân loại sau đây để xác địnhđơn vị thống kê tội phạm:

Trang 24

Thứ nhất, phân loại tội phạm theo tiêu thức chất lượng.

1- Theo tiêu thức pháp luật hình sự

a) Theo mức độ nguy hiểm cho xã hội

b) Dựa theo những chương và những điều của phần riêng BLHS

c) Dựa theo hình thức lỗi

d) Dựa theo tính chất hình phạt

2- Theo tiêu thức của tội phạm học

a) Theo lĩnh vực kinh tế quốc dân và quản lý nhà nước

c) Theo thiệt hại đã gây ra

d) Theo địa điểm và thời gian phạm tội

đ) Theo động cơ phạm tội

e) Theo thủ đoạn và công cụ phạm tội

g) Theo nguyên nhân trực tiếp của tội phạm

Thứ hai, phân loại tội phạm theo tiêu thức số lượng.

1- Dựa theo thời hạn bị tù

2- Dựa theo số lượng tiền án của bị can, bị cáo

3- Dựa theo số người tham gia tội phạm

4- Dựa theo lứa tuổi của những người phạm tội [9, tr.32]

Thống kê tư pháp là một bộ phận của thống kê xã hội, qua đó nó phản ánhtình hình tội phạm và các vi phạm pháp luật xảy ra trong xã hội, thái độ xử lý củaNhà nước đối với các vi phạm đó Đồng thời nó cũng phản ánh các hiện tượng tranhchấp trong nhân dân và việc giải quyết các tranh chấp đó Thống kê tư pháp là một

bộ phận của thống kê xã hội nhưng quan hệ rất mật thiết, và tác động qua lại vớithống kê kinh tế Chẳng hạn như thống kê các tội phạm trong hoạt động kinh tế,hoặc thống kê các tranh chấp hợp đồng kinh tế, thống kê việc xét xử của Tòa ántrong lĩnh vực kinh doanh, hoạt động của các tổ chức kinh doanh nước ngoài và tìnhhình tranh chấp của họ trước toà án; đời sống dân cư và mối quan hệ của nó với tìnhhình phạm tội [46, tr.4]

Trang 25

Khái niệm thống kê tư pháp, theo Nguyễn Duy Hồng cùng các đồng tác giảcho rằng: “Thống kê tư pháp là việc đo lường đánh giá tình hình tội phạm, các viphạm pháp luật, cũng như các tranh chấp xảy ra và việc xử lý của Nhà nước đối vớicác tội phạm, các vi phạm và các tranh chấp đó” [12, tr.9].

Theo đó, đối tượng nghiên cứu của thống kê tư pháp trước hết là nghiên cứu

về tình hình vi phạm pháp luật Tức là nắm được số lượng các vụ vi phạm pháp lụât,

số lượng chủ thể vi phạm pháp luật nói chung cũng như số lượng chủ thể vi phạmpháp luật trong từng lĩnh vực cụ thể, phải chỉ ra cơ cấu và sự biến động của tìnhhình vi phạm pháp luật Thống kê tư pháp không đơn thuần chỉ nghiên cứu mặtlượng của tình hình vi phạm pháp luật mà nó nghiên cứu mặt lượng trong mối liên

hệ với mặt chất của tình hình vi phạm pháp luật Thống kê tư pháp không trực tiếpnghiên cứu từng hành vi cụ thể mà nó nghiên cứu một tập hợp số lớn các hành vi viphạm pháp luật Chỉ trên cơ sở nghiên cứu một tập hợp số lớn các hành vi vi phạmpháp luật cụ thể thì các tác động ngẫu nhiên, cá biệt của từng hành vi vi phạm phápluật cụ thể mới bị bù trừ triệt tiêu nhau, mặt bản chất tất nhiên của tình hình vi phạmpháp luật mới được bộc lộ Nghiên cứu tình hình vi phạm pháp luật, thống kê tưpháp luôn đặt nó trong những điều kiện không gian và thời gian cụ thể [12, tr.9]

Thống kê hình sự là một bộ phận quan trọng nhất của thống kê tư pháp và làmột trong những phương tiện chủ yếu của môn học về tội phạm (tội phạm học:Criminolo-gie) và môn học về hình pháp (hình pháp học: criminalistique)

Thống kê hình sự phản ánh mặt số lượng của các hiện tượng tội phạm trong

xã hội và bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh các số liệu đó, phản ánhmối quan hệ giữa số lượng và chất lượng của hiện tượng, tức là những đặc điểm vàđiều kiện, nguyên nhân gây ra tội phạm, từ đó đề ra những giải pháp lâu dài hoặctrước mắt Về vấn đề này, thống kê hình sự như là một trong những phương tiệnchủ yếu của tội phạm học

Thống kê hình sự phản ánh mặt số lượng của các hoạt động điều tra, truy tố,xét xử (sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm) và bằng phương pháp phân tích, tổnghợp, so sánh các số liệu đó, phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động điều tra,

Trang 26

truy tố, xét xử, mối liên quan giữa hai mặt, đưa ra những biện pháp hoàn thiện cácquá trình tố tụng, nâng cao hoạt động của các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử.

Yểm trợ cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử còn có các hoạt động giámđịnh, công chứng, bào chữa, thi hành án…, là một bộ phận không thể thiếu của quátrình tố tụng, cũng là một bộ phận hợp thành hữu cơ, đều được phản ánh vào thống

kê hình sự

Về mặt này, thống kê hình sự như là một phương tiện trong những phươngtiện chủ yếu của hình pháp học [46, tr.10]

Về khái niệm thống kê tội phạm là hoạt động điều tra, báo cáo, tổng hợp, phân ích

và công bố các thông tin về tình hình tội phạm và kết quả xử lý tội phạm của các cơ quantiến hành tố tụng hình sự trong các giai đoạn: giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm vàkiến nghị, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự [12, tr.14-15]

Thống kê tội danh đã xét xử cũng là một phần trong các nội dung của thống

kê hình sự Từ những khái niệm và phân tích nêu trên có thể hiểu: “Thống kê tộidanh đã xét xử là thống kê tội phạm bắt đầu từ khi Tòa án quyết định một người nào

đó là có tội, phải chịu hình phạt và bản án có hiệu lực pháp luật”

1.2.2 Ý nghĩa

Các số liệu thống kê kết quả xử lý tội phạm đặc biệt là thống kê tội danh đãxét xử qua các giai đoạn tố tụng, kể cả thống kê tội phạm về mặt lượng và về mặtchất giúp cho việc kiểm soát tội phạm Đồng thời, theo dõi, đánh giá được năng lực,khả năng điều tra, xử lý với tội phạm của các cơ quan tư pháp, mức độ chi phí choviệc đấu tranh với tội phạm, mức độ thiệt hại về tinh thần, vật chất do tội phạm gây

ra cũng như nguyên nhân, bất cập, hạn chế của các cơ quan tư pháp hình sự Các sốliệu thống kê tội phạm có liên quan mật thiết đến việc đề ra các phương hướng, giảipháp cải cách tư pháp hình sự cả về thể chế, bộ máy và lực lượng cán bộ, công chứctrong các cơ quan tư pháp Nhằm đáp ứng các yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng vàchống tội phạm

Kết quả thống kê tội danh đã xét xử cho chúng ta “bức tranh” toàn cảnh vềtội phạm đã xảy ra “Bức tranh” toàn cảnh này không chỉ thể hiện đặc điểm định

Trang 27

lượng (tổng số tội phạm cũng như tổng số người phạm tội - con số phản ánh mức độnghiêm trọng của tội phạm đã được định tội) mà còn thể hiện cả đặc điểm định tính(các cơ cấu bên trong của tội phạm và của người phạm tội mà những cơ cấu nàyphản ánh tính chất nghiêm trọng của tội phạm đã xảy ra) “Bức tranh” toàn cảnh vềtội phạm đã xảy ra không chỉ thể hiện tình trạng tĩnh của các tội phạm đã xảy ra màcòn thể hiện cả diễn biến (tăng, giảm hoặc tương đối ổn định về số lượng cũng như

về tính chất) của tình trạng này

Thống kê tội danh đã xét xử không chỉ mô tả “bức tranh tội phạm” mà dựavào đó để phân tích, so sánh các “bức tranh” với nhau để qua đó có được sự đánhgiá đầy đủ và toàn diện tính nghiêm trọng của tội phạm đã xảy ra - nghiêm trọng vềmức độ cũng như nghiêm trọng về tính chất Chính vì vậy, việc thống kê tội danh đãxét xử là nhằm để giúp cho việc nắm chắc được tổng số các tội phạm xảy ra, sốlượng người đã thực hiện các tội phạm đó trong khoảng thời gian nhất định và ở địabàn nhất định có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quảcủa cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm

Mặt khác, qua số liệu thống kê tội danh đã xét xử có thể đánh giá được diễnbiến, tính chất của từng loại tội phạm tăng hoặc giảm để từ đó hoàn thiện các chínhsách pháp luật hình sự, sửa đổi bổ sung chính sách được kịp thời, phù hợp

Do vậy, muốn đánh giá được tình hình tội phạm một cách chính xác, kháchquan để có số liệu phục vụ tốt cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm thì phảinâng cao chất lượng thống kê tội phạm Yêu cầu thống kê tội phạm phải thống kêđược đầy đủ tình hình tội phạm và kết quả đấu tranh phòng và chống tội phạm củacác cơ quan tư pháp để từ đó Đảng và Nhà nước có chính sách phòng và chống tộiphạm hiệu quả, kịp thời

1.3 Mối quan hệ giữa thống kê các tội danh đã xét xử và tình hình tội phạm

Tội phạm và THTP phát sinh trong xã hội là một lực lượng vất chất tồn tạikhách quan, khác với vật chất ở dạng cụ thể THTP thể hiện trong số liệu thống kêtội danh đã xét xử không phải là một lực lượng vật chất bất biến mà nó chuyển hóa

Trang 28

ở dạng này sang dạng khác và có thể cải tạo được nó, có thể hạn chế, triệt tiêu hoặc loại bỏ các điều kiện và nguyên nhân phát sinh ra nó.

Tội phạm là một hiện tượng xã hội mang bản chất giai cấp và có tính xã hội.Tình hình tội phạm xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà nước, nó là một hiện tượng

ở trạng thái “động”, thường xuyên biến đổi, vận động, phát triển theo quy luật của

nó Tội phạm là một hiện tượng tiêu cực, mang tính nguy hiểm cao độ xâm phạmđến độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; xâm phạm đến chế độchính trị, nền kinh tế, văn hóa, quốc phòng an ninh, ngoại giao, xâm phạm đến lợiích Nhà nước, quyền, lợi ích tập thể, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và cáclĩnh vực trật tự pháp luật khác Sự tồn tại của tội phạm được coi là lực lượng vậtchất, tồn tại khách quan ngoài ý chí của Nhà nước, mong muốn của con người Đấutranh phòng và chống tội phạm với việc đề ra các biện pháp nhằm ngăn chặn, loạitrừ các nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm bằng các chủ trương, chínhsách, pháp luật hình sự (thuộc phạm trù ý thức) để từ đó đề ra các biện pháp kinh tế,

xã hội, tư tưởng, pháp lý nhằm đấu tranh phòng và chống tội phạm

THTP là một lực lượng vật chất tồn tại, vận động và phát triển theo quy luậtkhách quan, nó quyết định các biện pháp phòng và chống tội phạm của Nhà nước.Tuy nhận thức về hiện tượng tội phạm, THTP và hoạt động đấu tranh phòng vàchống tội phạm phải xuất phát từ thực tế khách quan; từ những nguyên nhân, điềukiện, hoàn cảnh, những tiền đề có sẵn và từ những tội phạm đơn lẻ đến tổng số cáctội phạm là tình hình tội phạm Thống kê về nguyên nhân và điều kiện phát sinh tộiphạm giúp cho việc nhận thức về hiện tượng tội phạm một cách chân thực, đúngđắn Đặc biệt là nhận thức về tính nguy hiểm của tội phạm, hậu quả đã và sẽ xảy ra

để tránh được tâm lý, ý chí chủ quan Thống kê tội danh đã xét xử nhìn thẳng vào sựthật, phản ánh đúng sự thật về THTP Thống kê tội danh đã xét xử là cơ sở cho nhậnthức về THTP khách quan và cơ sở thực tiễn cho việc đề ra các biện pháp phòngngừa xác thực, phù hợp nhằm ngăn chặn không để cho tội phạm xảy ra Đồng thời,

có biện pháp để xử lý, răn đe giáo dục, cải tạo tội phạm và ngăn chặn việc tái phạm

Trang 29

Thống kê tội danh đã xét xử không chỉ là liệt kê về số lượng tội phạm màcòn thống kê về mặt “chất” của tội phạm Trong đó, việc chỉ ra các nguyên nhândẫn đến hành vi phạm tội của con người trong xã hội Nguyên nhân phạm tội vàhành vi phạm tội là mối quan hệ nhân quả, nguyên nhân nào thì hậu quả đó Cónhững nguyên nhân phổ biến của tình hình tội phạm, bao gồm những nguyên nhânchủ quan và nguyên nhân khách quan Nguyên nhân chủ quan của tội phạm chứađựng ngay trong thân nhân của tội phạm, như: Lòng tham, tính ích kỷ cá nhân, trình

độ nhận thức xã hội và thiếu hiểu biết về xã hội; họ không biết đó là đúng, sai,thiện, ác… Nguyên nhân khách quan là mặt trái của cơ chế thị trường, hiện tượngcạnh tranh, vì lợi nhuận trên hết dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, hiện tượngđầu cơ tích trữ, lừa đảo đối tác, lừa dối khách hàng, hủy hoại môi trường… bất chấppháp luật Nguyên nhân khách quan còn là hậu quả của hệ thống giáo dục, trình độcủa nền văn minh xã hội, sự thiếu trách nhiệm của gia đình đối với con cái, nhàtrường đối với học sinh

Thống kê tội phạm chỉ ra từ những điều kiện phạm tội có tính đơn lẻ đếncác điều kiện phổ biến của tội phạm để có biện pháp khắc phục các điều kiện đó,làm cho tội phạm không có điều kiện thực hiện tội phạm hoặc không cho tội phạmthực hiện đến cùng Tội phạm và tình hình tội phạm là sản phẩm của xã hội, nó tồntại trong những hoàn cảnh và điều kiện nhất định Điều kiện phạm tội của mỗi loạitội phạm có những điều kiện chung và điều kiện cụ thể trong hoàn cảnh, môi trường

xã hội cụ thể Có thể nêu một số các điều kiện phạm tội trong thực tiễn mà thống kêtội phạm đã phản ánh, như: những kẽ hở của pháp luật, bất cập khiếm khuyết của cơchế chính sách, sự lỏng lẻo về quản lý Nhà nước, thiếu sự kiểm tra, giám sát, việcquản lý nhân khẩu lỏng lẻo, sự chủ quan, mất cảnh giác của người có tài sản, thiếucác biện pháp bảo vệ tài sản chặt chẽ, không tiến hành các biện pháp kê khai tài sản

cá nhân cán bộ công chức… Nói một cách tổng quát, các vấn đề xã hội như: Sựnghèo đói ở một bộ phận dân cư, các loại tệ nạn xã hội như mại dâm, ma tuý, mê tín

dị đoan, các điều kiện của an sinh xã hội thấp kém, môi trường đạo đức xuống cấp,nạn thất nghiệp, trình độ dân trí thấp… là điều kiện, tác nhân phát sinh tội phạm

Trang 30

Mô tả và phân tích thống kê tội danh đã xét xử trong nghiên cứu tình hìnhtội phạm không phải chỉ để biết những gì đã xảy ra mà quan trọng hơn là để giảithích, phát hiện nguyên nhân, để dự liệu tội phạm sẽ xảy ra như thế nào trong thờigian tới và qua đó tạo cơ sở cho việc đưa ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm

1.4 Nội dung thống kê các tội danh đã xét xử

Nội dung của thống kê tội danh đã xét xử nói chung bao gồm 2 nhóm:

- Nhóm thứ nhất gồm các loại số liệu đánh giá về tình hình tội phạm

- Nhóm thứ hai gồm các loại số liệu phản ánh kết quả xét xử tội phạm củaTòa án

Hai nhóm số liệu trên có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau trong hoạt động thống kê tội phạm (thu thập thông tin thống kê, tổng hợp, phân tích)

Thứ nhất, nhóm số liệu phản ánh về tình hình tội phạm phục vụ trực tiếp cho

công tác quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực đấu tranh phòng và chống tội phạm.Thông qua việc phân tích các số liệu thống kê về các tội phạm xảy ra, số ngườiphạm tội, tính chất, mức độ của tội phạm gây ra, địa bàn và thời gian phạm tội,phương tiện gây án, nạn nhân và các đối tượng bị xâm hại các cơ quan bảo vệpháp luật có thể nhận biết được tính chất, mức độ của tình hình tội phạm, các quyluật phổ biến của tội phạm xảy ra để từ đó đưa ra các biện pháp đấu tranh phòng vàchống thích hợp với từng loại đối tượng phạm tội, tại những địa bàn trong từng thờiđiểm để tập trung lực lượng, phương tiện nhằm đấu tranh phòng và chống với tộiphạm phù hợp, hiệu quả Những số liệu về kết quả xử lý tội phạm của các cơ quanbảo vệ pháp luật kết hợp với số liệu về tình hình tội phạm là những căn cứ, cơ sởkhách quan để đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng

Thứ hai, nhóm số liệu phản ánh về tình hình phạm tội gồm:

- Số liệu phản ánh về mặt lượng của tình hình tội phạm: lànhững số liệu phảnánh về toàn bộ các tội phạm đó xảy ra và số người thực hiện các tội phạm đó Những sốliệu này nếu được xem xét trong sự vận động và biến đổi theo thời gian đối với từng đơn

vị hành chính cụ thể như cấp huyện, cấp tỉnh, thành phố hay trên phạm vi toàn quốc sẽcho thấy rõ những biến động (hay gọi là động thái) của tình hình tội phạm Do vậy, muốnthu thập được đầy đủ tình hình tội phạm thì cần phải

Trang 31

thống kê được các loại thông tin, số liệu về những tin báo tố giác tội phạm và kếtquả điều tra, truy tố, xét xử (đặc biệt thống kê đầy đủ các tội danh đã xét xử theo vụ

án, bị cáo) về các tội phạm này của cơ quan tiến hành tố tụng

- Số liệu phản ánh về mặt chất của tình hình tội phạm (cơ cấu và tính chấtcủa tình hình tội phạm): là những số liệu phản ánh mặt sâu kín bên trong (mặt nội dung)của tình hình tội phạm, thể hiện bằng cơ cấu và tính chất, mức độ của tình hình tội phạm

Xuất phát từ mục đích của thống kê tội phạm là cung cấp những thông tinchính xác, khách quan về tình hình tội phạm và kết quả xử lý tội phạm cũng nhưtình hình hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ có hiệu quả chocông tác đấu tranh phòng và chống tội phạm thì thống kê tội phạm phải đảm bảo thuthập, tổng hợp được đầy đủ các số liệu cơ bản như sau:

- Số liệu về tội phạm và người phạm tội: được thu thập và thống kê theonhững tội danh cụ thể, theo các chương tội phạm của BLHS tại những đơn vị hành chính

cụ thể và thời gian nhất định

- Số liệu về người phạm tội phải được phân tích cụ thể theo giới tính, độ tuổi,nghề nghiệp, trình độ học vấn, dân tộc, tôngiáo và một số đặc điểm khác về thân nhân cóliên quan đến tội phạm như: hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh kinh tế…

- Số liệu về tính chất của tội phạm (ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rấtnghiêm trọng , đặc biệt nghiêm trọng) do hành vi của người phạm tội thực hiện; có đồngphạm hay phạm tội đơn lẻ

- Số liệu về động cơ, mục đích phạm tội, yếu tố lỗi

- Số liệu về mức độ hậu quả và những thiệt hại do tội phạm gây ra (tài sản, sốngười chết, bị thương )

- Số người phạm tội lần đầu, tái phạm, tái phạm nguy hiểm

- Số liệu về hình phạt cụ thể đã áp dụng

- Số liệu về áp dụng các biện pháp tạm giữ, tạm giam đối với người phạm tội

- Số liệu về đối tượng bị hại (Đối tượng bị hại là những tập thể, cá nhân bịthiệt hại về vật chất hoặc tinh thần do những hành vi phạm tội gây ra Tuy nhiên, thống

kê tội danh đã xét xử không thống kê những thiệt hại về mặt tinh thần do tội

Trang 32

phạm gây ra vì những thiệt hại đó không lượng hóa được, do đó rất khó thống kê).Thống kê đối tượng bị hại có tác dụng to lớn trong việc xác định đúng tính chất,mức độ, tác hại do các vi phạm và tội phạm gây ra cho tập thể, cá nhân và cho toàn

xã hội Qua đó có thể xác định được những loại đối tượng nào thường bị xâm hại, từ

đó đề ra phương hướng, giải pháp bảo vệ và phòng chống nhằm ngăn ngừa tội phạmđạt hiệu quả cao

Nhóm số liệu phản ánh kết quả xét xử tội danh:

- Số liệu về họat động xét xử (từ giai đoạn sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốcthẩm và tái thẩm): Số vụ, số bị cáo phải xét xử, đã xét xử, chưa xét xử, đình chỉ xét xử,tạm đình chỉ; số bản án bị kháng nghị; số bị cáotuyên không phạm tội, mức án đối vớitừng bị cáo

Từ các số liệu này cho biết được các thông số sau:

- Tỷ lệ số vụ án/ bị cáo đã được xét xử trên tổng số vụ án/ bị cáo đã được thụ lý

- Tỷ lệ số vụ án/ bị cáo đã được xét xử tăng hay giảm so với năm trước

- Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là tăng hay giảm so với năm trước hoặc các năm

- Tỷ lệ các bản án, quyết định bị sửa là tăng hay giảm so với năm trước hoặc các năm

Đây chính là các thông số đánh giá hiệu quả, chất lượng công tác của các cơquan tiến hành tố tụng và là kết quả công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm.Tóm lại, để nghiên cứu đánh giá tình hình tội phạm có nhiều thông số đểđánh giá, tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu tác giả chỉ phân tích diễn biến, độngthái số liệu về tội phạm và người phạm tội được thu thập và thống kê theo những tộidanh cụ thể, theo các chương tội phạm của BLHS tại những đơn vị hành chính (cấptỉnh, và toàn quốc) trong giai đoạn xét xử sơ thẩm từ năm 2015 đến năm 2019

Kết luận Chương 1

Trang 33

Tội phạm là hiện tượng xã hội tiêu cực có phát sinh có phát triển và tiêuvong Việc nghiên cứu tình hình tội phạm và thống kê tội phạm, trong đó có thống

kê các tội danh đã xét xử chiếm vị trí quan trọng trong công tác đấu tranh, phòng,chống tội phạm Việc thống kê các tội danh đã xét xử không chỉ có ý nghĩa là cơ sở

để đánh giá về chất lượng hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự,đánh giá hiệu quả của các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm ở thời điểmhiện tại mà còn mang nhiều ý nghĩa khác trong đánh giá, xây dựng, thực hiện chínhsách của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc phát triển đất nước

Trong phạm vi chương 1, tác giả đã làm rõ lý luận về chỉ số tình hình tộiphạm, lý luận về thống kê tội danh đã xét xử, nội dung thống kê các tội danh đã xét

xử, và phân tích mối quan hệ giữa thống kê các tội danh đã xét xử và tình hình tộiphạm Việc nghiên cứu dưới góc độ lý luận về thống kê các tội danh đã xét xử là cơ

sở quan trọng để tác giả tiếp tục nghiên cứu, phân tích nội dung Chương 2: Thựctrạng thống kê các tội danh đã xét xử ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Trang 34

Chương 2.

THỰC TRẠNG THỐNG KÊ CÁC TỘI DANH ĐÃ XÉT XỬ

CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

2.1 Cơ sở của thống kê xét xử các vụ án hình sự của ngành Kiểm sát nhân dân hiện nay

2.1.1 Cơ sở pháp lý

Công tác thống kê tội phạm của VKSND được quy định tại Điều 6 Luật Tổ

chức VKSND năm 2014 “công tác thống kê tội phạm thuộc các công tác khác của

VKSND” và Điều 34 Luật Tổ chức VKSND năm 2014 quy định như sau:“1 VKSND có trách nhiệm chủ trì thống kê tội phạm, phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc thống kê hình sự 2 Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan có liên quan có trách nhiệm phối hợp với VKSND trong việc thống kê tội phạm” Mặt khác, theo quy định tại Điều 3 (Giải

thích từ ngữ) của Luật Thống kê năm 2015 quy định:“1 Báo cáo thống kê là mẫu

biểu và hướng dẫn ghi chép mẫu biểu để thu thập dữ liệu, thông tin thống kê về đối tượng nghiên cứu cụ thể theo phương pháp khoa học, thống nhất trong một thời kỳ nhất định.2 Chế độ báo cáo thống kê là những quy định và hướng dẫn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành ” và khoản 2, Điều 12 Luật Thống kê năm

2015 thì Hệ thống thông tin thống kê của ngành Kiểm sát nhân dân thuộc Hệ thốngthông tin thống kê nhà nước (Nhóm trật tự, an toàn xã hội và tư pháp trong Danhmục chỉ tiêu thống kê quốc gia) Ngoài ra còn một quy định như sau: “Thông tư liêntịch số 05/2018/TTLT/VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP ngày 12/11/2018 của Việnkiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòngQuy định phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiện thống kê hình sự”; Phiếu thống

kê tội phạm trong giai đoạn xét xử sơ thẩm(ban hành theo Quyết định số VKSTC-TKTP ngày 23/3/2006 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tốicao;Quyết định số 188/QĐ-VKSTC ngày 06/4/2016 của Viện trưởng Viện kiểm sát

Trang 35

168/QĐ-sát hoạt động tư pháp và thống kê vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp trongngành Kiểm sát nhân dân;Quyết định số 560/QĐ-VKSTC ngày 13/11/2019 củaViện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Chế độ báo cáo thống kêThực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp và thống kê vi phạm phápluật trong hoạt động tư pháp trong ngành Kiểm sát nhân dân.

2.1.2 Cơ cấu về tổ chức bộ máy và phương pháp thu thập, thống kê xét xử các vụ án hình sự của ngành Kiểm sát nhân dân

2.1.2.1 Cơ cấu về tổ chức bộ máy

Trên cơ sở đó, cơ cấu tổ chức bộ máy, cán bộ thực hiện công tác thống kêđược thành lập và quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trong ngànhKiểm sát nhân dân thông qua các Quyết định ban hành Quy chế tổ chức và hoạtđộng của các đơn vị thuộc VKSND tối cao, VKSND cấp cao, VKSND cấp tỉnh,VKSND cấp huyện và các đơn vị thuộc bộ máy làm việc của Viện kiểm sát quân sựcác cấp.Vị trí pháp lý cụ thể như sau:

- Đối với Viện kiểm sát nhân dân tối cao Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện:

Ngày 20/11/2015, Viện trưởng VKSND tối cao ban hành Quy chế tổ chức vàhoạt động của Cục Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin (Ban hành kèm theoQuyết định số 19/QĐ-VKSTC-C2) Cục Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin

là đơn vị thuộc bộ máy làm việc của VKSND tối cao (Cục 2) Cục 2 có nhiệm vụ,quyền hạn giúp Viện trưởng VKSND tối cao thực hiện các công tác sau:Theo dõi,quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra nghiệp vụ thống kê và ứng dụng công nghệthông tin của các đơn vị trong ngành Kiểm sát nhân dân; thống kê kết quả hoạt độngcủa ngành Kiểm sát nhân dân; chủ trì thống kê tội phạm, phối hợp với các cơ quankhác trong việc thống kê hình sự; xây dựng kế hoạch, thực hiện các hoạt động côngnghệ thông tin trong ngành Kiểm sát nhân dân; quản trị hạ tầng mạng máy tính vàphần mềm dùng chung trong ngành Kiểm sát nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ,quyền hạn khác do Viện trưởng VKSND tối cao giao

Trang 36

Ngày 22/12/2015, Viện trưởng VKSND tối cao ban hành Quy định Cơ cấu bộmáy làm việc, cơ cấu lãnh đạo, quản lý và công chức, viên chức của VKSND cáccấp (Ban hành kèm theo Quyết định số 03/QĐ-VKSTC-V15, có hiệu lực kể từ ngày01/01/2016) Theo quy định này, “Phòng Thống kê tội phạm và Công nghệ thôngtin” được thành lập ở VKSND cấp tỉnh; đối với VKSND cấp huyện, công tác thống

kê được cơ cấu trong Bộ phận Văn phòng tổng hợp, thống kê tội phạm và kiểm sátgiải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp

Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hànhTrung ương về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệthống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” và yêu cầu công tác trongtình hình mới, Ban cán sự đảng VKSND tối cao đã ban hành nhiều nghị quyết triểnkhai thực hiện, như: Nghị quyết số 30-NQ/BCSĐ ngày 07/7/2017, Nghị quyết 65-NQ/BCSĐ ngày 04/5/2018 về việc kiện toàn sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, bộ máy làmviệc cấp phòng thuộc VKSND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Ngày01/6/2020, Viện trưởng VKSND tối cao ban hành Quy định Cơ cấu bộ máy làmviệc, cơ cấu lãnh đạo, quản lý và công chức, viên chức của VKSND các cấp (Banhành kèm theo Quyết định số 189/QĐ-VKSTC ngày 01/6/2020, có hiệu lực kể từngày ký và thay thế Quyết định số 03/QĐ-VKSTC-V15 ngày 22/12/2015 của Việntrưởng VKSND tối cao); ngày 17/6/2020, Viện trưởng VKSND tối cao ban hànhQuy chế tổ chức và hoạt động của VKSND cấp cao (Ban hành kèm theo Quyết định

số 200/QĐ-VKSTC) Theo đó, tại VKSND tối cao có Cục Thống kê tội phạm vàCông nghệ thông tin (Cục 2); tại VKSND cấp cao vẫn giữ nguyên “Phòng Thammưu tổng hợp, Thống kê và Công nghệ thông tin”thuộc Văn phòng VKSND cấpcao; tại VKSND cấp tỉnh, công tác thống kê được cơ cấu trong nhiệm vụ công táccủa Văn phòng tổng hợp (Không còn Phòng Thống kê tội phạm và Công nghệ thôngtin); tại VKSND cấp huyện, công tác thống kê được cơ cấu trong nhiệm vụ công táccủa Bộ phận hoặc Văn phòng tổng hợp, thống kê tội phạm và kiểm sát giải quyếtđơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp Như vậy, sau khi thực hiện sáp nhậpPhòng Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin của VKSND cấp tỉnh, hiện

Trang 37

nay công tác thống kê được quy định trong chức năng, nhiệm vụ của Văn phòngtổng hợp VKSND cấp tỉnh; đối với VKSND tối cao, VKSND cấp cao, VKSND cấphuyện vẫn giữ nguyên cơ cấu tổ chức bộ máy, công chức làm công tác thống kê nhưtrước đây.

Thực hiện theo Quyết định số 64/QĐ-VKSTC-V15 ngày 25/9/2015 của Việntrưởng VKSND tối cao về việc quy định cơ cấu tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyềnhạn và quan hệ công tác của các đơn vị thuộc bộ máy làm việc của Viện kiểm sátquân sự các cấp; cơ cấu tổ chức bộ máy, cán bộ thực hiện công tác thống kê đượcquy định rõ:

+ Tại Viện kiểm sát quân sự Trung ương, nhiệm vụ thống kê được giao

choVăn phòng Viện kiểm sát quân sự trung ương: Phối hợp với các cơ quan tư pháptrong Quân đội thực hiện việc thống kê hình sự, thống kê tội phạm; thực hiện việcthống kê số liệu kết quả hoạt động của Viện kiểm sát quân sự; theo dõi, quản lý,hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra về nghiệp vụ thống kê hình sự, thống kê tội phạm vàthống kê kết quả hoạt động của Viện kiểm sát quân sự các cấp; sơ kết, tổng kết côngtác thống kê hình sự, thống kê tội phạm

+ Tại Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, nhiệm vụ thống kêđược giao cho Ban kế hoạch tống hợp - hành chính: Phối hợp với các cơ quan hữuquan thực hiên việc thống kê hình sự, thống kê tội phạm, thống kê số liệu, kết quảhoạt động của Viện kiểm sát quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự khuvực trực thuộc; theo dõi, quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra về nghiệp vụthống kê hình sự, thống kê tội phạm và kết quả hoạt động của Viện kiểm sát quân sựquân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự khu vực; sơ kết, tổng kết công tácthống kê hình sự, thống kê tội phạm theo thấm quyền

+ Tại Viện kiêm sát quân sự khu vực, nhiệm vụ thống kê được giao cho Bộ phận kế hoạch tổng hợp - hành chính

Trang 38

Tại mỗi cấp kiểm sát, các đơn vị được giao thực hiện công tác thống kê(trong đó có thống kê xét xử các vụ án hình sự) chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

và quản lý số liệu thống kê tại cấp mình; đồng thời truyền, gửi báo cáo thống kê lênViện kiểm sát nhân dân cấp trên trực tiếp để tổng hợp, quản lý thống nhất theo Chế

độ báo cáo thống kê do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định Riêng

về Viện kiểm sát quân sự có sĩ quan làm công chức thống kê chuyên trách tại Việnkiểm sát quân sự trung ương và sĩ quan làm công tác thống kê không chuyên tráchtại mỗi cấp (Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu, Viện kiểm sát quân sự khu vực );các sĩ quan làm công tác thống kê tại Viện kiểm sát quân sự trung ương có tráchnhiệm thu thập, tổng hợp và quản lý số liệu thống kê thuộc hệ thống Viện kiểm sátquân sự, sau đó gửi báo cáo thống kê về Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Cục Thống

kê tội phạm và Công nghệ thông tin) Cục Thống kê tội phạm và Công nghệ thôngtin thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao là đơn vị chuyên trách làm công tác thống

kê, có trách nhiệm tổng hợp, phân tích, quản lý và chia sẻ số liệu thống kê của toànquốc trên cơ sở báo cáo thống kê của các đơn vị nghiệp vụ, Viện kiểm sát các cấp

và Viện kiểm sát quân sự trung ương truyền, gửi về

Về nguyên tắc, số liệu thống kê của đơn vị nào do đơn vị đó quản lý TạiViện kiểm sát nhân dân cấp huyện và Viện kiểm sát nhân dân cấp cao chỉ quản lý sốliệu thống kê của cấp mình, còn Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sátquân sự trung ương có trách nhiệm quản lý cả số liệu thống kê của cấp mình và cấpdưới, VKSND tối cao quản lý số liệu thống kê của toàn quốc (đến tận Viện kiểm sátcấp huyện)

Tổ chức thống kê ngành Kiểm sát nhân dân (trong đó có công tác thống kêthống kê xét xử các vụ án hình sự) được thể hiện tại mô hình sau đây:

§¬n vÞ nghiÖp CôC TKTP& CNTT

vôthuéc vksnd

(vKSND Tèi cao)

VKS qu©n sù tèi cao

Phßng nghiÖp vô Bé PHËN THèNG K£

Vµ & CNTT THUéC V¨n phßng

Trang 40

Thống kê số liệu xét xử trong các vụ án hình sự cũng sẽ thực hiện theo quyđịnh (mô hình) này.

2.1.2.2 Phương pháp thu thập thống kê

Thống kê hình sự, thống kê các tội danh đã xét xử cũng giống như bất

kỳ một ngành thống kê nào khác là cả một quá trình từ việc xác định mục đích, yêu cầu của công tác thống kê hình sự, xác định các khái niệm, chỉ tiêu thống kê, đến việc thu thập số liệu, xử lý số liệu (trình bày số liệu, phân tích

sơ bộ, tổng hợp số liệu ), phân tích số liệu (đã được tổng hợp), công bố và sử dụng, khai thác số liệu Sau đây là những trình tự cụ thể:

danh đã xét xử (gọi chung là thống kê hình sự) trong từng thời điểm nhất định Phân tích đối tượng nghiên cứu, nội dung nghiên cứu của công tác thống kê hình

sự Từ đó, sẽ lựa chọn phương pháp thu thập và phương pháp tổng hợp số liệu

thống kê Hiện nay, phương pháp thu thập là phương pháp thu nhận (ghi chép)

hàng ngày, theo dõi, tích luỹ dần dần các nội dung, dữ liệu cần thống kê vào các

sổ thụ lý của các khâu công tác nghiệp vụ Phương pháp tổng hợp là từ các sổ thụ

lý, tập hợp các kết quả thống kê theo yêu cầu chỉ đạo và quản lý của các cấp lãnh đạo, theo thời gian, theo địa bàn và theo các mẫu báo cáo thống kê đã được xây dựng.

- Theo khoa học thống kê thì có ba phương pháp thu thập thống kê:

kê định kỳ;

- Theo khoa học thống kê thì có ba phương pháp tổng hợp thống kê:

Ngày đăng: 25/12/2020, 05:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w