DANH MỤC BẢNG BIỂUBảng 1 Nhiệt độ trung bình tháng năm tại trạm Hà Tĩnh 1960-2018Bảng 2 Tốc độ gió trung bình tháng năm trạm Hà Tĩnh 1971 – 2018Bảng 3 Độ ẩm trung bình tháng năm tại trạm
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
TRẦN DUY CHIẾN
ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG ĐỐI VỚI NGẬP LỤT VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG CỦA HỆ THỐNG ĐÊ ĐIỀU VEN BIỂN TỈNH HÀ
TĨNH TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỐI KHÍ HẬU
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
HÀ NỘI - 2019
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
TRẦN DUY CHIẾN
ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG ĐỐI VỚI NGẬP LỤT
VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG CỦA HỆ THỐNG ĐÊ ĐIỀU VEN BIỂN TỈNH HÀ TĨNH TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỐI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: Thủy văn học
Mã số: 8440224.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN NGỌC ANH
Trang 3về thời gian, cơ sở vật chất trong suốt thời gian học tập tại nhà trường
Tôi xin trân trọng cảm ơn Sở Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh đã tạo điều kiện cho tôi Chủ trì thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá tác động của Biến đổi khí hậu
và NBD đến hạ tầng thủy lợi và các công trình xây dựng chủ yếu vùng vên biển Hà Tĩnh” để có số liệu, tư liệu của đề tài sử dụng trong nghiên cứu luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, các đồng nghiệp tại Chi cục Thủy lợi Hà Tĩnh nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện về mặt thời gian, chia sẻ công việc để bản thân có điều kiện hoàn thành khóa học Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, những người luôn bên cạnh tạo mọi điều kiện tốt nhất và động viên giúp đỡ trong suốt quá trình học tập
Do thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và các đồng nghiệp để có thể hoàn thiện được luận văn tốt hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn./
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2019
Học viên
Trần Duy Chiến
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiệndưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trần Ngọc Anh, không sao chép các côngtrình nghiên cứu của người khác Các số liệu, kết quả của luận văn là trung thực vàchưa từng được công bố trong bất kì một công trình khoa học của người khác Cácthông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ,trung thực và đúng quy cách
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản luận văn củamình./
TÁC GIẢ
Trần Duy Chiến
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: Đặc điểm địa lý tự nhiên KTXH khu vực nghiên cứu 4
1.1.Vị trí địa lý 4
1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 24
1.3 Hiện trạng công trình đê điều 30
CHƯƠNG II: Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 45
2.1 Cách tiếp cận 45
2.2 Phương pháp nghiên cứu 46
CHƯƠNG III: Đánh giá tác động và đề xuất định hướng các g/p 62
3.1 Cơ sở dữ liệu 62
3.2 Xây dựng mô hình và mô phỏng ngập lụt 63
3.3 Đánh giá tác động của BĐKH và NBD đến công trình đê điều 75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 105
1.Kết luận 105
2.Kiến nghị 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1 Nhiệt độ trung bình tháng năm tại trạm Hà Tĩnh (1960-2018)Bảng 2 Tốc độ gió trung bình tháng năm trạm Hà Tĩnh (1971 – 2018)Bảng 3 Độ ẩm trung bình tháng năm tại trạm Hà Tĩnh (1960 – 2018)Bảng 4 Tổng lượng bốc hơi tháng tại trạm Hà Tĩnh (1959 - 2018)Bảng 5 Lượng mưa trung bình nhiều năm tại các trạm
Bảng 6 Đặc trưng mưa lũ lớn nhất năm tại các trạm
Bảng 7 Đặc trưng mực nước lũ cao nhất năm tại các vị trí
Bảng 8 Đặc trưng hình thái các sông khu vực nghiên cứu
Bảng 9 Trạm khí tượng, thuỷ văn trong và lân cận vùng nghiên cứuBảng 10 Cơ cấu kinh tế qua các năm
Bảng 11 Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành
năm 2018 khu vực nghiên cứuBảng 12 Hiện trạng dân số khu vực nghiên cứu năm 2018
Bảng 13 Thông số chính các cống dưới đê
Bảng 14 Phân cấp về hiện trạng công trình (Hc)
Bảng 15 Phân cấp về khả năng quản lý công trình (M)
Bảng 16 Phân cấp độ ngập lụt HF cho công trình đê khu vực ven biểnBảng 17 Phân cấp NBD, nước dâng do bão HSLR khu vực ven biểnBảng 18 Cấp độ rủi ro cho công trình đê khu vực ven biển Hà TĩnhBảng 19 Cấp độ thích ứng cho công trình đê khu vực ven biển Hà TĩnhBảng 20 Cấp độ tổn thương cho công trình đê khu vực ven biển Hà TĩnhBảng 21 Phân cấp độ sâu ngập (HF) cho công trình cống
Bảng 22 Hệ số xác định mức độ quan trọng của công trình cống
Trang 8Bảng 23 Cấp độ rủi ro cho công trình cống
Bảng 24 Cấp độ thích ứng cho công trình cống
Bảng 25 Cấp độ tổn thương cho công trình cống
Bảng 26 Thống kê số lượng mặt cắt dùng để tính toán
Bảng 27 Thông tin cơ bản để mô phỏng dòng chảy cho các lưu vực nhập lưuBảng 28 So sánh kết quả mô phỏng tại Cầu Phủ và Cầu Hội
Bảng 29 Biến đổi lượng mưa năm so với thời kỳ cơ sở ứng với các kịch bảnBảng 30 Thay đổi lượng mưa trong các giai đoạn so với thời kỳ nền kịch bản
RCP 4.5Bảng 31 Thay đổi lượng mưa trong các giai đoạn so với thời kỳ nền kịch bản
RCP 8.5Bảng 32 Mực nước biển dâng (cm) theo các kịch bản phát thải tại Hà TĩnhBảng 33 Bão và nước dâng ven bờ Việt Nam
Bảng 34 Nguy cơ ngập đối với tỉnh Hà Tĩnh
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1 Phạm vi vùng nghiên cứu
Hình 2 Mạng lưới sông vùng nghiên cứu
Hình 3 Các trạm quan trắc ở lưu vực nghiên cứu
Hình 6 Sơ đồ mạng sông hệ thống sông tỉnh Hà Tĩnh được thiết lập trong mô
hình MIKE 11Hình 7 Sơ đồ mạng sông hệ thống khu vực cửa Sót và cửa Nhượng được thiết lập
trong mô hình MIKE11Hình 8 Sơ đồ mạng sông hệ thống khu vực cửa Khẩu được thiết lập trong mô
hình MIKE11Hình 9 Phạm vi, địa hình vùng ngập lũ khu vực cửa Sót và cửa Nhượng
Hình 10 Kết nối biên mô hình
Hình 11 Thiết lập mô hình MIKE FLOOD
Hình 12 Mực nước tính toán và thực đo tại trạm Cầu Phủ 22/9 - 2/10/2009
Hình 13 Mực nước tính toán và thực đo tại trạm Cầu Họ 22/9 - 2/10/2009
Hình 14 Mực nước tính toán và thực đo tại trạm Thạch Đồng 22/9 - 2/10/2009Hình 15 Đường quá trình mực nước tính toán và thực đo tại Cầu Phủ trận lũ tháng
10/2010Hình 16 Đường quá trình mực nước tính toán và thực đo tại Cầu Hội trận lũ tháng
10/2010Hình 17 Kiểm định mực nước tính toán và thực đo tại Thạch Đồng từ 15/10 -
19/10/2010Hình 18 Bản đồ ngập lụt khu vực nghiên cứu tháng 10 năm 2010
Hình 19 Bản đồ ngập lụt khu vực theo kịch bản giai đoạn 2016 - 2035
Hình 20 Bản đồ ngập lụt theo kịch bản BĐKH giai đoạn 2045 - 2065
Trang 10Hình 21 Bản đồ ngập lụt theo kịch bản BĐKH giai đoạn 2080 - 2099Hình 22 Mức độ rủi ro đối với công trình đê theo các kịch bản 4.5
Hình 23 Mức độ rủi ro đối với công trình đê theo các kịch bản 8.5
Hình 24 Đánh giá mức độ rủi ro đối với cống theo các kịch bản BĐKHHình 25 Mức độ tổn thương đối với công trình đê theo các kịch bản 4.5 Hình 26 Mức độ tổn thương đối với công trình đê theo các kịch bản 8.5 Hình 27 Mức độ tổn thương đối với công trình cống theo các kịch bảnHình 28 Bản đồ tính dễ bị tổn thương theo kịch bản hiện trạng
Hình 29 Bản đồ tính dễ bị tổn thương theo kịch bản RCP 4.5 (2019-2035)Hình 30 Bản đồ tính dễ bị tổn thương theo kịch bản RCP 4.5 (2046-2065)Hình 31 Bản đồ tính dễ bị tổn thương theo kịch bản RCP 4.5 (2080-2099)Hình 32 Bản đồ tính dễ bị tổn thương theo kịch bản RCP 8.5 (2019-2035)Hình 33 Bản đồ tính dễ bị tổn thương theo kịch bản RCP 8.5 (2046-2065)Hình 34 Bản đồ tính dễ bị tổn thương theo kịch bản RCP 8.5 (2080-2099)
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những vấn đề cấp thiết ở thế kỷ 21 mà nhân loại phải đối mặt là hiệntượng nóng lên của Trái đất và biến đổi khí hậu toàn cầu Theo Ban liên Chính phủ vềBiến đổi Khí hậu (IPCC), nhiệt độ bề mặt trung bình toàn cầu đã tăng 0,74°C ± 0,18°Ckhi ước lượng bằng xu thế tuyến tính từ chuỗi số liệu 100 năm qua (1906-2005) Tốc độnóng lên trong 50 năm cuối hầu như gấp đôi tốc độ nóng lên của 100 năm (0,13°C ±0,03°C so với 0,07°C ± 0,02°C trên mỗi thập kỷ) Những vùng lục địa có tốc độ nóng lênnhanh hơn các vùng đại dương Những biến đổi của các cực trị nhiệt độ cũng phù hợp với
sự ấm lên của khí hậu Trái đất Số ngày băng giá ở các vùng vĩ độ trung bình giảm đi, số
sự kiện cực trị nóng tăng lên và cực trị lạnh giảm đi Nhiệt độ bề mặt biển gần đây tănglên ở trên tất cả các đại dương Giáng thủy nói chung tăng lên trên các vùng lục địa phíabắc vĩ tuyến 30°N trong giai đoạn 1900-2005 nhưng có xu hướng giảm đi ở các vùngnhiệt đới kể từ những năm 1970 Trong dải vĩ độ 10°N đến 30°N giáng thủy tăng mộtcách đáng kể trong giai đoạn từ 1900 đến những năm 1950, những suy giảm sau khoảngnăm 1970 Xu thế giảm được thể hiện ở những vùng nhiệt đới gần xích đạo từ 10°N đến10°S, đặc biệt sau năm 1976/1977 Các sự kiện mưa lớn tăng lên một cách đáng kể Hạnhán trở nên phổ biến hơn, đặc biệt ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, từ những năm
1970 Đã quan trắc được sự gia tăng đáng kể của hạn hán trong ba thập kỷ gần đây vớicường độ mạnh hơn và thời gian kéo dài hơn trên những vùng rộng lớn hơn Giáng thủytrên lục địa giảm và nhiệt độ tăng làm tăng cường bốc thoát hơi và khô hạn là nhân tốquan trọng góp phần làm gia tăng hạn hán
Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷquyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên
và nhân tạo
Ở Việt Nam, biểu hiện của sự biến đổi khí hậu cũng được nhận thấy rõ qua xu thếtăng của nhiệt độ, biến động mạnh trong chế độ mưa, những hiện tượng cực đoan xảy rabất thường và có xu hướng gia tăng cả về tần suất và cường độ Sự dâng mực nước biển
có thể dẫn đến một số địa phương sẽ bị chìm ngập một phần diện tích đất tự nhiên, nhưBến Tre (50%), Long An (49%), thành phố Hồ Chí Minh (43%) nếu nước biển dâng lên1,0 mét
1
Trang 12Hà Tĩnh là một trong những tỉnh có điều kiện địa lý tự nhiên, tài nguyên môitrường…rất đa dạng và phong phú, trong những năm qua nền kinh tế vùng ven biểnphát triển nhanh và khá bền vững Các nhà máy, khu công nghiệp, hoạt động du lịchđang phát triển rất nhanh, với trọng tâm là khu công nghiệp Vũng Áng, nuôi trồng,đánh bắt thủy sản biển đóng vai trò quan trọng, chế biến hải sản, sản xuất muối, khaithác vật liệu xây dựng…
Hà Tĩnh có 137 km bờ biển, có 19 tuyến đê biển, đê cửa sông với chiều dài gần
200 km và 150 cống dưới đê được đầu tư xây dựng đưa vào khai thác sử dụng nhằmphòng chống lũ, triều cường bảo vệ sản xuất, dân sinh Đó là những đối tượng dễ chịutác động mạnh mẽ của các hiện tượng khí hậu cực đoan Sự tổn thương đó đã thể hiện
rõ trong những năm gần đây, đó là tình trạng ngập úng, sạt lở, hư hỏng công trình,nước biển tràn qua đỉnh đê vào đồng ruộng gây ảnh hưởng đến sản xuất, sức khỏe củacon người và ô nhiễm môi trường Tất cả đều chịu tác động bởi hiện tượng khí hậu cựcđoan như: bão, lũ, hạn hán, triều cường, xói lở bờ sông, bờ biển…đó là những thiên tainguy hiểm nhất, là sự thể hiện rõ nét nhất tác động của BĐKH
Do vậy, việc nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thương đối với ngập lụt vànước biển dâng của hệ thống đê điều ven biển tỉnh Hà Tĩnh trong bối cảnh biến đổi khíhậu từ đó đề xuất kế hoạch thích ứng và ứng phó hiệu quả là việc làm cần thiết và hếtsức cấp bách trong bối cảnh hiện nay, vì vậy học viên đã lựa chọn đề tài Luận văn
Thạc sĩ của mình là: “Đánh giá tính dễ bị tổn thương đối với ngập lụt và nước biển
dâng của hệ thống đê điều ven biển tỉnh Hà Tĩnh trong bối cảnh biến đổi khí hậu”.
2 Mục tiêu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá tính dễ bị tổn thương đối với ngập lụt và nước biển dâng của hệ thống
đê điều ven biển tỉnh Hà Tĩnh, từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp ứng phó vớibiến đổi khí hậu và nước biển dâng
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu, điều tra, phân tích, đánh giá tác động và từ đó xây dựng được cơ
sở dữ liệu về tác động tổng hợp và chi tiết của biến đổi khí hậu (bão, nước dâng, lũlụt, hạn hán, lượng mưa ) và nước biển dâng đến công trình đê điều vùng ven biển
Hà Tĩnh
Trang 13- Xây dựng bản đồ tính dễ bị tổn thương đối với ngập lụt và nước biển dâng của
hệ thống đê điều ven biển tỉnh Hà Tĩnh trong bối cảnh BĐKH
- Đề xuất được các giải pháp thích hợp nhằm ứng phó với các tác động củaBĐKH và NBD
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu gồm: Đê, kè và cống dưới đê
3.1 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Khu vực nghiên cứu tập trung ở vùng ven biển tỉnh Hà Tĩnh từ huyện NghiXuân đến thị xã Kỳ Anh, gồm 38 xã, phường thuộc các huyện: Nghi Xuân, Lộc Hà,Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh
- Việc nghiên cứu đánh giá theo các kịch bản phát thải trung bình và phát thảicao năm 2012 được Bộ Tài nguyên và Môi trường đã khuyến cáo lựa chọn: Kịch bảntrung bình RCP 4.5 và kịch bản cao RCP 8.5 Luận văn chỉ tập trung đánh giá các yếu
tố ngập lụt và nước dâng do triều cường và bão
4 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục, Luậnvăn gồm 03 chương:
Chương I: Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế và xã hội khu vực nghiên cứu Chương II: Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Chương III: Đánh giá tác động của BĐKH và NBD đến hạ tầng đê điều.
3
Trang 14Chương I
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
Vùng ven biển tỉnh Hà Tĩnh nằm trong phạm vi từ 1705350”1804540” độ vĩBắc và 10504024”10603020” độ kinh Đông, cụ thể như sau:
- Phía Bắc được giới hạn bởi sông Lam
- Phía Nam chắn bởi đèo Ngang thuộc nhánh Hoành Sơn của dãy Trường Sơn;
- Phía Đông tiếp giáp với biển Đông với đường bờ biển dài 137 km;
- Phía Tây giáp vùng đồng bằng và đồi núi thấp
Khu vực nghiên cứu có diện tích tự nhiên khoảng 498 km2, phân bố trải dài từBắc vào Nam trên 6 đơn vị hành chính cấp huyện: Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà,Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh và có dạng dải kéo dài song song với bờ biển,
bề mặt địa hình không bằng phẳng, bị chia cắt bởi các cửa sông ven biển: Cửa Hội,Cửa Sót, Cửa Nhượng và Cửa Khẩu
Hình 1: Phạm vi vùng nghiên cứu
Trang 151.1.2 Địa hình
Khu vực nghiên cứu nói riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung nằm về phía Đôngcủa dãy Trường Sơn, thuộc dải đất hẹp của vùng Bắc Trung Bộ với địa hình thấpdần từ Tây sang Đông; càng về phía Đông, địa hình càng thấp dần kết hợp vớichiều ngang hẹp
Địa hình đồng bằng: Là vùng tiếp giáp giữa đồi núi và dải ven biển, nằm hai
bên đường QL8A và QL1A, bao gồm các xã giữa huyện Cẩm Xuyên và Kỳ Anh, cóphân dị khá rõ nét theo hướng vĩ tuyến Bề mặt đồng bằng có dạng lòng thuyền khôngđối xứng dải trung tâm có độ cao +2m đến + 5m, nâng cao dần về hai phía Đông vàTây Vùng đồng bằng bị thu hẹp bởi sự chia cắt của những đồi núi sót và các dải đồibát úp phân bố rải rác ra đến tận biển, bề mặt địa hình có độ dốc từ 0 - 3o
Địa hình ven biển:Vùng này nằm phía Đông QL1A và chạy dọc theo bờ biển
bao gồm các xã từ huyện Nghi Xuân đến đèo Ngang của thị xã Kỳ Anh, địa hình vùngnày dốc thoải từ Tây sang Đông Độ cao tự nhiên từ + 2,00 m đến + 4,00 m, khu vựcsát biển có độ cao tự nhiên từ + 1,00 m trở xuống, mức độ phân cắt sâu dưới 10 m, cónguồn gốc hỗn hợp sông - biển được phân chia thành các dạng địa hình như bề mặttích tụ sông - biển, lòng sông và bãi bồi vùng cửa sông xen với các dạng địa hình cónguồn gốc biển như thềm biển mài mòn - tích tụ, thềm biển tích tụ, thềm tích tụ cátbiển, bề mặt được gió tái tạo và địa hình dạng bãi biển, các vùng trũng được lấp đầybởi các trầm tích đầm phá hoặc phù sa biển và hình thành các dãy đụn cát có độ caokhác nhau chạy dọc bờ biển Khu vực địa hình này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của biển.Khu vực nghiên cứu có 137 km chiều dài đường bờ biển tạo nên hai dạng địa hìnhthuộc kiểu địa hình trong đới sóng vỗ bờ (0 - 6 m nước)
1.1.3 Địa chất
Cấu tạo địa chất khu vực nghiên cứu gồm các lớp đất có nguồn gốc bồi tích vàtàn tích chủ yếu bao gồm: cát, cuội, sỏi, tảng, cát pha sét với bề dày biến đổi khôngđều
- Phức hệ tân kiến tạo Paleozoi sớm (03 -S 1 sc)
5
Trang 16Phân bố chủ yếu ở phía Nam thị xã Kỳ Anh Ngoài ra còn gặp rải rác ở phíaNam sông Rác, các đồi nhỏ ở Tây Bắc Thiên Cầm, Rú Hội Thành phần vật chất gồmcác trầm tích lục nguyên thuộc hệ tầng Sông Cả (O3-S1sc) Chiều dày 2.500 đến3.000m Đá bị biến chất thuộc mức tướng đá phiến lục, bị uốn nếp mạnh, thế nằm cắmchủ yếu về hướng Tây Nam thành các cánh đơn nghiêng Thành tạo lục nguyên dạngflysh này được tạo nên trong điều kiện khá bình ổn.
- Phức hệ tân kiến tạo Mesozoi giữa (T3 n - J 1-2 )
Phân bố chủ yếu ở phía Đông Bắc vùng nghiên cứu, ở động Ba Cụp - phía Tâynúi Động Đâm.Thành phần vật chất gồm các thể granitoit phức hệ PhiaBioc và cáctrầm tích lục nguyên hạt thô màu nâu đỏ, đỏ của hệ tầng Động Trúc (J1-2đt) Các thànhtạo kể trên hình thành trong các bồn trũng lục địa, đặc trưng cho quá trình tạo núi
- Phức hệ tân kiến tạo Kainozoi (KZ)
Phân bố với diện tích lớn ở đồng bằng Cẩm Xuyên và Kỳ Anh Bao gồm cácthành tạo lục nguyên tuổi Neogen và trầm tích bở rời tuổi Đệ tứ, có bề dày từ vài métđến hàng trăm mét
-Vùng nâng: Vùng phía Bắc Voi tạo nên địa hình cao, với cấu trúc địa chất đa
dạng, diện mạo khác hẳn vùng phía Bắc (Cẩm Xuyên)
- Vùng hạ: Vùng nghiên cứu không có nếp lõm lớn mà chỉ tồn tại 2 bồn trũng
trầm tích gồm: Vùng Cẩm Phúc, Cẩm Hà, Cẩm Lộc (Cẩm Xuyên), với độ sâu trầmtích đạt đến 34,3m của các kiểu nguồn gốc khác nhau như sông, sông biển, sông biểuđầm lầy; vùng Kỳ Lợi gồm trầm tích Đệ tứ cũng đạt đến 25,30m
Khu vực nghiên cứu có đứt gãy phương á vĩ tuyến từ phía Nam núi ĐỉnhTrương theo hướng Đông qua thị trấn Cẩm Xuyên đến Cửa Nhượng, chiều dài 30km
1.1.4 Thổ nhưỡng
Thổ nhưỡng là môi trường tự nhiên quan trọng góp phần hình thành trữ lượng
và thành phần hóa học của nước Vùng nghiên cứu có hàm lượng Na+ trong nướctương đối cao, cho nên xảy ra sự trao đổi với các cation trong đất Khu vực nghiên cứu
có các loại đất sau:
Trang 17- Nhóm đất cát: Trong đó chủ yếu là đất cát biển, còn lại là đất cồn cát Loại đất
này ít chua, nghèo mùn, kém màu mỡ; thích hợp với trồng đậu, lạc, khoai, rừng phònghộ Phân bố chủ yếu ở các huyện: Nghi Xuân, Lộc Hà, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh
- Nhóm đất mặn: Phân bố ven theo các cửa sông trên địa bàn huyện: Nghi
Xuân, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh; đất bị nhiễm mặn do ảnh hưởng của nước biển xâm nhập
và tích luỹ trong đất Đất bị nhiễm mặn ít đã được sử dụng để trồng lúa, trồng màunhưng năng suất thấp Diện tích đất bị nhiễm mặn nhiều đã được cải tạo để nuôi trồngthủy sản, làm muối
- Nhóm đất phèn mặn: Phân bố tập trung ở các dải đất phù sa gần các cửa sông
ven biển có địa hình tương đối thấp; một số diện tích đã cải tạo trồng lúa và nuôi trồngthuỷ sản
- Nhóm đất phù sa: Là sản phẩm phù sa của các sông suối chính như: sông La,
sông Lam, sông Nghèn, sông Hội, sông Rào Cái, sông Rác với địa hình khá bằngphẳng, đây là diện tích đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu Thành phần cơ giới nhẹ, độphì thấp, lẫn nhiều sỏi sạn
- Nhóm đất bạc màu: Phân bố ở địa hình ven chân đồi, chủ yếu ở các huyện:
Kỳ Anh, Nghi Xuân; đất thích hợp với cây trồng cạn và các loại cây ăn quả
- Nhóm đất dốc tụ: Phân bố tập trung ở các huyện: Nghi Xuân, Cẩm Xuyên,
chúng thường nằm trong các thung lũng xen giữa các dãy núi
1.1.5 Thảm thực vật
Thảm thực vật góp phần làm hạn chế vận tốc thấm của nước mưa hay bốc hơinước Vùng nghiên cứu có hệ thực vật kém phát triển, cây lương thực chiếm tỷ lệ lớn,phân bố tập trung trên diện tích trên đất phù sa Diện tích rừng phòng hộ được trồng tạikhu vực ven biển (rừng phi lao) Trên các đụn cát tương đối ổn định thảm thực vật chephủ khoảng 25% chủ yếu là các loại cỏ chang Do đất cát có cấu trúc không bền khilớp phủ thực vật bị mất sẽ làm cho quá trình rửa trôi phát triển nhanh dẫn đến các chấtbẩn thấm nhanh hơn xuống đất và làm thay đổi thành phần của nước ngầm.Trong khuvực nghiên cứu có các thảm thực vật sau:
- Rừng trồng: Cấu trúc của rừng trồng thường đơn giản, chỉ có một tầng cây gỗ
7
Trang 18và khi tầng cây gỗ nhỏ thường có tầng cỏ hay cây bụi Độ cao của rừng trồng tuỳ thuộcvào lứa tuổi nhưng cũng ít khi vượt quá 15 - 20 m Các loài cây được trồng là bạchđàn, các loại keo, thông 2 lá, phi lao.
- Hoa màu: Hoa màu được trồng trên đất có địa thế cao ở đồng bằng và trên
vùng cát ẩm Các cây trồng chủ yếu như: khoai, đậu, các loại rau, thuốc lá, lạc Cáccây màu được trồng chủ yếu vào mùa mưa
- Lúa nước: Lúa nước có diện tích không lớn thường phân bố ở đồng bằng phù
sa dọc ven biển nhưng đáng kể nhất là vùng Cẩm Xuyên
- Cây trồng ở khu dân cư: Quanh khu dân cư trồng chủ yếu gồm các loài cây
ăn quả như: dừa, mít, xoài, đu đủ, các loài cam, chanh và bưởi, chuối, na, vải, hồngxiêm, trứng cá cùng các cây lâu năm, cây ăn quả khác Phân bố theo các điểm dân
cư, ngoài ra, trong khu vực nghiên cứu còn có hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển tậptrung phần lớn ở các cửa sông lớn như: Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng, Cửa Khẩu
Bảng 1: Nhiệt độ trung bình tháng năm tại trạm Hà Tĩnh (1960-2018)
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XI Năm
Trang 19Hướng gió mùa đông là hướng Đông Bắc, mùa Hè thịnh hành gió Tây Nam hoặc gióĐông Nam.Gió mùa Tây Nam với đặc trưng khô nóng hoạt động chủ yếu vào tháng 4đến tháng 8, hai tháng nóng là tháng 6, 7 Tốc độ gió bình quân đạt (2 -3) m/s Giómùa Đông Bắc với đặc trưng ẩm, lạnh hoạt động chủ yếu vào tháng 11 đến tháng 3.Tốc độ gió thường đạt mức 10m/s đến 15m/s.
Bảng 2: Tốc độ gió trung bình tháng năm trạm Hà Tĩnh (1971 – 2018)
55 - 70% vào các tháng VI, VI, VII
Mùa khô kéo dài từ tháng XII đến tháng VII năm sau và được chia làm 2 thời kỳ:Thời kỳ đầu tháng XII đến tháng III năm sau, trùng với thời kỳ lạnh, trong đó một ítthời gian đầu có đặc trưng lạnh khô, sau đó là không khí ẩm, mưa dầm, thời kỳ II từtháng IV đến tháng VIII, trùng với mùa nóng với gió lục địa hình thành, sau khi vượtqua dãy Trường Sơn không còn hơi nước trở nên nóng khô
Độ ẩm tương đối trung bình năm đạt 85% tại trạm Hà Tĩnh Độ ẩm thấp nhất xảy
ra vào các tháng có gió Tây khô nóng - tháng VII và đạt 70% ở Kỳ Anh, 74% ở HàTĩnh Độ ẩm cao nhất xảy ra vào các tháng cuối mùa đông Khi có mưa phùn hoặc cáctháng mùa mưa và đạt 90 92%
Bảng 3: Độ ẩm trung bình tháng năm tại trạm Hà Tĩnh (1960 - 2018)
90.1 91.6 90.7 85.9 80.7 74.9 73.7 79.4 85.9 88.2 87.9 88.2 85
(Nguồn: Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh)
9
Trang 20- Bốc hơi
Bốc hơi Piche trung bình năm đạt 842mm tại Hà Tĩnh, 1.007mm tại KimCương, 1.161mm tại Kỳ Anh Lượng bốc hơi lớn xảy ra vào tháng VII với lượng bốchơi trung bình tháng đạt từ 120140mm Tháng II có lượng bốc hơi nhỏ nhất từ 27 34mm
Bảng 4: Tổng lượng bốc hơi tháng tại trạm Hà Tĩnh (1959 - 2018)
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XI Năm 36.6 29.7 36.9 56.8 99.7 127.3 139.2 100.2 64.3 56.6 48.8 46.1 842.1
(Nguồn: Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh)
- Mưa
Hà Tĩnh có lượng mưa năm khá phong phú, lượng mưa trung bình năm đạt từ2.300 3.000mm Những vùng mưa lớn như Kỳ Lạc (Kỳ Anh) lượng mưa đạt3.220mm Những tâm mưa lớn thượng nguồn sông: Ngàn Phố, Ngàn Sâu, Rào Trổ;Hoành Sơn có năm lượng mưa năm đạt 4.586 mm (năm 1978) ở Bàu Nước, 4.386mmtại Kỳ Anh (năm 1990) 4.450 mm (năm 1990) tại Kỳ Lạc
Bảng 5: Lượng mưa trung bình nhiều năm tại các trạm
Tháng Nghi Xuân (Vinh) Kỳ Anh Sông Rác
Trang 21Tháng Nghi Xuân (Vinh) Kỳ Anh Sông Rác
(Nguồn: Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh)
Mùa mưa bắt đầu từ tháng VIII tới tháng XI Tuy nhiên tháng V, VI có mưa Tiểumãn gây ra lũ Tiểu mãn Lượng mưa mùa mưa đạt 70 - 75% lượng mưa năm, còn lại làmùa khô Tổng lượng mưa đạt từ 2.500 - 3.000 mm/năm, phân bố không đều theokhông gian và thời gian Những vùng có lượng mưa lớn như ở xã Kỳ Lạc, huyện KỳAnh 3.220 mm Mùa mưa bắt đầu vào tháng VIII, nhanh chóng đạt tới cực đỉnh vàotháng IX và kéo dài đến tháng XI Tổng lượng mưa trong tháng IX và tháng X bằng 40
- 50% tổng lượng mưa cả năm Số ngày mưa trung bình năm từ 150 - 160 ngày Tháng
có lượng mưa lớn nhất là tháng IX, tháng X và tháng có lượng mưa ít nhất vào tháng
II, tháng III
Bảng 6: Đặc trưng mưa lũ lớn nhất năm tại các trạm
Trạm
Cẩm
Xuyên
538,6 1978 1086,1 1978 1126,2 1978 1144,8 1978 535,0 1989 823,8 1981 944,7 1981 968,8 1981 372,1 1972 723,3 1989 723,3 1989 747,9 1964 353,0 1981 677,8 1985 677,8 1985 723,3 1989 331,4 2005 479,1 1975 534,4 1975 677,8 1985 313,6 1969 455,9 1964 489,9 1969 542,5 1996 307,5 1992 455,9 1969 488,7 1992 537,1 1975
Bàu
nước
760.4 1978 1787.3 1978 1798.4 1978 1825.5 1977 631.3 1975 1330.0 1993 1702.0 1993 1702.0 1986 500.0 1992 886.0 1983 1342.0 1983 1478.4 1982 498.3 2002 870.0 1992 1020.0 1992 1022.1 1985 470.0 1993 859.5 1973 933.0 2010 948.0 2003 433.1 1974 788.0 2010 902.6 1973 919.5 1997 424.0 1983 762.9 1975 898.9 2004 902.6 1972
Cẩm
Nhượng
583.6 1986 912.0 1993 1127.9 2010 1205.2 2010 452.0 1993 867.7 1978 1058.0 1993 1058.0 1993 430.0 1983 815.6 2010 911.4 1983 1045.2 1991 424.0 1992 686.2 1983 896.2 1991 956.5 1983 420.0 1991 642.8 1986 867.7 1978 926.3 1978 417.0 1984 638.0 1991 685.0 1992 782.5 1999 398.5 2010 616.0 1992 673.2 1974 753.3 1965
Hà Tĩnh 657.2 1992 935.3 1978 1214.2 2010 1261.0 2010
11
Trang 22546.0 1986 901.1 1992 66.1 1992 987.2 1991 502.4 1978 888.3 2010 935.7 1978 974.9 1978 483.7 1993 713.3 1981 928.9 1991 974.4 1992 456.1 1974 703.8 1991 909.0 1981 930.7 1981 455.6 2010 696.4 2004 819.5 1971 852.3 1971 434.9 1984 690.7 1993 733.0 1993 820.1 1989
Đại Lộc
(Nghèn)
830.0 1986 1035.0 1986 1035.0 1986 1039.5 1986 543.8 1964 835.3 1964 937.0 2010 955.6 2010 525.0 1983 672.0 1978 857.7 1964 857.7 1964 475.0 1984 623.8 2010 672.0 1978 744.2 1978 405.0 1989 590.5 1984 665.5 1981 727.9 1979 377.7 1978 590.0 1983 633.0 1989 703.0 1983 344.1 2013 546.5 1989 611.0 1965 665.5 1981
Thạch
Đồng
640.8 1992 1055.9 1992 1253.5 1991 1310.8 1991 451.7 1993 903.6 2010 1237.9 2010 1305.3 2010 450.0 1986 853.4 1991 1132.9 1992 1143.1 1992 443.7 2007 648.4 1993 707.4 1993 765.9 2013 442.9 1989 619.5 2007 648.4 1990 707.4 1993 408.7 2010 584.2 1985 641.9 1983 691.1 1983 399.1 1991 555.6 1986 628.1 1989 674.6 1990
(Nguồn: Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh)
1.1.7 Thủy văn
-Mạng lưới sông ngòi
Mạng lưới sông suối ở vùng đồng bằng ven biển Hà Tĩnh khá dày với 30 sônglớn nhỏ, mật độ khoảng 1km/km2, phần lớn bắt nguồn từ dãy Trường Sơn chảy ra biểnĐông với đặc điểm ngắn, uốn khúc nhiều, độ dốc lớn, lưu vực nhỏ Do địa hình phứctạp nên mùa mưa nước đổ dồn xuống các thung lũng chảy về các cửa sông, cửa lạch,kết hợp với triều cường làm cho vùng ven sông, ven suối và những vùng thấp trũng ở
hạ du thường bị ngập úng Ngược lại, về mùa khô, mực nước các sông xuống thấp, rấtkhó khăn cho việc lấy nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân Vùng đồngbằng ven biển Hà Tĩnh có 10 con sông lớn và nhiều cửa lạch ven biển như: Cửa Hội,Cửa Sót, Cửa Nhượng, Cửa Khẩu Một số sông chính khu vực nghiên cứu:
a Sông Rào Cái
Sông Rào Cái (hay Sông Ngàn Mọ) là một trong những con sông lớn của tỉnh
Hà Tĩnh Sông bắt nguồn từ vùng núi Cục Tháo ở phía Tây của huyện Cẩm Xuyên
Trang 23(tỉnh Hà Tĩnh), theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, và chuyển sang hướng Nam - Bắc,chảy qua địa bàn 10 xã thuộc hai huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà và thành phố Hà Tĩnh(xã Cẩm Mỹ, Cẩm Duệ, Cẩm Thạch, Cẩm Thành - huyện Cẩm Xuyên; xã Thạch Điền,Thạch Lâm, Thạch Tân, Đại Nài, Tượng Sơn, Thạch Lạc - huyện Thạch Hà và xãThạch Hưng, Thạch Bình, Thạch Đồng, Thạch Môn, thành phố Hà Tĩnh)
Vùng thượng nguồn sông Rào Cái là những dòng suối nhỏ ở độ cao khoảng500m, và có hai hồ thủy lợi là Kẻ Gỗ với dung tích 345 triệu mét khối nước và hồ BộcNguyên với 24 triệu mét khối Từ năm 1976, hồ Kẻ Gỗ (xã Cẩm Mỹ, huyện CẩmXuyên) đã cung cấp nước tưới cho lưu vực sông Rào Cái và việc vận hành hồ này cótác động quan trọng đối với vùng hạ lưu Chiều dài sông là 74 km, nhưng tính từ cửasông đến tuyến đập chính là 29 km Độ dốc bình quân tính từ cửa Sót đến tuyến đậpchính của hồ Kẻ Gỗ là 0,23% Diện tích lưu vực tính đến là 516 km2 (bao gồm cả lưuvực hồ Kẻ Gỗ), giới hạn tối đa ảnh hưởng của thủy triều khoảng 24 km tính từ cửasông lên
Đến xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Xuyên, sông Rào Cái được tách thành hainhánh, một nhánh sông chính chảy về hướng Bắc qua các xã Thạch Lâm, Cẩm Vĩnh,Thạch Bình, Đại Nài, Tượng Sơn, Thạch Hưng, Thạch Đồng, Thạch Khê và hợp lưuvới sông Nghèn tại Hộ Độ đổ ra Cửa Sót, bao xung quanh phía Nam và phía Đôngthành phố Hà Tĩnh Một nhánh chảy về hướng Đông Nam “sông Gia Hội”qua các xã:Cẩm Duệ, Cẩm Thành, Cẩm Quang, Cẩm Quan, Thị trấn Cẩm Xuyên, Cẩm Hưng,Cẩm Thăng, Cẩm Thịnh, Cẩm Phúc, Cẩm Hà và đổ ra biển tại cửa Nhượng
*Đặc điểm thủy văn
Mặc dù chế độ dòng chảy và các đặc trưng của sông Rào Cái có ý nghĩa rấtquan trọng đối với công tác chống ngập lụt cho thành phố Hà Tĩnh, tuy nhiên từ trướctới nay ngoài kết quả đo đạc mực nước tại trạm thủy văn Thạch Đồng chưa có nhữngkhảo sát, đo đạc về lưu lượng nước và tính toán tần suất lũ chính thức nào được thựchiện nên một vài kết quả đưới đây không phải là những đặc trưng đầy đủ về dòng chảycủa sông Rào Cái
Chế độ dòng chảy của sông Rào Cái có hai mùa rõ rệt: Dòng chảy mùa cạn từtháng 12 đến tháng 7: dòng chảy ổn định, khi có mưa tiểu mãn dòng chảy tăng lên khá
13
Trang 24nhiều vào tháng 5 Dòng chảy mùa lũ từ tháng 8 đến 11: thường có biến động lớn, ướctính bình quân 60 - 70% tổng lưu lượng cả năm.
Một số kết quả đo đạc mực nước tại trạm thủy văn Thạch Đồng trung bìnhtrong 5 năm gần đây: Mực nước trung bình: 17cm; mực nước cao nhất: 187cm; mựcnước thấp nhất: -127cm.(so với cao độ chuẩn quốc gia - Mực nước biển trung bìnhnhiều năm).Mực nước cao nhất năm tại trạm thủy văn Thạch Đồng thường xuất hiệnvào tháng 9 đến tháng 11 hàng năm.Mực nước thấp nhất năm tại trạm thủy văn ThạchĐồng thường xuất hiện vào tháng 5 đến tháng 7 hàng năm
Dòng chảy sông Cày, sông Rào Cái: Theo số liệu quan trắc từ năm 1960 - 1975
ở thượng nguồn sông Rào Cái, tại trạm thủy văn Kẻ Gỗ Qmax = 1.430 m3/s, Mmax =6,2m3/s.km2 (ngày 5/10/1963) Đến năm 1976 thượng lưu sông Rào Cái có hồ Kẻ Gỗvới diện tích lưu vực Flv=223 km2, dung tích hữu ích Whi = 345 triệu m3, mực nướcdâng bình thường ở +32,50 m, lưu lượng xả lũ thiết kế là 1.065 m3/s Nhiệm vụ chủyếu của hồ là trữ nước tưới cung cấp cho vùng Cẩm Xuyên, Thạch Hà và thành phố
Hà Tĩnh
b Sông Nghèn
Sông Nghèn bắt nguồn từ cống Trung Lương nhập vào sông Rào Cái tại xã Hộ
Độ, sông dài 60km, diện tích lưu vực gần 556km2 Sông Nghèn được hợp lưu bởi sôngGià và nhiều khe, suối nhỏ Đây là sông có nhiệm vụ cấp nước tưới phục vụ sản xuấtnông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và sinh hoạt cho nhân dân nằm trong lưu vực (ĐứcThọ, thị xã Hồng Lĩnh, Can Lộc, Lộc hà và một số xã bắc Thạch Hà) đồng thời cónhiệm vụ tiêu thoát lũ cho phần lớn diện tích đất nông nghiệp và dân cư trong lưu vực.Phía hạ lưu của sông là công trình ngăn mặn giữ ngọt cống Đò Điệm
Sông Nghèn được hợp lưu với các sông nhánh, là:
+ Sông Già: Một phụ lưu của sông Nghèn thuộc địa phận giữa hai huyện Thạch
Hà và Can Lộc Sông bắt nguồn từ rú Động Bút, chiều dài 11 km chảy qua các xãThạch Ngọc, Sơn Lộc, Thạch Tiến, Quang Lộc, Xuân Lộc, Tân Lộc, Thạch Kênh, diệntích lưu vực hướng nước: 25,5 km2
Trang 25+ Sông Cày: Phụ lưu của Sông Nghèn nằm trong huyện Thạch Hà và thành phố
Hà Tĩnh, sông bắt nguồn từ đỉnh Tắc Cam Chiều dài sông 10km, diện tích lưu vực20km2, sông Cày chảy qua các xã, phường: Thạch Xuân, Bắc Sơn, Thạch Lưu, ThạchĐài, Thạch Linh, TT Thạch Hà, Thạch Trung, Thạch Hạ
* Mực nước
Lưu vực sông Nghèn có cao độ vùng đồng bằng thấp lại nằm sát biển, lũ từ vùngnúi thượng nguồn tràn về gặp thủy triều nên việc tiêu thoát lũ ra cửa Sót rất chậm, khi lũsông Nghèn lớn thì lũ bên sông Cả cũng rất lớn nên việc tiêu thoát lũ sông Nghèn rasông La qua 2 cống Trung Lương và Đức Xá chỉ thực hiện được ở thời kỳ lũ nhỏ đầu vụcòn vào thời kỳ lũ chính vụ thường không có khả năng tiêu thoát lũ ra phía sông Cả
Những năm lũ đặc biệt lớn xảy ra trên lưu vực sông Nghèn là các năm 1978,
1983, 1984, 1986, 1989, 1992 Mực nước lũ cao nhất tại Cầu Nghèn đạt 4,07m (năm1989), 4,02m (năm 1986) và 3,84m (năm 1978)
Bảng 7: Đặc trưng mực nước lũ cao nhất năm tại các vị trí
từ +1,5m trở xuống trong mùa lũ chính vụ trở thành khu trữ lũ
15
Trang 26c Sông Cửa Sót
Sông Cửa Sót là hợp lưu của sông Rào Cái và sông Nghèn tại Hộ Độ đổ ra biểnĐông tại Của Sót, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà Đoạn sông Của Sót dài 8 km, diệntích lưu vực gần 1.090 km2 và chịu tác động mạnh mẽ của thủy triều
d Sông Rác
Sông Rác dài 32 km, bắt nguồn từ dãy Vĩnh Yên chảy qua địa bàn huyện Kỳ
Anh và các xã phía Nam huyện Cẩm Xuyên, sông có diện tích lưu vực gần 167 km2,
thượng nguồn được xây dựng “công trình thuỷ nông Sông Rác”.Sông Rác được hợp
lưu với sông Cửa Nhượng tại núi Hòn Du xã Cẩm Lộc (Cẩm Xuyên) cách cửa Nhượng
khoảng 3km
*Đặc điểm thủy văn sông Rác
Sông Rác là hệ thống sông nội địa, với đặc điểm sông suối ngắn và dốc nên lũtập trung rất nhanh Do toàn bộ lưu vực sông nằm trên cùng một tâm mưa nên khảnăng xuất hiện lũ gần như xảy ra đồng đều giữa các sông Theo số liệu quan trắc lưulượng lũ cho thấy mô đun lũ lớn nhất trên lưu vực sông Rác đạt 5 - 6 m3/s.km2
Đặc biệt gần đây nhất vào tháng 10 năm 2010, do ảnh hưởng của rìa Tây Nam lưỡicao áp lạnh lục địa kết hợp với đới gió Đông trên cao hoạt động mạnh, chỉ trong vòng hơn
10 ngày trên địa bàn Hà Tĩnh đã xảy ra hai trận mưa đặc biệt lớn, gây ra trận lũ lịch sửlàm thiệt hại to lớn về người và tài sản của nhân dân trong vùng Theo thống kê lượngmưa đo được đợt 1 từ ngày 29/9 - 5/10/2010 tại trạm sông Rác là 712,8 mm và đợt 2 từngày 14 - 19/10/2010 là 886 mm Mực nước trong hồ sông Rác dâng cao phải xả tràn vớilưu lượng lớn nhất từ trước đến nay là 330 m3/s
đ Sông Cửa Nhượng
Sông Cửa Nhượng làđoạn cuối của Sông Rác, Sông Quèn và sông Gia Hội hợpthành tại thị trấn Thiên Cầm, có chiều dài khoảng 4km; sông luôn chịu ảnh hưởng củathủy triều
e Sông Trí
Sông Trí được bắt nguồn từ núi Động Chùa, có chiều dài 39 km, chảy len lỏigiữa hai dãy núi Yên Mã, Đá Bạc và núi Bá, hợp lưu vào sông Quyền tại Văn Yên xã
Trang 27Kỳ Hà sau đó đổ ra Cửa Khẩu, Kỳ Ninh Sông có diện tích lưu vực 57 km2, nằm gọn
trong huyện Kỳ Anh, phía trên sông đã được xây dựng đập dâng“Sông Trí” và hồ
Thượng sông Trí
f Sông Quyền
Sông Quyền được bắt nguồn từ dãy Hoành Sơn ở độ cao 1.040m, dài 34 km.Đoạn thượng nguồn gọi là khe Đá Hát, chảy theo hướng Tây Nam, với diện tích lưuvực gần 150 km2, sông Quyền đổ ra Cửa Khẩu tại xã Kỳ Ninh Hạ lưu sông có cốngngăn mặn giữ ngọt Tây Yên
g Sông Cửa Khẩu
Sông cửa Khẩu là hợp lưu của sông Trí, sông Quyền tại Kỳ Hà sau đó hợp vớisông Cái và sông Nhà Lê tại Kỳ Ninh Nhánh sông Trí bắt nguồn từ hồ Thượng SôngTrí có chiều dài ra đến Cửa Khẩu khoảng 19km, sông Quyền có 01 nhánh bắt nguồn từ
hồ Mộc Hương chảy qua xã Kỳ Trinh, nhánh còn lại bắt nguồn từ hồ điều hòa huyện
Kỳ Thịnh, tổng chiều dài sông Quyền khoảng 13 km, nhánh sông Cái bắt nguồn từ hồVăn Vọ kéo dài khoảng 7 km hợp với sông Nhà Lê tại Kỳ Ninh sau đó hợp với nhánhsông Trí Diện tích lưu vực sông Cửa Khẩu khoảng 510 km2 và đổ ra vùng biển VũngÁng tại Cửa Khẩu
17
Trang 28Bảng 8: Đặc trưng hình thái các sông khu vực nghiên cứu
TT Tên sông Đổ vào nguồnVị trí
Vị trícửasông
Độcaonguồnsông
Chiềudàisông(km)
Chiềudàilưuvực(km)
Diệntíchlưuvực(m)
Độcaobìnhquânlưuvực
ĐộdốcBQlưuvực
ChiềurộngBQlưuvực(km)
Mậtđộlướisông
Hệ sốPTđườngphânnước
Hệ sốkhôngđốixứng
Hệ sốkhôngcânbằnglướisông
Hệsốhìnhdạng
Hệsốuốnkhúc
Đỉnh
Khẩu
ĐộngTrùa
Trang 29Hình 2: Mạng lưới sông vùng nghiên cứu
*Dòng chảy sông ngòi
Dòng chảy năm ở Hà Tĩnh khá phong phú song thực tế sự phân bố theo thời giantrong năm rất phức tạp Thời kỳ cần nước thì thiếu nước, thời kỳ không cần nước thì thừanước Ảnh hưởng dòng chảy năm tùy thuộc sự biến đổi lớp phủ thực vật mặt đệm, sự bất
ổn định lòng sông trên lưu vực Cùng một chế độ mưa, song do địa hình địa mạo khácnhau đã tạo nên sự khác nhau về dòng chảy năm Dao động mưa năm khá lớn nên chế độdòng chảy năm cũng biến đổi tương ứng Modun dòng chảy tháng cao nhất gấp 5 lầnhoặc 6 lần tháng thấp nhất Ở Trại Trụ cao nhất tháng 9: 181 l/s.km2, thấp nhất tháng 4:36l/s.km2 Ở Hòa Duyệt cao nhất tháng 9: 162 l/s.km2, thấp nhất tháng 4: 84 l/s.km2(gấp 6 lần) Qua số số liệu tính toán nhiều năm, hầu hết các trạm đo sông chính trong tỉnhnơi nào cũng có modun dòng chảy bình quân năm lớn hơn 50 l/s.km2
Sự biến động dòng chảy năm: Dòng chảy năm ở các lưu vực đều có dự biến độngrất lớn, không hình thành một chu kỳ nào rõ rệt Sơn Diệm, Ngàn Phố lưu vực sông hoàntoàn nằm ở phía Bắc tỉnh và Hoà Duyệt, sông Ngàn Sâu có lưu vực ở giữa và phía Namtỉnh, đứng giữa quá trình lưu lượng bình quân nhiều năm của 2 trạm đều cho thấy sự biến
Trang 30động hàng năm thời kỳ ít nước, thời kỳ nhiều nước xen kẻ nhau Các chu kỳ nhỏ, sự xuấthiện năm lên, năm xuống lại tiếp 2 năm lên, 2 năm xuống chứ không có quy luật Về mặtđịnh lượng: lưu lượng bình quân năm lớn nhất tại Sơn Diệm là 84,3 m3/s; so với năm bénhất 23,0 m3/s (năm 1977); gấp 3,7 lần Ở Hòa Duyệt lớn nhất 172 m3/s (năm 1988), sovới năm bé nhất 62,2 m3/s (năm 1977) gấp 2,8 lần.
1.1.8 Chế độ hải văn
Nếu ở Bắc Bộ thuỷ triều mang đặc điểm của chế độ nhật triều thuần nhất hầu hếttrong các tháng mỗi ngày chỉ có 1 lần nước lớn và một lần nước ròng, thời kỳ nướccường xảy ra 2-3 ngày sau ngày mặt trăng có độ xích vĩ lớn nhất, thời kỳ nước kém xảy
ra trong 2-3 ngày sau ngày mặt trăng qua mặt phẳng xích đạo, thì ở vùng Hà Tĩnh chủyếu là chế độ nhật triều không đều Hàng tháng có non nửa số ngày có hai lần nước lớn vàhai lần nước ròng Thời kỳ nước cường và thời kỳ nước kém xảy ra gần cùng một thời gianvới thuỷ triều ở Hòn Dấu
Các ngày có hai lần nước lớn và hai lần nước ròng thường xảy ra vào thời kỳ nướckém Thời gian triều dâng thường chỉ dưới 10 giờ, còn thời gian triều rút kéo dài tới 15,
16 giờ Cũng giống như vùng sông La - Lam, chế độ triều trên hệ thống sông Nghèn,sông Rác một ngày có hai lần đỉnh và hai chân nhưng một đỉnh cao, một đỉnh thấp và mộtchân thấp, một chân cao Thời kỳ triều trên mức trung bình trong ngày thường từ 10÷12giờ, thời gian nước lên ngắn hơn thời gian triều rút Trong một năm có hai thời kỳ triềucường là tháng 1÷2 và tháng 9÷10 Chân triều thấp thường xảy ra vào tháng 3 và tháng 7,biên độ triều lớn nhất từ 2,5÷2,8m, thời kỳ triều kém biên độ chỉ 1,5÷1,8m
Trong những năm gần đây ở các trạm vùng cửa sông, mực nước triều lớn nhấttrung bình hàng năm đạt trị số cao nhất vào tháng X và thấp nhất vào tháng III Tháng XI
có mực nước cao nhất trung bình nhiều năm cao hơn mực nước cao nhất trung bình củatháng IX do ảnh hưởng của thuỷ triều chiếm ưu thế hơn ảnh hưởng của lũ Càng đi sâuvào đất liền do bị ảnh hưởng mạnh của lũ nên mực nước triều lớn nhất trung bình củatháng IX có xu hướng cao hơn mực nước triều trung bình lớn nhất của tháng XI
1.1.9 Các hiện tượng thời tiết đáng lưu ý
Bão: Mùa bão ở đây thường muộn hơn so với đồng bằng Bắc Bộ Theo kết quảthống kê trong thời kỳ 55 năm (1911 - 1965), có tới 41 cơn bão đổ bộ vào vùng bờ biển
Trang 31Bắc Trung Bộ, nhiều nhất là trong tháng IX (16 cơn), rồi đến các tháng VIII, VII, X Gióbão ven biển có thể đạt tới 40m/s, nhưng giảm rất nhanh khi bão đi về vùng núi phía Tây.Mưa bão cũng rất lớn, có thể cho lượng mưa ngày vượt quá 200 - 300mm đóng góp đáng
kể trong lượng mưa mùa hạ
Gió Tây khô nóng: ở Bắc Trung Bộ là một trong những vùng gió Tây khô nónghoạt động mạnh nhất ở nước ta Những đợt gió Tây khô nóng sớm thường xuất hiện vàođầu tháng IV, có năm ngay từ cuối tháng III và thường kéo dài đến cuối tháng VIII Thời
kỳ thịnh hành nhất của gió Tây khô nóng là tháng VI và tháng VII Trong những thángnày ở đồng bằng Nghệ An - Hà Tĩnh, trung bình quan trắc được 8 - 10 ngày, trong đó 5 -
7 ngày khô nóng cấp II
1.1.10 Mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn
Hệ thống các trạm quan trắc khí tượng thủy văn vùng nghiên cứu được xây dựng vàquản lý bởi hai đơn vị chính: Hệ thống trạm quan trắc do Trung tâm Khí tượng Thủy vănquốc gia (thuộc Bộ Tài nguyên Môi trường) thiết lập, tổ chức quan trắc và quản lý mạnglưới trạm cơ bản Ngoài ra còn có các trạm dùng riêng, chủ yếu do Sở Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn quan trắc (đến nay hầu hết các trạm này đã ngừng hoạt động) và docác đơn vị quản lý hồ chứa đo đạc để phục vụ vận hành công trình như ở hồ Kẻ Gỗ, hồSông Rác…
Trang 32vùng nghiên cứu: Đại Lộc (Can Lộc), Cẩm Xuyên, Sông Rác, Bàu Nước…, ngoài ratrước đây Sở thuỷ lợi Hà Tĩnh đã đặt thêm 4 trạm đo mưa dùng riêng khác như: KheLang, Thạch Ngọc, An Lộc, Cẩm Sơn, Sông Rác, Tứ Dụng
1.1.10.2.Hệ thống trạm quan trắc thủy văn
- Trạm mực nước
Vùng nghiên cứu đã thiết lập một số trạm đo mực nước: Trung Lương, sông Nghèn,
Hộ Độ, Cẩm Nhượng, Thạch Đồng Hiện tại chỉ còn các trạm đo mực nước triều CẩmNhượng
- Trạm đo lưu lượng
Trong vùng nghiên cứu chỉ có trạm Kẻ Gỗ đo lưu lượng có số liệu đo đạc từ năm
1956 1975 Cho đến ngày 26/3/1976, khi đất nước đã thống nhất, công trình hồ Kẻ Gỗ thượng nguồn sông Rào Cái mới được khởi công xây dựng Trạm Kẻ Gỗ đã dừng đo từnăm 1975, tuy nhiên số liệu đo đạc này là tài liệu cơ bản quý báu phục vụ tính toán thủyvăn cho vùng nghiên cứu Khi hồ kẻ Gỗ xây dựng xong, đơn vị quản lý và khai thác côngtrình đã thiết lập trạm đo mực nước và lượng mưa tại đây để phục vụ vận hành hồ Kẻ Gỗ;trong dự án đã thu thập được lượng mưa giờ, mực nước giờ và lưu lượng xả của các hồtrong các trận lũ lớn năm 2010, 2013
-Tương tự đối với trạm Sông Rác cũng đã dừng đo mưa từ năm 1980, sau khi xâydựng hồ Sông Rác chủ hồ đã thiết lập trạm quan trắc lượng mưa và mực nước tại hồ SôngRác
Lưu vực sông Nghèn có trạm thủy văn sông Nghèn Đây là trạm thủy văn cấp III,dùng riêng do sở Thủy lợi Hà Tĩnh (cũ) thiết lập từ tháng VII năm 1976, có nhiệm vụquan trắc mực nước triều trên sông Nghèn phục vụ cho công tác chống úng ở các xãthượng Can thuộc huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), ngoài ra còn phục vụ cho các ngành thủylợi, kinh tế, quốc phòng và giao thông
Trên sông Nghèn về phía hạ lưu, tại bến phà Hộ Độ (nay có cầu Hộ Độ) có trạm thủyvăn Hộ Độ, tài liệu đo đạc mực nước từ năm 1965 đến 1971, do bị Mỹ đánh phá nên trạmdời lên vị trí bến đò Đò Điểm Trạm thủy văn Đò Điểm có tài liệu đo mực nước từ năm
1972 ÷ 1989 thì trạm ngừng hoạt động
Trang 33Hình 3: Các trạm quan trắc ở lưu vực nghiên cứu
Bảng 9: Trạm khí tượng, thuỷ văn trong và lân cận vùng nghiên cứu
Thu thập được mực nước giờ, mưa giờ trận lũ năm
2010, 2013
8 Cẩm
Nhượng Sông Rác
1959-1966 1968-2017 H, X
Trang 341.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
1.2.1 Tình hình kinh tế
- Cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế (GDP) năm 2017 và năm 2018 tương đối ổn định
và chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và tăng
tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ
Bảng 10: Cơ cấu kinh tế qua các năm
Năm 2016 (%)
Năm 2017 (%) Năm 2018 (%)
(Nguồn: Niên giám thông kê tỉnh Hà Tĩnh các năm 2016, 2017, 2018)
- Tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2018 đạt 20,8%,
thu ngân sách đạt trên 12.300 tỷ đồng, tăng 37,7% so với năm 2017
- Công nghiệp và xây dựng:
Sản xuất công nghiệp tiếp tục ổn định tăng trưởng nhưng vẫn đạt thấp so với kếhoạch và điều kiện sẵn có Hoạt động xây dựng trong năm qua gặp nhiều khó khăn, giá trịsản xuất ngành xây dựng giảm mạnh
Khu vực công nghiệp và xây dựng trong những năm qua luôn có tốc độ tăngtrưởng cao và đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung (năm 2017 tăng trưởng 38,72%,đóng góp 13,15 điểm phần trăm; năm 2018 tăng trưởng 18,46%, đóng góp 7,04 điểmphần trăm) Tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp và xây dựng năm 2017 dự ước,đóng góp -10,82 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung Sự sụt giảm của khu vực này làmột trong những nguyên nhân chính tác động làm giảm chỉ tiêu GDP năm 2017
Trang 35- Sản xuất nông nghiệp
Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2017 theo giá so sánh 2010 ước đạt 9.978,1 tỷđồng, tăng 6,92% so với năm 2016, chiếm 84,45% trong tổng giá trị sản xuất khu vựcnông, lâm nghiệp và thủy sản
Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm toàn tỉnh sơ bộ đạt 160.203
ha, bằng 101,55% (tăng 2.448 ha), cây lương thực có hạt đạt 113.019 ha, chiếm 70,54%tổng diện tích gieo trồng và bằng 102,3% so với năm 2016
Năng suất lúa cả năm ước đạt 51,31 tạ/ha, so với năm trước bằng 100,1% (tăng0,04 tạ/ha) Năng suất lúa vụ Xuân đạt 56,48 tạ/ha, bằng 104,54% (tăng 2,45 tạ/ha); năngsuất lúa vụ Hè Thu đạt 45,45 tạ/ha, bằng 93,56% (giảm 3,12 tạ/ha) và năng suất lúa vụMùa sơ bộ đạt 15,04 tạ/ha, bằng 59,21% (giảm 11,22 tạ/ha) so với năm trước Sản lượnglúa cả năm 2016 sơ bộ đạt 530.416 tấn, bằng 101,71% (tăng 8.743 tấn) so với năm trước.Trong đó: Sản lượng lúa vụ Xuân đạt 328.677 tấn, bằng 105,04% (tăng 15.758 tấn); sảnlượng lúa vụ Hè Thu đạt 199.948 tấn, bằng 98,06% (giảm 3.955 tấn) và sản lượng lúa vụMùa sơ bộ đạt 1.791 tấn, bằng 38,18% (giảm 3.060 tấn) so với năm trước Vụ Hè Thu và
vụ Mùa do bị ảnh hưởng mưa lũ vào thời kỳ thu hoạch nên đó làm cho năng suất và sảnlượng lúa giảm
Diện tích ngô sơ bộ đạt 9.635 ha, bằng 110,44% (tăng 911 ha) Với năng suất ngô
sơ bộ đạt 36,89 tạ/ha, bằng 100,01% (tăng 0,26 tạ/ha) thỡ sản lượng ngô sơ bộ đạt 35.539tấn, bằng 110,46% (tăng 3.579 tấn) so với năm trước Điều kiện thời tiết thuận lợi cùngvới việc đưa các giống ngô có năng suất cao vào sản xuất Hiện nay, sản xuất ngô làmthức ăn chăn nuôi đang có xu hướng phát triển nên năm 2018 kết quả sản xuất cây ngôtăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng so với năm 2017
Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm và chăn nuôi khác trên địa bàn vẫn ổn định
và tiếp tục có sự phát triển khá Dự ước số lượng đàn vật nuôi hiện có so với cùng kỳnăm trước như sau: Đàn trâu 86.092 con, bằng 106,28% (tăng 5.087 con) với sản lượngxuất chuồng năm 2018 ước đạt 4.553,3 tấn, bằng 102,76% (tăng 122,3 tấn) so với năm
2017 Tổng đàn bò toàn tỉnh ước tính hiện có 229.549 con, bằng 116,44% (tăng 32.404con) với sản lượng xuất chuồng năm 2018 ước đạt 12.196,4 tấn, bằng 140,59% (tăng3.521,4 tấn) so với năm 2017
Trang 36Tại khu vực nghiên cứu, giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2018 theo giá hiện hànhphân theo khu vực kinh tế ước đạt 9.921 tỷ đồng, chỉ chiếm 18% trong tổng giá trị sảnxuất toàn ngành Trong đó, giá trị sản xuất trồng trọt và chăn nuôi chiếm tỷ lệ tươngđương (45%) trong khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và dịch vụ khác Tổng diện tíchlúa cả năm khu vực nghiên cứu đạt 9.980 ha chiếm 18% diện tích lúa trên toàn 6 huyện,thị xã Sản xuất chủ yếu vụ Xuân, vụ Hè - Thu hầu như không gieo cấy Tổng diện tíchnuôi trồng thủy sản tại khu vực nghiên cứu là 1.945ha cho giá trị sản lượng trong năm
2018 đạt 24.935 tấn chiếm 80% sản lượng toàn bộ 6 huyện, thị xã Hình thức và đối tượngnuôi ngày càng đa dạng, đã có bước chuyển đổi dần từ hình thức nuôi quảng canh, quảng canhcải tiến lên bán thâm canh và thâm canh
Bảng 11: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành
năm 2018 khu vực nghiên cứu
TT
Gía trị sản xuất
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Cơ cấu (%)
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ cấu Cơ
(%) Tổng số
Cơ cấu (%)
Trong đó:
Công nghiệp
Cơ cấu (%)
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2018)
Ngư nghiệp: Tổng số tàu cá toàn tỉnh năm 2018 là 6.102 tàu cá với 17.676 lao
động Tàu cá công suất từ 20 CV trở lên có xu thế tăng, năm 2018 tăng lên 173 chiếc sovới năm 2017, tàu có công suất nhỏ có xu thế giảm, cụ thể là năm 2018 giảm đi 302 chiếc
so với năm 2017 Như vậy, khai thác xa bờ có xu hướng tăng
Trang 37Diêm nghiệp: Đồng muối của tỉnh chủ yếu ở Lộc Hà, thị xã Kỳ Anh với diện tích
khoảng 132 ha, sản lượng đạt 14 - 15 ngàn tấn/năm Hiện nay tỉnh đang triển khai Dự ánnâng cấp, kiên cố hóa cánh đồng muối chất lượng cao
Lâm nghiệp:
Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2018 theo giá so sánh 2010 ước đạt 711,5 tỷđồng, tăng 2,1% so với năm 2017, chiếm 6,02% trong tổng giá trị sản xuất khu vực nông,lâm nghiệp và thủy sản
Năm 2018, diện tích rừng trồng tập trung ước đạt 6.399 ha, bằng 103,19% (tăng
198 ha), trong đó chủ yếu là rừng sản xuất với diện tích ước đạt 5.755 ha (chiếm 89,93%)tổng diện tích rừng trồng Diện tích rừng trồng tập trung chủ yếu ở các huyện có diện tíchđồi núi lớn như: Hương Sơn ước đạt 1.050 ha, huyện Kỳ Anh ước đạt 1.700 ha, huyệnThạch Hà ước đạt 800 ha, huyện Hương Khê ước đạt 1.660 ha, huyện Cẩm Xuyên ướcđạt 396 ha Diện tích rừng được chăm sóc là 21.706 ha, bằng 85,48% (giảm 3.688 ha);diện tích rừng khoanh nuôi tái sinh là 16.450 ha, bằng 80,31% (giảm 4.033 ha); diện tíchrừng được giao khoán bảo vệ là 222.877 ha, bằng 111,41% (tăng 22.670 ha)
- Thương mại - dịch vụ:
Với 137 km bờ biển và vùng lãnh hải rộng khoảng 20 ngàn km2, với vị trí địa lí làđiểm giữa của cầu nối tuyến Bắc - Nam và cửa ngõ phía Đông của trục Đông - Tây, HàTĩnh có lợi thế để phát triển du lịch biển, được xác định du lịch nghỉ dưỡng biển là mộttrong những sản phẩm du lịch chủ lực của khu vực Bắc Trung bộ Những bãi tắm, điểmđến du lịch biển hấp dẫn như khu du lịch Thiên Cầm, Xuân Thành, Lộc Hà, Thạch Hải,
Kỳ Ninh, Đèo Con và nằm ở trên tuyến du lịch xuyên Việt, với hệ thống giao thôngthuận lợi phát triển du lịch trong nước và kết nối các nước khác trong khối ASEAN Sự
cố ô nhiễm môi trường biển năm 2016 vừa qua đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triểnkinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh, trong đó có ngành du lịch Theo thống kê năm 2016,tốc độ tăng trưởng du lịch tại Hà Tĩnh đã sụt giảm gần 25% so với năm 2016, doanh thu
du lịch chỉ đạt 200 tỷ đồng, bằng 47% năm 2015, trên 1.100 lao động trực tiếp, 1.500 laođộng gián tiếp phục vụ khách du lịch bị ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập
Nhìn chung lượng cung hàng hóa tương đối dồi dào nhưng sức mua chỉ tăng nhẹ
do thu nhập của người dân vẫn thấp Với kết quả thu ngân sách không đạt kế hoạch cũng
Trang 38đồng nghĩa với việc các khoản chi khó đảm bảo Vì vậy, một số ngành dịch vụ nhất làdịch vụ cũng gặp khó khăn Khi tính chỉ tiêu GDP trong khu vực dịch vụ sẽ bao gồm kếtquả sản xuất của các ngành thương mại, dịch vụ và thuế sản phẩm trừ (-) trợ cấp sảnphẩm.
1.2.2.Văn hóa - xã hội
- Dân số
Phạm vi nghiên cứu gồm 38 đơn vị hành chính với 1 phường, 1 thị trấn và 36 xãthuộc 6 huyện, thị xã: Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Thị xã KỳAnh với tổng diện tích theo địa giới hành chính là 498 km2, dân số 226.499 người; mật độdân số trung bình 454 người/km2
Theo số liệu của Niên giám thống kê các huyện, thị xã ven biển năm 2018 đượcthống kê như Bảng dưới đây
Bảng 12: Hiện trạng dân số khu vực nghiên cứu năm 2018
TT Địa phương Số thôn, xóm Số hộ dân trung bình Dân số Diện tích tự nhiên km2 Mật độ dân số
Trang 39TT Địa phương Số thôn,
xóm Số hộ dân
Dân số trung bình
Diện tích tự nhiên km2
Mật độ dân số
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2018)
- Giáo dục - đào tạo:
Năm học 2017-2018 vừa qua, các trường chuyên nghiệp trong tỉnh đã đổi mớimạnh mẽ trong công tác quản lý; tiếp tục thực hiện phân cấp trong hệ thống quản lý, pháthuy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm; thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường; ứngdụng tốt các phần mềm quản lý đào tạo Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp loại khá ở tại cáctrường đạt trên 50% Đại học Hà Tĩnh có 04 sinh viên đạt giải trong kỳ thi Olimpic toánhọc toàn quốc và 06 sinh viên đạt giải trong kỳ thi Olimpic vật lý Cao đẳng Y tế có 03
đề tài tham dự báo cáo Hội nghị Khoa học trẻ Y-Dược
Năm học 2017-2018 ngành Giáo dục - Đào tạo Hà Tĩnh vẫn tiếp tục đổi mới côngtác quản lý; chăm lo đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý; phát triển mạnglưới trường, lớp và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục
- Văn hóa - thể thao:
Trang 40Các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ của quê hương, đất nướcđược tổ chức chu đáo, với nhiều loại hình phong phú, đa dạng, nội dung bổ ích, lànhmạnh Trong thời gian qua ở tất cả các địa phương đó tập trung tuyên truyền cổ độngcuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-
2021 với nhiều hình thức phong phú và thiết thực Đặc biệt, chào mừng kỷ niệm 126 nămngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, chào mừng cuộc bầu cử ĐBQH, HĐND các cấp, Trungtâm Văn hóa Điện ảnh tỉnh phối hợp với Tỉnh đoàn Hà Tĩnh tổ chức chương trình nghệthuật “Cảm xúc tháng 5”, nhằm ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, ca ngợi quêhương, đất nước trên con đường đổi mới, phát triển và không khí rạo rực, hân hoan trướcngày hội của non sông
- Y tế
Ngành Y tế Hà Tĩnh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận: phòng chống dịchbệnh ổn định; công tác khám chữa bệnh và các chỉ tiêu đều đạt được theo kế hoạch; cơ sởvật chất, trang thiết bị và trình độ chuyên môn từng bước được nâng lên Chất lượngkhám chữa bệnh ở tất cả các tuyến được nâng lên; dịch bệnh ổn định, không có dịch lớnxảy ra trên địa bàn Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế đều thực hiện đạt và vượtchỉ tiêu
1.3 Hiện trạng hệ thống đê điều
1.3.1 Tổng quan chung
Hà Tĩnh có 32 tuyến đê, với chiều dài 317,6km, gồm: Đê La Giang là đê cấp II dài19,2km, còn lại 31 tuyến đê cấp IV, cấp V với chiều dài 298,4km Hệ thống đê điều đượcphân theo các hệ thống sông cụ thể như sau:
- Hệ thống sông La - Lam: Có hệ thống đê bảo vệ với chiều dài 73,33km, baogồm: đê La Giang (huyện Đức Thọ, thị xã Hồng Lĩnh); đê Tân Long (huyện Hương Sơn);
đê Trường Sơn, đê Rú Trí (huyện Đức Thọ); đê Lỗ Lò (huyện Vũ Quang); đê Hữu Lam,
đê Hội Thống, đê Bàu Dài, đê Đá Bạc - Đại Đồng, đê Song Nam, đê Thường Kiệt, đêĐồng Cói (huyện Nghi Xuân)
- Hệ thống sông Nghèn: Có hệ thống đê bảo vệ với chiều dài 145km, bao gồm: đê
Tả Nghèn (huyện Can Lộc và Lộc Hà); đê Hữu Nghèn (huyện Can Lộc, Thạch Hà); đêHữu Phủ (huyện Thạch Hà và thành phố Hà Tĩnh); đê Đồng Môn, đê Trung Linh, đê Cầu