1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Những quyết định chuyển việc sai lầm

5 390 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 165,92 KB

Nội dung

Những quyết định chuyển việc sai lầmnhững người đưa ra quyết định thay đổi công việc đánh dấu sự thành công, nhưng cũng có những quyết định làm thui chột khả năng phát triển và thăng tiến trong sự nghiệp của mình. Tham khảo những quyết định chuyển việc sai lầm dưới đây sẽ giúp bạn rút ra được bài học bổ ích trong con đường công danh của mình: 1- Khi không có một lý do cụ thể Đó là một trong những sai lầm nghiêm trọng nhưng dễ mắc phải nhất. Tâm lý “đứng núi này trông núi nọ” là thủ phạm chính của những quyết định chuyển việc kiểu này. Với chỗ làm hiện tại và vị trí hiện tại họ không gặp phải bất kể vấn đề gì. Nhưng khi nhìn thấy người khác cũng như những vị trí khác đang tuyển dụng, họ lại bị dao động . Những quyết định kiểu này khiến cho họ không thể có một chỗ đứng vững chắc ở bất kỳ một vị trí nào. Bởi ở bất kỳ vị trí nào họ cũng thấy không an toàn và không được thỏa mãn. Tìm kiếm thành công trong công việc là cực kỳ khó khăn với họ bởi họ không toàn tâm toàn ý với bất cứ công việc nào. 2- Thiếu hiểu biết và kinh nghiệm Hiểu biểt và kinh nghiệm là một yếu tố cần phải có khi bạn muốn bắt tay vào một công việc mới. Bởi nếu không có hiểu biết và kinh nghiệm bạn lại quay về vạch xuất phát trên con đường công danh của mình. Chính vì thế đừng có chuyển sang một công việc mới, một lĩnh vực mới khi chưa biết gì về nó. Hãy tự tìm hiểu và trau dồi về lĩnh vực đó trước khi đưa ra quyết định cuối cùng nếu không muốn bắt tay vào một hành trình trong bóng tối. 3- Thay đổi vì tiền Người ta đi làm đều vì miếng cơm manh áo - không ai phủ nhận điều này. Nhưng nó sẽ là nguyên nhân cho sự thất bại nếu như tiền là động lực duy nhất để chuyển đổi công việc. Hãy bỏ qua màu xanh của chiếc lá và nhìn vào tổng thể bức tranh rộng lớn. Chất lượng của cuộc sống không được đo bằng tiền mà được do bằng sự hài lòng trong công việc bạn đang làm. 4- Sự hấp dẫn của những lĩnh vực mới Lĩnh vực mới những mời chào vô cùng đẹp như: lương cao, thăng tiến, môi trường làm việc chuyên nghiệp sẽ quyến rũ bạn? Chắc chắn rồi. Nhưng hãy nhớ rằng cạm bẫy trong những thứ tưởng chừng như rất hấp dẫn đó cũng không hề ít. Môi trường làm việc chuyên nghiệp? Bạn có thực sự đủ chuyên nghiệp để không trở thành lạc lõng trong môi trường ấy? Lương cao và cơ hội thăng tiến? Liệu bạn có đủ năng lực và lòng kiên trì để vượt qua những đòi hỏi của nhà tuyển dụng để nhận được mức thu nhập hài lòng? 5- Quá sức Lỗi này được xem là vô cùng phổ biến trên thị trường việc làm hiện nay. Rất nhiều người khi nắm giữ tấm bằng khá/giỏi đại học trong tay đã tự cho rằng thế là đủ là chức trưởng phòng, trợ lý… Một người có tấm bằng MBA trong tay đã vội nghĩ rằng mình có thể đảm nhiệm vị trí điều hành trong một công ty có tới 500 nhân viên. Câu hỏi các nhà tư vấn đặt ra vô cùng đơn giản: Bạn có ý thức rõ ràng được yêu cầu thực sự của những vị trí bạn đang muốn hướng tới hay không? Nó có đơn giản là chỉ cần bằng cấp không? Tất nhiên bằng cấp là nền tảng của bất cứ thứ nghề nghiệp nào, nhưng kinh nghiệm là thứ luôn được các nhà tuyển dụng đánh giá cao - thậm chí ngang bằng với bằng cấp. Chính vì thế sẽ là sai lầm nếu như bạn chuyển việc chỉ vì nghĩ rằng những bằng cấp mình đang có phù hợp với vị trí đó. Đừng quên kiểm tra lại cả kinh nghiệm và hiểu biết xã hội của bản thân. 6- Quá phụ thuộc vào những lời khuyên bên ngoài Trước khi có quyết định chuyển việc, bạn tham khảo ý kiến của những người thân, những người có kinh nghiệm, những người trong nghề, những chuyên gia tư vấn – đó là một việc làm hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên dựa hoàn toàn vào những lời khuyên này để chuyển việc lại là một quyết định sai lầm lớn. Chính bạn mới là người phải đối mặt với những thời cơ và thách thức trong công việc mới chứ không phải là họ. Ý kiến của họ chỉ nên mang tính chất tham khảo chứ không mang tính chất quyết định. Nên nhớ rằng chính bạn mới quyết định được vận mệnh của bạn chứ không phải là họ - hay bất cứ một nhân vật nào khác. 7- Không định hướng Cũng giống như một cái máy trong sản xuất, bạn luôn phải thiết lập cho nó một hiệu suất tối đa có thể đạt được. Nếu công việc mới là niềm mơ ước của bạn, trước khi chuyển bạn nên xác định cho mình một định hướng, một mục tiêu phấn đấu rõ ràng trong công việc này. Xác định rõ ràng bạn muốn đạt được cái gì khi quyết định có sự thay đổi này: cơ hội thăng tiến, địa vị xã hội, tiền bạc hay là môi trường học hỏi? Hãy nghĩ về câu nói: “Nếu không có kế hoạch trước, mọi kế hoạch đều thất bại” làm cơ sở cho mọi quyết định của mình. 8- Thiếu chăm chút bản CV CV là một trong những cánh cửa để bạn bước vào công việc mới. Hãy chăm chút nó trước khi gửi ra bên ngoài. Rất nhiều người không nhận thức rõ được sức mạnh vô cùng của một bản CV tốt đem lại cũng như những tai hại của một CV cẩu thả. Nếu bạn có ý định chuyển tới một nơi làm việc khác, hãy chỉn chu với bản CV của mình, đừng gửi chỉ vì lấy lệ, gửi cho xong với tâm niệm: “được thì được, chẳng được thì thôi”. 9- Thiếu liên lạc với nhà tuyển dụng Bạn có ý định chuyển việc, bạn nộp hồ sơ cho nhà tuyển dụng - và bạn yên tâm chờ họ hồi âm lại với bạn? Đó là một những quyết định sai lầm, chẳng khác nào ngồi “ôm cây đợi thỏ”. Hãy liên lạc với nhà tuyển dụng thường xuyên để chứng tỏ rằng bạn rất nhiệt tình và nhiệt tâm với công việc này, và để biến giấc mơ về một công việc mới trở thành sự thật. 10- Thiếu tự tin Tự tin là một trong những yếu tố đầu tiên làm nên thành công trong bất kỳ công việc nào. Thiếu tự tin là một rào cản lớn trong việc thực hiện những mục tiêu và định hướng đề ra trong công việc mới. Đó là lý do vì sao hầu hết mọi người đều đồng ý rằng chuyển việc khi thiếu niềm tin vào năng lực của mình là một trong những sai lầm khi đặt chân vào một miền đất mới. 11. Để lộ ý định chuyển việc quá sớm Cuối cùng sẽ là rất sai lầm nếu bạn để lộ ý định chuyển đi của mình trong công ty hiện tại quá sớm. Không một nhà tuyển dụng nào thích một nhân viên luôn nhấp nhổm tìm kiếm chuyển chỗ này chỗ khác, không chuyên tâm cho công việc hiện tại. Thông báo quá sớm đôi khi đẩy bạn vào những khó khăn, phiền phức không lường hết được. Bạn nên cho sếp biết việc bạn chuyển đi trước 1 đến 2 tuần sau khi có quyết định chấp nhận nhân sự chính thức từ bên kia. . Những quyết định chuyển việc sai lầm Có những người đưa ra quyết định thay đổi công việc đánh dấu sự thành công, nhưng cũng có những quyết định làm. một trong những sai lầm nghiêm trọng nhưng dễ mắc phải nhất. Tâm lý “đứng núi này trông núi nọ” là thủ phạm chính của những quyết định chuyển việc kiểu

Ngày đăng: 24/10/2013, 06:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w