Tác dụngchữabệnhcủatràthảomộc Lâu nay khi nhắc đến tràthảo mộc, có thể nhiều người vẫn còn chưa biết thành phần củatrà bao gồm những vị thuốc nào, và sự kết hợp hài hòa của các vị thuốc đó ra sao để hình thành nên những bài thuốc có lợi cho sức khỏe. Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng (Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam), đối với bài thuốc làm trà uống, không nên có quá nhiều vị (tối đa chỉ nên 5 vị), các vị này thường dùng nhiều trong Đông y để điều trị bệnh, một số dùng trong dân gian làm thuốc. Trong 9 vị thuốc: cam thảo, cúc hoa, hạ khô thảo, kim ngân hoa, hoa sứ đỏ, quả la hán, mộc miên hoa, lương phấn thảo, bung lai có thể chế thành hai loại trà. 1. Trà bình can giáng hỏa, tiềm âm trợ dương, giúp cân bằng âm dương trong cơ thể: Cấu trúc bài thuốc trên gồm: Hạ khô thảo, cúc hoa, hoa sứ đỏ, la hán quả, cam thảo (sao lên). Đặc điểm tácdụngcủa từng vị: Hạ khô thảo: là loại thảo dược vào mùa xuân thì tươi tốt, mùa hạ khô héo, cây sống dai, thân vuông màu hơi tím đỏ, lá mọc đối, hình trứng hay hình mác dài. Hạ khô thảo vị đắng, tính hàn, có thể đi vào can - đởm (hai tạng phủ có liên đới với nhau). Cúc hoa: vị ngọt đắng, tính hơi hàn đi vào can thận, phế cho tácdụng tán phong giáng hỏa, giải độc. Cúc hoa vị đắng, tính mát, đi vào can kinh nên cũng giúp cân bằng âm dương của can, giảm đau đầu, căng mắt, giúp khí huyết lưu thông. Hoa sứ đỏ (còn gọi hoa đại): có mùi thơm nhẹ, hay trồng ở các đền chùa. Theo Đông y hoa đại đi vào kinh phế có tácdụng thông khí, dưỡng phế, vì vậy khi dùng hoa đại để tắm sẽ làm vệ khí mạnh lên, da dẻ hồng hào, giúp lỗ chân lông đóng mở theo quy luật, ngăn cản khí độc vào lỗ chân lông gây bệnh. Khi uống, có tácdụng thông phế khí, tiêu đàm, thanh nhiệt, giải độc, hạ huyết áp. La hán quả: tính ngọt, Đông y dùng làm thuốc, trong nhân dân thì chủ yếu thường làm nước uống giải nhiệt, giúp cơ thể thư thái. Cam thảo: vị ngọt, tính bình, nếu sao lên có tácdụng bổ tỳ nhuận phế ích tinh, là một vị được dùng trên 90% bài thuốc của Đông y. Khi kết hợp trong bài thuốc này: hạ khô thảo là vị quân sẽ điều tiết gan mật, âm dương cân bằng. Cúc hoa đóng vai trò thần đi với hạ khô thảo, giúp bình can giáng hỏa, giảm đau đầu choáng váng. Hoa sứ đỏ giảm huyết áp giúp khí huyết lưu thông. Theo Đông y khí huyết lưu thông thì tâm và can hoạt động tốt, cơ thể thư thái. La hán quả vị ngọt, giúp kiện tỳ (một tạng có chức năng biến thức ăn thành khí và huyết để nuôi dưỡng cơ thể), làm tỳ mạnh lên cho tiêu hóa tốt. Cam thảo phải sao để giữ tính ôn giúp la hán quả “phát huy” bổ tỳ vị, và dẫn thuốc đi vào 12 kinh lạc. 2. Trà thanh nhiệt giải độc Gồm: Kim ngân hoa, lương phấn thảo, mộc miên hoa, bung lai, cam thảo (dùng sống). Kim ngân hoa: thường mọc ở xứ hàn đới, thân dây leo, mùa đông lạnh dưới 0 độ vẫn tươi tốt. Đây là đặc điểm cá biệt so với nhiều loại cây cối khác thường rụng lá và tàn lụi vào mùa đông. Trong Đông y, kim ngân hoa có tác dụngchữabệnh ở các tạng phế, tâm, tỳ, vị và giải độc khi ăn uống trúng thức ăn có chứa độc chất. Lương phấn thảo (còn gọi xương sáo): Dân gian hay vò lá, làm thạch đen uống giải khát khi đi nắng về bị cảm nhiệt hoặc trong người nóng, khát nước. Mộc miên hoa (hoa gạo): vị ngọt, tính hàn, dùng để điều trị bệnh tiêu chảy, viêm đại tràng thể thấp nhiệt. Bung lai: cũng được dân gian dùng điều trị một số chứng bệnh do hàn gây nên. Trong bài thuốc này, lấy kim ngân hoa làm quân vì có tính chất giải độc ở phế, tâm, tỳ, vị. Hàng ngày, chúng ta hít thở không khí, ngoài sự trong lành còn các độc khí, vi khuẩn, rồi khói thuốc (do hút thuốc)… cũng theo đó vào phế, làm phế nhiễm độc, tâm là nơi chủ huyết nuôi dưỡng cơ thể nên cũng mang về cho tâm độc chất qua sự tuần hoàn. Tỳ vị, nơi đưa đồ ăn thức uống, ngoài chất bổ dưỡng, cũng có thể chứa độc chất đi vào cơ thể. Do đó, việc giải độc ở các tạng phủ nói trên là rất cần thiết, và cần tiến hành thường xuyên. Ở đây lương phấn thảo cũng cho tácdụng giải nhiệt độc, mộc miên hoa giúp giải độc ở hệ tiêu hóa tỳ và vị. Cam thảo giải độc do hàn lạnh, hơn nữa còn “bổ trợ” cho các vị trên, giúp đưa thuốc vào kinh lạc, tạng phủ, đồng thời điều hòa thuốc theo nhu cầu của các tạng phủ. Như vậy, với sự kết hợp giữa 4 vị này, bài thuốc có thể giải độc được cho cả ba hệ cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể là hô hấp, tiêu hóa và tuần hoàn. Người lao động quá mệt mỏi hoặc người già yếu, lớn tuổi trí tuệ sút kém, hay đang bị đau ốm đều có thể cải thiện một phần sức khỏe của mình từ tràthảo mộc. . Tác dụng chữa bệnh của trà thảo mộc Lâu nay khi nhắc đến trà thảo mộc, có thể nhiều người vẫn còn chưa biết thành phần của trà bao gồm những. thuốc trên gồm: Hạ khô thảo, cúc hoa, hoa sứ đỏ, la hán quả, cam thảo (sao lên). Đặc điểm tác dụng của từng vị: Hạ khô thảo: là loại thảo dược vào mùa xuân