Câu hỏithườnggặpkhimớichơiDSLR Những người mới chuyển sang chơi máy ảnh số ống kính rời thường băn khoăn về kích cỡ cảm biến, hệ thống ổn định ảnh quang và số, cũng như ống kính. Dưới đây là những câuhỏithườnggặp nhất về máy ảnh số ống kính rời. 1. Kích cỡ cảm biến hay số điểm ảnh – cái nào đáng quan tâm hơn? 2. Không cái nào cả. Yếu tố quan trọng nhất nằm ở kích cỡ của từng điểm ảnh riêng lẻ. 3. Một điểm ảnh là một tấm thu sáng – càng to thì càng thu được nhiều ánh sáng. Độ thu sáng lớn hơn giúp bạn chụp ít hạt hơn ở ISO cao, ảnh có chi tiết hơn, chuyển màu tinh tế hơn. Tất nhiên, điểm ảnh to hơn dẫn tới kích cỡ cảm biến phải to hơn để chứa được cùng một số lượng điểm ảnh. 4. 2. Vì vậy đó có phải lý do mà ảnh của DSLR đẹp hơn của máy compact khi cùng số điểm ảnh? 5. Đó mới chỉ là một lý do. DSLR còn ưu việt do có hệ thống xử lý hình ảnh tốt hơn. Bạn có thể điều chỉnh nhiều thứ, vả lại còn được trợ giúp bởi hàng chục loại ống kính nữa. 6. Thời gian khởi động cũng nhanh, độ trễ cửa trập ngắn, hệ thống lấy nét nhanh và chính xác hơn. Khung nhìn chuẩn, chụp tốc độ nhanh, đèn khỏe cùng với nhiều phụ kiện. Pin lâu và cầm cũng chắc tay hơn. 7. 3. Giữa hệ thống ổn định hình ảnh quang và kỹ thuật số, cái nào ưu việt hơn? 8. Ổn định hình ảnh kỹ thuật số về cơ bản chỉ là giả lập. Đơn giản là nó chỉ tăng ISO và tốc độ cửa trập, hoặc đôi khi sử dụng phần mềm để làm sắc nét những phần bị mở của bức ảnh. Trong khi đó ổn định hình ảnh quang là công nghệ ổn định đúng nghĩa với hoặc cảm biến, hoặc thấu kính chuyển động theo chiều rung của thao tác người chụp, nhằm triệt tiêu nhòe hình do thao tác chụp ở tốc độ chậm gây ra. 4. Sự khác nhau giữa chế độ Automatic và Program? Chế độ Automatic (tự động hoàn toàn) bản chất đúng là "ngắm và chụp". Máy ảnh sẽ tự quyết định toàn bộ các thông số như độ mở, tốc độ cửa trập, ISO, cân bằng trắng, chế độ lấy nét tự động, đèn. Trong khi đó, chế độ Program (lập trình) chỉ tự động phần tốc độ và cửa trập, các thông số còn lại để cho bạn tùy chỉnh, như có thể quyết định để đèn hay không, bù sáng thế nào… 5. Chế độ Program Shift nghĩa là gì? Thực chất chế độ Program Shift (lập trình hoán chuyển) cho phép người chụp tùy ý thay đổi hoặc độ mở, hoặc tốc độ. Máy ảnh sẽ tự động tính toán mối tương quan giữa hai thông số này sao cho bức ảnh luôn chụp đủ sáng nhất. Ví dụ, nếu ở chế độ Program, máy ảnh tự động chọn chụp một khung hình với thông số tương quan là tốc độ 1/250 giây và độ mở là f/8. Khi chuyển sang chế độ Program Shift (thường ký hiệu Av hoặc A, Tv hoặc S), bạn muốn chụp chân dung, muốn mờ hậu cảnh, thì chuyển độ mở từ f/8 sang f/2,8. Lúc này, máy sẽ tự động tăng tốc độ lên 1/2.000, đảm bảo luôn có cùng một lượng ánh sáng cố định được cảm biến hấp thụ. 6. Tiêu cự "tương đương" nghĩa là gì? Tại sao đôi khi lại gọi một ống 50 mm là ống tương đương 75 mm? Thông số tương đương bắt nguồn từ tiêu cự trên máy phim truyền thống 35 mm hoặc các máy DSLR Full-Frame. Do các cảm biến của hầu hết máy DSLR đều nhỏ hơn máy phim 35 mm, nên thực ra nếu chụp bằng ống 50 mm, các cảm biến này chỉ có thể "bắt" được phần giữa của một bức ảnh trên cùng ống kính với máy phim 35 mm. Phần giữa này tương tự như khi chụp bằng ống có tiêu cự 75 mm trên máy phim. Vì thế mà phần khác biệt này người ta gọi là crop factor hoặc multiplier factor (1,6 trên Canon hay 1,5 trên Nikon chẳng hạn). 7. Tại sao lại gọi ống kính này "nhanh" hơn ống kính kia? Ống kính nhanh cho phép độ mở lớn để ánh sáng được vào cảm biến nhiều nhất. Do độ mở lớn hơn nên máy ảnh có thể chụp ở tốc độ nhanh hơn. Thông số f trên ống kính sẽ cho bạn biết độ mở lớn nhất mà ống kính hỗ trợ với nguyên tắc số càng bé mở càng rộng. Ví dụ, ống có độ mở f/1,4 là nhanh nhất, f/2,8 là khá nhanh, còn f/5,6 đã bị coi là chậm rồi. 8. Vậy có phải dùng ống kính full-frame trên DSLR cảm biến nhỏ là lợi hơn không? Không. Mặc dù trên lý thuyết các ống kính full-frame cho hình ảnh viền nét hơn các ống kính dành cho cảm biến nhỏ, do các cảm biến này chỉ bắt phần hình ảnh nét nhất tại trung tâm của ống kính. Trên thực tế, không phải lúc nào cũng vậy. Không phủ nhận là các ống kính full-frame cũng có lợi thế như khi bạn nâng cấp lên máy ảnh full-frame thì nó vẫn tiếp tục phát huy tác dụng, thậm chí còn hơn. Nhưng đổi lại, với các DSLR cảm biến nhỏ, ống kính full-frame khó có thể đáp ứng yếu tố góc rộng, bởi lẽ với crop-factor tới 1,5, thì ống góc rộng 17 mm đã bị biến thành ống 25 mm trên các máy DSLR cảm biến kích cỡ APS-C. 9. Dải tiêu cự f/3,5 – 5,6 trên ống kính nghĩa là gì? Đói với các ống zoom rẻ tiền, ống kính có xu hướng càng chậm khi zoom càng xa. Ví dụ, trên ống kit 18 – 55 mm f/3.5–5.6 chẳng hạn, ở tiêu cự 18 mm, độ mở lớn nhất là f/3,5, nhưng ở tiêu cự 55 mm, độ mở lớn nhất đã bị đẩy lên f/5,6 rồi. Còn ở tầm trung bình, như tiêu cự 35 mm, độ mở to nhất cũng chỉ đạt chừng f/4,5. 10. Tại sao lại phải mua ống tele khi mà có thể lắp thêm ống nhân tiêu cự (teleconverter) lên ống kit? Lắp teleconverter sẽ làm cho ống kính của bạn đã chậm càng thêm chậm. Ví dụ, một ống nhân tiêu cự 2x, đối với ống có dải độ mở f/3,5 – 5,6, khi được lắp thêm sẽ chuyển thành f/7 – 11. Đủ biến bức ảnh trở nên tối đi và nhiều khi còn không đủ để lấy nét. Bên cạnh đó, các ống nhân tiêu cự làm cho ống kit cũng được chế tạo bằng các thấu kính bình thường. Do đó khi muốn chụp xa mà ảnh vẫn có chất lượng, tốt nhất nên đầu tư một ống telezoom rẻ tiền còn hiệu quả hơn. 11. Đâu là sự khác biệt giữa đo sáng evaluative, centerweighted, and spotmetering? Các hệ thống đo sáng của máy ảnh đều cố gắng tạo một vùng tông màu trung hòa giữa phần sáng nhất và tối nhất cho bức ảnh được hài hòa. Hệ thống đo sáng Evaluative (đo sáng toàn ảnh) chia khung hình thành các phần nhỏ, so sánh thông số ánh sáng của các vùng này, rồi sau đó chọn thông số tối ưu cho bức ảnh định chụp. Hệ thống đo sáng Centerweighted (đo sáng trung tâm) cũng đo các thông số toàn ảnh nhưng tập trung hơn vào phần giữa để quyết định thông số. Còn Spot (đo sáng điểm) thì chỉ đo đúng một điểm của bức hình (thường có điện tích khoảng 5% khung hình và thường là ở giữa). Chế độ đo sáng toàn ảnh thích hợp với hầu hết các tính huống chụp ảnh, còn đo sáng trung tâm phù hợp với chụp ảnh nhóm người, trong khi đo sáng điểm giúp người chụp tự tùy biến nhiều hơn. 12. Tại sao phải dùng đo sáng ngoài khi mà máy ảnh đã có sẵn hệ thống này? Bởi lẽ các hệ thống đo sáng cầm tay bên ngoài giúp bạn đo được ánh sáng tại chính bản thân đối tượng chụp. Điều này đặc biệt hữu dụng khi đối tượng ở trong các điều kiện quá tối (không phản xạ) hay quá sáng (phản xạ cao), những điều kiện mà hệ thống đo sáng của máy ảnh rất dễ theo xu hướng đẩy ảnh quá tối hay quá sáng. 13. Làm sao để biết đèn flash tới được bao xa? Để biết đèn flash của máy mình mạnh tới bao xa, bạn chỉ cần nhìn vào số GN (Guide Number) của đèn. Do chỉ số GN bằng khoảng cách tới đối tượng nhân với f, nên muốn biết khoảng cách chỉ cần chia số GN này cho f (các thông số đều tính với ISO 100). Ví dụ, nếu một đèn flash có GN là 80, nó có thể phát xa tới 20 feet (6 mét) với độ mở ống kính f/4 (do 80/4=20). Nếu muốn đèn xa tới 40 feet (12 mét) thì bạn phải mở ống kính xuống f/2. 14. Sự khác nhau giữa chế độ TTL và Auto trên đèn flash? Tùy chỉnh flash theo TTL nhằm đo xem bao nhiêu lượng ánh sáng đèn flash sẽ phản xạ lại qua ống kính (Through The Lens - TTL). Đây thường là cách đo lượng sáng đèn chính xác nhất, cho phép người chụp chĩa đèn theo bất cứ hướng nào để tạo sáng. Còn chế độ Auto đo lượng sáng phản hồi thông qua cảm biến nằm bên trong đèn flash. Dù không thật chính xác, nhưng thông thường thì cảm biến này cũng hoạt động tốt trong hầu hết các tình huống chụp ảnh. Nó lại có hiệu quả với rất nhiều loại máy ảnh khác nhau, trong khi tính năng TTL trên flash chỉ tương thích với tùy đời máy ảnh (TTL của đèn hãng nào, đời nào chỉ hoạt động trên máy ảnh đời nào của hãng đó. Chẳng hạn series flash Canon EZ cho máy phim và series EX cho máy số). 15. Máy ảnh của tôi có hoạt động tốt với các thẻ nhớ đời mới tốc độ cao? Hầu hết máy mới đều tương thích tốt. Các thẻ nhớ mới ra đời chủ yếu nhằm cải thiện tốc độ ghi hình từ máy ảnh vào thẻ nhớ, nhất là với các ảnh có dùng lượng ngày càng cao như hiện nay. Một tiện ích khác của thẻ nhớ tốc độ cao còn là tốc độ đọc ghi ảnh từ thẻ vào máy tính, giúp bạn có thể chuyển toàn bộ khối lượng ảnh một cách nhanh chóng. Tất nhiên bạn cũng cần phải chọn đầu đọc thẻ hỗ trợ tốc độ cao nữa thì mới đồng bộ. 16. Format thẻ nhớ thuờng xuyên có hại không? Không. Trên thực tế các chuyên gia còn khuyến khích. Format lại thẻ giúp loại bỏ các ảnh lưu, file rác hay file thông tin liên quan đến ảnh tạo ra trong quá trình chụp…, lấy lại dung lượng cho thẻ. Tuy nhiên, tốt nhất là khi làm, bạn nên format tại chính máy ảnh của bạn thay vì từ máy tính để đảm bảo thẻ được format theo đúng định dạng máy ảnh chấp nhận được. 17. Có phải ảnh JPG mất dần chi tiết mỗi lần mở ảnh? Liệu có nên chỉ làm việc sau khi đổi đuôi sang TIFF hay PSD? Không cần thiết. Nếu chỉ đơn giản là mở ảnh JPG và xem thì khi đóng ảnh lại, ảnh sẽ không bị mất chi tiết. Nếu trong Photoshop mà bạn dùng lệnh "Save As" và lại chọn độ phân giải hay độ nén thấp hơn, chắc chắn chi tiết sẽ bị mất. Lưu lại ảnh JPG một cách thường xuyên ở cùng một mức chất lượng có thể mất một vài chi tiết, nhưng cũng khó lòng có thể nhận ra trừ phim zoom lớn thật gần. 18. Tại sao cần phải hiểu chỉnh màn hình? Tất cả các màn hình đều khác nhau về độ sáng và độ tương phản. Nếu không hiệu chỉnh trước mà cứ thế chỉnh ảnh trên màn hình, thì đến khi rửa ảnh rất có thể bạn sẽ thấy thất vọng, vì ảnh không hề giống với nguồn đã xem, như bị quá tối. Vì thế, trước khi chỉnh, tốt nhất là phải hiệu chỉnh màn hình về các thông số màu đúng nhất, đặc biệt, nếu đúng được cả theo thống số màu của lab mà bạn sẽ rửa ảnh thì bạn hoàn toàn yên tâm. . Câu hỏi thường gặp khi mới chơi DSLR Những người mới chuyển sang chơi máy ảnh số ống kính rời thường băn khoăn về kích cỡ cảm. thống ổn định ảnh quang và số, cũng như ống kính. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp nhất về máy ảnh số ống kính rời. 1. Kích cỡ cảm biến hay số điểm