1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

U não ( phần cuối)

6 312 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 150,64 KB

Nội dung

U não ( phần cuối) Phục hồi chức năng sau điều trị ung thư não Phục hồi chức năng là một phần rất quan trọng trong kế hoạch điều trị. Mục đích của vật lý trị liệu phụ thuộc vào yêu cầu của từng bệnh nhân và tác động của khối u lên hoạt động hàng ngày của người bệnh. Nhóm y tế được thành lập ở trên sẽ nỗ lực giúp bệnh nhân trở về với sinh hoạt bình thường càng sớm càng tốt. Bệnh nhân và gia đình có thể làm việc với bác sĩ chuyên về “nghề nghiệp trị liệu” để vượt qua những khó khăn trong các sinh hoạt hàng ngày như ăn, mặc, tắm và vệ sinh. Nếu bị yếu, liệt tay hoặc chân, hoặc bệnh nhân mất thăng bằng thì vật lý trị liệu là cần thiết. “Ngôn ngữ trị liệu” có thể hữu ích cho những người có vấn đề về nói hoặc trong trình bày suy nghĩ. Những nhà ngôn ngữ trị liệu cũng chuyên về các trường hợp khó nuốt. Nếu cần phải có một sắp xếp đặc biệt dành cho trẻ trong độ tuổi đến trường thì những điều đó nên được làm càng sớm càng tốt. Đôi khi, trẻ cần một người dạy kèm tại bệnh viện hoặc tại nhà. Trẻ có vấn đề về học tập hoặc ghi nhớ có thể cần người dạy kèm hoặc những lớp học đặc biệt khi trở lại trường. Kế hoạch sau khi điều trị ung thư não?(còn tiếp) Theo dõi đều đặn là đòi hỏi hết sức quan trọng sau khi điều trị u não. Bác sĩ muốn kiểm tra sát để chắc chắn rằng khối u không tái phát. Việc kiểm tra nhìn chung bao gồm khám tổng quát và khám thần kinh. Bệnh nhân sẽ được chụp CT hoặc MRI theo định kỳ. Bệnh nhân bị xạ trị trên một vùng não tương đối rộng hoặc được hóa trị thì sẽ có nguy cơ cao bị ung thư máu hoặc một khối u thứ phát về sau. Xạ trị cũng ảnh hưởng đến mắt, gây cườm mắt. Bệnh nhân nên cẩn thận theo sát lời khuyên của bác sĩ trong vấn đề chăm sóc và kiểm tra sức khỏe. Nếu có bất kì biểu hiện bất thường nào thì người bệnh nên báo cho bác sĩ càng sớm càng tốt. Việc chẩn đoán một bệnh nhân bị u não có thể thay đổi cuộc sống của bản thân họ cũng như những người thân xung quanh. Những thay đổi này có thể rất khó được chấp nhận. Họ và gia đình có những cảm xúc khác biệt và đôi khi bế tắc. Kế hoạch sau khi điều trị ung thư não?( tiếp theo) Đôi khi, cảm xúc đó có thể là giận dữ, kích động hay trầm cảm. Đó là những phản ứng thông thường khi một người đối diện với một bệnh lý nghiêm trọng. Hầu hết bệnh nhân kể cả trẻ em, thiếu niên cần được chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc với những người thân yêu. Sự chia sẻ có thể giúp mọi người dễ chịu hơn và mở lối cho những người khác thể hiện sự quan tâm cũng như sự nâng đở. Những âu lo về các xét nghiệm, điều trị, thời gian nằm viện, phục hồi chức năng và thuốc là điều rất thông thường. Các phụ huynh có thể lo lắng không biết con họ có khả năng trở lại trường hoặc sinh hoạt xã hội một cách bình thường hay không. Bác sĩ, y tá, các nhà hoạt động xã hội, và những thanh viên khác trong nhóm chăm sóc sức khỏe đều có khả năng trấn an những lo sợ và giải quyết bế tắc. Họ cũng là người có thể cung cấp nhiều thông tin và đề nghị những hướng có lợi. Bệnh nhân và gia đình thường hay quan tâm đến tương lai về sau. Đôi khi, họ dùng phương pháp thống kê để cố gắng tìm xem khả năng chữa khỏi bệnh hay còn sống được bao lâu. Tuy nhiên, điều quan trọng phải nhớ là thống kê là trị số trung bình dựa trên một số lượng lớn bệnh nhân. Chúng không thể dùng để tiên lượng cho bệnh nhân vì không có hai bệnh nhân bị ung thư nào lại giống nhau. Bác sĩ điều trị trực tiếp cho bệnh nhân chính là người tốt nhất để nói về tiên lượng người bệnh. Bệnh nhân không nên ngần ngại trong việc hỏi bác sĩ về tiên lượng của mình, nhưng nên nhớ rằng ngay cả bác sĩ cũng không thể nói chính xác điều gì sẽ xảy ra. Khi bác sĩ nói về khả năng phục hồi của u não, họ thường dùng từ “thuyên giảm” hơn là “chữa khỏi”. Cho dù nhiều người bệnh có phục hồi hoàn toàn thì bác sĩ vẫn dùng từ trên vì u não có thể tái phát. Những hỗ trợ hiện có dành cho người bệnh ung thư Chung sống với một bệnh nan y không dễ chút nào. Những ai có liên quan đến nó đều phải đối diện với nhiều vấn đề và thách thức. Nếu mọi người có những thông tin hữu ích và các dịch vụ hỗ trợ thì việc tìm kiếm sức mạnh để đương đầu với các khó khăn sẽ dễ dàng hơn. Bác sĩ có thể giải thích về bệnh và đưa ra lời khuyên về điều trị, khả năng trở lại công việc, trường học, hoặc các hoạt động khác. Nếu bệnh nhân muốn trao đổi mối quan tâm về tương lai, quan hệ gia đình, và tài chính, họ có thể nói với y tá, nhà hoạt động xã hội, nhà tư vấn. Việc kết bạn hoặc quan hệ với những người đã từng có kinh nghiệm về ung thư có thể đem lại sự hỗ trợ rất lớn. Nó cũng có thể giúp nhiều bệnh nhân gặp gỡ và trao đổi với những người khác đang phải đối diện với các vấn đề giống như họ. Các bệnh nhân ung thư thường liên kết nhau để tự giúp đỡ và thành lập nhóm hỗ trợ, nơi họ có thể chia sẻ những gì học được từ bệnh ung thư và phương pháp điều trị cũng như đối diện với bệnh tật. Ngoài những nhóm dành cho người trưởng thành bị ung thư, những nhóm hỗ trợ đặc biệt cho trẻ em, thiếu niên bị ung thư hoặc cho các bậc phụ huynh cũng có nhiều ở các thành phố. Tuy nhiên, nên ghi nhớ rằng mỗi bệnh nhân đều có sự khác biệt. Những phương pháp điều trị và cách đối diện với ung thư của người này có thể không đúng đối với người khác, thậm chí khi họ cùng một loại ung thư. Sẽ là một ý kiến hay nếu thảo luận những lời khuyên từ bạn bè, gia đình với bác sĩ. Một người hoạt động xã hội tại bệnh viện thường có thể đề nghị những tổ chức địa phương hoặc quốc gia giúp đỡ sự phục hồi chức năng, sự hỗ trợ về tinh thần, giúp đỡ về tài chính, vận chuyển hoặc chăm sóc tại nhà. Hội Ung thư Hoa Kỳ là một nhóm như vậy. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận có rất nhiều dịch vụ dành cho bệnh nhân và gia đình họ. Hiệp hội u não Hoa Kỳ là một tổ chức khác giúp bệnh nhân tình kiếm những nhóm hỗ trợ tại địa phương. Tổ chức thắp sáng ngọn nến dành cho trẻ em bị ung thư tài trợ các nhóm hỗ trợ cho các bậc phụ huynh. Ở một số thành phố, hội này cũng có những nhóm hỗ trợ đặc biệt cho trẻ em hoặc thiếu niên mắc bệnh. Sơ lược về u não U não có thể lành tính hoặc ác tính. Các nguyên nhân gây u não vẫn chưa được biết. U não có thể xảy ra tại bất cứ lứa tuổi nào. U não nguyên phát được hình thành đầu tiên ở não. U não thứ phát là các ung thư lan tới não từ những mô nằm ở các vị trí khác trên cơ thể. Các triệu chứng của u não phụ thuộc vào kích thước và vị trí của chúng trong não. Các bác sĩ chẩn đoán u não dựa trên thông tin bệnh sử, khám lâm sàng và kết quả của một số xét nghiệm đặc hiệu của não và hệ thần kinh. Điều trị u não phụ thuộc vào loại, vị trí, và kích thước khối u cũng như tuổi tác và tổng trạng người bệnh. . U não ( phần cuối) Phục hồi chức năng sau đi u trị ung thư não Phục hồi chức năng là một phần rất quan trọng trong kế hoạch đi u trị. Mục đích. lược về u não U não có thể lành tính hoặc ác tính. Các nguyên nhân gây u não vẫn chưa được biết. U não có thể xảy ra tại bất cứ lứa tuổi nào. U não nguyên

Ngày đăng: 23/10/2013, 20:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w