Nghệthuật tìm điểmdừngkhitiếpthị Sau hàng loạt các nỗ lực tiếp thị, bạn lo ngại có thể các khách hàng cảm thấy mệt mỏi và có phần bực dọc? Bạn cảm thấy như một người xa lạ đối với họ? Bạn có biết cụ thể khi nào thì nên tiếp tục các nỗ lực tiếpthị và khi nào thì nên dừng không? Tốt hơn cả, bạn đừng phức tạp hóa vấn đề. Luôn có những cách dễ dàng để bạn đặt một dấu chấm câu và bắt đầu một câu mới. Bạn sẽ thấy được cần dành bao nhiêu thời gian và công sức cho tiếpthị và khi nào thì nên dừng. Đây không đơn giản là một hành động cụ thể mà là một nghệ thuật, nó có thể ứng dụng cho cả những hoạt động tiếpthị trực tuyến hay ngoại tuyến. Vì vậy bạn nên chú ý quan tâm. Tại sao Dennis lại nổi đoá Dennis McConnell - chủ hãng cung cấp các dịch vụ tin học trực tuyến – đã thực sự lo lắng. Sáng hôm đó ông vui vẻ khi đến cơ quan chỉ để xem phản hồi từ phía các khách hàng về một email tiếpthị ông đã gửi đi về cửa hàng Power Photoshop sắp mở. Ông thấy có bảy bức thư yêu cầu ngừng sử dụng dịch vụ từ bảy khách hàng khác nhau. Tâm trạng của Dennis thực sự thay đổi, không còn vui vẻ nữa mà chuyển sang nét màu của mùa đông, nơi mà ánh nắng hầu như rất ít mặc dù ngoài trời lúc đó là mùa hè. Từ tức giận đến ngốc nghếch chỉ trong chốc lát Cũng như hầu hết các nhà tiếpthị khác, Dennis thay đổi 180 độ. Ông chán nản khi nghĩ về các hoạt động tiếpthị và quyết định sẽ gửi ít các thư quảng cáo hơn tới các khách hàng hiện tại. “Tại sao lại phải chọc giận họ”, Dennis nghĩ như vậy. Càng suy nghĩ về vấn đề này lâu bao nhiêu, Dennis càng lún sâu vào những lo lắng và chán nản về kế hoạch tiếpthị của mình. Đó là một sai lầm lớn với Dennis và cả bạn cũng vậy nếu bạn có những hành động tương tự! Tại sao vậy? Hãy thử phác họa một bức tranh về một tình huống như sau: Giả sử rằng bạn phải diễn thuyết trước khoảng 100 người. Và lượt diễn thuyết của bạn vào cuối buổi chiều khi mà mọi người đã rất mệt mỏi. Bạn thấy khoảng 30 người ra về. Liệu bạn có tiếp tục bài diễn thuyết, hay dừng lại vì 30 người đã về mất rồi? Không nghi ngờ gì, bạn vẫn nên tiếp tục bài diễn thuyết hấp dẫn của mình. Công việc của bạn không phải là tập trung vào những người đã rời đi mà là vào những người vẫn ở lại để lắng nghe bạn. Dennis cũng giống như rất nhiều người trong chúng ta. Ông chú ý quá nhiều đến sự ra đi của một vài khách hàng, mà quên đi vẫn còn hàng trăm người đang rất hạnh phúc khi nhận được các thông tin. Bạn có đang làm như vậy? Bạn có đang quá chú tâm đến những lời tạm biệt trong khi thực tế bạn nên tập trung vào những khách hàng còn trung thành với mình? Bạn thậm chí có thể hiểu được tâm lý và cách thức mà mọi người phản ứng khi họ không muốn giao dịch kinh doanh với bạn nữa. Sự khác biệt tâm lý giữa những khách hàng phàn nàn và những khách hàng rời bỏ Tại sao mọi người lại phàn nàn? Bạn có suy nghĩ về điều này? Họ phàn nàn vì họ không muốn rời bỏ. Lời phàn nàn là cách thức họ thể hiện rằng bạn cần phải thay đổi điều gì đó để cho họ tiếp tục được thoả mãn. Ngược lại, các khách hàng rời bỏ hầu như chỉ là những kẻ ăn bám, ăn trực ở bạn (họ đến với bạn bởi vì bạn đưa ra một cái gì đó miễn phí), hay họ nhận ra bản thân không phải là đối tượng mục tiêu của bạn. Vậy bạn đừng bao giờ nỗ lực bán một cái gì đó cho họ. Họ chỉ khiến bạn lãng phí thời gian của bạn. Hãy hiểu rõ điều này và bạn sẽ có được những hành động hợp lý. Song nó chưa đầy đủ, bạn vẫn cần quan tâm tới một vài yếu tố khác. Hãy nhìn vào mẹ của bạn. Khi mẹ yêu cầu bạn vứt rác đúng vào nơi quy định, bạn phàn nàn. Nhưng bạn có bao giờ rời bỏ mẹ? Bạn không rời bỏ bởi vì mẹ là người đặt thức ăn lên trên đĩa của bạn. Và một khi biết rõ thức ăn quan trọng như thế nào với cơ thể, bạn sẽ luôn gắn bó với ngôi nhà của mình. Điều tương tự cũng đúng với các khách hàng của bạn. Nếu bạn không ngừng đưa ra cho họ những thông tin hữu ích, họ sẽ gắn bó với bạn thông qua tất cả các thông điệp tiếpthị bạn gửi tới họ. Và đương nhiên, họ sẽ mua sắm nhiều hơn! Đừng là một người quá keo kiệt với các thông tin của bạn Bạn đang đọc bài viết này. Nó không phải là những thông tin nhàm chán khiến bạn phải bỏ qua để đọc các bài viết khác. Nó là một câu chuyện đầy đủ với các tình tiết khác nhau. Đó chính là những gì giữ cho bạn đọc đến tận đây và còn tiếp tục đọc cho đến hết. Nếu gửi đi những thông tin cụt lủi và không đầy đủ, bạn sẽ khiến các khách hàng rời bỏ mình. Hầu hết các quảng cáo ngày nay đều có các thiếu sót nào đó và hầu hết các hoạt động tiếpthị đều truyền tải một câu chuyện không trọn vẹn. Và hầu hết các bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng đều được biên tập kỹ lưỡng sao cho tiết kiệm diện tích nhất. Nếu bạn đang bán một sản phẩm, bạn sẽ dừng bài chào hàng của mình ở đâu? Liệu bạn có đếm số từ và nói: dừng lại ở con số 300 từ? Nghe có vẻ hơi buồn cười? Rõ ràng có một sự khác biệt khi bạn đang “bán” một khái niệm, một kiến thức nào đó. (Vào lúc này, bạn đã đọc được gần 1.000 từ của bài viết này và vẫn tiếp tục đọc. Điều đó có chứng minh cho luận điểm trên?). Vậy bạn nên đưa ra bao nhiêu thông tin cho các khách hàng? Thật nhiều – và khi bạn hoàn thành, hãy bổ sung thêm một vài thông tin ở trên đầu. Liệu bạn có thấy thích hơn nếu đoạn đầu bài viết này bị lược bỏ đi một nửa số câu hỏi? Như một chuyên gia trong lĩnh vực của mình, bạn sẽ có rất nhiều thứ hữu ích để cung cấp cho các khách hàng. Kiến thức là vô cùng và nó nảy sinh từng ngày. Tại sao bạn không cung cấp chúng cho các khách hàng? Càng đưa ra nhiều kiến thức bao nhiêu bạn sẽ càng thấy có nhiều kiến thức nữa có thể cung cấp cho khách hàng. Chắc chắn các khách hàng sẽ nhận thức được điều này và họ thấy mình học hỏi được rất nhiều từ bạn. Để tiếpthị tới các khách hàng, bạn phải là một nhãn hiệu trong tâm trí họ. Và để đạt được điều này, bạn phải có được sự tôn trọng của họ. Cách duy nhất để có được điều này là đưa ra cho họ những chất kích thích có tác dụng nhất. Lời nguyền của những khách hàng rời bỏ Yếu tố thành công trong bán hàng phụ thuộc rất nhiều vào việc các khách hàng có thoả mãn hay không và họ có truyền tải cảm xúc này của mình tới người khác không. Hầu hết các hoạt động tiếpthị đều không mang đầy đủ yếu tố “có gì trong đó cho tôi”. Hầu hết nó không thể hiện sự nhiệt tình và như được soạn thảo bởi một thứ tiếng nước ngoài. Nếu các hoạt động tiếp thị, quảng cáo hay chào hàng của bạn nhàm chán, các khách hàng sẽ ngáp ngủ. Sau một vài lần ngáp ngủ, họ sẽ phàn nàn và phàn nàn không được, họ sẽ rời bỏ bạn. Nếu bạn không thể truyền tải được lòng nhiệt tình vào các hoạt động tiếpthị thông qua những văn bản, tài liệu và hành động cụ thể, hãy để một chuyên gia giúp bạn. Đây là điều thiết yếu và đừng lo lắng quá về chi phí. Ngoài ra, tiếpthị ngày nay rất có thể trở nên vô nghĩa nếu không có yếu tố công nghệ. Một vài khách hàng đã bỏ đi bởi vì bạn không đủ thông minh trong việc tận dụng yếu tố công nghệ. Bạn sẽ phải trả giá lớn nếu mắc sai lầm này. Hãy đầu tư vào các phần mềm và công nghệ để đảm bảo sự chính xác và tiện lợi nhất, thay vì mất hàng giờ đồng hồ ngồi gõ tên từng người từng người vào một trong danh sách. Các khách hàng luôn chờ đợi để được dẫn dắt Đừng để những khách hàng rời bỏ làm bạn lo lắng. Các khách hàng luôn muốn cải thiện cuộc sống, công việc kinh doanh và sự nghiệp của họ. Nếu bạn tin tưởng bạn có thể làm được điều đó, hãy thẳng tiến trên con đường đã chọn bằng việc cung cấp cho khách hàng những thông tin chi tiết nhất. Hãy đặt vào đó tất cả những gì bạn có được để giữ chân khách hàng ở lại. Nếu họ phát ốm và mệt mỏi vì bạn, họ sẽ phàn nàn. Họ sẽ nói “Không”. Còn trước khi thời điểm đó xảy ra, bạn vẫn cần tiếp tục tiếpthị tới họ. Mọi thứ không có gì quá phức tạp cả! . Nghệ thuật tìm điểm dừng khi tiếp thị Sau hàng loạt các nỗ lực tiếp thị, bạn lo ngại có thể các khách hàng cảm. cho tiếp thị và khi nào thì nên dừng. Đây không đơn giản là một hành động cụ thể mà là một nghệ thuật, nó có thể ứng dụng cho cả những hoạt động tiếp thị