NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI SẢN VÀ QUẢN TRỊ TÀI SẢN

17 559 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI SẢN VÀ QUẢN TRỊ TÀI SẢN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

tai liệu liên quan đến vấn đề quản trị rủi ro tài sản.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG LỚP C7TN6 ĐỀ TÀI 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI SẢN QUẢN TRỊ TÀI SẢN GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Anh NHÓM ABC: Nguyễn Thị Thanh Bình Lê Thị Huyền Trần Thị Phương Đỗ Thị Thanh Thảo Nguyễn Lương Minh Thiện Lê Châu Phương Thủy Những vấn đề chung về tài sản quảntài sản 1. Tài sản ngắn hạn 1.1. Khái niệm Tài sản ngắn hạn (hay còn gọi là tài sản lưu động) là một khoản mục trong bảng cân đối kế toán bao gồm tất cả các loại tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi sang tiền mặt trong vòng 1 năm. Tài sản ngắn hạn bao gồm tiền mặt, các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, hàng tồn kho những tài sản có tính thanh khoản khác. Tài sản ngắn hạn rất quan trọng trong kinh doanh bởi nó là những tài sản được sử dụng trong hoạt động hàng ngày chi trả cho các chi phí phát sinh. Người ta thường so sánh tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn để xác định khả năng thanh toán ngắn hạn vốn lưu động ròng của doanh nghiệp. 1.2. Đặc điểm Tài sản lưu động của doanh nghiệp không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kí kinh doanh: dự trữ - sản xuất – lưu thông. Quá trình này gọi là quá trình tuần hoàn chu chuyển của tài sản lưu động. Qua mỗi giai đoạn của chu trình kinh doanh tài sản lưu động lại thay đổi hình thái biểu hiện. Tài sản lưu động chỉ tham gia vào một chu kì sản xuất mà không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Như vậy, sau mổi chu kì kinh doanh thì tài sản lưu động hình thành 1 vòng chu chuyển. Tài sản lưu động theo 1 vòng tuần hoàn, từ hình thái này sang hình thái khác rồi trở về hình thái ban đầu với 1 giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. 1.3. Phân loại Phân loại tài sản lưu động giúp doanh nghiệp có biện pháp theo dõi hoạch định nhu cầu các loại tài sản lưu động khác nhau, để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. Để phân loại tài sản lưu động, doanh nghiệp có thể dựa vào tiêu chí hình thái của tài sản lưu động hoặc nguồn hình thành vốn lưu động. 1.3.1. Dựa theo vai trò vốn lưu động trong quá trình sản xuất • Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: vốn nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu đóng gói, công cụ dụng cụ. • Vốn lưu động trong khâu sản xuất: vốn sản phẩm đang chế tạo, bán thành phẩm tự chế, chi phí trả trước. • Vốn lưu động trong khâu lưu thông: vốn thành phẩm, hàng hóa, vốn bằng tiền, các khoản phải thu… 1.3.2. Dựa theo hình thái biểu hiện • Vốn vật tư hàng hóa là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thể như là: vốn nguyên, nhiên vật liệu; vốn sản phẩm dở dang; vốn hàng thành phẩm; hàng hóa tồn kho; vốn chi phí trả trước. • Vốn bằng tiền các khoản phải thu: phân loại theo cách này để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét, đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp. • Vốn đầu tư tài chính ngắn hạn. Trang 2 / 17 Những vấn đề chung về tài sản quảntài sản 1.3.3. Dựa theo nguồn hình thành Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động được hình thành bằng vốn của doanh nghiệp hay từ các khoản nợ. Từ đó các quy định trong huy động quản lí, sự dụng vốn lưu động hợp lí hơn. Có thể chia vốn lưu động thành hai loại: • Nguồn vốn chủ sở hửu: là vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền chi phối định đoạt, bao gồm: nguồn ngân sách, liên doanh, liên kết, nguồn vốn cổ phần, tự bổ sung. • Nợ phải trả: nguồn vốn đi vay, nguồn vốn trong thanh toán. 1.4. Kết cấu tài sản lưu động các nhân tố ảnh hưởng 1.4.1. Kết cấu tài sản lưu động Kết cấu tài sản lưu động là tỉ trọng giữa các thành phần tài sản lưu động chiếm trong tổng số tài sản lưu động tại một thời điểm nhất định. Việc nghiên cứu kết cấu tài sản lưu động sẽ giúp ta thấy được tình hình phân bổ tài sản lưu động tỉ trọng mỗi khoản vốn chiếm trong các giai đoạn luân chuyển để xác định trọng điểm quảntài sản lưu động tìm mọi biện pháp tối ưu để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong từng điều kiện cụ thể. 1.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu tài sản lưu động. Kết cấu tài sản lưu động luôn thay đổi chịu tác động chủ yếu khác nhau. Có thể phân ra thành 3 nhóm chính: Nhân tố về mặt sản xuất: đặc điểm, kỹ thuật, công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo, độ dài của chu kì sản xuất, trình độ tổ chức quá trình sản xuất… Nhân tố về mặt cung tiêu được thể hiện trên hai mặt: • Nhân tố về mặt cung ứng vật tư: khoảng cách giữa đơn vị cung cấp với doanh nghiệp xa hay gần, khoản cách giữa các lần cung ứng nguyên vật liệu, đặc điểm thời vụ của chủng loại vật tư cung cấp…, đều ảnh hưởng đến vốn lưu động nằm trong khâu dự trữ. • Nhân tố về tiêu thụ: khối lượng tiêu thụ sản phẩm, khoảng cách giữa các doanh nghiệp với khách hàng…ảnh hưởng đến vốn lưu động trong lưu thông. • Nhân tố về mặt thanh toán: phương thức thanh toán được lựa chọn theo các hợp đồng bán hàng, thủ tục thanh toán, việc chấp hành kỉ luật thanh toán… 1.5. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng 1.5.1. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán Do đặc điểm của TSNH có tính thanh khoản cao, cho nên việc sử dụng hiệu quả TSNH là sự lựa chọn đánh đổi giữa khả năng sinh lời với tính thanh khoản. Do đó khi phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp thì người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau đây: • Hệ số thanh toán hiện hành Đây là một trong những thước đo khả năng thanh toán của một doanh nghiệp, được sử dụng rộng rãi nhất là hệ số thanh toán hiện hành. Hệ số thanhtoán hiện hành = tàisản ngắn hạn nợ ngắn hạn Trang 3 / 17 Những vấn đề chung về tài sản quảntài sản Hệ số thanh toán hiện hành cho thấy doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này đo lướng khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Nếu hệ số thanh toán hiện hành giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm, đó là dấu hiệu báo trước những khó khan về tài chính sẽ xảy ra. Nếu hệ số này cao điều đó có nghĩa là doanh nghiệp luôn sẵn sang thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên nếu chỉ số này cao quá sẽ giảm hiệu quả hoạt động vì doanh nghiệp đầu tư quá nhiều vào TSNH. • Hệ số thanh toán nhanh Hệ số thanhtoán nhanh= Tài sảnngắnhạn−Hàngtồn kho Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh được tính toán trên cơ sở những tài sản lưu ngắn hạn có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, đôi khi chúng còn được gọi là tài sản có tính thanh khoản, tài sản có tính thanh khoản bao gồm tất cả các TSNH trừ hàng tồn kho. Do đó, hệ số thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào hàng tồn kho. 1.5.2. Nhóm các chỉ tiêu hoạt động Là các hệ số đo lường khả năng hoạt động của doanh nghiệp. Để nâng cao hệ số hoạt động, các nhà quản trị phải biết TS nào chưa sử dụng, không sử dụng hoặc không tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp. Vì thế doanh nghiệp cần phải biết sử dụng sao cho nó có hiệu quả hoặc loại bỏ chúng đi. Hệ số hoạt động đôi khi còn gọi là hệ số hiệu quả hoặc hệ số luân chuyển. Do đó khi phân tích các chỉ tiêu hoạt động thì người ta sử dụng các chỉ tiêu sau đây: • Vòng quay các khoản phải thu Các khoản phải thu là các khoản bán chịu mà doanh nghiệp chưa thu tiền do thực hiện chính sách bán chịu các khoản tạm ứng chưa thanh toán, các khoản trả trước cho người bán… Vòngquay các khoản phải thu = Doanh thu thuần Các khoản phải thu bình quân Vòng quay các khoản phải thu được sử dụng để xem xét cẩn thận việc khách hàng thanh toán các khoản nợ cho doanh nghiệp. Khi khách hàng thanh toán các khoản nợ đã đến hạn thì lúc đó các khoản phải thu đã quay được một vòng. • Kì thu tiền bình quân Kì thu tiền bình quân cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách bán chịu của doanh nghiệp. Nếu vòng quay các khoản phải thu cao quá thì sẽ làm giảm sức cạnh tranh, làm giàm doanh thu. Kì thutiền bìnhquân= Các khoản phảithu Doanh thubìnhquân 1ngày • Chu kì thu tiền Chu kìthu tiền= 360 Vòngquay các khoản phải thu Trang 4 / 17 Những vấn đề chung về tài sản quảntài sản Chỉ tiêu này cho ta biết tốc độ chuyển đổi nợ phại thu từ khách hàng thành tiền trong quỹ của doanh nghiệp là bao lâu. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì tình hình doanh nghiệp càng tốt. • Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho là một tiêu chuần để đánh giá doanh nghiệp sử dụng hàng tồn kho của mình hiệu quả như thế nào. Vòngquay hàng tồn kho= Doanh thuthuần Hàng tồn khobình quânhàng năm Các doanh nghiệp phải luôn tính dến mức dự trữ bởi doanh nghiệp không thể nào đến lúc sản xuất mới mua nguyên vật liệu. Để tránh trường hợp bị ứ đọng thì doanh nghiệp phải có trước một lượng vật tư hàng hóa vừa phải bởi nếu quá nhiều doanh nghiệp sẽ mất khoản chi phí để bảo quản vật liệu. Nếu lượng vật tư quá ít không đủ cho sản xuất sẽ dẫn đến tình trạng tắt nghẽn ở các khâu tiếp theo. • Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị tài sản ngắn hạn trong kì đem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSNH càng cao. Hiệu suất sử dụngTSNH = Doanh thu thuần TSNH bìnhquântrong kì • Hệ số khả năng thanh toán nợ vay Hệ số khả năng TTNV = Lợi nhuận trước thuế +lãi vay Lãi vay Hệ số này cho biết lợi nhuận trước thuế bao gồm lãi vay của doanh nghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán nợ vay hay không. 1.5.3. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời • Hệ số sinh lời của TSNH Hệ số sinhlời củaTSNH = Lợinhuận sauthuế TSNH bìnhquân trong kì Chỉ tiêu này cao phản ánh lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp cao, các doanh nghiệp đều mong muốn chỉ tiêu này càng cao càng tốt vì như vậy đã sử dụng hết hiệu quả của TSNH. Hiệu quả của việc sử dụng TSNH thề hiện ở lợi nhuận của doanh nghiệp. 1.6. Mục tiêu quản trị tài sản ngắn hạn 1.6.1. Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu xuyên suốt là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Để đảm bảo mục tiêu này, doanh nghiệp thường xuyên phải đưa ra giải quyết tập hợp các quyết định tài chính ngắn hạn dài hạn. Quản sử dụng hiệu quả tài sản lưu động là một nội Trang 5 / 17 Những vấn đề chung về tài sản quảntài sản dung trọng tâm trong các quyết định tài chính ngắn hạn là nội dung có ảnh hưởng lớn đến mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Với bản chất định hướng mục tiêu như trên, doanh nghiệp luôn luôn tìm mọi biện pháp để tồn tại phát triển. Xuất phát từ vai trò to lớn đó khiến cho yêu cầu doanh nghiệp là phải nâng cao hiệu quà sử dụng vốn nói chung tài sản lưu động nói riêng là một yêu cầu khách quan, gắn liền với bản chất của doanh nghiệp. 1.6.2. Xuất phát từ vai trò quan trọng của tài sản lưu động Đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, muốn hoạt động kinh doanh thì phải có vốn. Tài sản lưu động là một thành phần quan trọng trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Trong khâu dự trữ sản xuất, tài sản lưu động đảm bảo cho sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, đảm bảo quy trình công nghệ, công đoạn sản xuất. Trong lưu thông, tài sản lưu động đảm bảo dự trữ thành phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ được liên tục, nhịp nhàng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Thời gian luân chuyển tài sản lưu động lớn khiến cho công việc sử dụng quảntài sản lưu động luôn diễn ra thường xuyên, hàng ngày với vai trò to lớn như vậy, việc tăng tốc độ luân chuyển tài sản lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong doanh nghiệp là một yêu cầu tất yếu. 1.6.3. Xuất phát từ ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tức là có thể tang tốc độ luân chuyển tài sản lưu động, rút ngắn thời gian tài sản lưu động nằm trong lĩnh vực dự trữ, sản xuất lưu thông, từ đó giảm bớt số lượng tài sản lưu động chiếm dùng, tiết kiệm tài sản lưu động trong luân chuyển. Tăng tốc độ luân chuyển tài sản lưu động còn có ảnh hưởng tích cực đối với việc hạ thấp giá thành sản phẩm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có đủ vốn thõa mãn nhu cầu sản xuất hoàn thành nghĩa vụ nộp các khoản Thuế cho Ngân sách Nhà Nước, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong cả nước. 1.6.4. Xuất phát từ thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động ở các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho một doanh nghiệp làm ăn thiếu hiệu quả thậm chí thất bại trên thương trường. Có thể có các nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan, tuy nhiên một nguyên nhân phổ biến vẫn là việc sử dụng vốn không hiệu quả. Trong việc mua sắm, dự trữ, sản xuất tiêu thụ sản phẩm. Điều này dẫn đến việc sử dụng lãng phí tài sản lưu động, tốc độ luân chuyển tài sản lưu động thấp, mức sinh lợi kém thậm chí có doanh nghiệp còn gây thất thoát không kiểm soát được tài sản lưu động dẫn đến mất khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh, khả năng thanh toán. Trong hệ thống các doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp Nhà Nước do đặc thù chịu ảnh hưởng nặng nề của cơ chế bao cấp trước đây, có kết quả sàn xuất kinh doanh yếu kém mà một nguyên nhân chủ yếu là do sự yếu kém trong quảntài chính nói chung quảntài sản lưu động nói riêng gây lãng phí, thất thoát vốn. Trang 6 / 17 Những vấn đề chung về tài sản quảntài sản 2. Tài sản dài hạn 2.1. Khái niệm Tài sản dài hạn của doanh nghiệp là những tài sản thuộc quyền sỡ hữu quản lí của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong nhiều kì kinh doanh hoặc hơn một năm tài chính. Tài sản dài hạn của doanh nghiệp bao gồm: Tài sản cố định hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính, bất động sản đầu tư, đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư góp vốn liên doanh, đầu tư dài hạn khác đầu tư XDCB ở doanh nghiệp, chi phí trả trước dài hạn, tài sản thuế thu nhập hoãn lại. 2.2. Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định • Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. • Nguyên giá của tài sản phải được xác định một cách tin cậy. • Có thời gian sử dụng từ một năm trở lên. • Có giá trị theo quy định hiện hành 30.000.000 trở lên. Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn chưa thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lí, sử dụng tài sản cố định dòi hỏi phải quản lí riêng từng bộ phận tài sản mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thõa mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của TSCĐ thì được coi là một TSCĐ hữu hình độc lập. Đối với súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm, nếu từng con súc vật thõa mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của TSCĐ đều được coi là một TSCĐ hữu hình. Đối với vườn cây lâu năm, nếu từng mảnh vườn cây, hoặc cây thõa mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của TSCĐ thì cũng được coi là một TSCĐ hữu hình. 2.3. Đặc điểm • TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh không thay đổi hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng. • Giá trị của TSCĐ sẽ bị hao mòn dần sẽ chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh. • Từ những đặc điểm trên yêu cầu doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ TSCĐ trên các mặt: Về mặt giá trị: Phải quản lý chặt chẽ về nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại của TSCĐ. Về mặt hiện vật: Nắm được tình hình tăng giảm TSCĐ, hiện trạng kỹ thuật của TSCĐ. 2.4. Phân loại Phân loại tài sản cố định là việc phân chia toàn bộ tài sản cố định trong doanh nghiệp theo những tiêu thức nhất định nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Phân loại tài sản cố định giúp doanh nghiệp áp dụng các phương pháp thích hợp trong quản trị từng loại tài sản cố định, từ đó nâng cao hiệu quả quản trị tài sản cố định. Có nhiều cách khác nhau để phân loại tài sản cố định dựa vào các chỉ tiêu khác nhau. 2.4.1. Phân loại theo hình thái biểu hiện Theo tiêu thức phân loại này, tài sản cố định của doanh nghiệp được chia thành 2 loại : • Tài sản cố định hữu hình là những tài sản được biểu hiện bằng những hình thái hiện vật cụ thể như nhà cửa, máy móc thiết bị . Trang 7 / 17 Những vấn đề chung về tài sản quảntài sảnTài sản cố định vô hình: Là những tài sản cố định không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đầu tư phát triển, bằng sáng chế phát minh, nhãn hiệu thương mại . Cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy được cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp vào tài sản cố định hữu hình vô hình, từ đó lựa chọn các quyết định đầu tư đúng đắn hoặc điều chỉnh cơ cấu đầu tư sao cho phù hợp có hiệu quả nhất. 2.4.2. Phân loại theo công dụng kinh tế Theo tiêu thức phân loại này, tài sản cố định của doanh nghiệp được chia thành 2 loại : • Tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh: Là những tài sản cố định hữu hình vô hình trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bao gồm: nhà cửa, vật kiến trúc, thiết bị động lực, thiết bị truyền dẫn, máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải; những tài sản cố định không có hình thái vât chất khác . • Tài sản cố định dùng ngoài sản xuất kinh doanh: Là những tài sản cố định dùng cho phúc lợi công cộng, không mang tính chất sản xuất kinh doanh. Bao gồm: Nhà cửa, phương tiện dùng cho sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao, nhà ở các công trình phúc lợi tập thể . Cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy rõ kết cấu tài sản cố định vai trò, tác dụng của tài sản cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, sử dụng tài sản cố định tính toán khấu hao chính xác. 2.4.3. Phân loại theo tình hình sử dụng Theo tiêu thức phân loại này, tài sản cố định của doanh nghiệp được chia thành 3 loại : • Tài sản cố định đang sử dụng : Là những tài sản cố định đang sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác của doanh nghiệp như hoạt động phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng. • Tài sản cố định chưa cần dùng: Là những tài sản cố định cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác của doanh nghiệp, song hiện tại chưa cần dùng, đang được dự trữ để sử dụng sau này. • Tài sản cố định không cần dùng chờ thanh lý: Là những tài sản cố định không cần thiết hay không phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cần được thanh lý, nhượng bán để thu hồi vốn đầu tư đã bỏ ra ban đầu. Cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy mức độ sử dụng có hiệu quả các tài sản cố định của doanh nghiệp như thế nào, từ đó có biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng của chúng. 2.4.4. Phân loại theo mục đích sử dụng Theo tiêu thức phân loại này, tài sản cố định của doanh nghiệp được chia thành 3 loại sau đây: • Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh: là những tài sản cố định vô hình hay tài sản cố định hữu hình trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm: Quyền sử dụng đất, chi phí thành lập doanh nghiệp, vị trí cửa hàng, nhãn hiệu sản phẩm ., nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, thiết bị, dụng cụ quản lý, vườn cây lâu năm, súc vật làm việc (hoặc) cho sản phẩm, các loại tài sản cố định khác chưa liệt kê vào 5 loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật . • Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng. • Tài sản cố định bảo quản hộ, cất giữ hộ cho Nhà nước, cho các doanh nghiệp khác. Cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy được cơ cấu tài sản cố định theo mục đích sử dụng của nó, từ đó có biện pháp quảntài sản cố định theo mục đích sử dụng sao cho có hiệu quả nhất. 2.4.5. Phân loại theo quyền sở hữu Trang 8 / 17 Những vấn đề chung về tài sản quảntài sản Căn cứ vào tình hình sở hữu có thể chia tài sản cố định thành 2 loại: a. Tài sản cố định tự có Tài sản cố định tự có là những tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. b. Tài sản cố định đi thuê Tài sản cố định đi thuê là những tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp khác, bao gồm: • Tài sản cố định thuê hoạt động: là những tài sản cố định doanh nghiệp thuê về sử dụng trong một thời gian nhất định theo hợp đồng, khi kết thúc hợp đồng tài sản cố định phải được trả lại bên cho thuê. Đối với loại tài sản cố định này, doanh nghiệp không tiến hành trích khấu hao, chi phí thuê tài sản cố định được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. • Tài sản cố định thuê tài chính: là những tài sản cố định doanh nghiệp thuê của Công ty tài chính, nếu hợp đồng thuê thoả mãn ít nhất một trong 4 điều kiện sau đây: - Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo sự thỏa thuận của hai bên. - Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm mua lại. - Thời hạn cho thuê tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê. - Tổng số tiền thuê tài sản ít nhất phải tương đương với giá của tài sản đó trên thị trường vào thời điểm ký hợp đồng. Đối với loại tài sản cố định này, doanh nghiệp phải tiến hành theo dõi, quản lý, sử dụng trích khấu hao như đối với Tài sản cố địnhthuộc sở hữu của doanh nghiệp. Cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy kết cấu tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tài sản cố định thuộc sở hữu của người khác mà khai thác, sử dụng hợp lý tài sản cố định của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả đồng vốn. 2.4.6. Phân loại theo nguồn hình thành Căn cứ vào nguồn hình thành, có thể chia tài sản cố định trong doanh nghiệp thành hai loại : • Tài sản cố định hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu. • Tài sản cố định hình thành từ các khoản nợ phải trả. Cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy được tài sản cố định của doanh nghiệp được hình thành từ nguồn nào, từ đó có biện pháp theo dõi, quản sử dụng tài sản cố định sao cho có hiệu quả nhất. 2.5. Một số thuật ngữ 2.5.1. Nguyên giá Là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có được TSCĐ đến thời điểm TS sẵn sang đưa vào sử dụng. Nguyên giá chính là giá gốc của TSCĐ khi được mua sắm, xây dựng hoàn thành phản ánh số vốn mà doanh nghiệp bỏ ra phải thu hồi trong quá trình sử dụng TSCĐ thông qua việc trích khấu hao. • Mua sắm trong nước: Nguyên giá TSCĐ = Giá mua trên hóa đơn + Các chi phí trước khi sử dụng –Các khoản giảm trừ. • TSCĐ nhập khẩu: NG = Giá NK + Thuế NK + Chi phí mua – Các khoản giảm trừ. • TSCĐ xây dựng mới: NG = Giá quyết toán của công trình + Các chi phí trước khi sử dụng. 2.5.2. Thời gian sử dụng TSCĐ Trang 9 / 17 Những vấn đề chung về tài sản quảntài sản Là thời gian doanh nghiệp dự tính sử dụng tài sản cố định vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc xác định theo số lượng, khối lượng sản phẩm dự kiến sản xuất được từ việc sử dụng tài sản cố định theo quy định hiện hành, ở điều kiện bình thường, phù hợp với các thông số kinh tế - kỹ thuật của tài sản cố định các yếu tố khác có liên quan đến sự hoạt động của tài sản cố định. 2.5.3. Hao mòn TSCĐ Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản cố định bị hao mòn hữu hình vô hình làm cho giá trị của tài sản cố định giảm dần. Hao mòn tài sản cố định là sự giảm dần giá trị sử dụng giá trị của tài sản cố định do tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật . trong quá trình hoạt động của tài sản cố định. • Hao mòn hữu hình là sự hao mòn về vật chất, giá trị sử dụng giá trị của tài sản cố định trong quá trình sử dụng. - Hao mòn về mặt vật chất đó là sự hao mòn có thể nhận thấy được từ sự thay đổi trạng thái vật lý ban đầu ở các bộ phận, chi tiết của tài sản cố định dưới sự tác động của ma sát, tải trọng, nhiệt độ, hoá chất . - Hao mòn về mặt giá trị sử dụng đó là sự giảm sút về chất lượng, tính năng kỹ thuật ban đầu trong quá trình sử dụng cuối cùng không còn sử dụng được nữa. - Hao mòn về mặt giá trị đó là sự giảm dần giá trị của tài sản cố định cùng với quá trình chuyển dịch dần từng phần giá trị hao mòn vào giá trị sản phẩm sản xuất. - Hao mòn vô hình là sự hao mòn thuần tuý về mặt giá trị của tài sản cố định do ảnh hưởng của các nguyên nhân sau : - Do năng suất lao động xã hội tăng lên làm cho giá thành sản phẩm giảm từ đó giá bán của tài sản cố định giảm, do đó với cùng một tài sản cố định như nhau nhưng doanh nghiệp mua ở thời kỳ sau có giá thấp hơn ở thời kỳ trước. - Do tiến bộ khoa học kĩ thuật đã sản xuất ra những tài sản cố định với giá bán như cũ nhưng lại hoàn thiện hơn về mặt kỹ thuật so với những tài sản cố định cùng loại được sản xuất ra trước đó đã làm cho những tài sản cố định cũ đó bị mất giá. - Do chu kỳ sống của một sản phẩm nào đó kết thúc, tất yếu dẫn đến những tài sản cố định dùng để sử dụng để sản xuất sản phẩm đó cũng bị lạc hậu, mất tác dụng. 2.5.4. Giá trị còn lại Là giá trị thực của TSCĐ tại thời điểm đánh giá. Giá trị còn lại của TSCĐ = NG – Hao mòn lũy kế của TSCĐ 2.5.5. Khấu hao TSCĐ Khấu hao là sự phân bổ một cách hệ thống chi phí mua tài sản cố định theo thời gian cho mục đích báo cáo tài chính, mục đích tính thuế hoặc cả hai. Khấu hao được đưa vào khoản mục chi phí nên việc giảm trừ khấu hao khỏi thu nhập tính thuế thấp hơn. Khi các yếu tố khác không đổi, chi phí khấu hao càng lớn thì thuế càng thấp. Giá trị hao mòn của tài sản cố định sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh được chuyển dịch vào giá trị sản phẩm sản xuất ra dưới hình thức trích khấu hao tài sản cố định. Khấu hao tài sản cố định là chuyển phần giá trị hao mòn của tài sản cố định trong kỳ sản xuất kinh doanh vào giá thành sản phẩm, để khi sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp được tiêu thụ thì phần giá trị hao mòn được hoàn lại để tái đầu tư tài sản cố định. Vì vậy, việc lựa chọn phương pháp khấu hao, thời gian khấu hao mức khấu hao hàng năm có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, khấu hao tài sản cố định là việc tính toán phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí kinh doanh qua thời gian sử dụng của tài sản cố định. Trang 10 / 17

Ngày đăng: 23/10/2013, 09:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan