1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

LS ngày NGVN

3 215 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

TỪ QUỐC TẾ HIẾN CHƯƠNG CÁC NHÀ GIÁO ĐẾN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 Vào tháng 7/1946 một tổ chức quốc tế các nhà giáo được thành lậpở Pari, lấy tên là Hiệp hội quốc tếcác công đoàn giáo dục(FISE). Năm 1949 tổ chức này họp hội nghị tại Vacxava-Thủ đô nước cộng hoà nhân dân Balan, đã xây dựng bản “hiến chương các nhà giáo” gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản phong kiến lạc hậu, xây dựng một nền giáo dục tiến bộ, bảo vệ quyền lợi vật chất và tinh thần chính đángcủa nghề dạy học; của các nhà giáo. Tháng 2 năm1953 Công đoàn giáo dục Việt Nam được ra nhập tổ chức FISE tại hội nghị Viên- Thủ đô nước Áo. Để thống nhất thực hiện hành động đẩy mạnh cuộc đấu tranh của giáo giới quốc tế. Hội nghị FISE Lần thứ hai họp tại Vacxava từ 26-30/8/1957, gồm có 57 nước tham gia, trong đó có công đoàn GD Việt nam, Hội nghị đã quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo”. Ngày ấy đã trỏ thành thốnga nhất hành động thực hiện nhiệm vụ và quyền lợi ghi trong bản hiến chương và tăng thêm tình đoàn kết, hữu nghị giữa các nhà giáo tiến bộ trên thế giới. thực hiện nghị quyết đó ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo lần đầu tiên được tổ chức trên Miền bắc nước ta ngày 20/11/1958. Những năm tiếp theo được tổ chức đến các vùng giải phóng ở Miền nam, tràn vào vùng địch tạm chiếm cổ vũ động viên tinh thần chịu đựng gian khổ, đấu tranh chống kẻ thù của giáo giới Việt nam. Sau ngày 30/4/1975 Miền nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp, phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo, quý mến Thầy giáo,Cô giáo và vị trí giáo dục dược sự khơi dậy trong mọi tầng lớp nhân dân, ngày 20/11hàng năm đã được tiến hành trọng thể trong cả nước. Ngày 20/11 đã dần khắc sâu vào trí nhớ và tình cảm của mọi người Và trở thành việc làm chủ động và tự giáccủa mọi tầng lớp nhân dân, được tổ chức đều đặn hàng năm(mặc dầu từ lâu thế giới không còn tổ chức ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo nữa). Ngày 20/11 ở nước ta trớc tiên là ngày giáo viên, cán bộ ngành giáo dục biểu thị sự nhất hoàn toàn với đường lối cách mạng của đảng, với pháp luật của nhà nước. Đó là ngày hội động viên, cổ vũ các Thầy giáo, Cô giáo thực hiện tốt các đường lối, chủ trương của đảng pháp luật của nhà nước. Đó còn là ngày biểu dương khen thưởng thành tích của các Thầy giáo, Cô giáo, các em học sinh đã hưởng ứng ngày 20.11 hàng năm bằng những hoạt động tỏ lòng kính trọng,biết ơn thầy, cô giáo, cố gắng học tập rèn luyện đạo đức.Các bậc cha mẹ học sinh, các cấp chính quyền, đoàn thể ở địa phương cũng nhân ngày này tổ chức thăm hỏi các Thầy giáo, Cô giáo hoặc tổ chức trao đổi với các nhà giáo về sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Như vậy, Ngày 20/1 , ãuất phát từ nhiệm vụ quốc tế, dần dần đã trở thành ngày hội truyền thống tốt đẹp của ngành giáo dục và của dân tộc ta. Trước tình hình mới, đòi hỏi giáo giới Việt nam phải có những nội dung hoạt động mới đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước. Chính vì vậy theo đề nghị của ngành giáo dục, ngày 28/9/1982, Hội đồng bộ trưởng(nay là chính phủ) đã ban hành QĐ số 167/HĐBT, hàng năm lấy ngày 20/11 là ngày nhà giáo Việt nam. Trong QĐ nêu rõ “Để ngày 20/11 có ý nghĩa thiết thực chính quyền và toàn thể địa phương cần kiểm điểm những việc đã làm và đề ra những việc làm thiết thực nhằm phát huy tốt truyền thống đối với nhà giáo của nhân dân ta, về phía giáo viên cần tổ chức các hoạt động đa dạng, phong phú nhằm nâng cao nhận thức về vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên nhân dân, từ đó mà phấn đấu làm tốt nhiệm vụ của mình”. Đây là một QĐ có ý nghĩa đặc biệt thể hiện quan điểm của Đảng và nhà nước về vị trí vai trò quan trọng của nhà giáo trong sự nghiệp ”Trồng người” để ghi nhận công lao, đề cao vị trí xã hội và động viên khuyến khích các nhà giáo, Nhà nước đã ban hành nghị định 52/HĐBT về việc xét tặng danh hiệu ”Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” và QĐ số 1707/GDDT ban hành huy chương ”Vì sự nghiệp giáo dục” cho các nhà giáo có thành tích và thâm niên công tác trong ngành. Đặc biệt những năm gần đây Đảng ta đã có NQ IV(khoáVII) và NQ II (khoá VIII) về giáo dục khảng định GD-ĐT là quốc sách hàng đầu, ban hành chế độ chính sách đối với giáo viên, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà giáo và ngành giáo dục, các ngành,các cấp và toàn xã hội quán triệt quan điểm đúng đắn của Đảng và Nhà nước đối với vai trò, trách nhiệm và vị trí của nhà giáo, đấu tranh không khoan nhượng chống mọi biểu hiện coi thường Thầy Cô giáo,xúc phạm thô bạo đến danh dự nhân phẩm nhà giáo, tạo mọi điều kiện chăm lo đời sống vật chất, tinh thần các Thầy Cô giáo, nhằm động viên các Thầy Cô giáo làm tròn xứ mệnh nặng nề, vẻ vang mà Tổ quốc và nhân dân giao phó. Nhân dịp này, chúng tôi mong muốn mỗi CBGV, CNV và học sinh Trường THCS Mường Lạn cần tiếp tục lỗ lực vượt qua khó khăn phấn đấu để trở thành những Thầy giáo giỏi, những cán bộ giáo dục tốt những con ngoan, trò giỏi xứng đáng với sự kỳ vọng của Đảng, nhà nước và nhân dân, xứng đáng với những danh hiệu mà Đảng và nhà nước trao tặng. Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm. Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam qang vinh muôn năm. Chủ tịch HỒ CHÍ MINH sôngs mãi trong sự nghiệp của chúng ta. Cách đây 58 năm, năm 1949 tại Vacxava thủ đô Balan, Hội nghị liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (gọi tắt là FISE) đã họp và ra một bản hiến chương gồm 15 điều bàn về đấu tranh chống lại nền giáo dục tư sản, phong kiến lạc hậu nhằm xây dựng một nền giáo dục mới, bảo vệ quyền lợi, đề cao trách nhiệm, vị trí của nghề dạy học và của các nhà giáo với nội dung tiến bộ phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Trong cuộc họp từ ngày 26-30/8/1957 cũng tại Vacxava công đoàn giáo dục 57 quốc gia trong đó có Việt Nam đã quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo. Công đoàn giáo dục Việt Nam đã tranh thủ các diễn đàn quốc tế tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh. Đồng thời giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của giáo giới trên toàn thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, truyền thống hiếu học của nhân dân ta ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo được tuyên truyền rộng rãi từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi nên miền núi, và các vùng hải đảo xa xôi. Ngày 20/11 đã ngấm sâu vào tâm thức của mỗi người dân Việt Nam, đây là dịp để mọi người ôn lại những truyền thống vẻ vang, những cống hiến to lớn của ngành giáo dục trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc xây dựng đất nước, nhớ về những người đã không quản ngại khó khăn cố gắng hết mình vun đắp nên những con người trí tuệ đóng góp cho sự phát triển của đất nước. . đoàn GD Việt nam, Hội nghị đã quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo”. Ngày ấy đã trỏ thành thốnga nhất hành động thực. dầu từ lâu thế giới không còn tổ chức ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo nữa). Ngày 20/11 ở nước ta trớc tiên là ngày giáo viên, cán bộ ngành giáo dục

Ngày đăng: 23/10/2013, 02:11

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w