1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Biến đổi hoạt động sinh hoạt cộng đồng xã hội trong thời kỳ đổi mới

142 20 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 142
Dung lượng 539,47 KB

Nội dung

Mộttrong những hoạt động của cá nhân khi sống trong một cộng đồng, địa phươngchính là sự tham gia các hoạt động cộng đồng như: họp tổ dân phố, lễ hội văn hoá,đình chùa, lễ mừng thọ, họp

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TẠ THỊ THẢO

BIẾN ĐỔI HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT

CỘNG ĐỒNG - XÃ HỘI TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

Chuyên ngành: Xã hội học

Mã số: 60 31 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Bá Thịnh

HÀ NỘI - 2012

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Luận văn được hoàn thành dựa trên cơ sở bộ số liệu của cuộc nghiên cứu

“Biến đổi cơ cấu - xã hội sau đổi mới và dự báo xu hướng biến đổi” do khoa Xã hộihọc - Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực hiện năm 2008 tại 6 tỉnh/thành đạidiện cho 3 miền Bắc - Trung - Nam Những số liệu khác được sử dụng trong nghiêncứu này được thu nhập từ các kênh thông tin đã công bố công khai của các cơ quan,

tổ chức có uy tín như Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện xã hội học

Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn BCN Khoa Xã hội học, trường Đại họcKhoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã giúp đỡ tôi hoàn thành nghiên cứu này.Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn rất nhiệt tình của các thầy cô giáohiện đang công tác tại Khoa Xã hội học - Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cácthầy cô đã đóng góp từ ý tưởng đề tài, giúp đỡ tôi trong quá trình triển khai và hoànthiện luận văn thạc sỹ này

Đặc biệt, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới người hướng dẫn khoa họcPGS.TS Hoàng Bá Thịnh, người đã tận tình chỉ bảo và đóng góp ý kiến để tôi hoànthành luận văn đạt kết quả tốt

Xin cảm ơn lớp Cao học Xã hội học Khóa 2008-2011, những người bạn thân

và gia đình đã đồng hành, động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trìnhhọc tập tại Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội cũng như quá trình tôithực hiện luận văn thạc sỹ

Trân trọng,

Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2011

Học viên

Tạ Thị Thảo

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 8

1 Lý do chọn đề tài 8

2 Ý nghĩa của đề tài 10

3 Mục đích nghiên cứu 10

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 10

5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 11

5.1 Đối tượng nghiên cứu 11

5.2 Khách thể nghiên cứu 11

5.3 Phạm vi nghiên cứu 11

6 Phương pháp nghiên cứu 11

7 Câu hỏi nghiên cứu 13

8 Giả thuyết nghiên cứu 14

9 Khung lý thuyết 15

10 Kết cấu luận văn 16

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 17

1.1 Các khái niệm công cụ 17

1.1.1 Biến đổi xã hội 17

1.1.2 Cộng đồng xã hội 18

1.1.3 Sinh hoạt cộng đồng - xã hội 19

1.1.4 Nông thôn 19

1.1.5 Đô thị 20

1.1.6 Tổ chức chinh trị - xã hội 22

1.1.7 Đổi mới 22

1.2 Các lý thuyết xã hội học 24

1.2.1 Lý thuyết biến đổi xã hội 24

1.2.2 Lý thuyết hành động xã hội 25

1.2.3 Mạng lưới xã hội 26

1.3 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 28

Chương 2: NHỮNG CHIỀU CẠNH BIẾN ĐỔI SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG - XÃ HỘI TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI 35

2.1 Tham gia các hoạt động cộng đồng - xã hội 35

2.1.1 Tham gia họp tổ dân phố/thôn/xóm, họp tại UBND xã/phường 35

2.1.2 Tham gia các lễ hội văn hóa, đi đình chùa 40

2.1.3 Tham gia các buổi lễ mừng thọ, sinh nhật, họp họ hàng 44

2.2 Tham gia các tổ chức chính trị - xã hội 49

2.2.1 Tham gia các tổ chức chính thức 49

Trang 5

2.2.2 Tham gia các tổ chức tự nguyện 53

Chương 3: CÁC NHÂN TỐ TẠO NÊN SỰ KHÁC BIỆT TRONG VIỆC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG - XÃ HỘI TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI 60

3.1 Các yếu tố nhân khẩu học 60

3.1.1 Trình độ học vấn 60

3.1.2 Tuổi và giới tính 63

3.1.3 Nghề nghiệp 70

3.1.4 Tình trạng hôn nhân 72

3.2 Điều kiện sống của hộ gia đình 76

3.2.1 Mức sống của hộ gia đình 76

3.2.2 Nơi sinh sống 89

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

PHỤ LỤC 107

Trang 6

DANH MỤC BIỂU

Biểu 2.1: Mức độ tham gia họp tổ dân phố/ thôn/ xóm, họp tại UBND xã/

phường của NTL qua các mốc thời gian 36

Biểu 2.2: Nhóm tuổi người trả lời với mức độ thường xuyên tham gia họp tổ dân phố/thôn/xóm qua các năm 38

Biểu 2.3: Mức độ tham gia họp tại UBND xã/phường phân theo nhóm tuổi 39

Biểu 2.4: Mức độ tham gia họp tổ dân phố/thôn/xóm phân theo nhóm nghề nghiệp.40 Biểu 2.5: Mức độ tham gia các lễ hội văn hóa, đi đình chùa của người trả lời 41

Biểu 2.6: Mức độ thường xuyên tham gia lễ hội văn hóa, đi đình chùa của NTL theo thời gian phân theo khu vực sống 42

Biểu 2.7: Mức độ thường xuyên tham gia lễ hội văn hóa, đi đình chùa của NTL theo thời gian phân theo nhóm nghề 43

Biểu 2.8: Mức độ thường xuyên tham gia lễ mừng thọ, lễ sinh nhật của NTL theo thời gian 45

Biểu 2.9: Mức độ thường xuyên tham gia lễ mừng thọ, sinh nhật của NTL phân theo nhóm tuổi 45

Biểu 2.10: Mức độ thường xuyên tham gia họp họ hàng của NTL theo thời gian 47

Biểu 2.11: Số lượng Hội/ đoàn thể chính thức NTL tham gia qua các mốc thời gian 50

Biểu 2.12: Số lượng hội tình nguyện NTL tham gia theo thời gian 56

Biểu 2.13 Số lượng hội tình nguyện NTL tham gia phân theo khu vực 57

Biểu 3.1: Học vấn với việc tham gia các hội tình nguyện của NTL 63

Biểu 3.2: Giới tính NTL với việc tham gia các hoạt động cộng đồng xã hội 64

Biểu 3.3: Sự biến đổi số lượng tổ chức chính trị - xã hội NTL tham gia qua các thời điểm phân theo giới tính 65

Biểu 3.4: Sự biến đổi nghề chính của NTL qua các mốc thời gian 71

Biểu 3.5: Tình trạng hôn nhân của NTL với sự biến đổi trong việc tham gia các tổ chức/đoàn thể giai đoạn 1998 - 2008 76

Biểu 3.6: Sự biến đổi trong việc tham gia các tổ chức/đoàn thể của NTL với bình quân thu nhập người/tháng giai đoạn 2003 - 2008 79

Trang 7

Biểu 3.7: Thu nhập bình quân của NTL với việc tham gia các tổ chức đoàn thể 80 Biểu 3.8: Mức độ tăng giảm về thu nhập của NTL giai đoạn 1998 - 2008 và

2003 - 2008 81 Biểu 3.9: Mức chi tiêu bình quân với số lượng các tổ chức đoàn thể NTL

tham gia qua các mốc thời gian 87 Biểu 3.10: Chi tiêu/người/tháng của hộ gia đình với sự biến đổi tham gia các

tổ chức/đoàn thể của NTL giai đoạn 2003 - 2008 88 Biểu 3.11: Chi tiêu/người/tháng của hộ gia đình với việc tham gia các tổ

chức xã hội tự nguyện qua các mốc thời gian 89 Biểu 3.12: Chi tiêu của hộ gia đình cho các hoạt động cộng đồng trong 12

tháng qua phân theo khu vực 90 Biểu 3.13: Mức độ thường xuyên tham gia các hoạt động cộng đồng xã hội của

NTL phân theo khu vực 91 Biểu 3.14: Mức độ tham gia các tổ chức tự nguyện của NTL qua các mốc

thời gian phân theo khu vực 94

Trang 8

thời gian 53 Bảng 2.5: NTL tham gia Hội tình nguyện qua các mốc thời gian 55 Bảng 3.1: Tương quan giữa học vấn NTL với việc tham gia các hoạt động

cộng đồng - xã hội hiện nay 61 Bảng 3.2 : Tương quan giữa học vấn NTL với việc tham gia các tổ chức

chính trị - xã hội chính thức hiện nay 61 Bảng 3.3: Tương quan giữa giới tính của NTL với việc tham gia các tổ chức

chính trị - xã hội 65 Bảng 3.4: Tương quan giữa giới tính của NTL với sự biến đổi trong việc

tham gia các tổ chức đoàn thể 66 Bảng 3.5: Tương quan giữa tuổi của NTL với việc tham gia các tổ chức

chính trị - xã hội 67 Bảng 3.6: Tương quan giữa tuổi NTL với việc tham gia các hoạt động cộng

đồng - xã hội 69 Bảng 3.7: Tương quan giữa tuổi của NTL với sự biến đổi trong việc tham gia

các tổ chức/đoàn thể của NTL trong giai đoạn 1998 - 2008 70 Bảng 3.8: Tương quan giữa sự biến đổi trong việc tham gia các tổ chức/đoàn thể của NTL với sự thay đổi nghề nghiệp của NTL trong giai đoạn 1998 - 2008 72 Bảng 3.9: Tương quan giữa việc tham gia các hoạt động cộng đồng - xã hội

với tình trạng hôn nhân của NTL 74 Bảng 3.10: Tương quan giữa tình trạng hôn nhân của NTL với việc tham gia

các tổ chức xã hội chính thức qua các mốc thời gian 75

Trang 9

Bảng 3.11: Tự đánh giá mức sống hộ gia đình [14] 77 Bảng 3.12: Mức sống của hộ gia đình qua các giai đoạn 77 Bảng 3.13: Sự thay đổi thu nhập của hộ gia đình từ các ngành nghề giai

đoạn 1998 - 2008 78 Bảng 3.14: Tương quan giữa nguồn thu nhập chính của hộ gia đình với bình

quân thu nhập người/tháng 80 Bảng 3.15: Tương quan giữa thu nhập của NTL với việc tham gia các hoạt

động cộng đồng - xã hội 82 Bảng 3.16: Tương quan giữa thu nhập của NTL với việc tham gia các tổ

chức chính trị - xã hội 83 Bảng 3.17: Chi tiêu cho các nhu cầu cơ bản bình quân đầu người phân

theo vùng 84 Bảng 3.18: Mức chi tiêu/người/tháng của hộ gia đình với mức độ tham gia

các hoạt động cộng đồng - xã hội qua các mốc thời gian 85 Bảng 3.19: Tương quan giữa mức chi tiêu/người/tháng của hộ gia đình với

mức độ tham gia các tổ chức xã hội qua các mốc thời gian 86 Bảng 3.20: Bình quân thu nhập và chi tiêu của NTL phân theo khu vực 90 Bảng 3.21: Tương quan giữa mức độ tham gia các hoạt động cộng đồng xã

hội với khu vực sống của NTL 92 Bảng 3.22: Tương quan giữa việc tham gia các tổ chức xã hội chính thức với

khu vực sống của NTL qua các mốc thời gian 93 Bảng 3.23: Tương quan giữa khu vực sống của NTL với số lượng tổ chức xã

hội người trả lời tham gia qua các mốc thời gian 94 Bảng 3.24: Tương quan giữa việc tham gia các tổ chức xã hội tự nguyện với

khu vực sống của NTL 95

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

Tại Đại hội VI (12/1986), Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện chính sách đổimới kinh tế từ nền kinh tế tập trung quan liêu sang nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đảng Cộng sảnViệt Nam lãnh đạo đã trải qua hơn 20 năm và đã đạt được những thành tựu vô cùng

to lớn làm thay đổi một cách cơ bản mọi mặt của đời sống kinh tế - chính trị - xã hộicủa nhân dân trên cả nước Tốc độ tăng trưởng của đất nước luôn đạt mức cao và ổnđịnh so với khu vực và trên thế giới, GDP hàng năm luôn đạt từ 7,5% - 8%, năm saucao hơn năm trước Đời sống của nhân dân được nâng cao, số hộ giàu có tăng lên và

số hộ nghèo đói giảm đi Số liệu của Tổng cục Thống kê về mức sống hộ gia đình,

cụ thể về mặt thu nhập bình quân đầu người theo giá thực tế cho thấy trong vòng 10năm (1998 - 2008) mức thu nhập bình quân đầu người đã tăng gấp 3 lần, nếu nhưvào năm 1998 mức thu nhập bình quân đầu người ở khu vực thành thị chỉ là 517nghìn đồng/người/tháng thì đến năm 2010 đã tăng lên là 2129 nghìnđồng/người/tháng; còn ở nông thôn mức tăng tương ứng từ 225 nghìnđồng/người/tháng lên 1070 nghìn đồng/người/tháng [28] Điều này cho thấy sự đổimới về chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta đã mang lại cho ngườidân cuộc sống ổn định hơn

Từ sự thay đổi cơ cấu kinh tế (tăng dần tỷ trọng công nghiệp, giảm tỷ trọngnông nghiệp) dẫn tới sự thay đổi cơ cấu ngành nghề Với tính chất đặc thù và đadạng của mình, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp đã thu hút đông đảo lực lượnglao động tại cả khu vực nông thôn và thành thị làm cho mọi mặt đời sống của các hộgia đình thay đổi rõ rệt như: thu nhập, chi tiêu tăng lên; đời sống văn hoá phong phú

và đa dạng hơn, đầu tư nhiều hơn cả về thời gian và vật chất cho hoạt động giáo dục

và sinh hoạt chính trị - cộng đồng

Như một điều tất yếu, trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, conngười luôn có xu hướng tập hợp nhau lại thành quần thể để cùng nhau tồn tại, rấtkhó có thể thấy một cá nhân nào tồn tại đơn lẻ, độc lập K.Mark đã khẳng định rằng:

Trang 11

“Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng hoà của những mối quan hệ xã hội” [4], theo đó, con người phải được đặt trong các quan hệ xã hội mới

có thể trở thành con người toàn diện, không có con người tồn tại riêng biệt Mộttrong những hoạt động của cá nhân khi sống trong một cộng đồng, địa phươngchính là sự tham gia các hoạt động cộng đồng như: họp tổ dân phố, lễ hội văn hoá,đình chùa, lễ mừng thọ, họp họ hàng, câu lạc bộ,…

Thực tế cho thấy, hiện nay khi đời sống được nâng cao, người dân bắt đầudành nhiều thời gian và tiền bạc hơn cho việc tham gia các hoạt động sinh hoạt cộngđồng Ở Việt Nam hiện nay ngoại trừ những Hội/ đoàn thể chính thức, thật khó cóthể thống kê được có tất cả bao nhiêu hội tự nguyện mà cá nhân có thể tham gia.Kinh tế khá giả, cá nhân có thời gian nhiều hơn cho việc làm phong phú thêm đờisống tinh thần của mình bằng cách tham gia các câu lạc bộ, các hội tự nguyện như:câu lạc bộ sinh vật cảnh, hội người cao tuổi,… Việc tham gia vào các đoàn/ hộicũng là cách để cá nhân tự trau dồi thêm kiến thức cũng như sự hiểu biết cho mình

về các lĩnh vực khác nhau của đời sống Đó cũng là nơi mọi người có thể chia sẻ vớinhau những kinh nghiệm, vốn kiến thức mình tích luỹ được

Có câu thành ngữ rằng: “Phú quý sinh lễ nghĩa”, ý muốn nói khi khá giả thì

thường phát sinh những nghi lễ, thể thức mà khi khó khăn không có điều kiện thực

hiện Có thực mới vực được đạo, khi cái ăn, cái mặc được thoả mãn thì con người ta

mới có tinh thần để làm những việc khác như: thăm hỏi họ hàng, bạn bè, tham giavào các hoạt động cộng đồng hay các tổ chức đoàn thể Để kịp thời nắm bắt diễnbiến cũng như xu thế biến đổi của xã hội nước ta hiện nay và những năm tiếp theo

đã có các cuộc khảo sát nhằm tìm hiểu sự biến đổi đó, kết quả đã chỉ ra được nhữngthành tựu đáng ghi nhận của thời kỳ Đổi mới về các mặt khác nhau của đời sống,tuy nhiên vẫn còn những vướng mắc cần phải giải đáp Các nghiên cứu đó chỉ phântích ở cấp độ rộng như vùng, tỉnh chứ chưa đi sâu vào phân tích ở cấp độ cá nhân

Do đó trong giới hạn của luận văn tốt nghiệp này, tác giả lựa chọn một vấn đề cụ thể

trong sự biến đổi chung của toàn xã hội đó là vấn đề “Biến đổi hoạt động sinh

Trang 12

hoạt cộng đồng xã hội trong thời

nhân với mong muốn đưa ra một số

về biến đổi xã hội

kỳ đổi mới” phân tích sự thay đổi ở cấp độ cá

luận cứ làm phong phú thêm những nghiên cứu

2 Ý nghĩa của đề tài

- Những kết luận, đánh giá về sự biến đổi ở cấp độ cá nhân trong hoạt độngsinh hoạt cộng đồng thời kỳ Đổi mới có thể làm tài liệu tham khảo hỗ trợ phần nào cácnhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách sao cho có sự quan tâm hơn nữa tới việc nângcao mức sống của các hộ gia đình nói chung, từ đó thúc đẩy hoạt động sinh hoạt cộngđồng, sao cho loại hình sinh hoạt này ngày càng trở nên phổ biến,

thu hút được sự quan tâm của người dân bởi đây là một hình thức sinh hoạt giúp đờisống tinh thần của con người trở nên phong phú hơn

- Nội dung và kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảocho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập về những vấn đề có liên quan đến biến

đổi cơ cấu - xã hội, lối sống

- Đề tài sẽ làm rõ các khái niệm công cụ: biến đổi, sinh hoạt cộng đồng, đổi mới và vận dụng các lý thuyết xã hội học vào nghiên cứu về biến đổi

- Đánh giá thực trạng biến đổi trong hoạt động sinh hoạt cộng đồng xã hộitrong 10 năm từ 1988 - 2008 (thông qua các chỉ báo: tham gia các hoạt động cộng

đồng; tham gia các hội/ đoàn thể)

- Tìm hiểu những nhân tố tạo nên sự khác biệt trong việc tham gia các hoạtđộng sinh hoạt cộng đồng xã hội trong 10 năm từ 1988 - 2008

Trang 13

- Đề xuất một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy sự tham gia của người dân vào các hoạt động sinh hoạt cộng đồng xã hội trong thời gian tới.

5 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Biến đổi hoạt động sinh hoạt cộng đồng xã hội trong thời kỳ đổi mới

5.2 Khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu là người dân tại 6 tỉnh/thành phố thuộc ba miền: miền Bắc, miền Trung và miền Nam

5.3 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi thời gian tiến hành thu thập thông tin định tính: 2010 - 2011

- Đề tài sử dụng số liệu định lượng của cuộc điều tra khảo sát

+ “Biến đổi cơ cấu - xã hội sau đổi mới và dự báo xu hướng biến đổi”

được thực hiện năm 2008

- Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, qua phân tích sốliệu của cuộc điều tra khảo sát:

+ “Biến đổi cơ cấu - xã hội sau đổi mới và dự báo xu hướng biến đổi” do

Khoa Xã hội học - Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực hiện năm 2008 (Khảo sáttại 6 tỉnh/ thành phố thuộc 3 miền Bắc - Trung - Nam) Bao gồm các tỉnh/thành phốlà: Yên Bái, Hà Nội, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh và Đồng Tháp

Tác giả luận văn đã được Ban chủ nhiệm đề tài đồng ý cho phép khai thác dữliệu để viết luận văn

+ Đặc điểm mẫu khảo sát:

Số lƣợng Tỷ lệ (%) Khu vực

Giới tính

Trang 15

+ Phỏng vấn sâu cán bộ UBND xã/phường: 04 trường hợp

+ Phỏng vấn sâu tổ trưởng dân phố: 04 trường hợp

+ Phỏng vấn sâu chủ hộ: 22 trường hợp

+ Cơ cấu mẫu phỏng vấn sâu:

Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Nghề nghiệp

- Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp phân tích tài liệu: tạp chí xã hội

học, các đề tài, các công trình nghiên cứu, các sách có liên quan đến biến đổi xã hội

và sinh hoạt cộng đồng

Trang 16

7 Câu hỏi nghiên cứu

- Mức độ người dân tham gia các hoạt động cộng đồng - xã hội như thế nàotrong giai đoạn 1998 - 2008? Những hoạt động sinh hoạt cộng đồng - xã hội nào đượcngười dân tham gia nhiều nhất?

- Các tổ chức chính trị - xã hội có thu hút được sự quan tâm của người dânkhông?

- Có sự khác biệt trong việc tham gia các hoạt động cộng đồng - xã hội giữa những người dân sống ở các điều kiện khác nhau không?

- Đa số người dân đều tham gia ít nhất một tổ chức chính trị - xã hội chínhthức ở mọi thời điểm Hoạt động tham gia họp họ hàng và họp tổ dân phố là các hoạt động được người dân tham gia nhiều nhất

- Các tổ chức chính trị - xã hội tự nguyện vẫn chưa thu hút được đông đảongười dân tham gia

- Người dân tham gia các hình thức sinh hoạt cộng đồng xã hội không đồngđều Người dân ở khu vực thành thị dành nhiều thời gian và vật chất hơn người dân nông thôn cho các hoạt động sinh hoạt cộng đồng

- Có nhiều nhân tố tạo nên sự khác biệt trong việc tham gia các hoạt độngcộng đồng xã hội của người dân như: thu nhập, tuổi tác, học vấn, giới tính, nơi

sinh sống

Trang 17

9 Khung lý thuyết

Điều kiện kinh tế xã hội của đất nước Chính sách của Đảng và Nhà nước

Đặc điểm nhân khẩu – xã

hội của người trả lời

- Họp họ hàng (giỗ, tang ma, cưới hỏi)

Tham gia các tổ chức

tự nguyện

Điều kiện kinh tế xã hội của địa phương Chính sách của địa phương

Trang 18

10 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận - khuyến nghị và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài bao gồm 3 chương,

thời kỳ Đổi mới

- Chương 3: Các nhân tố tạo nên sự khác biệt trong việc tham gia các hoạt

động cộng đồng xã hội trong thời kỳ Đổi mới

Trang 19

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Các khái niệm công cụ

1.1.1 Biến đổi xã hội

Biến đổi là những thay đổi có thể diễn ra theo chiều hướng tiến bộ, nhưng cóthể không diễn ra theo hướng tiến bộ mà lại suy thoái, thoái triển hoặc có thay đổi,song không phải là sự đi lên hay đi xuống mà có thể chỉ là sự mở rộng hoặc thu hẹp

Biến đổi xã hội luôn được các nhà nghiên cứu về xã hội, đặc biệt là các nhà

xã hội học quan tâm Các nhà xã hội học kinh điển như Karl Marx, A Comte, H.Spencer hay E Durkhiem luôn coi biến đổi xã hội là vấn đề cơ bản của xã hội Nếukhông có sự biến đổi xã hội thì các xã hội sẽ luôn ở trạng thái gốc Biến đổi xã hội

là một quá trình xã hội về những thay đổi trong cơ cấu của một hệ thống xã hội

Một cách hiểu rộng nhất về biến đổi xã hội cho đó là một sự thay đổi so sánhvới một tình trạng xã hội hoặc một nếp sống có trước Tuy nhiên có một khái niệm

về biến đổi xã hội khá phổ biến và được nhiều người chấp nhận, đó là: “Biến đổi xã

hội là một quá trình qua đó những khuôn mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ

xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi theo thời gian”[5]

Biến đổi xã hội đề cập đến sự thay đổi trật tự trong một xã hội, đó có thể là

sự chuyển hướng từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa, hay xã hội chủnghĩa Nó cũng có thể được tạo ra bởi các cuộc cách mạng, các phong trào xã hộinhư phong trào đòi quyền bình đẳng trong bầu cử cho phụ nữ, phong trào đòi quyềndân chủ, và nó được thúc đẩy bởi văn hóa, tôn giáo, kinh tế hay khoa học - côngnghệ Sự biến đổi xã hội có thể diễn ra một cách tự nhiên, trong tự nhiên, hoặc trongcác tổ chức xã hội, thậm chí ngay trong hành vi xã hội và quan hệ xã hội

Trong đề tài này, chỉ xem xét sự biến đổi xã hội diễn ra trong lĩnh vực sinhhoạt văn hóa cộng đồng của người dân khu vực nông thôn và đô thị Xét ở mức độtham gia các hoạt động cộng đồng của người dân thay đổi theo thời gian và theođiều kiện sống, khu vực sống

Trang 20

1.1.2 Cộng đồng xã hội

Cộng đồng là hình thức chung sống trên cơ sở sự gần gũi của các thành viên

về mặt cảm xúc, hướng tới sự gắn bó đặc biệt mật thiết (gia đình, tình bạn cộngđồng yêu thương) được chính họ tìm kiếm và vì thế được con người cảm thấy cótính cội nguồn Và cộng đồng được xem là một trong những khái niệm nền tảngnhất của xã hội học, bởi vì nó mô tả những hình thức quan hệ và quan niệm về trật

tự, không xuất phát từ các tính toán lợi ích có tính riêng lẻ và được thỏa thuận theokiểu hợp đồng mà hướng tới một sự thống nhất về tinh thần - tâm linh bao quát hơn

và vì thế thường cũng có ưu thế về giá trị

Theo từ điển xã hội học của Harper Collins, cộng đồng được hiểu là “mọi

phức hợp các quan hệ xã hội được tiến hành trong lĩnh vực kinh cụ thể, được xác định về mặt địa lý, hàng xóm hay những mối quan hệ mà không hoàn toàn về mặt cư trú, mà tồn tại ở một cấp độ trừu tượng hơn”

Cộng đồng còn được hiểu là toàn thể những người cùng sống, có những điểmgiống nhau, gắn bó với nhau thành một khối trong sinh hoạt xã hội [9] Nếu hiểutheo nghĩa này thì cộng đồng được đề cập đến trong mẫu trở nên quá rộng, bởi lẽnhững người cùng chung sống trong một khu dân cư sẽ gắn bó với nhau trong cácsinh hoạt chung của khu dân cư đó, chưa có chứng cứ gì chắc chắn rằng họ hoàntoàn giống nhau về một điểm nào đó như: nghề nghiệp, nền văn hóa,…

Cộng đồng xã hội được hiểu là một tập đoàn người rộng lớn có những dấuhiệu, những đặc điểm xã hội chung về thành phần giai cấp, về nghề nghiệp, về địađiểm sinh tụ và cư trú [9] Cũng có những cộng đồng xã hội bao gồm cả một dònggiống, một sắc tộc, một dân tộc Như vậy, cộng đồng xã hội bao gồm một loạt yếu

tố xã hội chung mang tính phổ quát: kinh tế, địa lí, ngôn ngữ, văn hoá, tín ngưỡng,tâm lí, lối sống, vv Khẳng định tính thống nhất của một cộng đồng xã hội trên mộtquy mô lớn, cũng đồng thời phải thừa nhận tính đa dạng và nhiều màu sắc của cáccộng đồng xã hội trên những quy mô nhỏ hơn

Trang 21

Khái niệm cộng đồng xã hội trong đề tài này được hiểu là một nhóm ngườicùng chung sống trong một không gian địa lý, cùng gắn bó và chia sẻ với nhautrong cuộc sống thông qua những sinh hoạt chung tại nơi cư trú.

1.1.3 Sinh hoạt cộng đồng - xã hội

Sinh hoạt được hiểu một cách đơn giản đó là những hoạt động thuộc về đờisống hàng ngày của một người hay một cộng đồng người

Ngoài ra sinh hoạt còn được hiểu là lĩnh vực hoạt động ngoài sản xuất trongđời sống hằng ngày, gắn liền với sự thoả mãn những nhu cầu về vật chất và văn hoácủa con người (ăn, mặc, ở, sức khoẻ, nghỉ ngơi, giải trí, vv.) Phương thức sinh hoạtbao gồm toàn bộ những phương tiện, thói quen, nghi thức, hợp thành lối sống, dophương thức sản xuất quyết định Trong xã hội có giai cấp, lối sống của mỗi ngườiphụ thuộc vào địa vị giai cấp của người đó Lối sống trong xã hội mang dấu ấn sâusắc của sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, địa vị bất bình đẳng của phụ nữ,của đặc điểm dân tộc, tôn giáo, cũng như tính chất nền văn hoá của xã hội Lối sốngthay đổi tuỳ theo sự phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và nền vănhoá của xã hội Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, sinh hoạt của người lao động là đốitượng quan tâm của nhà nước, lối sống của nhân dân được cải thiện đồng thời vớiviệc nâng cao trình độ sản xuất vật chất và trình độ văn hoá của xã hội [28]

Sinh hoạt cộng đồng - xã hội được hiểu là những hoạt động thuộc về đờisống hàng ngày của một cộng đồng người, bao gồm những hoạt động chia sẻ các giátrị sống, các hoạt động văn hóa Trong đề tài này, khái niệm sinh hoạt cộng đồng -

xã hội và hoạt động sinh hoạt cộng đồng - xã hội được hiểu theo cùng một nghĩa, vàcác hoạt động thuộc về sinh hoạt cộng đồng được giới hạn lại bao gồm: họp tổ dânphố; đi họp tại ủy ban nhân dân; đi lễ đền, chùa; tham gia các tổ chức xã hội tựnguyện và các tổ chức xã hội chính thức; tham gia các hoạt động khác như: dự sinhnhật, lễ mừng thọ, tang ma, cưới hỏi trong và ngoài họ tộc

1.1.4 Nông thôn

Mỗi một xã hội đều được chia thành hai phần là nông thôn và đô thị Mỗi nơi

có những đặc điểm, lối sống khác nhau Nông thôn thường được biết đến như là một

Trang 22

khu vực xa trung tâm, nơi đó mật độ dân cư thưa thớt, mức sống ít phồn thịnh hơn

so với đô thị, tính nông thôn đậm đặc trong lối sống Cộng đồng dân cư ở đây cùngchung sống trên một vùng lãnh thổ, cùng chia sẻ những giá trị truyền thống chung.Nhân vật trung tâm của xã hội nông thôn là những người nông dân, họ sống và gắn

bó cả đời với mảnh đất của mình Hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nôngnghiệp gắn với tư liệu sản xuất là đất đai, ruộng vườn Văn hóa xóm làng tạo nênmột sự sẻ chia trong cộng đồng, mỗi khu vực nông thôn có tiểu văn hóa riêng Cộngđồng đề cao tinh thần chung, lợi ích chung

Mỗi quốc gia có thể xây dựng cho mình những chỉ báo riêng để thừa nhậnmột khu vực được xem là khu vực nông thôn Ví dụ, ở Canada là dân số ít hơn10.000 dân, ở Mỹ là 2.500 dân, ở Nhật Bản là 50.000 dân, Na Uy là 2.000 dân, còn

ở Việt Nam là ít hơn 4.000 dân, trong đó dân cư chủ yếu sống bằng hoạt động sản xuất nông nghiệp

Trong đề tài này, các huyện Yên Bình (Yên Bái); huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh);huyện Hòa Vang (Đà Nẵng); huyện Thanh Bình, huyện Hồng Ngự, huyện ThápMười (Đồng Tháp) sẽ đại diện cho khu vực nông thôn, để so sánh sự biến đổi tronghoạt động sinh hoạt cộng đồng giữa khu vực nông thôn và khu vực đô thị (Hà Nội

và thành phố Hồ Chí Minh)

1.1.5 Đô thị

Xét theo nghĩa từ, đô là từ chỉ độ lớn, thị là từ dùng chỉ chợ, hay nơi có nhiều

dân cư sinh sống bằng nghề buôn bán

Các đô thị tồn tại ở khắp mọi nơi, ở mỗi quốc gia Đa số mọi người biết rất rõkhi nào họ được coi là đang sống trong một đô thị, tuy nhiên đến hiện nay vẫn chưa

có một sự thống nhất hoàn toàn rõ ràng giữa các quốc gia về khái niệm đô thị Ví

dụ, ở Mỹ, một khu cư trú được coi là đô thị khi số dân cư sống ở đó vào khoảng từ2.500 người trở lên, đô thị ở Philippin phải có mật độ dân số tối thiểu là 1.000người/km2, ở Cuba là 2.000 người cùng quần tụ quanh một điểm hạt nhân, trong khi

đó ở Nhật Bản yêu cầu phải có ít nhất 50.000 người dân Còn ở Nam Phi, tiêu chí đểđược xếp loại là đô thị lại không căn cứ vào số dân mà căn cứ vào chủng tộc dân cư

Trang 23

Ở Brazil thì tuyệt nhiên chỉ có thủ đô mới được xem là đô thị, tức là dựa trên tiêuchí chức năng chính trị Ở Việt Nam, theo Nghị định 42/2009/NĐ-CP của Chính

phủ, điểm dân cư được coi là đô thị khi có số dân tối thiểu đạt từ 4.000 người trởlên, trong đó ít nhất 60% dân cư không làm nông nghiệp [17]

Theo quan điểm của xã hội học, đô thị được nhìn nhận dựa trên cấu trúc xãhội và chức năng mà nó thực hiện, điều đó có nghĩa, các nhà xã hội học không quantâm đến số dân tới thiểu hay mặt tổ chức của đô thị, mà nhìn nhận nó như là những

tổ chức xã hội có đặc điểm địa lý và những đặc trưng văn hóa, xã hội nhất định.Theo Max Weber, một đô thị phải đảm nhận những chức năng thị trường, và ít nhấtphải có một phần quyền lực quản lý điều hành Các đô thị thể hiện những hình thứctương tác, trong đó các cá nhân được biết đến với vai trò mà họ đảm nhận Và rõràng, các đô thị cũng đòi hỏi một sự gắn kết xã hội phải dựa trên một cái gì đó baoquát, rộng lớn chứ không chỉ nằm trong phạm vi gia đình trực hệ hay bộ lạc, bộ tộc,

và dựa trên hệ thống luật lệ

Trong đề tài này, khái niệm đô thị được hiểu là một kiến tạo lãnh thổ - xãhội, một hình thức cư trú mang tính toàn vẹn lịch sử của con người, được đặc trưngbởi các dấu hiệu:

- Là nơi tập hợp một số lượng lớn dân cư trên một lãnh thổ hạn chế

- Đại bộ phận dân cư chủ yếu làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp(công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ)

- Là môi trường trực tiếp, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự pháttriển xã hội và cá nhân

Trong mẫu nghiên cứu, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai đô thị lớn,trực thuộc Trung ương, đại diện cho các khu vực đô thị trên cả nước Đại bộ phậndân cư chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp Và đây cũng là vùng đôthị trung tâm của cả nước, nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, xã hội, chính trị Phầnlớn các trường đại học, cao đẳng, nơi đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước đều nằm

ở khu vực này

Trang 24

1.1.6 Tổ chức chính trị - xã hội

Trong xã hội học, tổ chức xã hội được hiểu theo cả nghĩa rộng và hẹp Nếutheo nghĩa rộng, tổ chức xã hội chỉ bất kỳ kiểu tổ chức nào trong xã hội, còn theonghĩa hẹp thì tổ chức xã hội là một tiểu hệ thống xã hội, nó được xem như mộtthành tố của cơ cấu xã hội [5] Với ý nghĩa này, tổ chức xã hội chính là một hệthống các quan hệ, tập hợp liên kết các cá nhân nào đó để đạt được một mục đíchnhất định Mối liên kết giữa các cá nhân được xem là sợi chỉ xuyên suốt, là xươngsống của tổ chức, sự bền vững của tổ chức phụ thuộc vào mức độ của mối quan hệ

đó Hiện nay trong cấu trúc của hệ thống chính trị - xã hội Việt Nam có 3 loại tổchức chính trị - xã hội: tổ chức chính trị (Đảng cộng sản), tổ chức chính trị - xã hội(Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân,…) và tổ chức xã hội(Các hiệp hội kinh tế, các tổ chức nghề nghiệp, các tổ chức xã hội khác) Mỗi loại tổchức xã hội có đặc điểm và vai trò riêng, đại diện cho mối liên hệ của các thànhviên và mục đích hoạt động của tổ chức Các tổ chức xã hội này là trung tâm đoànkết, tập hợp đông đảo lực lượng quần chúng nhân dân

Trong đề tài này có nhắc tới cả ba loại hình tổ chức xã hội trên, tuy nhiên tácgiả cũng đã nhóm ba loại trên thành hai nhóm chính đó là tổ chức chính thức và tổchức tự nguyện Trong đó tổ chức xã hội chính thức gồm có Đảng Cộng sản, Đoànthanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội người cao tuổi, Hội cựu chiến binh, Mặttrận tổ quốc Tổ chức tự nguyện gồm có Hội nghề nghiệp, hội đồng hương/đồngniên/đồng môn/đồng ngũ, hội sở thích

1.1.7 Đổi mới

Theo cách hiểu thông thường, đổi mới là thay đổi cho khác hẳn với trước,tiến bộ hơn, khắc phục tình trạng lạc hậu, trì trệ và đáp ứng yêu cầu của sự pháttriển

Đổi mới là cái vốn có của mọi vận động và phát triển trong tự nhiên, xã hộicũng như trong tư duy Bất kỳ sinh vật nào cũng luôn luôn tự đổi mới để thích nghivới những sự thay đổi của môi trường sống Đối với xã hội, đổi mới là một phảnứng mang tính tự nhiên của xã hội để bảo đảm sự thích nghi của nó trước những

Trang 25

biến đổi môi trường tự nhiên, môi trường quốc tế, để thích ứng với tình thế Đổi mới

là quá trình vận động tự nhiên của mọi hiện tượng xã hội

Ngay từ năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng khái niệm “đổi mới”

trong sự vận dụng cụ thể vào Đổi mới đất nước Người viết: “Công cuộc đổi mới,

xây dựng là trách nhiệm của dân” Khi nhấn mạnh sự cần thiết phải không ngừng

đổi mới nhận thức để phản ánh đúng tình hình thế giới, tình hình trong nước vốn

không ngừng biến đổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “thế giới ngày ngày đổi mới,

nhân dân ta ngày càng tiến bộ cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến

bộ kịp nhân dân” Theo Người đổi mới còn là để thắng sức ỳ của thói quen, của tập

quán cũ Dù đó là việc khó khăn, nhưng chẳng có việc gì là không thể đổi mới

Phân tích tình hình đất nước trong những năm cuối thập niên 70, đầu thập

niên 80 thế kỷ XX, Đại hội VI (12/1986) của Đảng ta đã nhấn mạnh: “Đổi mới là

vấn đề có ý nghĩa sống còn” Sau khi nêu nội dung “Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, Đổi mới chính sách xã hội,…”, Đại hội tập trung làm nổi bật nội dung đổi mới

Đảng: đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế; đổi mới tổ chức; đổi mới đội ngũ

cán bộ; đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác của Đảng Từ đây, khái niệm “đổi

mới” được sử dụng rộng rãi trong các văn kiện của Đảng, trong sách báo cũng như

trong ngôn ngữ hằng ngày của nhân dân ta

Đổi mới là quá trình loại bỏ những gì kìm hãm và cản trở sự phát triển, tổchức lại xã hội, đưa vào cơ chế vận hành của xã hội một hệ thống đồng bộ các yết tốvật chất và tinh thần, tạo nên lực lượng cho sự phát triển vượt bậc

Trong đề tài này, khái niệm đổi mới được sử dụng để nói về thời kỳ đổi mớicủa đất nước ta, bắt đầu từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) chođến nay Chúng ta đã trải qua hơn 20 năm đổi mới, và đã đạt được nhiều thành tựu

cả về lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội Quá trình đổi mới đất nước doĐảng và Nhà nước lãnh đạo vẫn đang tiếp tục, nhưng do giới hạn của luận văn, nêntác giả chỉ xin đề cập đến sự thay đổi về hoạt động sinh hoạt cộng đồng xã hội diễn

ra trong khoảng thời gian 1998 - 2008

Trang 26

1.2 Các lý thuyết xã hội học

1.2.1 Lý thuyết biến đổi xã hội

Khi thực hiện nghiên cứu “Biến đổi hoạt động sinh hoạt cộng đồng xã hộitrong thời kỳ đổi mới”, tác giả chọn lý thuyết biến đổi xã hội là một trong những lýthuyết nền tảng để phân tích

Biến đổi xã hội luôn được các nhà nghiên cứu về xã hội, đặc biệt là các nhà

xã hội học quan tâm Các nhà xã hội học kinh điển như Karl Marx, A Comte, H.Spencer hay E Durkhiem luôn coi biến đổi xã hội là vấn đề cơ bản của xã hội Nếukhông có sự biến đổi xã hội thì các xã hội sẽ luôn ở trạng thái gốc Biến đổi xã hội

là một quá trình xã hội về những thay đổi trong cơ cấu của một hệ thống xã hội

Theo quan điểm của Lý thuyết biến đổi xã hội, mọi xã hội từ khi hình thànhđều không ngừng biến đổi, vận động Theo Từ điển Xã hội học, “Biến đổi xã hội là

sự thay đổi có ý nghĩa về mặt cơ cấu xã hội (đó là hành động xã hội và tương tác xãhội) kể cả hậu quả và biểu thị của những cơ cấu biểu hiện ở các chuẩn mực giá trịcủa các sản phẩm và các biểu trưng văn hóa” Tuy nhiên có một khái niệm về biến

đổi xã hội khá phổ biến và được nhiều người chấp nhận, đó là: “Biến đổi xã hội là

một quá trình qua đó những khuôn mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi theo thời gian”.

Không chỉ dừng lại với tư cách là một khái niệm đơn thuần, biến đổi xã hội cònđóng vai trò là một lý thuyết lớn trong nghiên cứu xã hội học, đặc biệt là trongnghiên cứu về đô thị hoá, xã hội học nông thôn, xã hội học đô thị Trong các nghiêncứu về biến đổi xã hội cho thấy những nhân tố có tác động, ảnh hưởng lớn đến sựbiến đổi xã hội phải kể đến là đô thị hoá, hệ giá trị - tư tưởng, văn hoá, khoa họccông nghệ…, trong đó đô thị hoá được coi là nhân tố quan trọng nhất

Nguồn gốc của lý thuyết biến đổi bắt đầu từ triết học khi cho rằng mọi xã hộiđều tồn tại trong trạng thái vận động và phát triển không ngừng Biến đổi xã hội làmột hiện tượng phổ biến, diễn ra ở mọi xã hội, nó được coi là một quá trình, mộtthuộc tính tất yếu của tồn tại xã hội

Trang 27

A Comte tuyên bố rằng, biến đổi xã hội là chắc chắn sẽ xảy ra, nó theo mộtcon đường phát triển và những tiến bộ tất nhiên hướng tới một xã hội tốt hơn Biếnđổi xã hội là tăng trưởng và phát triển xã hội cả về mặt vật chất cũng như trí tuệ vànăng suất lao động xã hội Đó là quá trình tiến hoá tất yếu của xã hội cùng với quátrình tích luỹ tri thức và khoa học công nghệ của con người.

Lý thuyết biến đổi xã hội đề cập đến sự biến đổi xã hội về mặt cấu trúc hay

tổ chức Sự biến đổi đó có ảnh hưởng đến phần lớn các cá nhân trong xã hội Biếnđổi xa hội là hiện tượng phổ biến nhưng nó không diễn ra giống nhau giữa các xãhội Mỗi xã hội đều biến đổi thông qua thời gian, nhưng do điều kiện khác nhau nêncác xã hội biến đổi theo nhịp độ nhanh chậm khác nhau Điều này cho thấy biến đổi

xã hội phải diễn ra trong thời gian và hoàn cảnh cụ thể của từng xã hội và nhu cầu

xã hội chính là động lực cho biến đổi xã hội

Trong 10 năm trở lại đây, Đảng và Nhà nước ta đang đẩy mạnh quá trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đổi mới đất nước Hệ thống chính sách đổi mới đãgiúp phát triển toàn diện kinh tế - văn hóa - xã hội, hướng tới một xã hội công bằng

- dân chủ - văn minh, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt Đời sống vật chấtđược đảm bảo khiến cho đời sống tinh thần của nhân dân thêm phong phú

Áp dụng lý thuyết biến đổi vào nghiên cứu biến đổi hoạt động sinh hoạt cộngđồng xã hội trong thời kỳ đổi mới giúp chúng ta tìm hiểu những thay đổi ở cấp độ

cá nhân trong việc tham gia những hoạt động cộng đồng trong thời kỳ đổi mới?Những nhân tố tác động tới sự biến đổi đó là gì?

Do khả năng cá nhân còn hạn chế nên tác giả chỉ tập trung vào phân tíchnhững biến đổi trong việc tham gia các hoạt động - cộng đồng xã hội của người dântrong 10 năm trở lại đây Các yếu tố nghề nghiệp, điều kiện kinh tế, nơi sinh sốngcủa hộ gia đình, tuổi và trình độ học vấn được xem là những nhân tố có ảnh hưởngtới việc biến đổi trong hoạt động sinh hoạt cộng đồng - xã hội

1.2.2 Lý thuyết hành động xã hội

Hành động xã hội là một hành vi mà chủ thể gắn cho ý nghĩa chủ quan nhấtđịnh Hành động xã hội là một bộ phận cấu thành trong hoạt động sống của cá nhân

Trang 28

Hành động xã hội bao giờ cũng phải có sự tham gia của các yếu tố ý thức, dù ở cácmức độ khác nhau Weber gọi đó là ý nghĩa chủ quan và sự định hướng mục đích.

Hành động xã hội luôn gắn với tính tích cực của các cá nhân, tính tích cựcnày lại bị quy định bởi các yếu tố như: nhu cầu, lợi ích định hướng giá trị của chủthể hành động Hành động xã hội phụ thuộc vào các yếu tố động cơ, nhu cầu, mụcđích và hoàn cảnh môi trường Nói cách khác nó chính là điều kiện về thời gian vàkhông gian, vật chất và tinh thần, các giá trị mà chủ thể hướng tới

Weber phân loại hành động xã hội thành bốn loại: hành động duy lý - công

cụ, hành động duy lý giá trị, hành động duy cảm và hành động duy lý truyền thống

Áp dụng lý thuyết hành động trong nghiên cứu về biến đổi trong hoạt độngsinh hoạt cộng đồng - xã hội giúp ta phân tích động cơ và các yếu tố dẫn tới hành vitham gia các hoạt động cộng đồng, các tổ chức xã hội của các thành viên và các hộgia đình Nếu các lý thuyết trên tập trung vào phân tích các yếu tố xã hội, kháchquan tác động đến biến đổi hoạt động sinh hoạt cộng đồng - xã hội của các cá nhân

và các hộ gia đình thì lý thuyết hành động xã hội chủ yếu xem xét thành phần, cấutrúc bên trong như nhu cầu, động cơ, quá trình ra quyết định về việc tham gia cáchoạt động cộng đồng và các tổ chức xã hội

Lí thuyết phân tích mạng lưới xã hội là một cách tiếp cận nhằm phân tích cácvấn đề về mạng lưới xã hội Nếu cấu trúc xã thường được xem như là cột dọc thìmạng lưới xã hội là các kèo ngang Ronald Burt với lý thuyết lỗ hổng cấu trúc đãđưa ra ví dụ điển hình là trong mối quan hệ ba người (A quan hệ với B, B quan hệvới C, nhưng A không quan hệ với C) Ở mối quan hệ này, B là kẻ nắm được lỗ

Trang 29

hổng cấu trúc giữa A và C và tạo khả năng thu lợi, tạo vốn xã hội thông qua vai tròđiều phối, kết nối cho các tác nhân còn lại Nhà xã hội học Mỹ James Cook nhấn

mạnh:“Mạng xã hội là một hình ảnh thống nhất và được đơn giản hoá trong lĩnh

vực xã hội học đầy phức tạp và phân tán Đó là sự mô tả cụ thể về cấu trúc xã hội trừu tượng, có khả năng hiện hữu hoá những nguồn lực xã hội không nhìn thấy Mặc dù các mạng xã hội đều đơn giản chỉ được thực hiện bằng các nút và dây nối, chúng vẫn đủ linh động để mô tả các quan hệ của quyền lực và sự tương tác cung cấp một nền tảng vi mô của xã hội học”[34].

Xã hội loài người có nhiều dạng liên kết, tập hợp con người thành các loạicộng đồng, các nhóm khác nhau Tất cả chúng ta thuộc về nhiều nhóm và chúng tadành một phần lớn thời gian của cuộc đời mình cho việc tham gia các nhóm và các

tổ chức Các nhóm đó có thể được liên kết theo kiểu huyết thống (Gia đình, dònghọ), theo khu vực cư trú (làng xã, quốc gia) hoặc theo lợi ích (giai cấp, tổ chức nghềnghiệp) Từ các kiểu liên kết trên đã hình thành nên mạng lưới xã hội - cái mà mỗichúng ta đều đang duy trì Nó được hiểu như là mối liên hệ giữa các cá nhân haycác nhóm xã hội khác nhau trong một xã hội nhất định, nó bao gồm các quan hệ qualại về kinh tế, xã hội và văn hóa giữa các cá nhân hay nhóm xã hôi, bảo đảm tínhliên thông, cân bằng và ổn định xã hội Các mạng lưới xã hội được hình thành vàduy trì với những lý do chức năng, như là sự thuận lợi nghề nghiệp, trợ giúp xã hộihoặc thúc đẩy các lợi ích và nhu cầu khác Các mạng lưới xã hội là một phần khôngthể thiếu của cơ cấu xã hội, trong mỗi một xã hội nhất định đều tồn tại hai hoạt độngmạng lưới xã hội Một loại mang tính phi chính thống: các quan hệ tình cảm, cáchoạt động liên quan đến nghi lễ, hội hè, tang ma, cưới hỏi, mạng lưới liên quan đếnnhững người đồng niên/đồng môn/đồng hương, mạng liên quan đến sở thích,…Mộtmạng khác mang tính chính thống: quan hệ quyền lực (chính quyền, đảng phái), các

tổ chức đoàn thể, hội nghề nghiệp Cả hai hoạt động mạng lưới này tồn tại songsong, tương tác với nhau

Trang 30

Nhìn từ góc độ này, tác giả vận dụng hai dạng hoạt động mạng lưới xã hội đểphân tích sự tham gia của các cá nhân, các hộ gia đình vào các hoạt động cộng đồngcũng như tham gia vào các tổ chức chính trị - xã hội trong thời kỳ đổi mới.

1.3 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.3.1 Tác giả Nguyễn Hữu Minh và đồng nghiệp đã phân tích sự chuyển đổi

nghề nghiệp, cơ cấu nguồn thu nhập của các hộ gia đình ven đô Hà Nội giai đoạn

2000 - 2003, kéo theo sự biến đổi về nhà ở, cơ sở hạ tầng và đời sống văn hóa xã

hội thông qua bài viết“Biến đổi kinh tế - xã hội ở vùng ven đô Hà Nội trong quá

trình đô thị hóa” [20], lấy kết quả từ cuộc khảo sát được thực hiện trên 2 khu công

nghiệp là Sài Đồng và Nam Thăng Long, bao gồm 4 địa phương: thị trấn Sài Đồng,

xã Cổ Nhuế, xã Gia Thụy, xã Thạch Bàn Đây là cuộc nghiên cứu trên diện rộng vềbiến đổi kinh tế - xã hội nói chung tại các xã thuộc khu vực ven đô Hà Nội, tác giả

đã chỉ ra được sự khác biệt trong những biến đổi kinh tế - xã hội giữa các địa bànkhảo sát Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa đề cập một cách cụ thể về sự tham gia củangười dân vào các hoạt động cộng đồng xã hội mà mới chỉ dừng lại ở việc phân tíchmột cách rất chung chung về một vài mặt của đời sống văn hóa xã hội như: giáodục, y tế, giải trí Hơn nữa nghiên cứu trên chỉ giới hạn ở khu vực ven đô mà chưa

mở rộng ra những khu vực phụ cận nó

1.3.2 Bài viết “Nghiên cứu những vấn đề biến đổi xã hội ở nước ta trong

giai đoạn hiện nay” [18] của tác giả Trịnh Duy Luân đăng trên tạp chí xã hội học số

2 năm 2003 có đề cập đến các quan điểm về biến đổi xã hội nói chung, và sự biếnđổi xã hội ở nước ta nói riêng thông qua một vài chỉ báo như: biến đổi trong cấutrúc xã hội, trong thiết chế gia đình, trong các doanh nghiệp, sự thay đổi tâm lý xãhội, hệ thống phúc lợi xã hội và mạng lưới an sinh xã hội, trong các chuẩn mực giátrị, trong các mô hình hành vi trong đời sống thường ngày Về sự thay đổi mô hìnhhành vi trong đời sống thường ngày tác giả chỉ minh họa sự biến đổi ở mô hình nhà

ở và mô hình tiêu dùng thực phẩm của cư dân đô thị Bài viết chưa cho thấy sự biếnđổi xã hội ở nông thôn, đặc biệt là chưa đề cập đến sự tham gia của người dân vào

Trang 31

các hoạt động cộng đồng cũng như các tổ chức chính trị - xã hội, trong khi đây cũng

có thể được coi là mô hình hành vi trong đời sống thường ngày

1.3.3 “Những biến đổi kinh tế - xã hội của hộ gia đình” [26] là cuốn sách

trình bày kết quả cuộc điều tra kinh tế - xã hội ở các vùng trên cả nước di ViệnKhoa học xã hội Việt Nam tiến hành năm 2003 - 2004 Cuộc điều tra tập trung vàobốn nhóm vấn đề chính là:

(a) Những biến đổi kinh tế - xã hội của các hộ gia đình và các cộng đồng dân

cư diễn ra do tác động của quá trình đổi mới chính sách, tăng trưởng kinh tế nhanh

ở nông thôn và đô thị

(b) Tình hình đời sống của các hộ gia đình thuộc các nhóm dân tộc khác nhau và tình hình thực hiện các chính sách giảm nghèo ở các địa phương

(c) Sự phân tầng mức sống trong xã hội hiện nay biểu hiện ở mức độ thỏamãn các nhu cầu cơ bản như ăn, mặc, ở, học hành, chăm sóc sức khỏe, việc làm vàthu nhập

(d) Ý kiến đánh giá của người dân đối với thực trạng phát triển kinh tế - xãhội hiện nay, những điểm tốt và chưa tốt nhìn từ góc độ người dân Đặc biệt cuôckđiều tra còn thu thập những ý kiến đánh giá của người dân về hoạt động phục vụ củacác cơ quan công quyền

Bốn nhóm vấn đề lớn này được triển khai thành 5 chương trong cuốn sách

Chương 1: Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của các hộ gia đình nông thôn.

Nội dung chính của chương này đề cập đến thực trạng kinh tế của hộ gia đình(đất đai, tư liệu sản xuất, tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp), điều kiện sốngcủa hộ gia đình (nhà ở, điều kiện sinh hoạt, nước sạch, vệ sinh môi trường nôngthôn, đồ dùng sinh hoạt lâu bền), giáo dục (trình độ học vấn, chi phí cho giáo dục),sức khỏe và sự sử dụng dịch vụ y tế của người dân, thu nhập và chi tiêu (có đề cậpđến khoản chi tiêu cho hoạt động tang ma, hiếu hỷ, cưới hỏi)

Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của các hộ gia đình đô thị

Trang 32

Chương này cũng đề cập đến các nội dung giống như chương 1, số liệu đượcthu thập từ khu vực đô thị Trong phần chi tiêu cho đời sống, tác giả có đề cập đếnkhoản chi tiêu cho các hoạt động giao tiếp xã hội, cụ thể là chi tiêu cho các hoạtđộng đóng góp cho cộng đồng, họ hàng, hiếu hỷ.

Chương 5: Ý kiến đánh giá của người dân về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và hoạt động của các cơ quan công quyền và đoàn thể xã hội.

Chương này phản ánh sự đánh giá của nhân dân về những mặt phát triển ởcác địa phương, về ý kiến nhận xét của người dân đối với hoạt động cung cấp dịch

vụ công của các cấp chính quyền nơi họ sinh sống Thông qua những thông tin nhưvậy có thể hình dung bức tranh về quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các địaphương, thấy được thái độ và nhu cầu của người dân đối với các chính sách pháttriển kinh tế - xã hội và đối với hoạt động quản lý của chính quyền

Tóm lại, công trình nghiên cứu khá đồ sộ này mới chỉ đề cập khá ít ỏi về sựtham gia của người dân vào các hoạt động sinh hoạt cộng đồng xã hội, cụ thể là mới

Trang 33

chỉ đưa ra mức chi tiêu trung bình của các hộ dân cho các hoạt động giao tiếp xã hộinhư họp họ hàng, tang ma, hiếu hỷ Chưa phân tích một cách sâu sắc những biến đổi

ở khía cạnh này, đồng thời cũng chưa điều tra, thu thập thông tin về việc người dân tham gia vào các tổ chức chính trị - xã hội với tư cách như một hoạt động cộng đồng

1.3.4 GS Hoàng Chí Bảo có bài viết “Biến đổi xã hội ở Việt Nam qua hơn 20

năm đổi mới” [1] Bài viết đã nhận diện những biến đổi xã hội ở Việt Nam qua hơn

20 năm đổi mới trên phương diện lý luận, hiện trạng và chính sách Biến đổi cơ cấukinh tế trong nền kinh tế thị trường đã dẫn đến biến đổi cơ cấu xã hội - một trongnhững biến đổi điển hình nhất ở Việt Nam trong đổi mới Sự thay đổi về cơ cấu xãhội đó đã dẫn tới mức chênh lệch trong tiền lương, thu nhập và dẫn tới phân hóagiàu nghèo Từ đó kéo theo sự biến đổi các thiết chế, thể chế xã hội và các quan hệ

xã hội, biến đổi nhu cầu và lối sống Tuy vậy, bài viết chưa nói đến sự biến đổitrong việc tham gia các hoạt động cộng đồng xã hội của người dân với tư cách làmột khía cạnh của sự biến đổi xã hội nói chung

1.3.5 Bài viết “Biến đổi cơ cấu xã hội ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới”

[22] của tác giả Nguyễn Đình Tấn đăng trên Tạp chí thông tin khoa học xã hội số 3năm 2010 đề cập đến sự biến đổi về cơ cấu xã hội giai cấp, giai tầng; cơ cấu xã hộidân số, cơ cấu xã hội lãnh thổ và các phân hệ cơ cấu xã hội cơ bản khác như cơ cấu

xã hội tôn giáo, cơ cấu xã hội dân tộc Tuy nhiên bài viết mới chỉ nói đến các vấn đềchung của sự biến đổi cơ cấu xã hội mà chưa cập đến sự biến đổi cơ cấu kinh tế,cũng như sự biến đổi về lối sống, hoạt động sinh hoạt cộng đồng

1.3.6 Tác giả Trần Ngọc Hiên có bài viết “Những biến đổi về mặt xã hội của

Việt Nam dưới tác động của hội nhập WTO” [10] đăng trên Tạp chí Thông tin khoa

học xã hội số 3 năm 2007 Gia nhập WTO, các nước thành viên có nhiều cơ hội trongphát triển, nhưng cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức Đối với các nước đangphát triển như Việt Nam thì những rủi ro, thách thức có thể sẽ nặng nề hơn, trước hết làtrong lĩnh vực kinh tế, sau đó sẽ kéo theo những biến đổi về mặt xã hội Bài viết phântích những biến đổi về mặt kinh tế - nguồn gốc của những biến đổi về mặt xã hội, vànhững biến đổi về mặt xã hội của Việt Nam, trong đó có đề cập đến

Trang 34

sự phát triển các tổ chức dân sự và nghề nghiệp dưới hình thức các hội, hiệp hội,trung tâm, viện ngoài nhà nước để bảo vệ lợi ích hội viên và làm dịch vụ về sảnxuất, về tiêu dùng xã hội, bảo vệ môi trường Bài viết cũng đưa ra những ưu điểmcũng như những hệ quả tất yếu xảy ra khi các tổ chức xã hội dân sự xuất hiện trongđời sống xã hội.

Một bài viết khác cũng của tác giả này có tựa đề “Nguồn gốc của những biến

đổi xã hội nông thôn Việt Nam và phương hướng phát triển” [11], nội dung bài viết

đưa ra những yếu tố được xem là nguồn gốc dẫn đến sự biến đổi xã hội nông thônViệt Nam như: sự phát triển kinh tế thị trường ở nông thôn, sự phát triển khôngngừng của kinh tế đô thị Trong phần phương hướng phát triển xã hội nông thôntrong giai đoạn trước mắt, tác giả có đề xuất cần phải thúc đẩy mạnh tiến trình dânchủ hóa công khai, minh bạch, bảo đảm thực hiện dân biết, dân bàn, dân làm, dânkiểm tra, nhất là phát huy tính sáng tạo của trí thức và thanh niên

1.3.7 Đổi mới và phát triển ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, tác

giả Nguyễn Phú Trọng (chủ biên) [24] Cuốn sách là kết quả nghiên cứu của Đề tài độclập cấp nhà nước của Hội đồng lý luận Trung ương về một số vấn đề lý luận và thựctiễn trong công cuộc đổi mới và phát triển ở Việt Nam Công trình này đã góp phầnquan trọng và việc hình thành “Báo cáo Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua

20 năm đổi mới” (1986 - 2006) Những vấn đề chính của Báo cáo này đã được chắt lọcđưa vào văn kiện Đại hội X của Đảng Nội dung trong cuốn sách đã nêu bật được quátrình hình thành và phát triển đường lối đổi mới, phân tích về kinh tế thị trường địnhhướng XHCN, xây dựng văn hóa và con người, cơ cấu xã hội và một số vấn đề xã hộibức xúc, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong tình hình mới, đổi mới hệ thốngchính trị, phát huy dân chủ XHCN, chính sách đối ngoại thời kỳ đổi mới, bảo vệ Tổquốc XHCN trong tình hình mới, lý luận về XHCN và con đường đi lên XHCN ở nước

ta Tác giả cũng đã nhấn mạnh đến công cuộc đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta, cụthể là xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc

về nhân dân, dân chủ vằ là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới, mở rộng

sự tham gia của công dân vào việc quản lý

Trang 35

các công việc của đất nước, tăng cường sự kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với

tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, nâng cao tính tích cực của các đoàn thể và tổ chức

xã hội

1.3.8 Nhóm tác giả của “Dự án 20 năm đổi mới ở Việt Nam” đã tập trung

nghiên cứu, phân tích, lý giải những thành tựu quan trọng trong các lĩnh vực của đời

sống xã hội qua 20 năm tiến hành đổi mới đất nước, và cuốn sách “Một số vấn đề

kinh tế - xã hội sau 20 năm đổi mới ở Việt Nam”[6] là kết quả nghiên cứu ban đầu

của dự án trên Cuốn sách gồm có 8 chương tương ứng với 8 vấn đề

- Tiếp tục điều chỉnh chức năng quản lý của Nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầuphát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và tích cực chủ động hội nhập kinh

tế của Việt Nam

- Cải cách hành chính với phân cấp quản lý: vấn đề và những bứt phá mới

- Đổi mới chính sách công nghiệp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam

- Phát triển kinh tế tư nhân là một động lực của nền kinh tế thị trường theođịnh hướng XHCN - nhìn từ góc độ chính sách

- Việc làm phi nông nghiệp nông thôn Việt Nam trong những năm đổi mới

- Biến đổi xã hội ở Việt Nam thời kỳ đổi mới nhìn từ sự tham gia xã hội, vấn

đề việc làm và di cư của giới trẻ ngày nay Chương này đề cập đến sự tham gia củathanh niên vào các tổ chức chính trị - xã hội, vào các hoạt động kinh tế và các hoạtđộng văn hóa xã hội Các nhà nghiên cứu cho rằng Nhà nước cần tạo điều kiện chothanh niên tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội bởi trên thực tế còn cónhiều hạn chế trong việc khuyến khích sự tham gia của thanh niên Nhiều tổ chức,đoàn thể chưa thực sự hành động vì lợi ích của thanh niên

- Phát triển hệ thống an sinh xã hội phù hợp với nền kinh tế thị trường địnhhướng XHCN ở Việt Nam

- Các giải pháp thúc đẩy hội nhập quốc tế của giáo dục đại học Việt Nam

1.3.9 Ở Việt Nam, nhiều nghiên cứu về vấn đề biến đổi xã hội trong các lĩnh

vực và chiều cạnh của đời sống xã hội đã được thực hiện Trong đó, các cuộc điều tra

Trang 36

xã hội học đã chỉ ra được các đặc điểm và tính chất của sự biến đổi xã hội trong thờigian qua, tuy nhiên các kết quả khảo sát về chủ đề này chưa được khái quát hóa đểphát hiện ra những xu hướng của sự biến đổi xã hội trên các cấp độ xã hội từ vi mô

đến vĩ mô Đây chính là mục đích và nội dung chủ yếu của bài viết “Các cấp độ và

xu hướng biến đổi xã hội ở Việt Nam hiện nay: nhìn từ góc độ xã hội học” [12] của

tác giả Lê Ngọc Hùng Trong bài viết này, tác giả đã đưa ra khái niệm và các cấp độ

của biến đổi xã hội dưới cách nhìn của xã hội học và đưa ra một số xu hướng biếnđổi xã hội ở Việt Nam hiện nay, như: biến đổi thái độ đối với công việc và thu nhập,biến đổi hệ giá trị cá nhân - động lực bên trong của sự biến đổi xã hội, biến đổi sựphân công lao động trong xã hội, biến đổi mức sống và cấu trúc phân tầng xã hội

1.3.10 Một số bài viết khác như: “Đời sống văn hóa của người Việt Nam sau hai mươi năm đổi mới” [4], “Xu hướng biến đổi trong văn hóa và lối sống ở

Việt Nam” [9], “Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” [2] của các tác giả khác chủ yếu trình bày về sự

biến đổi các giá trị văn hóa tinh thần, văn hóa vật chất, các biểu tượng văn hóa và

phương hướng xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trongbối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, và trong thời kỳ đổi mới

Nghiên cứu về biến đổi kinh tế - xã hội ở Việt Nam nói chung không phải làmột đề tài mới mẻ, tuy nhiên không phải trong công trình nghiên cứu nào về biếnđổi xã hội cũng đề cập đến sự biến đổi về việc tham gia các hoạt động cộng đồng xãhội của người dân Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ tập trung vào phân tích sự biếnđổi xã hội ở các khía cạnh: điều kiện kinh tế, y tế, giáo dục, văn hóa nói chung hoặcnghiên cứu sự tham gia của một nhóm xã hội vào các hoạt động cộng đồng xã hội

Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Biến đổi hoạt động sinh hoạt cộng đồng trong

thời kỳ đổi mới” làm đề tài luận văn thạc sỹ với mong muốn đóng góp các cứ liệu

vào hệ thống công trình nghiên cứu về biến đổi xã hội.

Trang 37

Chương 2: NHỮNG CHIỀU CẠNH BIẾN ĐỔI SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG

-XÃ HỘI TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

Như đã thao tác hóa khái niệm ở phần cơ sở lý luận, khái niệm sinh hoạtcộng đồng xã hội trong đề tài này sẽ được hiểu là sự tham gia của người dân vào cáchoạt động cộng đồng - xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội Trong chương nàytác giả sẽ trình bày những kết quả khảo sát về thực trạng biến đổi trong việc thamgia các hoạt động cộng đồng - xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội của nhân dân

2.1 Tham gia các hoạt động cộng đồng - xã hội

Một trong những hoạt động của các cá nhân khi sống trong một cộng đồng xãhội đó là sự tham gia các hoạt động của cộng đồng đó Mức độ tham gia các hoạtđộng này cho thấy sự gắn kết, hòa nhập của cá nhân đó với nơi mà họ đang cư trú

Trong giới hạn luận văn này, tác giả chỉ đề cập đến một số hoạt động cộng đồng

- xã hội thường thấy ở các địa phương, dù đó là khu vực nông thôn hay đô thị, đó làhoạt động họp tổ dân phố, họp xã/ phường; tham gia các lễ hội văn hóa; đi chùa;tham gia các lễ mừng thọ, sinh nhật; họp họ hàng (cưới hỏi, tang ma, giỗ chạp)

2.1.1 Tham gia họp tổ dân phố/ thôn/ xóm, họp tại UBND xã/ phường

Theo pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn được Ủy ban thường

vụ Quốc hội thông qua ngày 20/4/2007, các cuộc họp tổ dân phố, họp tại UBNDxã/phường được tổ chức để tuyên truyền đến người dân nội dung các văn bản, chínhsách, pháp luật của nhà nước, đồng thời lấy ý kiến đóng góp trao đổi của người dânmột cách công khai về nội dung các quyết sách đó Người dân tham gia các cuộchọp này là cách họ thể hiện thái độ cũng như ý thức đối với quyền lợi và nghĩa vụcủa mình

Họp tổ dân phố là cách nói chung, chỉ những cuộc họp diễn ra ở cộng đồng, cónhiều người dân cùng chung sống trên một khu phố tham gia, như: họp chi hội phụ nữ,họp chi đoàn thanh niên, họp chi bộ, Các cuộc họp diễn ra tại UBND xã/ phường như:họp hội cựu chiến binh, họp Đảng ủy, họp Hội phụ nữ, Hội nông dân… Trong các buổihọp này nội dung chủ yếu được truyền tải đến người dân ở cộng đồng là các

Trang 38

chính sách mới của Đảng, Nhà nước; các quy định, thông báo mới của địa phương

hoặc bình, xét các danh hiệu Tại cuộc họp, người dân có thể đưa ra quan điểm của

cá nhân về các vấn đề có liên quan đến cuộc sống của họ, từ những việc như mối

quan hệ trong gia đình, ngoài phố/ xóm, cho đến những công việc lớn hơn như phát

triển kinh tế, đóng góp ý kiến cho dự thảo chính sách

Biểu 2.1: Mức độ tham gia họp tổ dân phố/ thôn/ xóm, họp tại UBND xã/ phường

của NTL qua các mốc thời gian (Đơn vị: %)

0

Họp tổ dân phố Họp tại UBND xã/phường

Tính từ năm 2008 trở về trước chỉ có 28,6% số người trả lời cho biết họ

thường xuyên tham gia họp tổ dân phố/ thôn/ xóm thì đến năm 2008 con số này đã

nhích lên là 49% (tăng 1,7 lần), với tỷ lệ NTL không bao giờ tham gia họp cách đây

10 năm là 31,4% thì đến nay đã giảm xuống còn 18,8% (tức là giảm đi khoảng 1,6

lần)

Phỏng vấn sâu người dân tại quận Đống Đa - Hà Nội:

“Trước thì không nói, giờ công việc cũng bận rộn, chả có mấy thời gian giao

lưu, gặp gỡ hàng xóm, chỉ có các cuộc họp tổ dân phố là cơ hội để biết hàng xóm

của mình là ai, với lại là đi họp là quyền lợi của mình, mình không đi thì thiệt thôi”

(Phỏng vấn sâu, nam, 35 tuổi, buôn bán)

Trang 39

Việc NTL tham gia tích cực hơn vào các cuộc họp tổ dân phố là thành quảcủa sự đổi mới cung cách làm việc của các tổ trưởng dân phố Một chủ hộ tại huyệnĐức Thọ - Hà Tĩnh cho biết:

“Sở dĩ tổ của cô luôn đạt thành tích nổi bật so với toàn phường và quận là nhờ các cuộc họp tổ dân phố thu hút được người dân tham gia, nhận được giấy mời

là họ thu xếp công việc đi ngay Cũng bởi tổ trưởng tổ cô là người rất nhiệt tình, năng nổ, có năng lực tổ chức và thuyết phục người nghe.”

(Phỏng vấn sâu, nữ, 40 tuổi, nông nghiệp)

Một chủ hộ khác ở Quận Tây Hồ - Hà Nội cũng cho biết:

“Ông tổ trưởng dân phố trước đây khi đi họp chỉ phổ biến qua loa mấy cái chính sách, tuyên truyền mấy hoạt động xong rồi thôi, nhạt nhẽo lắm, chả ai thích

đi họp Nhưng từ khi bà tổ trưởng mới lên làm là khác hẳn, trước khi họp bà í đến từng nhà thông báo trước đó 2,3 ngày để mọi người còn thu xếp công việc Đến cuộc họp là bà í đưa ra các vấn đề cụ thể để mọi người cùng trao đổi rút kinh nghiệm nên bây giờ mọi người có ý thức đi họp lắm”

(Phỏng vấn sâu, nữ, 47 tuổi, buôn bán)

Việc người dân có tích cực tham gia họp tổ dân phố/thôn/xóm hay họp tạiUBND xã/phường hay không là minh chứng cho sự liên hệ của dân cư với các cơquan công quyền các cấp Trong việc tham gia hoạt động họp tổ dân phố/ thôn/ xóm

và họp tại UBND xã/ phường cũng cho thấy có một số khác biệt giữa khu vực nôngthôn và khu vực thành thị Trong một nghiên cứu về biến đổi kinh tế xã hội nóichung đã cho thấy có 34,8% số hộ đô thị và 32,2% số hộ nông thôn có liên hệ vớichính quyền địa phương Bình quân trong mỗi năm mỗi hộ đô thị liên hệ 1,2 lần cònmỗi hộ nông thôn là 1,0 lần [26]

Trang 40

Bảng 2.1: Dân cư liên hệ với chính quyền các cấp [26]

Thời gian Thời gian

tổ dân phố chủ yếu rơi vào nhóm tuổi từ 37 - 46 tuổi và trên 56 tuổi, tức là phần lớn

ở lứa tuổi trung niên và người già

Biểu 2.2: Nhóm tuổi người trả lời với mức độ thường xuyên tham gia họp tổ dân

phố/thôn/xóm qua các năm (đơn vị: người)

2003

Từ 27 đến 36 tuổi Dưới 27 tuổi

Ngày đăng: 27/10/2020, 20:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w