Chào mừng NGÀY NHÀGIÁOVIỆTNAM 20-11 Kính thưa các vị đại biểu khách quý, kinh thưa các thầy cô giáo! Đã từ rất xa xưa, trong chế độ phong kiến ở nước ta đã có câu:”QUÂN-SƯ-PHỤ BẤT KHẢ XÂM PHAM!”. Vì sao vậy? Quan niệm của ông cha ta: Quân là Vua, người khai sơn phá thạch để dựng nước. Phụ là Bố người duy trì nòi giống, chuẩn bị lực lượng cho việc giữ nước. Sư là Thầy, người tạo nên trí tuệ cho dân tộc để có tri thức mà giữ nước và dựng nước. Ba đại diện đó tạo thành một thể thống nhất, đảm bảo sự trường tồn cho một quốc gia. Từ bao đời nay, ở tất cả các nước trên thế giới, người dạy chữ đều dùng chung một từ THẦY! Vừa trang trọng vừa gần gũi và ấm áp! Tuy vậy, ở nhiều nơi, cuộc sống và quyền lợi của người thầy không được tôn trọng, vì vậy giáo giới quốc tế đã đứng dậy đấu tranh để đòi quyền bình đẳng. Tháng 7/1946 Liên Hiệp Quốc Tế các công đoàn Giáo Dục được thành lập (Fesdesration International Syndicat de l'enseignement), viết tắt là "FISE", trụ sở của FISE đặt tại Pari sau chuyển sang Viên, rồi sang Praha, nay tại Beclin ( tháng 7/1953, Công Đoàn Giáo Dục ViệtNam được gia nhập tổ chức giáo giới quốc tế này. FISE hiện có hơn 100 nước tham gia với hơn 10 triệu hội viên). Năm 1949, tại Hội nghị Vacxava, FISE xây dựng một bản " HIẾN CHƯƠNG CÁC NHÀGIÁO " ( hiến chương là điều kí kết giữa nhiều nước qui định những nguyên tắc và thể lệ về quan hệ quốc tế ) gồm 15 chương, trong đó có một số nội dung chủ yếu là: Đấu tranh chống lại mọi quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu phản động, phản dân chủ, phản khoa học của nền giáo dục phong kiến, tư sản, nhằm xây dựng nền giáo dục tiến bộ, dân chủ, khoa học. Đấu tranh thủ tiêu chế độ bạc đãi, coi thường nghề dạy học, bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nhà giáo. Quy định một số điều đối với các nhà giáo, đặc biệt coi trọng tính chất nhân văn của nghề dạy học và phương pháp dạy học tiên tiến. Tháng 8/1954, tổ chức công đoàn các nhàgiáo tiến bộ và cách mạng trên thế giới mà nòng cốt là các nhàgiáo ở các nước XHCN, đã nhất trí thông qua bản " HIẾN CHƯƠNG CÁC NHÀ GIÁO" 1 Cách đây trên 1/2 thế kỷ, tháng 8/1957, hội nghị quốc tế các nhàgiáo họp tại Vác-sa-va (Ba Lan) đã lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo. Nghị quyết của hội nghị đã được nhanh chóng phổ biến đến các trường học, cơ sở quản lý giáo dục miền Bắc và đồng bào, giáo giới, học sinh miền Nam. Ngày 20/11/1958, ngày quốc tế hiến chương các nhàgiáo được tổ chức lần đầu tiên trên miền Bắc nước ta. Sau ngày giải phóng miền Nam, được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và chính quyền, được sự cổ vũ của các tầng lớp nhân dân, các bậc ca mẹ học sinh, ngày 20/11 hàng năm đã được tiến hành trong cả nước. Ngày 20/11 dần dần khắc sâu và tâm trí, tình cảm của mọi người, trở thành hoạt động tự giác của mọi tầng lớp nhân dân, được tổ chức đều đặn hằng năm, mặc dù từ lâu trên thế giới không tổ chức ngày hiến chương các nhàgiáo nữa. Ngày 20/11 ở nước ta trước tiên là ngàygiáo viên, cán bộ ngành giáo dục biểu thị sự nhất trí hoàn toàn với đường lối cách mạng của Đảng. Đó cũng là ngày động viên cổ vũ các thầy cô giáo thực hiện tốt đường lối và chủ trương giáo dục của Đảng và nhà nước, là ngày biểu dương khen thưởng thành tích của các thầy cô giáo. Các em học sinh đã hưởng ứng ngày 20/11 hằng năm bằng những hoạt động tỏ lòng yêu quý, biết ơn thầy cô, cố gắng học tập, rèn luyện đạo đức. Các bậc cha mẹ học sinh, các cấp chính quyền Đoàn thể ở địa phương cũng nhân ngày này tổ chức thăm hỏi các thầy cô giáo hoặc tổ chức trao đổi với các giáo viên về nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Ngày 20/11 xuất phát từ một nhiệm vụ quốc tế đã dần dần chuyển thành ngày hội truyền thống nhàgiáoViệt Nam. Quyết định số 167-HĐBT ngày 28/9/1982 của Hội đồng Bộ trưởng từ 1982, lấy ngày 20/11 là “Ngày nhàgiáoViệt Nam”, dựa trên cơ sở thực tế của những ngày 20/11 đã qua, hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng của các nhà giáo. Quyết định đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện quan điểm của Đảng, nhà nước về vị trí vai trò của nhàgiáo trong sự nghiệp đào tạo lớp người mới xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ tổ quốc Xã hội chủ nghĩa. Để ghi nhận công lao, đề cao vị trí xã hội và động viên khuyến khích các nhà giáo, ngày 30/5/1985 chủ tịch Hội đồng nhà nước đã ký và công bố pháp lệnh quy định giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng nhà nước cho các công trình thuộc lĩnh vực khoa học – kỹ thuật, văn hoá nghệ thuật, và pháp 2 lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” để tặng các cô nuôi dạy trẻ, giáo viên mẫu giáo, giáo viên phổ thông, giáo viên bổ túc văn hoá, giáo viên dạy nghề, cán bộ giảng dạy đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp… có thành tích xuất sắc. Kính thưa các vị đại biểu khách quý, kinh thưa các thầy cô giáo! Lịch sử ngàn năm văn hiến của dân tộc ta đã được các thế hệ cha ông xây dựng bồi đắp nên những giá trị tryền thống văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Chính sức mạnh của truyền thống văn hoá ấy đã làm nên sự trường tồn của dân tộc Việt Nam. Để lưu giữ, vun đắp và truyền lại những giá trị truyền thống đó từ thế hệ này qua thế hệ khác, qua bao biến cố của lịch sử ông cha ta đã phải trải qua bao thử thách hy sinh. Có thể nói rằng trong quá trình đấu tranh và phát triển nền văn hoá dân tộc, vai trò của các thế hệ nhàgiáoViệtNam đã đóng góp một cách xứng đáng. Và cũng có thể nói rằng trong những giá trị văn hoá ViệtNam đã chứa đựng những truyền thống tốt đẹp của nhàgiáoViệt Nam. Truyền thống đó được thể hiện qua những nét đặc trưng sau: -Các nhàgiáoViệtNam giầu lòng nhân ái, vị tha, lòng yêu thương con người, một thể hiện của bản tính con người Việt Nam. Hơn ai hết, các thế hệ nhàgiáoViệtNam đã bằng tâm huyết, lòng yêu thương con người mà trước hết là lòng yêu thương học trò như chính con em mình. Lòng nhân ái đã giúp cho các nhàgiáo có thêm nghị lực để vượt qua khó khăn, tận tuỵ với nghề nghiệp dìu dắt các thế hệ học sinh thành người công dân tốt, nhiều tài năng cho đất nước. -Nét đẹp tiêu biểu của nhàgiáoViệtNam đó là lòng yêu nước nồng nàn. Lịch sử đau thương và oanh liệt của dân tộc ta đã ghi lại những tấm gương tiêu biểu của những nhàgiáo chân chính. Làm sao có thể diễn tả được tấm lòng cao thượng, tâm hồn cao thượng, cốt cách thanh cao, khí phách anh hùng không bao giờ chuyển lay, không bao giờ bị cám dỗ bởi tiền tài danh vọng của các nhàgiáo tiền bối, đó là Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, chẳng những là nhàgiáo giỏi mà còn là một nhà bác học. Tiêu biểu hơn ai hết là nhàgiáo Nguyễn Tất Thành, với hai bàn tay không, vượt qua bốn biển năm châu mà hành trang duy nhất là lòng yêu nước thương dân trở thành cốt tuỷ, làm đổi đời cả một dân tộc! Một nhàgiáo lỗi lạc, một vị anh hùng giải phóng dân tộc, một danh nhân văn hoá kiệt xuất! Yêu nước, thương nòi, lòng vị tha và luôn luôn thể hiện tầm cao trí tuệ của thời đại chính là nét đẹp tiêu biểu của truyền thống nhà giáoViệt Nam. 3 -Các nhà giáoViệtNam chân chính luôn sống giản dị, trong sáng, mẫu mực, không màng danh lợi, không chuộng hư vinh, bất luận trong hoàn cảnh nào họ cũng nêu gương sáng cho học sinh, cho xã hội về nhân cách sống. -Những nhàgiáo chân chính bao giờ cũng cần cù, sáng tạo trong lao động dạy học. Chính những tấm gương sáng của các thầy giáo, cô giáo đã vun đắp cho nhiều thế hệ học sinh trưởng thành, trở thành những tài năng công hiến lớn lao cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Kính thưa các vị đại biểu khách quý, kinh thưa các thầy cô giáo! Nói đến vị trí xã hội và vai trò của người thầy giáo, Nguyễn Trãi viết:”Người thầy giáo không những dạy chữ mà còn dạy đạo lý làm người”. Tago-nhà hiền triết Ấn độ viết:”Có một người đàn ông tốt thì ta được một người, có một người đàn bà tốt thì ta được một gia đình, có một thầy giáo tốt thì ta được một thế hệ”. Ngày NhàgiáoViệtNam 20-11 là ngày cho các thế hệ học sinh tỏ lòng biết ơn và kính trọng những người đã từng vắt kiệt đời mình tạo nên những sản phẩm vô giá cho họ, đó là cung cấp tri thức để họ có thể hiểu biết về mình, hiểu biết về xã hội, tự nhiên, giúp họ khám phá và chế ngự các quy luật nhằm phục vụ cho đời sống con người. Ngày hôm nay, ngày của các thầy, các cô, cho phép chúng em thay mặt các bậc phụ huynh và các thế hệ học sinh bày tỏ đôi dòng tâm sự, vì biết rằng các thầy ngồi đây, có những thầy sắp sửa về hưu. Thời gian cứ trôi đi, có một khoảng lặng nào đó ta giật mình nhìn lại, thầy ta đã đổi khác do dấu tích của thời gian mà không khỏi chạnh lòng: “Cơn gió vô tình thổi mạnh sáng nay. Con bỗng thấy tóc thầy bạc trắng. Cứ tự nhủ rằng đó là bụi phấn Mà sao lòng xao xuyến mãi khôn nguôi Bao năm rồi ? Bao năm hở ? Thầy ơi . Lớp học trò ra đi… còn thầy ở lại! Mái chèo đó, viên phấn kia còn mãi, Thầy đây, người đưa đò cần mẫn bao năm”. 4 Sự trong trắng đến tinh khiết của đời thầy từng làm nước mắt rơi trên gương mặt học trò mỗi khi gặp ánh mắt xa xăm của thầy trước khung cửa. “Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa. Đôi mắt sáng bao dung bên ô cửa. Con gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu .” Chim đủ lông đủ cánh sẽ bay đi, đó là quy luật! Vậy mà khi làm lễ ra trường cho học sinh cuối cấp, dù đã tin tưởng nhưng vẫn chưa yên tâm. Trong mắt thầy hình như chúng em vẫn còn thơ dại, vẫn nặng lòng thầy về trách nhiệm với trò: “Rồi các em một ngày sẽ lớn Sẽ bay xa đến tận cùng trời Có bao giờ nhớ lại em ơi Mái trường xưa một thời em đã sống Nơi đã đưa em lên tầm cao ước vọng Vị ngọt đầu đời bóng mát ca dao Thủa học về cái nắng xôn xao Lòng thơm nguyên như mùi mực mới Dẫu biết rằng những tháng ngày sắp tới Thầy trò mình cũng có lúc chia xa Sao lòng thầy canh cánh nỗi thiết tha Muốn gởi các em thêm đôi điều nhắn nhủ Một lời khuyên biết thế nào cho đủ Hãy mang theo mỗi bước hành trình Lòng nhủ thầm em hãy đinh ninh, Phải giữ trọn lương tâm phẩm giá .” Kính thưa các vị đại biểu, kính thưa các thầy cô giáo! Có ai đảo ngược được quy luật của tạo hoá. Dù muốn thầy trẻ mãi, nhưng chỉ là điều không tưởng. Bên cạnh thầy, thế hệ trẻ đang kế tục thầy thật hoàn hảo. Nhưng trong lòng chúng em vẫn thấy một nỗi bâng khuâng, có phải tiếng của người xưa vọng lại đã cộng hưởng với tuổi tác của thầy chăng: 5 “Cây phượng già treo mùa hạ trên cao Nơi bục giảng giọng thầy sao chợt thấp: "Các con ráng… năm nay hè cuối cấp…" Chút nghẹn ngào… bụi phấn vỡ lao xao. Ngày hôm qua hay tự tháng năm nào Con nao nức bước vào trường trung học Thương cây lúa hóa thân từ hạt thóc Thầy ươm mùa vàng, đất vọng đồng dao. Mai thầy về, sân trường cũ nằm đau? Hay nỗi nhớ lấp vùi theo cát bụi?” Bao đời nay dân ta đã nói:”Không thầy đố mày làm nên”! Dẫu thầy không phải là tất cả, nhưng điều mà ai cũng phải công nhận là đội ngũ các thầy các cô quyết định trong sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Ôn lại truyền thống của nhà giáo, ta càng thêm kính yêu những người gánh trên vai trách nhiệm nặng nề và vinh quang như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã dạy:”Nghề dạy học là một nghề cao quý trong các nghề cao quý, sáng tạo trong các nghề sáng tạo”. Thay mặt cho các bậc cha mẹ học sinh kính chúc các thầy cô giáo luôn mạnh khoẻ và hạnh phúc. Xin kính dâng các thầy cô bó hoa tươi thắm nhân ngày lễ trọng thể này. Xin trân trọng cám ơn! 6 . của hội nghị đã được nhanh chóng phổ biến đến các trường học, cơ sở quản lý giáo dục miền Bắc và đồng bào, giáo giới, học sinh miền Nam. Ngày 20/11/1958,. thống nhà giáo Việt Nam. Quyết định số 167-HĐBT ngày 28/9/1982 của Hội đồng Bộ trưởng từ 1982, lấy ngày 20/11 là “Ngày nhà giáo Việt Nam , dựa trên cơ sở