Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
196,86 KB
Nội dung
HỏaKhí A.- ĐẠI CƯƠNG - Phương nam, mùa hè, buổi trưa là biểu hiện của Thái dương (theo đồ Thái cực). Tính chất rõ rệt nhất của Thái dương là Nhiệt khí. Ở người được gọi là Hỏa khí. - Theo A. Reinberg, trong "La Nouvelle Presse Médicale" tập 2, số 5, ngày 3-2-1973 thì các cực số liên hệ đến những trường hợp tử vong vì Tim và huyết mạch đều ở trong khoảng tháng tư, năm, sáu (thời điểm của mùa hè) tương ứng của Thái dương, hỏa khí, do đó, mùa hè và Hỏakhí có liên hệ với nhau. - Tạp chí Y học Liên Xô "Kochmicheskaia Biologia I Meditsima" số 1, năm 1972 ghi : " Trong ngày đêm, trên máy ghi biểu đồ tiếng Tim, tính động lực của mạch và phương diện chu kỳ biên độ đạt mức tối đa giữa khoảng 11-13g (giờ Ngọ, giữa trưa, cao điểm của Thái dương, đồng thời là giờ vượng của Tâm kinh), do đó, buổi trưa và Hỏakhí có liên hệ với nhau. B.- NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA HỎAKHÍ a) Về cơ thể 1. Lưỡi và vị giác - Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : "Tâm khai khiếu ở lưỡi". - Lưỡi thường thường có sắc đỏ, biểu hiện Hỏakhí 1 cách rõ rệt. - Lưỡi lở, dộp, nứt nẻ, viêm (sưng) . là dấu hiệu Hỏa của Tâm vượng. - Tùy theo màu sắc của lưỡi, có thể suy ra tình trạng vượng suy ngũ hành của Tâm. - Lưỡi hồng nhạt là dấu hiệu Hỏa của Tâm suy. - Lưỡi xanh tối là dấu hiệu Mộc của Tâm suy. - Lưỡi vàng tối là dấu hiệu Thổ của Tâm suy. - Lưỡi đen bẩn là dấu hiệu Thủy của Tâm suy. - Miệng có vị đắng (lưỡi đắng) là dấu hiệu Hỏa của Tâm vượng. - Miệng có vị chua là dấu hiệu Mộc của Tâm vượng. 2. Mồ hôi - Thiên ?Tuyên Minh Ngũ Khí? (TVấn 23) ghi : "Mồ hôi là dịch của Tâm". - Khi trời nóng, lúc bị sốt, thường thấy có hiện tượng xuất mồ hôi, do đó, Hỏakhí và mồ hôi có liên hệ với nhau. Mồ hôi là Thủy dịch dùng để chế ngự Hỏa khí. - Sốt mà có mồ hôi là dùng hiệu tốt : Thủy khí còn vững mạnh để chống lại với nhiệt tà. - Sốt mà không có mồ hôi là dấu hiệu nhiệt tà mạnh hơn chính khí. - Khi bị cảm, sốt nóng, không ra được mồ hôi, người ta dùng nồi xông cho đổ mồ hôi để ức chế nhiệt tà, người ta sẽ bớt sốt. - Không nóng sốt mà xuất mồ hôi (Mồ hôi lạnh hay gặp ở những người thần kinh suy nhược) là dấu hiệu Thủy của Tâm suy. - Tự ra mồ hôi (tự hãn) hoặc ra mồ hôi ban đêm (mồ hôi trộm, đạo hãn) là dấu hiệu Thủy của Tâm suy. 3. Chủ thần minh - Thiên ?Tuyên Minh Ngũ Khí? (TVấn 23) ghi : "Tâm tàng thần". - Thiên ? Thiên Niên? (LKhu 54) ghi : "Còn Thần thì sống, mất thần thì chết", tuần hoàn còn thì sống, tuần hoàn ngưng thì chết, do đó Tâm và thần có liên hệ với nhau. - Với người bệnh : người có thần, biểu hiện bằng nét mặt tươi sáng, ánh mắt nhanh nhẹn, nói cười đứng đắn, ý tưởng phân minh thì bệnh có chiều hướng tốt, dễ điều trị. Ngược lại, gọi là hiện tượng mất (thất) thần, dấu hiệu của bệnh trầm trọng, nguy hiểm. - Tinh thần căng thẳng, thần trí bị xúc động sinh ra hoạt náo, nóng nẩy, hằn học, lăn lộn, mất ngủ, nằm ngồi không yên, kích động, phá phách mọi người chung quanh (điên cuồng). - Tâm trí suy nhược, Thần không có chỗ dựa, người bệnh sinh ra ngớ ngẩn, hay quên, lo lắng, hồi hộp, sợ hãi thất thường. - Vẫn bác sĩ tại Massachusetts, sau khi nghiên cứu 1.000 người cho thấy; sự căng thẳng tinh thần có thể gây đau tim. Khi thí nghiệm, những người này được gặp những tình trạng nhân tạo tương tự các trường hợp gây sự căng thẳng tinh thần trong đời sống hằng ngày của họ. Điều đáng chú ý là những người này trông có vẻ khỏe mạnh và điềm Tỉnh trong suốt thời gian trắc nghiệm. Nhưng sau đó sự căng thẳng tinh thần đã gây ra 1 số tai nạn trong tim và huyết quản của họ. Một số người tim bắt đầu bơm mạnh hơn và với một số người khác thì tim lại bơm máu ít hơn. Ở một số người, huyết quản nở ra, số khác lại co vào làm tăng huyết áp. Trường hợp nặng hơn, áp huyết lên cao và Tim bơm thêm máu vào nhưng huyết quản lại co lại và trở thành nhỏ hẹp hơn giới hạn sự lưu thông của máu làm tim phải làm việc rất mệt để đẩy máu vào động mạch. 4. Phát nhiệt -Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : "Phương Nam sinh nhiệt". - Viêm nhiệt là dấu hiệu Hỏa vượng. - Tùy theo vùng và vị trí phát nhiệt, có thể suy ra dấu hiệu Hỏa vượng. + Phát nhiệt ở vùng Tâm là dấu hiệu Hỏa của Tâm vượng. - Sờ đầu mặt, trán, ngực thấy nóng là dấu hiệu Hỏa ở Biểu của Tâm vượng. - Nóng trong đầu, cảm thấy nóng trong ngực . như dấu hiệu Hỏa ở lý của Tâm vượng. + Phát nhiệt ở vùng Thận (lưng nóng, lòng bàn chân nóng .) là dấu hiệu Hỏa của Thận vượng. + Phát nhiệt ở vùng Can (Mắt sưng đỏ, đau .) là dấu hiệu Hỏa của Can vượng. + Phát nhiệt ở vùng Tỳ (Miệng lở, môi nứt .) là dấu hiệu Hỏa của Tỳ vượng. 5. Tâm chủ huyết -Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : "Ở thể của Tâm là mạch". - Xung huyết liên hệ mật thiết với sự phát nhiệt, do đó, huyết mạch và hỏakhí có liên hệ với nhau. - Xung huyết, xuất huyết là dấu hiệu Hỏakhí vượng. - Tùy vùng xung huyết hoặc xuất huyết, có thể biết được tình trạng Hỏakhí ở vùng nào gia tăng. + Xuất huyết não, đau bưng cả đầu là dấu hiệu Hỏa của Tâm vượng. + Xuất huyết đáy mắt là dấu hiệu Hỏa của Can vượng. + Xuất huyết bao tử là dấu hiệu Hỏa của Tỳ vượng. + Xuất huyết Phổi là dấu hiệu Hỏa của Phế vượng. + Xuất huyết đường tiểu là dấu hiệu Hỏa của Thận vượng. 6. Sự vui mừng -Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : "Ở chí của Tâm là vui mừng (Hỷ)". - Khi người ta gặp điều gì vui mừng, Hỏakhí bùng lên, da mặt đỏ, hồng, mạch nhảy nhanh hơn, Tim đập mạnh hơn . do đó, sự vui mừng và Hỏakhí có liên hệ với nhau. - Sự vui mừng do ngoại giới đưa đến, làm Hỏakhí bùng lên, Tâm khí biến đổi theo 2 giai đoạn : + Giai đoạn đầu : Tâm Hỏa vụt mạnh lên, vì bị huy động (cười hả hê, mặt hồng hào hoặc đỏ bừng, tim đập nhanh). + Giai đoạn hai : Tâm Hỏa suy yếu, vì bị kích thích, (mặt nhợt nhạt, vã mồ hôi, lạnh người trụy mạch, tim đập chậm, yếu . + Nhiều người bất ngờ trúng số độc đắc, quá vui mừng (Tâm Hỏa bùng lên) có thể ngất hoặc chết (Tâm Hỏa suy). - Như vậy có 2 hình thức vui mừng : + Vui mừng do ngoại giới đưa đến, làm cho Tâm Hỏa chỉ bùng lên một thời gian rồi bị suy yếu, đó là nguyên nhân lớn lao của sự đau khổ. + Vui mừng của những người hiền triết, của các nhà cách mạng là sự vui mừng biết làm chủ được mình, không bị ngoại cảnh chi phối, sự vui mừng làm cho tâm hồn thoải mái, đem lại vui tươi, hạnh phúc. 7. Tiếng cười -Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : "Tiếng của Tâm là tiếng cười". - Trong các buổi tiệc, hoàn cảnh náo nhiệt, vui mừng, hội hè, say sưa, tiếng cười luôn nổi bật. - Rượu uống vào, kích thích Hỏakhí làm người ta cười. - Nơi người điên dạng hưng phấn, Hỏakhí vượng lên, làm người đó cười luôn miệng. - "Tâm tàng thần", nếu Tâm suy kém, không tàng được thần ( Trong trường hợp bệnh về não, bệnh tâm thần) người ta không làm chủ được tiếng cười, có khi mất hẳn nụ cười. - Nếu ta thường xuyên có những nụ cười thoải mái, chân thành, ta sẽ luôn vui mừng cường tráng. - Theo giáo sư Uphrai, đại học Standford (Mỹ) và các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha, khi cười thoải mái nhất, các cơ ngực khỏe ra, và tim được vận động tốt. Vì thế người ta vẫn thường ví : "Nụ cười là liều thuốc bổ". b) Về Ngoại Giới 8. Sắc đỏ -Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : "Sắc của Tâm là sắc đỏ". - Sắc của các chứng viêm nhiệt, xung huyết là sắc đỏ. - Tùy theo vị trí có sắc đỏ, có thể biết được trạng thái viêm nhiệt, xung huyết của các cơ quan tạng phủ tương ứng. + Lưỡi đỏ là dấu hiệu Hỏa của Tâm vượng. + Mắt đỏ là dấu hiệu Hỏa của Can vượng. - Giáo sư Halôtunônfat, đại học Abôđôn (Canada) cho biết, trong môi trường có nền là ánh sáng đỏ, nhịp tim và huyết áp người tăng thêm 17%. - Bệnh viện Berlin (CHDC Đức) nghiên cứu qua 3.000 người và nhận thầy là những người bệnh về chức năng Tim đều khó chịu với màu đỏ. - Mac Luyxiê, nhà tâm lý học Thụy Sĩ cho rằng : người bệnh Tim theo bản năng đã cự tuyệt trước màu đỏ, một màu có tính kích thích, gây nguy hại cho Tim của họ. - Da đỏ, biểu hiện Hỏakhí vượng, các dân tộc da đỏ thường biểu hiện Hỏakhí của mình bằng sự vui mừng nhẩy múa, hò hét rất cuồng nhiệt. 9. Hỏakhí và Nhiệt khí -Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : "Nhiệt sinh Hỏa". - Sách Y Tông Kim Giám ghi : "Trên trời là Nhiệt, dưới đất là Hỏa, ở người là Tâm, ở Thể là mạch". - Hỏakhí và Nhiệt khí thông với Tâm, do đó, các bệnh về Hỏakhí và nhiệt khí đều liên hệ với Tâm. - Hỏakhí ở người là khả năng đề kháng lại với nhiệt khí bên ngoài. Khi gặp Nhiệt khí, Hỏakhí bị kích thích, xung vượng để rồi sau đó bị suy yếu. Nếu Hỏakhí bị xung động thái quá, sẽ suy kiệt 1 cách đột ngột, dễ rơi vào trạng thái mất đề kháng gây ra trúng nắng, say nóng . - Hỏakhí ứng với Thái dương, Phương Nam, Mùa hè buổi trưa, nên cũng vượng lên trong không gian và thời gian trên. - Ở người Hỏa vượng, bệnh trở nên trầm trọng vào buổi trưa, mùa hè (là thời điểm Hỏa vượng). - Với chứng Hỏa suy, bệnh thuyên giảm vào buổi sáng và trưa (thời điểm của Thiếu dương và Thái dương). . các bệnh về Hỏa khí và nhiệt khí đều liên hệ với Tâm. - Hỏa khí ở người là khả năng đề kháng lại với nhiệt khí bên ngoài. Khi gặp Nhiệt khí, Hỏa khí bị kích. biểu hiện Hỏa khí vượng, các dân tộc da đỏ thường biểu hiện Hỏa khí của mình bằng sự vui mừng nhẩy múa, hò hét rất cuồng nhiệt. 9. Hỏa khí và Nhiệt khí -Thiên