Mộc NhĩMộcnhĩ là một loại nông sản có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, nó được nuôi trồng trên các loại gỗ tạp như bồ đề, mít, cao su, sung, ngái, xoài, kéo, muỗm, hubét, bồ hòn, keo tai tượng, trẩu… Chuẩn bị gỗ Vào tháng 3,4 khi thời tiết bắt đầu ấm áp thì tiến hành chọn chặt các loại gỗ mà nấm mộcnhĩ phát triển được. Gỗ chặt về không được làm xây xát vỏ, không ngâm nước, làm sạch nấm l ạ, cưa ra thành khúc dài 1m sau đó rác vôi lên đống gỗ và quét vôi lên 2 đầu khúc gỗ, dùng ni lông, bao tải phủ lên ủ 3-4 ngày. Với các loại gỗ có nhiều nhựa mủ như mít, sung, ngái… thì phải dùng dao băm nhẹ để cho nhựa tiết hết mới cáy được giống. Chú ý đẻ gỗ nơi khô mát và để không quá 1 tuần. Đục lỗ Dùng búa đục chuyên dùng để đục lỗ vò gỗ, đăt các khúc gỗ đã được xử lý lên trên bao tải hoặc chiế u rách, người đục lỗ ngồi trên gỗ con 2 chân kẹp chặt khúc gỗ dùng búa bổ mạnh vào gỗ tạo thành lỗ tròn sâu 1,8 – 2m , đường kính lỗ 1,0 – 1,2cm, lỗ này cách lỗ kia 10 – 12cm, đục xong hàng thứ nhất xoay cây gỗ để đục tiếp hàng thứ 2, hàng cách hàng 5-7cm, hàng sau phải được so le với hàng trước tạo thành hình nanh sấu, cứ làm như vậy cho đến hết khúc gỗ. Chú ý phải đục thử lỗ vì gỗ ướt quá hoặc khô quá đều làm chết giống. Cấy giống nấm Đục xong khúc nào cấy giống luôn khúc đó, chặt khúc gỗ lế 2 đòn kê để tiện cho việc xoay, dùng 1 thanh lứa dẹt dài 20cm rộng 1cm chọc vào túi giống nạy ra từng cục, bẻ ra cho vào lỗ đục dùng ngón tay trỏ ấn nhẹ cho giống xuống tới đáy lỗ, để giống cách lỗ 2mm sau đó dùng 1 phần phoi gỗ (dày 1-2mm) đậy lên trên lỗ dục dùng xi măng hoặc sáp ong chét kín. Ủ giống Các khúc gỗ sau khi đã cấy giống xong thì xếp vào nơi ủ. Nơi ủ phải khô ráo, kín mưa, kín nắng, nhưng phải thoáng khí. Xếp gỗ thành từng lượt ngang dọc, cứ 3 lượt phủ 1 lớp rơm rạ dày 3-5cm, xếp cao 1 m sau đó dùng giấy xi măng, bao tải bịt kín chỉ để hở đà kê (cách mặt đất 10-15cm). Thời gian ủ: 30-35 ngày, từ ngày thứ 6 mở phên đậy tưới ướt phần bao tải, tuỳ thuộc vào thời tiết mà tưới 1 hoặc 2 lần/ngày , đến ngày thứ 15 dỡ đảo gỗ theo nguyên tắc từ trong ra ngoài và trên xuống dưới Sau đó xếp lại và ủ kín như cũ. Sau 1 tuần (ngày thứ 22) thì lại đảo lại và ủ kín theo dõi đến ngày thứ 30-35 khi thấy nụ nhĩ xuất hiện vòng quanh vết đục thì ta tiến hành xoa nụ và mang ra giàn chăm sóc. Riêng những khúc gỗ nào chưa ra hoặc ra nụ nhix ít thì ta tiến hành ủ tiếp. Ra giàn Giàn là 1 cái lán cao 1,8m, rộngn 1,5m tuỳ theo khối lượng gỗ mà làm chiều dài trung bình lán rộng 1,5m dài 2,5 – 3m thì chứa được 1 ste (khối rỗng), phía trên nóc giàn phủ rơm rạ cỏ tế, dày 30cm để làm nhiệm vụ chống nóng, xung quanh giàn dùng phên nóng mốt để che, thiết kế 1 cây tre làm suốt chạy dọc theo giữa lán cao 0,8m để làm chỗ dựa cho các khúc gỗ. Chú ý n ền giàn phải đổ cát dày 5-10cm để thoát nước và giữ ẩm, nếu là nền đất trước khi đổ cát phải rắc vôi để phòng mối, kiến. Giàn phải thiết kế gàn giếng hoặc gần nguồn nước sạch để tiện chăm sóc tưới nước. Chăm sóc - thu hoạch - bảo quản Tiến hành tưới nước 1 ngày 3-4 lần bằng bình hun hoặc ô doa. Khi thấy nấm lạ hoặc bị thối cần tiến h ành gạt bỏ phần thối hoặc vặt sách nấm lạ sau đó dùng nước vôi 20% (2kg vòi trong 10 lít nước). Khi hấy tai nhĩ dã xoè rộng mép cong về phía sau thì tiến hành thu hoạch, dùng móng tay bấm nhẹ và xoay 1 vòng để không bị long gốc và hái hết chân, mộcnhĩ hái xong rửa sạch phơi khô - để nguội rồi bảo quản. Thường sau thu hoạch 3-4 tháng nếu thấy mộcnhĩ phát triển chậm cần ủ lại nử a tháng sau đó lại ra giàn và chăm sóc. Năng suất mộcnhĩ hoàn toàn phụ thuộc vào người chăm sóc, trung bình mỗi ste thu đựoc 12-15kg mộcnhĩ khô, nếu có điều kiện phun sương thì năng suất sẽ cao hơn. . Mộc Nhĩ Mộc nhĩ là một loại nông sản có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, nó được. sau thu hoạch 3-4 tháng nếu thấy mộc nhĩ phát triển chậm cần ủ lại nử a tháng sau đó lại ra giàn và chăm sóc. Năng suất mộc nhĩ hoàn toàn phụ thuộc vào người