Ba bệnhthườngmắctrongmùađôngTrong những ngày đông lạnh giá, ngoài việc phải ăn uống khoa học, luyện tập đều đặn, nghỉ ngơi hợp lý, bạn còn cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để loại trừ những căn bệnhthường "gõ cửa" bạn trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. 1. Cảm lạnh Có hơn 100 loại vi rút là thủ phạm gây nên chứng cảm lạnh. Theo thống kê, chứng cảm lạnh là chứng bệnhthường gặp nhiều nhất trên thế giới. Những ngày mùa đông, trời lạnh giá, nhiệt độ xuống thấp sẽ khiến cho bạn càng dễ mắc chứng cảm lạnh hơn bao giờ hết. Khi mắc cảm lạnh bạn sẽ bị đau họng, chảy nước mũi, khó thở, tiết nhiều nước mắt, đau các khớp, sốt, nghẹt mũi và ho. Cách hữu hiệu nhất để "trị" chứng cảm lạnh và giảm cảm giác đau đớn là bạn cần tránh vận động khi không cần thiết, dành thời gian để nghỉ ngơi, bổ sung đủ lượng nước cơ thể cần, đặc biệt là nên uống thêm các loại nước quả. Hiện trên thế giới vẫn chưa có bất cứ loại vắc- xin nào có thể giúp bạn loại trừ nguy cơ mắc chứng cảm lạnh và kháng sinh thì hoàn toàn vô dụng trong trường hợp này. Vì vậy trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày bạn nên chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý đến việc duy trì độ ẩm trong phòng, không khí khô hanh thiếu đi độ ẩm cần thiết là điều kiện thuận lợi cho các loại vi rút gây cảm lạnh hoạt động và tấn công bạn. Chú ý không nên sờ vào mắt, mũi, miệng khi tay chưa sạch. Đây là lưu ý rất quan trọng vì nó sẽ giúp hạn chế tối đa sự xâm nhập của các loại vi rút có hại. 2. Cúm Cúm tuy không phải là loại bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên, đối với phụ nữ đang mang thai, cúm có thể gây nên dị tật thai nhi. Cúm có thể gây dị tật thai nhi Bạn sẽ có những biểu hiện rõ ràng bị mắc cúm sau 3 ngày bị vi rút cúm xâm nhập vào cơ thể. Các biểu hiện của bệnh cúm: sốt, ho, đau họng, ớn lạnh, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau tay, chân, lưng và các khớp. Khi bị cúm nặng các biểu hiện của bệnh không dừng ở đó mà có thể sẽ là nôn mửa, tiêu chảy, co cơ bụng. Cúm là chứng bệnh rất dễ lây nhiễm, khi đã bị mắc cúm bạn cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, bổ sung đủ lượng nước cơ thể, có thể sử dụng thuốc giảm đau, tuy nhiên bạn không nên tự ý dùng thuốc mà hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Một điều bạn cần đặc biệt lưu ý khi điều trị chứng bệnh cúm là không sử dụng thuốc kháng sinh vì thuốc kháng sinh chỉ có khả năng ứng phó với các loại vi khuẩn và hoàn toàn bất lực đối với các chứng bệnh do vi rút là thủ phạm gây nên. Ngoài ra, trong chế độ ăn uống bạn cũng nên bổ sung thêm tỏi vào các món ăn. Tỏi là một trong những cây thuốc lâu đời nhất, và nó có rất nhiều tác dụng chống lại bệnh tim, thiếu máu và chữa cảm cúm. Bạn nên ăn tỏi sống hơn là đã chế biến kỹ hay đã ngâm dấm. 3. Bị cước Vào những ngày mùa đông, bạn thường rất khó chịu vì tê cứng và đau đớn khi bị cước. Hiện tượng cước có thể xảy ra ở tay, chân, má, mặt, mũi, cằm, trán, tai, cổ tay Để phòng ngừa: khi ra ngoài bạn cần biết cách bảo vệ mình bằng cách mặc quần áo ấm, đeo găng tay, đội mũ, đi tất, giày và nên ngâm chân vào nước ấm mỗi buổi tối. Nếu bạn bị cước lâu ngày, kéo dài không nên tự tìm cách khắc phục, mà hãy tới gặp các bác sĩ chuyên khoa để được điều trị đúng hướng. Lưu ý không nên xoa bóp mạnh và nhiều lên những vùng da bị cước, sẽ gây nên những ảnh hưởng không tốt tới các tế bào da. Càng không nên dùng đá để chườm với hy vọng làm giảm vùng sưng phù do cước gây nên, việc đó sẽ làm cho tình hình ngày càng trở nên xấu hơn. . Ba bệnh thường mắc trong mùa đông Trong những ngày đông lạnh giá, ngoài việc phải ăn uống khoa học, luyện. chứng bệnh thường gặp nhiều nhất trên thế giới. Những ngày mùa đông, trời lạnh giá, nhiệt độ xuống thấp sẽ khiến cho bạn càng dễ mắc chứng cảm lạnh hơn bao