CáchxửtrícáctổnthươngởlưngCáctổnthươngở vùng lưng có nguy cơ ảnh hưởng đến tuỷ sống, và nếu tuỷ sống bị tổn hại có thể dẫn đến liệt tạm thời hay vĩnh viễn hoặc hạn chế vận động. Xửtrí một bệnh nhân có nghi ngờ tổnthương cột sống là giữ cho họ nằm yên, trong khi đó theo dõi, giữ thông đường thở và hô hấp, và xửtrí sốc. Xửtrí Cần làm • Xửtrí sốc. • Di chuyển đầu đến vị trí trung tính nếu bạn đã được huấn luyện để làm điều đó. • Theo dõi đường thở và hô hấp. Không làm • Di chuyển nạn nhân khi không cần thiết. Bạn cần phải làm gì nếu • Nạn nhân bị bất tỉnh? Kiểm tra đường thở và hô hấp. • Nếu nạn nhân đang ở vị trí đường thở thông thì cứ giữ yên và kiểm tra hô hấp. • Nếu đường thở không thông, nhờ người bên cạnh giúp di chuyển nạn nhân vào tư thế an toàn hơn như tư thế phục hồi hoặc nằm nghiêng, dùng kỹ thuật lăn khúc gỗ. • Nếu nạn nhân ngừng thở, hãy thổi hơi thở cấp cứu. Kết hợp việc này với ép ngực, nếu tuần hoàn không còn. Nếu bạn cần lật ngửa nạn nhân để hồi sức, hãy thực hiện một cách mau lẹ nhưng nhẹ nhàng. Nếu nạn nhân còn tỉnh 1. Nếu nạn nhân còn tỉnh và đã nằm, bạn hãy để nạn nhân nằm yên. Nếu nạn nhân đang đi loanh quanh, hãy đỡ họ nằm xuống. Nếu có thể, hãy đặt một tấm chăn hay chiếc áo khoác bên dưới trước khi đặt nạn nhân nằm lên. 2. Khuyên nạn nhân hãy nằm yên. 3. Hãy chắc chắn là đã gọi xe cấp cứu. 4. Giữ yên đầu nạn nhân bằng cách đặt hai bàn tay của bạn áp vào hai tai và những ngón tay bạn đặt dọc theo hàm nạn nhân. 5. Tiếp tục nâng đỡ đầu nạn nhân cho đến khi có người đến giúp. Các dấu hiệu và triệu chứng của tổnthương vùng lưng Gãy xương vùng lưng • Chỗ lõm hoặc lồi có thể là dấu hiệu xương sống (đốt sống) bị trật. • Thâm tím hay sưng trên cột sống . • Đau lưng. • Ấn đau trên vùng bị gãy xương. Tổnthương tuỷ sống . • Mất vận động ở vùng bên dưới vị trí bị gãy xương • Cảm giác rần rần như kiến bò ở ngón tay ngón chân hoặc khắp cơ thể • Nạn nhân cảm thấy lạ như có cảm giác không vững. • Tê . Nếu có một trong các dấu hiệu và triệu chứng này, hoặc nếu tính chất của tai nạn cho thấy có nguy cơ gãy xương, như va chạm nặng hoặc ngã xuống từ trên cao, bạn hãy nghĩ đến có tổnthương cột sống. Tổnthương vùng lưng có thể trầm trọng: hãy gọi cấp cứu ngay. Xửtrí xóc mảnh nhọn hay móc câu Vật lạ kích thước lớn nằm trong vết thương, hoặc vật lạ nằm gần các vị trí dễ tổnthương như mắt, cần được chăm sóc và điều trị y tế đặc biệt. Những mảnh nhỏ, như mảnh kính hay mảnh gỗ, dính vào các vết thương nhỏ thường có thể được xử lý dễ dàng tại nhà mà không cần điều trị thêm. LẤY DẰM 1. Nếu dằm ghim sâu vào trong da, hãy làm sạch vết thương, băng nhẹ nhàng và nhờ chăm sóc y tế. Nếu mảnh dằm ló một phần ra khỏi da, bạn có thể cố gắng lấy dằm ra bằng nhíp. 2. Hơ nhíp qua ngọn lửa để làm sạch và giảm nguy cơ nhiễm trùng. 3. Dùng nhíp kẹp đầu của mảnh dằm và nhẹ nhàng kéo nó ra theo một góc bằng với góc lúc nó ghim vào. Nếu mảnh dằm gãy trong vết thương hoặc khó lấy ra, thì xửtrí như những vật lạ kích thước lớn. 4. Khi đã dằm lấy ra, nặn vết thương cho thêm một ít máu chảy ra, rửa sạch vết thương bằng xà bông và nước và che lại bằng cao dán hay băng thích hợp. 5. Mảnh dằm có thể mang vi trùng vào cơ thể, nên cần kiểm tra xem chỗ bị thương có dấu hiệu bị nhiễm trùng không trong vài ngày sau đó. Đặc biệt là nguy cơ bị uốn ván, nhất là bị xóc dằm khi đang làm vườn, nên cần kiểm tra ngày chủng ngừa uốn ván lần cuối và chủng lại nếu cần. Dùng nhíp để kẹp và lấy dầm ra . Cách xử trí các tổn thương ở lưng Các tổn thương ở vùng lưng có nguy cơ ảnh hưởng đến tuỷ sống, và nếu tuỷ sống bị tổn hại có thể dẫn. động. Xử trí một bệnh nhân có nghi ngờ tổn thương cột sống là giữ cho họ nằm yên, trong khi đó theo dõi, giữ thông đường thở và hô hấp, và xử trí sốc. Xử trí