Bệnh văn phòng và cách phòng chống

7 400 0
Bệnh văn phòng và cách phòng chống

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bệnh văn phòng cách phòng chống Từ thế kỷ XVIII, các bác sĩ đã phát hiện có một số tư thế khi làm việc gây ra một số bệnh cơ xương. Có những bệnh liên quan đến tư thế làm việc ở văn phòng. NHỮNG BỆNH VĂN PHÒNG THƯỜNG GẶP LÀ GÌ? Nhóm bệnh cơ xương: Bệnh cơ xương thường xảy ra từ từ qua thời gian do các tổn thương lặp đi lặp lại trên các mô mềm (cơ, gân, dây chằng, khớp, sụn) hệ thần kinh. Như bao vấn đề khác, bệnh cơ xương cũng có mối liên hệ nhân quả. Có rất nhiều yếu tố gây ra bệnh cơ xương, chẳng hạn công việc phải dùng lực nhiều, vận động hoặc di chuyển nhanh (chơi tennis chẳng hạn), công việc có tính chất lặp đi lặp lại, làm việc với tư thế tĩnh tại kéo dài (ngồi hàng giờ với máy vi tính). Nghiên cứu của Farmington cho thấy bệnh cơ xương do sử dụng máy vi tính chiếm tỷ lệ rất cao. Các yếu tố nguy cơ khác có thể kể là khi làm việc dưới áp lực (nhất là lúc phải chạy đua với kế hoạch), môi trường lạnh (nhiệt độ trong phòng làm việc dưới 200C)… Bệnh lý cơ xương thường gặp là hội chứng ống cổ tay, viêm dây chằng, viêm bao hoạt dịch, viêm khớp, rách dây chằng-cơ, thoái hóa thoát vị đĩa đệm… chúng có thể gặp nhiều nơi trong cơ thể, nhưng phổ biến là cổ cột sống ngực, vai, khuỷu cánh tay, cổ tay, bàn tay các ngón, cột sống thắt lưng, chân, mắt cá bàn chân… Nếu có bất kỳ triệu chứng nào như tê ngón tay, cử động ngón tay khó khăn, tê chân, đau hoặc cứng khớp, đau lưng… thì có thể bạn đã mắc bệnh ở xương. Hội chứng tổn thương thần kinh là những thứ mà bạn có thể gặp. Khi bạn ngoẹo đầu sang một bên để giữ điện thoại nói chuyện trong khi hai tay vẫn thoăn thoắt với máy tính, có thể bị Hội chứng thoát ngực. Nó là do sự chèn ép đám rối thần kinh cánh tay do căng cơ bên của cổ vì sai vị trí đầu hay tư thế ngồi sụp. Khi duỗi ngón tay cổ tay lặp đi lặp lại hay do quay cẳng tay sẽ làm chèn ép dây thần kinh quay, coi chừng bị Hội chứng ống thần kinh quay với biểu hiện là cảm giác khó chịu từ khuỷu tay đến phần chân đế của ngón cái hoặc yếu cổ tay. Suy tư với mức lạm phát tăng cao, bạn chìm trong suy nghĩ với khuỷu tay chống lên mặt phẳng cứng một cách vô thức làm chèn ép dây thần kinh trụ bên trong khuỷu tay, bạn bừng tỉnh do cảm giác tê cóng hay đau nhức bên trong cánh tay đi kèm với nhức nhối đến ngón đeo nhẫn ngón út, đó là biểu hiện của Hội chứng ống thần kinh trụ. Khi bạn đang nghỉ ngơi hoặc vào ban đêm, bạn thấy đau, cảm giác rát bỏng, tê ngứa bàn tay hay cổ tay, teo mô cơ ngón cái, giảm sức nắm, rất có thể bạn đang bị chèn ép dây thần kinh giữa gây Hội chứng ống cổ tay. PHÒNG CHỐNG BỆNH VĂN PHÒNG Đầu tiên, chúng ta phải duy trì tư thế thông thường, bằng cách: • Duy trì tư thế thẳng đứng của lưng cổ, vai thả lỏng. • Giữ cánh tay gần với thân, khuỷu tay 90-100 độ. • Giữ bàn chân phẳng chạm đất, trọng lượng thân trên đặt nơi “xương ngồi”. • Cổ tay ở vị trí tự nhiên nhất. Vùng an toàn cho cử động cổ tay là 15 độ theo các hướng khác nhau. • Tránh uốn cong cổ về phía trước trong một khoảng thời gian kéo dài (nhớ rằng lực sẽ tăng gấp bốn lần khi uốn cong cổ về phía trước). • Tránh ngồi ở vị trí tĩnh tại trong một thời gian dài. Sau đó là những lưu ý sau để ngăn chặn bệnh văn phòng: • Làm nóng co duỗi trước những hoạt động lặp đi lặp lại, tĩnh tại hay kéo dài. • Nghỉ thường xuyên khi áp dụng bất kỳ tư thế nào kéo dài mỗi 20- 30 phút. • Thay đổi tư thế hoặc ngưng những hoạt động gây đau. • Nhận biết các dấu hiệu sớm của tiến trình viêm điều trị sớm. Cuối cùng, dưới đây là 12 mẹo vặt giúp bạn làm việc được lâu với máy vi tính. 1. Dùng ghế ngồi tốt, lưng ghế cơ động ngồi tựa lưng vào đó. 2. Đỉnh của màn hình cao 5-8 cm trên tầm mắt. 3. Không để ánh sáng chói trên màn hình, sử dụng một kính lọc chống chói. 4. Ngồi cách xa màn hình một sải tay. 5. Bàn chân đặt trên nền nhà hay chỗ để chân chắc chắn. 6. Sử dụng một dụng cụ giữ tài liệu, tốt nhất là ngang tầm màn hình máy vi tính. 7. Cổ tay nằm ngang thẳng với cẳng tay để sử dụng bàn phím hoặc con chuột/thiết bị nhập dữ liệu. 8. Cánh tay khuỷu tay nới lỏng gần thân người. 9. Đặt màn hình bàn phím ở giữa trước mặt. 10. Sử dụng khay đựng bàn phím nghiêng theo độ âm với bục để chuột ở phía trên hay bục có thể điều chỉnh nghiêng xuống đặt cạnh ngay bàn phím. 11. Dùng bề mặt làm việc chắc chắn kệ đựng bàn phím chắc chắn. 12. Nghỉ giải lao ngắn thường xuyên. Ozone sức khỏe con người Ozone được nhà hóa học người Hà Lan Martinus van Marum phát hiện ra vào năm 1785 được nhà hóa học người Đức Christian Friedrich Schönbein, đặt tên là ozone vào năm 1840. Theo tiếng Hy Lạp, ozone có nghĩa là mùi hôi. Khí oxy mà chúng ta hít từ không khí khí ozone rất gần gũi nhau vì đều được cấu thành từ nguyên tử oxy. Hai nguyên tử oxy kết hợp với nhau sẽ tạo thành O2 - oxy rất cần cho sự sống của muôn vật, còn khi ba nguyên tử oxy kết hợp với nhau sẽ tạo thành O3 - ozone. Ozone là chất khí không màu, ở nồng độ thấp không có mùi, nhưng ở nồng độ cao có mùi hôi. Do cấu trúc hóa học có ba nguyên tử oxy nên ozone là loại khí gây phản ứng oxy hóa rất mạnh, có khả năng tiêu hủy hầu hết những chất hữu cơ. Cần phân biệt lớp ozone bảo vệ Trái đất sự ô nhiễm ozone. Lớp ozone trong khí quyển có nhiều nhất ở tầng bình lưu, cách mặt đất khoảng 10-50km, có tác dụng lọc các tia cực tím của Mặt trời, làm giảm phóng xạ bảo vệ sự sống trên Trái đất. Trong khi đó, ở mặt đất, ô nhiễm ozone (nồng độ cao ozone trong không khí) có thể gây hại cho sức khỏe con người. Ô nhiễm ozone Ô nhiễm ozone thường xảy ra ở các thành phố lớn vì ở đó mật độ lưu thông xe cộ dày đặc công nghiệp phát triển. Ánh nắng mặt trời giữ vai trò then chốt trong việc hình thành ô nhiễm ozone, đặc biệt là những những ngày nắng gắt mùa hè. Ozone trong không khí được sinh ra là do phản ứng của ánh nắng mặt trời với hai chất ô nhiễm chính yếu là hydrocarbon nitrogen oxide. Hai chất này được sinh ra từ khói thải của xe cộ từ các nhà máy. Khi nhiệt độ tăng cao có ít gió, ozone trong không khí có thể đạt được nồng độ gây nguy hại cho sức khỏe con người sinh vật. Ô nhiễm ozone sức khỏe con người Khi ozone tiếp xúc với mô phổi, nó tấn công làm tổn thương các tế bào biểu mô lót của đường dẫn khí, gây viêm các tế bào, làm chúng ta ho, ngứa họng, thấy khó chịu trong lồng ngực, đồng thời làm giảm chức năng phổi, khiến ta không thể thở sâu như bình thường. Vì vậy, ô nhiễm ozone có thể làm cho bệnh hen suyễn, khí phế thủng, viêm phế quản mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng lên làm giảm khả năng của cơ thể chống lại vi sinh vật xâm nhập vào hệ hô hấp. Ozone có thể kích ứng phế quản nhạy cảm sẵn có ở một số người bị hen suyễn. Ô nhiễm ozone sẽ kích hoạt cơn hen suyễn tính, do đó phòng khám hen suyễn thường đông bệnh nhân trong những ngày ô nhiễm ozone nhiều. Ngoài việc trực tiếp gây kích ứng phế quản, ozone còn làm cho người bệnh dễ nhạy cảm hơn với các dị ứng nguyên như mạt nhà, phấn hoa, nấm mốc, lông vật nuôi… Với những bệnh nhân bị rung nhĩ (một dạng rối loạn nhịp tim thường gặp hơn ở người lớn tuổi), nguy cơ tử vong tăng cao hơn trong những ngày ô nhiễm ozone nhiều. Ai dễ bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm ozone? Nếu nồng độ ozone tăng cao thì nó ảnh hưởng đến mọi người, đặc biệt là nhóm người đặc biệt nhạy cảm với ozone. Thứ nhất là trẻ em vì đường dẫn khí ở trẻ em chưa phát triển một cách đầy đủ. Thứ hai là những người hoạt động thể lực ngoài trời vì họ thường phải hít thở nhanh hơn sâu hơn nên lượng ozone đi vào phổi nhiều hơn. Thứ ba là những người bị bệnh đường hô hấp. Ngoài ra, người càng lớn tuổi càng dễ nhạy cảm hơn với ô nhiễm ozone các cụ bà dễ bị tổn thương hơn so với các cụ ông. Làm gì khi nồng độ ozone tăng cao? Cần làm theo những hướng dẫn sau đây trong những ngày ô nhiễm ozone nhiều, nhất là những ai dễ bị nhạy cảm với ozone. • Thời gian ở trong nhà càng nhiều càng tốt. • Chỉ nên hoạt động ngoài trời lúc sáng sớm hoặc sau khi Mặt trời lặn. • Tránh những nơi có mật độ giao thông cao. • Sử dụng phương tiện giao thông công cộng để góp phần làm giảm ô nhiễm ozone. • Tránh dùng những thiết bị sử dụng nguyên liệu là dầu gasoline. . Bệnh văn phòng và cách phòng chống Từ thế kỷ XVIII, các bác sĩ đã phát hiện có một số tư thế khi làm việc gây ra một số bệnh cơ xương. Có những bệnh. những bệnh liên quan đến tư thế làm việc ở văn phòng. NHỮNG BỆNH VĂN PHÒNG THƯỜNG GẶP LÀ GÌ? Nhóm bệnh cơ xương: Bệnh cơ xương thường xảy ra từ từ qua thời

Ngày đăng: 19/10/2013, 22:15

Hình ảnh liên quan

2. Đỉnh của màn hình cao 5-8 cm trên tầm mắt. - Bệnh văn phòng và cách phòng chống

2..

Đỉnh của màn hình cao 5-8 cm trên tầm mắt Xem tại trang 3 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan