Nike,AdidasvàRebook…cuộcchạyđuađầythúvị! Tại một khu vực thuộc trụ sở chính của Nike ở Beaverton, Protland, Mỹ đang diễn ra một cảnh tượng thú vị. Một nhân viên với nhiều thiết bị hiện đại gắn trên người, đi một đôi giày thể thao mới toanh và thực hiện một loạt những động tác di chuyển như chạy ngoặt trong bóng rổ, chạy tốc độ trong điền kinh vàchạy lắt léo trong bóng đá. Nhiều người thắc mắc, nhân viên này đang làm gì vậy? Đó chính là John Mathur, một chuyên gia nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới của Nike, hãng sản xuất đồ dùng thể thao lớn nhất trên thế giới, đang thử nghiệm đôi giày vừa mới chế tạo ra. Mỗi bước chạy của John được máy tính ghi lại cẩn thận, một con chip nhỏ gắn ở đất và bảng điện tử tại đôi giày sẽ đo sức mạnh của các xung động và lưu lại trong máy vi tính để phân tích. Đôi bàn chân của John cũng được quay phim rất nhanh, tới 120 hình/giây trong không gian ba chiều. Tất cả các thông số được máy tính lưu lại để phân tích độ bền của đôi giày, trạng thái co bóp của chân và phản ứng của hệ thần kinh khi John chạy nhảy trong đôi giày. Chỉ đến khi những thông số trên được kết luận là hoàn hảo thì mẫu giày mà John vừa thử nghiệm sẽ chuyển đến các nhà máy sản xuất của Nike trên toàn thế giới để sản xuất hàng loạt và tung ra thị trường. Hơn bao giờ hết, công nghệ hiện đại đang quyết định thành công của những sản phẩm ngày nay, đặc biệt trong lĩnh vực thể thao. Với chiến lược luôn áp dụng công nghệ vào sản phẩm để chinh phục khách hàng, ba người khổng lồ trên thị trường đồ dùng thể thao lớn nhất trên thế giới là Nike, Aididas và Reebok đã đem lại cho mọi người những bài học cạnh tranh vô cùng thúvị! Tại Nike, những người như John luôn rất được cưng chiều trong bối cảnh mà “Một đôi giày phải có chất lượng hoàn hảo và đảm bảo sự thoải mái của đôi chân. Chúng tôi coi trọng các công nghệ cao và các chuyên gia R&D (nghiên cứu triển khai)”, giám đốc điều hành Nike nhận xét. Không chỉ có Nike, mà Adidas cũng như Reebok, hoạt động R&D cũng rất được chú trọng. Những nhân viên làm việc tại bộ phận này phải có tối thiểu 10 năm kinh nghiệm trong công việc, lương của họ được trả rất cao, có lẽ chỉ sau các giám đốc mà thôi. Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ, giờ đây, cuộcđua tranh trong lĩnh vực R&D cũng không kém phần khốc liệt so với cuộcđua tranh tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Các đại gia sản xuất đồ dùng thế thao thế giới không tiếc tiền để đầu tư cho các hoạt động R&D. Theo ước tính, trong vài năm trở lại đây, chi phí hàng năm dành cho việc nghiên cứu áp dụng công nghệ vào sản phẩm của Nike đã tăng trung bình 62%, còn tại Adidasvà Reebok, con số này lần lượt là 50% và 48%. Leyton Hughes, giám đốc marketing Reebok cho biết: “Các hãng sản xuất đồ dùng thể thao ngày nay đang áp dụng nhiều công nghệ hiện đại vào sản phẩm của mình. Họ tạo ra các sản phẩm hiện đại, tiện nghi và hấp dẫn hơn. Đó chính là nghệ thuật marketing về mặt công nghệ”. Kinh doanh trong thời đại hiện nay đòi hỏi có sự hòa trộn giữa công nghệ với những sáng tạo trong sản phẩm. Thị trường giày dép thể thao càng thể hiện rõ nét hơn điều này. Năm 2004, doanh thu của Nike là 11,4 tỷ USD trong khi vào năm 1970 con số này mới chỉ là 150 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng mạnh này hoàn toàn nhờ vào kỹ thuật “Air” (đệm không khí trong đế giày) của Nike. Air Jordan là sản phẩm công nghệ cao đầu tiên của Nike với đệm không khí được gắn vào đế giày, giảm lực tác động lên chân. Được tung ra thị trường vào cuối thập niên 80, Air Jordan đã gây sự chú ý khi siêu sao bóng rổ lúc đó là Micheal Jordan đã ký một hợp đồng dài hạn 12 năm sử dụng với Nike. Ngày nay, Air Jordan đã có phiên bản thứ mười hai. Chưa bằng lòng với Air , Nike đã cho ra mắt sản phẩm giày thể thao thế hệ mới có cả hệ thống khí hoạt động liên tục ở đế giày. Công nghệ mới này được áp dụng từ cuối thập niên 80 với sản phẩm giày thể thao Air Max có một “cửa số” mở ở đế giày để đặt vào đó một lớp đệm không khí linh hoạt. Chiếc giầy thể thao kiểu mới đã ngay lập tức thu hút sự chú ý của rất nhiều khách hàng vì sự thoải mái và tiện lợi của nó. Để quảng bá Air Max, Nike đã sử dụng cả bài hát Revolution của nhóm Beatles. Từ đó đến nay, nhiều thế hệ Air Max vẫn nối tiếp nhau ra đời và được người tiêu dùng ưa chuộng. Quyết tâm không thua kém Nike, không lâu sau đó, Reebok cũng tung ra thị trường loại giầy thể thao Pump được bơm căng không khí giúp cho việc đi lại vàchạy được nhẹ nhàng hơn. Nhãn hiệu Pump của Reebok không có dây giày nhưng có một cái bơm nhỏ ở lưỡi giày để làm phồng giày lên, gắn chặt với từng đôi chân. Và nhãn hiệu kế tiếp Insta-Pump, những chiếc giày của Rebook rất được các vận động viên ưa thích. Chiếc Pump của Reebok có điểm vượt trội Nike là giá thành rẻ hơn trong khi độ thoải mái thì không thua kém gì. Đúng là “kẻ tám lạng người nửa cân”. Còn Adidas, hãng đã giới thiệu sản phẩm giày thể thao Feet You Wear có tính cơ học và sinh học cao, khi chân hoạt động thì giày cũng hoạt động theo. Ý tưởng này của Adidas được đánh giá có tính đột phá, trái ngược hẳn với những sản phẩm của Nike và Reebok. Có thể nói, thị trường đồ dùng thể thao thế giới biến đổi từng ngày với nhiều công nghệ mới được áp dụng. Dường như những chiếc giày phát triển cùng với công nghệ và mốt hơn là thể thao. Thoạt đầu những đôi giày thể thao có chất lượng nhưng kiểu dáng bình thường như Gazelle của Adidas được người tiêu dùng yêu thích. Tuy nhiên, ngay sau khi nhãn hiệu Gear với sự đỡ đầu của ngôi sao nhạc rock Micheal Jackson và áp dụng công nghệ phát quang tự động ra đời thì nhãn hiệu Gazelle ngay lập tức rơi vào sự lãng quên trong tâm trí của người tiêu dùng trên toàn thế giới. Mack Hainer, giám đốc marketing Adidas cho biết: “Nếu chúng tôi chỉ tung ra những sản phẩm giày thể thao theo mốt, thì sẽ rất khó thành công. Điều thiết yếu trên thị trường ngày nay là bạn áp dụng công nghệ hiện đại vào những sản phẩm được sản xuất ra đến mức độ nào. Công nghệ là chìa khoá của thành công. Sẽ thật sai lầm nếu tiếc tiếc đầu tư vào nghiên cứu công nghệ cho sản phẩm mới”. Nếu nói về đội ngũ chuyên gia nghiên cứu công nghệ để ứng dụng vào sản phẩm thì có lẽ không hãng nào có thể sánh với Nike. Hiện số lượng chuyên gia này của Nike đã lên đến gần 2.500 nhân viên, gấp 4 lần so với các chuyên gia của Rebook và gấp đôi so với Adidas. Mặc dù tổng số tiền đầu tư cho nghiên cứu công nghệ của Nike vẫn luôn được giữ bí mật nhưng theo một số nguồn tin thì con số này ước tính khoảng 10% lợi nhuận. Trong năm 2003, Nike tung ra thị trường gần 60 sản phẩm mới, trung bình mỗi tuần có một sản phẩm mới ra đời. Hầu như thanh thiếu niên nào từ độ tuổi 15 đến 18 tuổi tại châu Âu và Mỹ đều có ít nhất một đôi giày của Nike. Mỗi khi sản phẩm mới ra đời, những chiếc giày Nike cũ lại bị vứt xó để dành chỗ cho việc “thưởng thức” những đôi giày hiện đại hơn nhiều. Sự lớn mạnh không ngừng của Nike đã khiến hai người khổng lồ Adidasvà Reebok hết sức lo lắng. Vào cuối thập niên 80, cả Rebook vàAdidas vẫn chia sẻ ngôi vị số một trên thị trường đồ dùng thể thao. Nhưng từ thập niên 90 đến nay, mọi việc đã thay đổi hoàn toàn, Nike luôn độc chiếm và đứng vững chắc tại ngôi vị số một. Không chấp nhận thua cuộc, Rebook vàAdidas cũng lao vào cuộc chiến công nghệ sản phẩm. Hàng loạt những nhãn hiệu mới như 3D Ultralite, Hexalite hay DMX liên tục xuất hiện và được quảng cáo rầm rộ nhằm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Riêng DMX, sản phẩm giày thể thao có đế phủ các túi không khí, được Rebook đặt rất nhiều hy vọng. DMX có 10 túi không khí được tăng cường để hút và làm giảm xóc, một lớp bọc mỏng bằng Spandex phủ kín chân, đế giày trong suốt như pha lê. Spencer White, giám đốc bộ phận nghiên cứu của Rebook cho biết: “DMX là thành quả sau 10 năm nghiên cứu miệt mài của chúng tôi. Qua thời gian 3 năm thử nghiệm, tính năng của DMX đã được minh chứng rõ nét về sự tiện dụng và thoải mái. Theo tôi, trong vòng 10 năm nữa, công nghệ này vẫn sẽ được ứng dụng”. Để chứng minh, một đội bóng rổ thuộc giải nhà nghề NBA của Mỹ đã được Reebok mời đến để thử nghiệm đôi giày này. Các vận động viên chơi bóng ngay trong một sân bóng rổ tự tạo bên cạnh phòng nghiên cứu dưới ống kính của gần 40 camera quan sát mọi góc độ. Kết quả thật như ý muốn. Toàn bộ đội bóng rổ đều rất vừa lòng với sản phẩm mới và đã đặt mua dài hạn DMX. Và DMX đã làm lạnh gáy hai người khổng lồ Adidasvà Nike. Tuy vậy, họ vẫn mạnh mồm, Adidas cho rằng: “Đây là trò marketing quen thuộc của Reebok mà thôi”, còn Nike thì chế nhạo: “Sản phẩm rất bình thường như mọi sản phẩm vốn có của Reebok. Chúng tôi chưa nhìn thấy gì mới lạ”. Hàng chục năm nay, những chiếc giày thế thao kiểu mới liên tục xuất hiện trên thị trường. Mỗi lần xuất hiện là một lần người tiêu dùng phải trầm trồ về sự thoải mái và tiện dụng của sản phẩm mới. Và cùng với nó, có lẽ cuộc chiến công nghệ và sáng tạo giữa ba hãng sản xuất đồ dùng thể thao lớn nhất thế giới này chắc sẽ chưa kết thúc… . Nike, Adidas và Rebook… cuộc chạy đua đầy thú vị! Tại một khu vực thuộc trụ sở chính của Nike ở Beaverton, Protland, Mỹ đang diễn ra một cảnh tượng thú. hoàn toàn, Nike luôn độc chiếm và đứng vững chắc tại ngôi vị số một. Không chấp nhận thua cuộc, Rebook và Adidas cũng lao vào cuộc chiến công nghệ sản phẩm.