1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Suy ngẫm về "Công bộc của dân"

2 611 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 61,03 KB

Nội dung

Suy ngẫm về "Công bộc của dân"

Suy ngẫm về "Công bộc của dân"Trong thư gửi “Uỷ ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng” được đăng trên báo Cứu quốc số ra ngày 17/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật. Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”.Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc đó có nhiệm vụ điều hành bộ máy nhà nước vừa bắt đầu vào nền cộng hoà non trẻ và nặng tàn dư phong kiến nên đã dùng khái niệm công bộc để hướng dẫn cán bộ công chức phục vụ nhân dân. Ta hiểu “công bộc” là gì? Theo từ điển Hán-Việt, công có nghĩa là của chung, bộc có nghĩa đầy tớ, cụm từ “công bộc của dân” có nghĩa là “người đầy tớ chung của dân” hay người đầy tớ công vụ.Xưa có truyện Liễu Tôn Nguyên thời nhà Đường mời rượu tiễn bạn là Tiết Tồn Nghĩa sắp đi làm quan khuyên rằng: “Phàm ra làm quan ở hạt nào, phải biết chức phận của mình là người làm việc cho dân, chớ không phải khiến dân làm việc cho mình. Dân ở trong hạt đã chịu nộp thuế để lấy tiền thuê quan giữ sự công bình cho dân. Mà nay ngán thay, thiên hạ ra làm quan, tiền thuế của dân thì biết lấy cả, còn công việc của dân thì trễ biếng, thường khi lại dụng làm ăn trộm của dân nữa…Nên kẻ làm quan, nếu còn biết công lý thì ai mà không chịu giữ gìn cố làm thế nào cho đáng đồng tiền thuê của dân?”.Nay, nhìn lại lịch sử những năm tháng gian khổ trong hai cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc, biết bao tâm gương cán bộ, đảng viên đã quên mình vì nước vì dân, để lại tiếng thơm mãi cho đời sau. Đó thật sự là những con người từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ. Và cũng chính vì vậy họ được nhân dân đùm bọc, tin yêu che chở và giúp đỡ vượt qua bao gian lao thử thách đến ngày đất nước thống nhất, độc lập tự do. So với những năm tháng khó khăn gian khổ của chiến tranh và những năm đầu sau khi đất nước thống nhất, thời mở cửa và hội nhập, đội ngũ cán bộ công quyền có cuộc sống đầy đủ hơn, có nhiều điều kiện, lợi thế để học tập mở mang kiến thức hơn thế hệ cha anh. Nhưng bên cạnh đó, cũng thường xuyên tiếp xúc với những cám dỗ vật chất mà bất cứ lúc nào, nơi nào cũng dễ bắt gặp.Phải suy nghĩ, khi hiện nay, trên các trang báo hay ngoài xã hội, người dân lúc nói chuyện với nhau, mỗi khi nhắc đến cán bộ nhà nước, nhất là lãnh đạo ở cấp quận, huyện, xã, phường…thường dùng những từ xa lạ chỉ có trong thời phong kiến hay chế độ cũ như “quan huyện” rồi “lý trưởng”, hay nhẹ nhàng hơn mà khá phổ biến là “quan chức nhà nước”…Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng (2-1951). Ảnh tư liệu TTXVNĐau lòng, khi có những cán bộ đã không giữ được lập trường, không thắng được sự cám dỗ của vật chất tầm thường, để rồi làm trái với luật pháp, làm mất lòng tin của nhân dân. Có việc cán bộ ăn chặn tiền của dân, kể cả những đồng tiền cứu trợ bão lụt, tiền hỗ trợ tết cho người nghèo hay những vụ chia đất công hưởng lợi ở tỉnh này tỉnh kia… làm đau lòng những cán bộ, đảng viên chân chính. Không thể vui khi có chuyện những “công bộc” lại đi hách dịch, vòi vĩnh, nhũng nhiễu, hành dân hơn là phục vụ nhân dân. Nơi tiếp đón công dân ở một vài cơ quan nhà nước vẫn được ghi là “Phòng tiếp dân” đã làm mất đi sự trịnh trọng và phần nào quyền của những người công dân khi đến liên hệ công việc.Thấm thía, lời dạy của Bác luôn nhắc nhở những người làm trong các cơ quan công quyền luôn phải tự nhìn nhận lại bản thân để xem đã làm những việc có lợi cho dân hay chưa, đã xứng đáng với vai trò, vị trí “công bộc” của dân hay chưa. Lời dạy của Bác đến nay và mãi về sau vẫn luôn mang tính thời sự. Thật vậy, yếu tố con người đóng vai trò, bộ phận cực kỳ quan trọng trong cơ thể bộ máy nhà nước. Những hành vi sai phạm, biến chất, thoái hoá của cán bộ trong các cơ quan công quyền sẽ khó làm cho dân tin, dân phục, vô hình trung làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân với nhà nước, với chế độ. Một chính quyền “ của dân, do dân và vì dân” không thể chấp nhận việc tồn tại những “công bộc” vi phạm kỷ cương phép nước, bản thân biết sai mà vẫn làm, như vậy là có tội, là hại dân. Xử lý nghiêm, không nương nhẹ, không châm chước đối với những cán bộ này mới làm yên dân.Luật pháp đã có (cán bộ, công chức không dám tham nhũng, làm trái)Hoàn thiện khung pháp lý để điều chỉnh đối tượng là cán bộ, công chức là hết sức quan trọng. Pháp lệnh cán bộ, công chức 1998 quy định về cán bộ, công chức Điều 2 có nêu rõ: Cán bộ, công chức là công bộc của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, phải không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, học tập nâng cao trình độ và năng lực công tác để thực hiện tốt nhiệm vụ, công việc được giao.Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2008, gồm 10 chương, 87 điều quy định về cán bộ, công chức; bầu cử, tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, nghĩa vụ, quyền của cán bộ, công chức và điều kiện đảm bảo thi hành công vụ. Trong đó mục 2 Điều 8 có ghi: Tôn trọng nhân dân, tận tuỵ phục vụ nhân dân.Cải cách thủ tục hành chính tiến tới một nền hành chính chuyên nghiệp ( cán bộ, công chức không thể tham nhũng, làm trái)Thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo phải nhanh chóng xây dựng cho được một chương trình cải cách hành chính có tính chiến lược, dài hạn của chính phủ qua việc ban hành quyết định số 136/2001/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010. Khẳng định mục tiêu xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hoá. Một loạt chủ trương, giải pháp quan trọng được đưa ra như điều chỉnh chức năng và cải tiến phương thức hoạt động của Chính phủ, nguyên tắc bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; tách quản lý nhà nước với hoạt động sản xuất kinh doanh, tách cơ quan quản lý công quyền với tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công; cải cách thủ tục hành chính. Trong đó một giải pháp hết sức quan trọng đó là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực, thiết lập kỷ cương, chống quan liêu, tham nhũng… Cải cách hành chính là vấn đề quan trọng trong việc củng cố, hoàn thiện bộ máy công quyền, có quan hệ trực tiếp đến lợi ích của nhân dân. Đến nay, sự chuyển biến tích cực đã có ở nhiều sở, ban, ngành và nhiều cán bộ, công chức. Tuy nhiên, trên thực tế, tỉnh thoảng vẫn còn xảy ra tình trạng “hành là chính” tại các cơ quan công quyền. Điều đó có nhiều nguyên nhân, trong đó thái độ, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức chiếm một phần không nhỏ. Đặt ra yêu cầu với mỗi cán bộ, công chức cần được giao chức trách, nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể, thường xuyên phải kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện và xử lý những sai phạm, thiếu sót của họ. Cải cách hành chính cần kết hợp với việc giáo dục đạo đức và văn hoá công sở.Chế độ đãi ngộ (cán bộ, công chức không cần tham nhũng, làm trái)Công bằng mà nói, hiện chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức chưa sát với thực tiễn cộng vụ mà mỗi cán bộ, công chức đảm nhiệm. Ở khía cạnh khác, sự bất cập trong chính sách tiền lương đối với cán bộ công chức tạo ra làn sóng cán bộ công chức bỏ việc, xin thôi việc và một bộ phận cán bộ công chức nhũng nhiễu, cửa quyền, hách dịch, tham nhũng… Để động viên cái tốt, động viên những cán bộ công chức luôn tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, thấy việc có lợi cho dân thì làm, luôn lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân, Chính phủ đã đưa ra 4 nội dung cải cách trong đó có nội dung: đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Theo đó, cải cách tiền lương và chế độ, chính sách đãi ngộ cần có sự điều chỉnh hợp lý. Phấn đấu để đạt được lợi ích vật chất tương xứng với tài năng đóng góp có ích cho xã hội của cán bộ, công chức. Lợi ích kinh tế cá nhân được tôn trọng cùng với lợi ích cộng đồng.Nhân dịp kỷ niệm 77 năm thành lập Đảng (3/2/2007), Bộ Chính trị đã quyết định tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng, toàn dân. Đây là một chủ trương lớn mang tính cấp bách trong bối cảnh hiện nay và có ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bởi vậy, lúc này hơn lúc nào hết, mỗi cán bộ, công chức cần xác định rõ vị trí của mình đã thực sự là “công bộc của dân” như lời dạy của Người ? . Suy ngẫm về "Công bộc của dân"Trong thư gửi “Uỷ ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện. khái niệm công bộc để hướng dẫn cán bộ công chức phục vụ nhân dân. Ta hiểu “công bộc là gì? Theo từ điển Hán-Việt, công có nghĩa là của chung, bộc có nghĩa

Ngày đăng: 25/08/2012, 18:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w