KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG & QUẢN TRỊ KINH DOANHBỘ MÔN TÀI CHÍNH --- QUY ĐỊNH HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP BÌNH ĐỊNH, NĂM 2019...
Trang 1KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG & QUẢN TRỊ KINH DOANH
BỘ MÔN TÀI CHÍNH -
QUY ĐỊNH HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
BÌNH ĐỊNH, NĂM 2019
Trang 2MỤC LỤC TIÊU ĐỀ Trang
1 MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA ĐỢT THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 3
1.1 Đối tượng sinh viên đi thực tập tốt nghiệp 3
1.2 Mục đích 3
1.3 Yêu cầu 3
1.3.1 Về chính trị tư tưởng 3
1.3.2 Về chuyên môn 4
2 NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 4
2.1 Trang bìa và phụ bìa 4
2.2 Lời cam đoan 4
2.3 Lời cảm ơn (nếu có) 5
2.4 Mục lục 5
2.5 Danh mục các từ viết tắt (nếu có) 5
2.6 Danh mục bảng (nếu có) 5
2.7 Danh mục hình (nếu có) 5
2.8 Phần chính của Báo cáo thực tập tốt nghiệp 5
2.8.1 Phần mở đầu 5
2.8.2 Phần nội dung 5
2.8.3 Phần kết luận 6
2.9 Tài liệu tham khảo 6
2.10 Phụ lục 6
2.11 Nhận xét của cơ sở thực tập 6
2.12 Nhận xét của giảng viên hướng dẫn 6
3 HƯỚNG DẪN CHỌN ĐỀ TÀI CHO BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 6
4 MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY BÁO CÁO 8
4.1 Khổ giấy và chừa lề 8
4.2 Kiểu và cỡ chữ 8
4.3 Khoảng cách dòng 8
4.4 Chương, mục và đoạn 8
4.5 Cách đánh số trang và số lượng trang trong báo cáo 8
4.6 Hình 9
4.7 Bảng 9
4.8 Viết tắt 10
4.9 Tài liệu tham khảo và cách trích dẫn 10
4.10 Phụ lục 12
5 MỘT SỐ BIÊU MẪU THAM KHẢO 12
6 YÊU CẦU KHÁC 25 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trang 31 MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA ĐỢT THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1.1 Đối tượng sinh viên đi thực tập tốt nghiệp
Sinh viên chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp đã hoàn thành 7 kỳ học lý thuyếttheo chương trình học của nhà trường
Sinh viên có thể đến thực tập ở các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khácnhau (công ty tài chính, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, các công ty sản xuất…),trong đó tập trung vào lĩnh vực tài chính
1.2 Mục đích
Thực tập tốt nghiệp nhằm mục đích giúp sinh viên tìm hiểu các vấn đề thực tế ở tổchức kinh tế về hoạt động tài chính, đồng thời vận dụng kiến thức đã học để tiến hành phântích, đánh giá một số vấn đề chủ yếu trong lĩnh vực tài chính của các tổ chức đó Từ đó, sinhviên có thể đưa ra những nhận xét đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu ở vấn đề mà sinhviên đã tiến hành phân tích; trên cơ sở đó đề xuất một số định hướng nhằm hoàn thiện hơn Rèn luyện tác phong, phương pháp, kỹ năng làm việc của một chuyên viên chuyênngành tài chính
1.3 Yêu cầu
1.3.1 Về chính trị tư tưởng
Quán triệt chủ trương chính sách của Đảng và chế độ quản lý kinh tế của Nhà nước,đặc biệt là những quan điểm đổi mới quản lý Nhà nước về kinh tế liên quan đến hoạtđộng tài chính của các tổ chức kinh tế
Tu dưỡng, rèn luyện theo các tiêu chuẩn của một chuyên viên tài chính; đồng thờithấy rõ những mục tiêu cần phấn đấu tu dưỡng để trở thành một chuyên gia trong lĩnhvực tài chính có đủ phẩm chất, năng lực phù hợp với điều kiện mới của nền kinh tế
1.3.2 Về chuyên môn
Trang 4Vận dụng tổng hợp kiến thức các môn học đã được nhà trường trang bị để phântích, đánh giá các hoạt động tài chính tại các tổ chức kinh tế, phi kinh tế
Rèn luyện năng lực thực hành, vận dụng lý luận vào giải quyết các tình huống cụthể trong thực tiễn của một chuyên viên trong lĩnh vực tài chính
Rèn luyện phương pháp nghiên cứu khoa học, khả năng khảo sát nắm bắt và phântích, tìm biện pháp giải quyết những vấn đề trong lĩnh vực tài chính
Hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp tại cơ sở thực tập theo quy định của Bộ môn
và sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn
2 NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Một BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP phải bao gồm những nội dung chính
và được viết theo thứ tự như sau:
1 Trang bìa và trang phụ bìa
2 Lời cam đoan
3 Lời cảm ơn (nếu có)
14 Nhận xét của giảng viên hướng dẫn
Dưới đây là những quy định chi tiết về từng nội dung của báo cáo thực tập tốt nghiệp:
2.1 Trang bìa và trang phụ bìa
Trang bìa và trang phụ bìa được trình bày giống nhau, khác biệt duy nhất là trang
bìa được in trên bìa màu và đóng kính, còn trang phụ bìa được in trên giấy A4 (xem mẫu
ở mục 5 của quy định này).
2.2 Lời cam đoan
Trong phần này sinh viên cần trình bày lời cam đoan do chính bản thân sinh viênthực hiện báo cáo, không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác để làm sảnphẩm của riêng mình Các thông tin sử dụng trong báo cáo có nguồn gốc và được tríchdẫn rõ ràng Sinh viên phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản
của báo cáo (xem mẫu ở mục 5 của quy định này).
Trang 52.3 Lời cảm ơn (nếu có)
Sinh viên trình bày lời cảm ơn đến người hướng dẫn, người cung cấp thông tin, dữ
liệu cũng như những người giúp đỡ để báo cáo được hoàn thành (xem mẫu ở mục 5 của quy định này).
2.4 Mục lục
Trong phần này sinh viên cần trình bày tiêu đề các mục trong báo cáo và số trangtương ứng Chú ý chỉ liệt kê tên đề mục đến 4 chữ số (ví dụ: 1.; 1.1.; 1.1.1 và 1.1.1.1.)
(xem mẫu ở mục 5 của quy định này).
2.5 Danh mục các từ viết tắt (nếu có)
Trong phần này sinh viên cần trình bày đầy đủ các thuật ngữ viết tắt trong bài báo
cáo và theo thứ tự A, B, C… (xem mẫu ở mục 5 của quy định này)
2.6 Danh mục bảng (nếu có)
Sinh viên cần liệt kê chính xác tên của các bảng biểu theo thứ tự trong báo cáo và số
trang tương ứng (xem mẫu ở mục 5 của quy định này).
2.7 Danh mục hình (nếu có)
Sinh viên cần liệt kê chính xác tên của các hình theo thứ tự trong báo cáo và số
trang tương ứng (xem mẫu ở mục 5 của quy định này).
2.8 Phần chính của báo cáo thực tập tốt nghiệp
Phần chính của báo cáo thực tập tốt nghiệp bao gồm: lời mở đầu, nội dung và kết
luận (xem mẫu tại mục 5 của quy định này).
2.8.1 Lời mở đầu
Trong phần này sinh viên cần trình bày không quá 3 trang với 5 nội dung sau:
1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
2 Mục đích của báo cáo
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4 Phương pháp nghiên cứu
5 Kết cấu của báo cáo
2.8.2 Nội dung
Nội dung chính của báo cáo được trình bày trong 2 chương Cụ thể :
Chương 1: trình bày cơ sở lý luận về lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu đã được thực hiện có liên quan đến vấn đề sinh viên lựa chọn nghiên cứu tại đơn vị, số
trang viết trong chương 1 không quá 25 trang
Chương 2: trình bày thực trạng vấn đề sinh viên lựa chọn nghiên cứu tại đơn vị
thực tập dựa trên cơ sở lý luận đã nêu ở chương 1, trong đó bao gồm các nội dung sau:
1 Giới thiệu khái quát về đơn vị thực tập
2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu tại đơn vị thực tập
3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng vấn đề nghiên cứu tại đơn vị thực tập
Trang 64 Đánh giá chung thực trạng vấn đề nghiên cứu tại đơn vị thực tập.
5 Một số định hướng giải pháp nhằm hoàn thiện
Số trang quy định trình bày trong chương 2 không quá 50 trang
2.8.3 Kết luận
Trình bày ngắn gọn những nội dung và kết quả đã đạt được trong báo cáo Số trangtrình bày không quá 2 trang
2.9 Tài liệu tham khảo
Sinh viên cần liệt kê tất cả những tài liệu đã được trích dẫn trong báo cáo, cần phải
viết chính xác tên tác giả và năm xuất bản để có thể truy tìm tài liệu khi cần (xem mẫu ở mục 5 của quy định này)
2.10 Phụ lục
Phụ lục cần đặt ngay sau tài liệu tham khảo Phụ lục là phần số liệu thô, các bảng xử
lý thống kê, hình vẽ, hình chụp, các bảng số liệu ít quan trọng không đưa vào bài viết,
bảng câu hỏi,.… Có thể nhóm chúng thành phụ lục lớn theo chủ đề (xem mẫu ở mục 5 của quy định này).
2.11 Nhận xét của cơ sở thực tập
Nhận xét của cơ sở thực tập được trình bày theo mẫu ở mục 5 của báo cáo và chiếmtrọn 1 trang Sinh viên phải lấy được xác nhận của cơ sở thực tập, có dấu tròn đỏ và chữ ký
của đại diện cơ sở thực tập trước khi nộp quyển (xem mẫu ở mục 5 của quy định này).
2.12 Nhận xét của giảng viên hướng dẫn
Phần này dùng để giảng viên ghi những nhận xét về việc sinh viên có hoàn thànhnhững yêu cầu về ý thức, tiến độ, nội dung, hình thức của khoa và giảng viên hướng dẫn
hay không (xem mẫu ở mục 5 của quy định này).
3 HƯỚNG DẪN CHỌN ĐỀ TÀI CHO BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Tùy vào cơ sở thực tập và tình hình thực tế mà sinh viên có thể chọn đề tài chochuyên đề tốt nghiệp của mình, hoặc chọn đề tài theo sự hướng dẫn của người hướng dẫntại cơ sở thực tập, theo sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn
Sinh viên có thể chọn một trong các vấn đề liên quan đến lĩnh vực tài chính doanhnghiệp để nghiên cứu như:
1 Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại doanh nghiệp
2 Thực trạng công tác quản trị tài chính đối với doanh nghiệp
3 Thực trạng khả năng thanh toán tại doanh nghiệp
4 Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty
5 Thực trạng công tác quản lý hàng tồn kho tại công ty
6 Công tác quản trị các khoản phải thu tại công ty – Thực trạng và giải pháp
7 Xây dựng mô hình quản lý tiền mặt tại công ty
8 Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại công ty
Trang 79 Thực trạng hiệu quả kinh doanh tại công ty
10 Thực trạng chính sách phân chia lợi tức cổ phần tại công ty cổ phần
11 Phân tích tài chính phục vụ cho hoạt động quản trị tại doanh nghiệp
12 Phương pháp phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay
- Thực trạng và giải pháp tại doanh nghiệp
13 Cơ cấu vốn tại công ty – Thực trạng và giải pháp
14 Thực trạng hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại doanh nghiệp
15 Thực trạng huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển tại công ty
16 Thực trạng khả năng huy động vốn tại doanh nghiệp
17 Thực trạng hoạt động cho thuê tài chính đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tạicông ty cho thuê tài chính
18 Chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp
19 Thực trạng công tác kế hoạch hóa tài chính tại doanh nghiệp
20 Thực trạng phương pháp đánh giá hiệu quả tài chính dự án đầu tư dài hạn tạiCông ty
21 Thực trạng hiệu quả công tác quản lý hàng tồn kho tại công ty
22 Thực trạng công tác dự báo và hoạch định tài chính tại công ty
23 Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại công ty
24 Phân phối lợi nhuận sau thuế tại công ty
25 Thực trạng hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính tại công ty
26 Sử dụng các học thuyết cấu trúc vốn trong quyết định huy động vốn tại doanhnghiệp
27 Thực trạng công tác lập kế hoạch tài chính tại doanh nghiệp
28 Phân tích tác động của đòn bẩy đến rủi ro và tỷ suất sinh lời trong hoạt động củadoanh nghiệp
29 Phân tích ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả hoạt động của doanhnghiệp
30 Phân tích ảnh hưởng của đòn bẩy hoạt động đến hiệu quả hoạt động của doanhnghiệp
31 Phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp
32 Phân tích cân bằng tài chính tại doanh nghiệp
Ngoài ra sinh viên có thể chọn những đề tài khác có liên quan hoạt động tài chính
và cần có sự đồng ý của giảng viên hướng dẫn
4 MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY BÁO CÁO
4.1 Khổ giấy và chừa lề
Giấy có khổ A4 (21 x 29,7cm) phải trắng và chất lượng tốt Nội dung chỉ in trên
một mặt giấy
Trang 8Lề trái: 3cm; Lề phải, trên, dưới: 2cm.
4.4 Chương, mục và đoạn
* Chương: Mỗi chương phải bắt đầu ở một trang mới Tên chương đặt ở bên dướichữ “Chương” Chữ “Chương” được viết in hoa, in đậm và số chương là số Ả Rập(1,2, ) đi ngay theo sau và được đặt giữa Tên chương phải viết hoa, in đậm, cỡ chữ 14
* Mục: Các tiểu mục của bài báo cáo được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số,nhiều nhất gồm 4 chữ số
- Mục cấp 1: Số thứ tự mục cấp 1 được đánh theo chương, số thứ tự số Ả Rập sát
* Đoạn: Có thể dùng dấu gạch ngang, hoa thị, số hoặc theo mẫu tự thường, cách lề
1tab (mặc định của word là 1.27cm), chữ thường, in nghiêng
4.5 Cách đánh số trang và số lượng trang của báo cáo
* Đánh số trang:
Có hai hệ thống đánh số trang trong một đề tài Những trang đầu được đánh số La
Mã nhỏ (i, ii, iii, ) được đặt ở giữa cuối trang và được tính từ bìa phụ, nhưng bìa phụkhông đánh số Những trang đầu được xếp thứ tự như sau: bìa phụ, lời cam đoan, lời cảm
ơn, mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng, danh mục hình
Phần bài viết được đánh số Ả Rập Trang 1 được tính từ trang đầu tiên của Chương
1 đến hết bài báo cáo (trang cuối của chương 2) kể cả hình, bảng, Trang được đánh số ởgiữa, cuối trang
* Số lượng trang:
Tổng số trang phần nội dung của báo cáo thực tập tốt nghiệp không quá 80 trang,trong đó:
Trang 9Phần mở đầu: không quá 3 trang.
Nội dung chính: không quá 75 trang
Kết luận: không quá 2 trang
in line with text để không bị chạy, canh giữa và không làm khung cho hình
- Đánh số hình: Mỗi hình đều được bắt đầu bằng chữ “Hình” sau đó là số Á Rập
theo chương và theo số thứ tự (ví dụ: Hình 1.2 là hình thứ hai của chương 1)
- Tên hình: Yêu cầu ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu và phải chứa đựng nội dung, thời
gian, không gian được biểu hiện trong hình (tránh dùng tên chung chung như kết quả củađiều tra 1 hay 2) Số thứ tự của hình và tên hình được đặt ở phía dưới hình, đặt giữa dòng,chữ thường, cỡ chữ 12, in đậm
- Ghi chú trên hình: Các ghi chú trên hình nên tránh viết chữ tắt gây khó hiểu cho
người đọc Trường hợp ghi chú dài thì ghi cuối hình Chữ thường, cỡ chữ 10
- Phần ghi chú ở cuối hình: Được đặt bên phải, chữ thường và in nghiêng, cỡ chữ
11 và dùng để giải thích rõ các nội dung chỉ tiêu trong bảng hoặc nguồn tài liệu In
nghiêng, cỡ chữ 11 (xem mẫu ở mục 5 của quy định này)
- Đánh số bảng: Mỗi bảng đều được bắt đầu bằng chữ “Bảng” sau đó là số Ả Rập
theo chương và theo số thứ tự (như đánh số hình) Số thứ tự của bảng (hoặc hình) gồm 2phần, ngăn cách nhau bởi dấu chấm Phần đầu chỉ số thứ tự chương (phần) của báo cáo,phần sau chỉ số thứ tự của bảng (hoặc hình) trong chương đó Ví dụ: “Bảng 2.1” là Bảng
số 1 của chương 2
- Tên bảng: Yêu cầu ngắn gọn, đầy đủ, rõ ràng và phải chứa đựng nội dung, thời
gian, không gian được biểu hiện trong bảng Số thứ tự của bảng và tên bảng được đặt ởphía trên bảng, canh trái, chữ thường, in đậm, cỡ chữ 12 Các nội dung trong bảng cỡ chữ12
Trang 10- Chỉ tiêu theo cột: Tên cột phải ngắn gọn, dễ hiểu Cột trong một bảng thường
được chia nhỏ xuống tối đa ba mức độ Tên cột có thể viết tắt, nhưng phải được chú giải
- Cách ghi số liệu trong bảng: Số liệu trong từng hàng (cột) có cùng đơn vị tính
phải nhận cùng một số lẻ thập phân Số liệu ở các hàng (cột) khác nhau đơn vị tính khôngnhất thiết có cùng số lẻ với hàng (cột) tương ứng Số liệu được canh phải
Một số ký hiệu quy ước:
+ Nếu không có số liệu thì trong ô ghi dấu gạch ngang “-”
+ Nếu số liệu còn thiếu, sau này sẽ bổ sung sau thì trong ô ghi dấu “ ”
+ Ký hiệu gạch chéo “x” trong ô nào đó thì nói lên hiện tượng không có liênquan đến chỉ tiêu đó, nếu ghi số liệu vào đó sẽ vô nghĩa hoặc thừa
- Phần ghi chú ở cuối bảng: Được đặt giữa, chữ thường và in nghiêng, cỡ chữ 11 và
dùng để giải thích rõ các nội dung chỉ tiêu trong bảng:
+ Nguồn tài liệu: Nêu rõ không gian, thời gian
+ Các chỉ tiêu cần giải thích
Thường thì bảng được trình bày gọn trong một trang riêng Nếu bảng ngắn có thểtrình bày chung với bài viết Không được cắt một bảng trình bày ở 2 trang Trong trườnghợp bảng không quá dài nhưng phần giấy còn lại không đủ để đặt bảng trong cùng 1trang khiến cho bảng phải sang trang tiếp theo, sinh viên đưa nội dung phân tích vàotrước và dùng các cụm từ liên kết (ví dụ: Nhìn vào Bảng 2.1 ta thấy, ) để người đọc biếtđược và đặt bảng ở trang tiếp theo Trường hợp bảng quá dài không trình bày đủ trongmột trang thì có thể qua trang, trang kế tiếp không cần viết lại tựa bảng nhưng phải có tựacủa các cột
Nếu bảng được trình bày theo khổ giấy nằm ngang thì đầu bảng phải quay vào chỗđóng bìa
Cột trong một bảng thường được chia nhỏ xuống tối đa ba mức độ Tựa cột mức độ
1 viết hoa, in đậm Tựa cột mức độ 2, 3 viết chữ thường, in đậm Tựa cột có thể viết tắt,
nhưng phải được chú giải ở cuối bảng (xem mẫu ở mục 5 của quy định này)
Trang 114.8 Viết tắt
Nguyên tắc chung, trong bài báo cáo hạn chế tối đa viết tắt Nhưng trong một sốtrường hợp đặc biệt, cụm từ quá dài và được lặp lại nhiều lần trong bài báo cáo thì có thểviết tắt
- Tất cả những chữ viết tắt, không phải là chữ thông dụng, thì phải được viếtnguyên ra lần đầu tiên và có chữ viết tắt kèm theo trong ngoặc đơn Chữ viết tắt lấy các
ký tự đầu tiên của các từ, bỏ giới từ, viết hoa
- Không được viết tắt ở đầu câu và trong tên đề tài
- Không được viết tắt tên quốc gia
4.9 Tài liệu tham khảo và cách trích dẫn
- Mọi ý kiến, khái niệm có ý nghĩa khoa học mà không phải của riêng tác giả và mọitham khảo khác phải được chú dẫn ở cuối trang và được liệt kê trong trong Danh mụcTài liệu tham khảo của báo cáo Nếu sử dụng tài liệu của người khác mà không chú dẫntác giả và nguồn tài liệu thì báo cáo không được duyệt để bảo vệ
- Không trích dẫn những kiến thức phổ biến, mọi người đều biết Việc trích dẫn,tham khảo chủ yếu nhằm thừa nhận nguồn của những ý tưởng có giá trị và giúp ngườiđọc theo được mạch suy nghĩ của tác giả, không làm trở ngại việc đọc
- Nếu không có điều kiện tiếp cận được tài liệu gốc mà phải trích dẫn thông qua mộttài liệu khác thì phải nêu rõ cách trích dẫn này, đồng thời tài liệu gốc đó không được liệt
kê trong Danh mục tài liệu tham khảo của báo cáo
- Khi cần trích dẫn một đoạn ít hơn hai câu hoặc bốn dòng đánh máy thì có thể sửdụng dấu ngoặc kép “ ” để mở đầu và kết thúc phần trích dẫn Nếu cần trích dẫn dàihơn hai câu hoặc 4 dòng đánh máy thì phải tách phần này thành một đoạn riêng khỏiphần nội dung đang trình bày, với lề trái lùi vào thêm 2 cm Trong trường hợp này mởđầu và kết thúc đoạn trích này không phải sử dụng dấu ngoặc kép
- Chú dẫn (footnote) đặt ở cuối trang (vào Insert/reference/footnote sử dụngbottom of page để chú dẫn) Chú dẫn theo số và số chú dẫn phải liên tục từ nhỏ đến lớncho toàn bộ báo cáo (chọn continuous ở mục numbering) Phần chú dẫn phải ghi cácthông tin về tài liệu đó theo trình tự sau:
a) Tài liệu tham khảo là sách, luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ, báo cáo… phải ghi đầy
đủ các thông tin sau
+ Tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách) (không ghi chức
vụ, danh hiệu, học hàm, học vị của tác giả)
+ Năm xuất bản, (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
+ Tên sách, luận án, luận văn hoặc báo cáo (in nghiêng, dấy phẩy cuối tên)
+ Nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản)
+ Nơi xuất bản, (dấu phảy sau nơi xuất bản)
Trang 12+ Trang (viết tắt: tr ) (dấu chấm để kết thúc).
b) Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách … ghi đầy
đủ các thông tin theo trình tự sau:
+ Tên các tác giả (không có dấu ngăn cách)
+ Năm công bố, (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
+ Tên bài báo, (đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
+ Tên tạp chí hoặc tên sách, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
+ Tập (không có dấu ngăn cách) (nếu có)
+ Số, (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
+ Các số trang, (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc)
c) Nếu tài liệu được trích từ các website nên copy toàn bộ đường dẫn trang web có tài liệu
http://vi.wikipedia.org/wiki/Thu%E1%BA%BF#L.C3.BD_do_.C4.91.C3.A1nh_thu.E1.BA.BF.d) Nếu tài liệu là văn bản pháp luật cần ghi đúng ký hiệu văn bản pháp luật quiđịnh Ví dụ: Nghị định số 72/2006/NĐ/CP ngày 25 tháng 7 năm 2006 qui định chi tiết thihành Luật Thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tạiViệt Nam
4.10 Phụ lục
Những bảng số liệu, hình vẽ, công thức… mà không thật sự quan trọng và khôngđược xem là rất cần thiết sẽ được đặt ở phần phụ lục Ví dụ như bảng cân đối kế toán,bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chi tiết, các hình ảnh về sản phẩm của doanhnghiệp,… có thể đưa vào phần phụ lục Cần một trang riêng ghi tiêu đề của các phụ lục.Sau đó sẽ là các phụ lục được sắp xếp theo thứ tự đã ghi trong trang này
5 MỘT SỐ BIÊU MẪU THAM KHẢO
Các biểu mẫu tham khảo này được sử dụng chung khi trình bày trong báo cáo thựctập tốt nghiệp đối với sinh viên cả 3 chuyên ngành: Tài chính doanh nghiệp, Tài chínhcông và Quản lý thuế, Quản lý tài chính kế toán