1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

BÀI GIẢNG KHÍ CỤ ĐIỆN. CHƢƠNG 3 : CB (CIRCUIT BREAKER)

20 118 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

 Chọn CB phải thỏa ba yêu cầu sau: Chế độ làm việc ở định mức của CB phải là chế độ làm việc dài hạn mạch dòng điện của CB phải chịu được dòng điện lớn lúc các tiếp điểm của đã đóng h

Trang 1

BÀI GIẢNG KHÍ CỤ ĐIỆN

CHƯƠNG 3 : CB (CIRCUIT

BREAKER)

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM

KHOA ĐIỆN

Trang 2

Khái Niệm và Yêu Cầu

 CB là khí cụ điện dùng đóng ngắt mạch điện; dùng bảo vệ quá tải, ngắn mạch, sụt áp … mạch điện

Chế độ làm việc ở định mức của CB phải là chế độ làm việc dài hạn ( mạch dòng điện của CB phải chịu được dòng điện lớn lúc các tiếp điểm của đã đóng hay đang đóng)

CB phải ngắt được trị số dòng điện ngắn mạch lớn ( vài chục KA) Sau khi ngắt dòng ngắn mạch, CB đảm bảo vẫn làm việc tốt

Để nâng cao tính ổn định nhiệt và điện động của các thiết bị điện,CB phải có thời gian cắt nhỏ Do đó thường kết hợp lực thao tác cơ học với thiết bị dập hồ quang bên trong CB

CB

Trang 3

Tiếp điểm

 CB thường có hai cấp tiếp điểm ( chính và hồ quang), hoặc

ba cấp tiếp điểm (chính, phụ, hồ quang)

 Khi đóng mạch, tiếp điểm hồ quang đóng trước, tiếp điểm phụ, sau cùng là tiếp điểm chính, khi cắt mạch thì ngược lại

 Hồ quang chỉ cháy trên tiếp điểm hồ quang, do đó bảo vệ được tiếp điểm chính để dẫn điện ( dùng thêm tiếp điểm phụ

để tránh hồ quang cháy lan vào làm hư hại tiếp điểm chính)

CẤU TẠO

Trang 4

MỘT SỐ LOẠI CB THÔNG DỤNG

MCB (Miniature Circuit

Breaker)

MCCB (Molded Case Circuit Breaker)

RCD (residual current device)

Trang 5

 Một số hình ảnh của CB

Push to trip

(nhấn vào để thử CB)

Trạng thái ON Trạng thái CB tác động có sự cố Trạng thái OFF

Trang 6

1)Cần gạt

2) Cơ cấu ngắt mạch

3) Hệ thống tiếp điểm

4) Ngõ vào dây điện

5) Thanh lưỡng kim (rơle nhiệt)

6) Hiệu chỉnh vít (do nhà sản xuất quy định)

7) Cuộn dây nam châm điện (rơle từ)

8)Buồng dập hồ quang

CẤU TẠO

Trang 7

Loại 1 cực :

Theo kết cấu

Trang 8

Loại 2 cực:

Trang 10

Phân loại :

Theo kết cấu CB có ba loại: một cực, hai cực và ba cực

Theo thời gian thao tác, chia CB ra loại tác động không tức thời và loại tác động tức thời (nhanh)

Theo công dụng bảo vệ CB có các loại: CB cực đại theo dòng điện, CB cực tiểu theo điện áp, CB dòng điện ngược v.v…

PHÂN LOẠI

Trang 11

Móc kiểu điện từ

Cuộn dây mắc nối tiếp với mạch chính, cuộn dây này được quấn tiết diện lớn chịu dòng tải và ít vòng

Khi dòng điện sự cố xuất hiện thì phần ứng bị hút và móc sẽ

dập vào khớp rơi tự do, làm tiếp điểm của CB mở ra Điều chỉnh vít để thay đổi lực kháng của lò xo, có thể điều chỉnh được trị số dòng điện tác động Để giữ thời gian bảo vệ quá tải kiểu điện từ, ta thêm một cơ cấu giữ thời gian

MÓC BẢO VỆ

Móc bảo vệ sẽ tác động khi mạch điện có sự cố quá dòng điện

Trang 12

• Móc kiểu rơle nhiệt

 Móc kiểu rơle nhiệt có kết cấu tương tự rơle nhiệt có phần

tử phát nóng đấu nối tiếp với mạch điện chính, tấm kim loại kép dãn nở làm nhả khớp rơi tự do để mở tiếp điểm

của CB khi có quá tải

 Nhược điểm là quán tính nhiệt lớn nên không ngắt nhanh được dòng điện tăng vọt khi có ngắn mạch,nên chỉ bảo vệ được dòng điện quá tải

MÓC BẢO VỆ

Trang 13

 Dùng tổng hợp cả móc kiểu điện từ và móc kiểu rơle nhiệt trong một CB Lọai này được dùng ở CB có dòng điện định mức đến 600A

Móc bảo vệ sụt áp

Móc bảo vệ sụt áp thường dùng kiểu điện từ Cuộn dây mắc song song với mạch điện chính, cuộn dây này được quấn nhiều vòng với dây tiết diện nhỏ chịu điện áp nguồn

MÓC BẢO VỆ

Trang 14

5

4

3

2

1

sourc

e

load

Cuộn dây bảo vệ

quá dòng

6

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

 Khi đóng điện, CB được

giữ ở trạng thái đóng tiếp

điểm

 Khi bật CB dòng điện

định mức nam châm điện

và phần ứng không hút

 Khi quá tải hay ngắn mạch, lực hút điện từ ở nam châm điện lớn hơn lực lò xo làm cho nam châm điện hút phần ứng xuống làm bật nhả móc , móc bảo vệ được thả tự do, lò xo được thả lỏng, các tiếp điểm của CB mở ra, mạch điện bị ngắt

Trang 15

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

 Khi mở CB với điện áp định

mức, nam châm điện và phần

ứng hút lại với nhau

 Khi sụt áp quá mức, nam châm điện sẽ nhả phần ứng, lò

xo sẽ kéo móc bật lên, móc 7 thả tự do, lò xo được thả lỏng, các tiếp điểm của CB được mở ra, mạch điện bị ngắt

Trang 16

Có hai kiểu dập hồ quang là: kiểu nửa kín và kiểu hở

 Kiểu nửa kín được đặt trong vỏ kín của CB và có lỗ thoát khí Kiểu này có dòng điện giới hạn cắt không quá 50KA

 Kiểu hở được dùng khi giới hạn dòng điện cắt lớn hơn 50KA hoặc điện áp lớn 1000V(cao áp)

 Trong buồng dập hồ quang thông dụng, dùng những tấm thép xếp thành lưới ngăn, để phân chia hồ quang thành nhiều đọan ngắn thuân lợi cho việc dập tắt hồ quang

HỘP DẬP HỒ QUANG

Trang 17

Truyền động cắt CB có 2 cách : bằng tay và bằng cơ điện

 Điều khiển bằng tay thực hiện với các CB có dòng điện định mức nhỏ hơn 600A Để tăng lực điều khiển bằng tay

ta dùng một tay dài phụ theo nguyên lý đòn bẩy

 Điều khiển bằng điện từ (nam châm điện) được ứng dụng ở các CB có dòng điện lớn hơn (đến 1000A)

 Ngoài ra còn có cách điều khiển bằng động cơ điện hoặc khí nén

CƠ CẤU TRUYỀN ĐỘNG CẮT CB

Trang 18

Việc lựa chọn CB, chủ yếu dựa vào :

 Dòng điên tính toán đi trong mạch

 Dòng điện quá tải

 Khi CB thao tác phải có tính chọn lọc

 Chọn CB phải căn cứ vào đặc tính làm việc của phụ tải:

CB không được phép cắt khi có quá tải ngắn hạn thường xảy ra trong điều kiện làm việc bình thường như dòng điện khởi động

ĐIỀU KIỆN LỰA CHỌN CB

Trang 19

 Dòng điện định mức của móc bảo vệ ICB không được bé hơn dòng điện tính toán Itt của mạch

 Tùy theo đặc tính và điều kiện làm việc cụ thể của phụ tải, ta lựa chọn dòng điện định mức của móc bảo vệ bằng

125%, 150% hay lớn hơn nửa so với dòng điện tính toán mạch

ĐIỀU KIỆN LỰA CHỌN CB

Trang 20

Câu 1:Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của CB,phân biệt

MCB,MCCB,RCD?

Câu 2:Phân biệt các loại móc bảo vệ?

Bài tập 1: chọn CB dùng để đóng cắt cho mạch gồm các thiết bị sau :

10 bộ đèn Mổi bộ có công suất sau : 40W; Uđm=220V; Cos  = 0.8

10 quạt Mỗi quạt có công suất 60 W; Uđm=220V; Cos  = 0.9

Bài tập 2: Chọn CB dùng để đóng cắt cho động cơ ba pha co thông số:

P = 5HP; U = 380V; Cos  = 0.8; K = 3

Bài tập 3 : Chọn CB để đóng cắt cho mạch 2 động cơ 3 pha có thông:

Động cơ 1 : Pđm = 5HP; Uđm = 380 V; Cos  đm = 0.8; Kmm = 4 Động cơ 2 : Pđm = 7.5HP; Uđm = 380V; Cos  đm = 0.85; Kmm = 5

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 3

Ngày đăng: 02/09/2020, 13:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Một số hình ảnh của CB - BÀI GIẢNG KHÍ CỤ ĐIỆN. CHƢƠNG 3 : CB (CIRCUIT BREAKER)
t số hình ảnh của CB (Trang 5)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w