thi ksát lần 1 THPT Yên Lạc VPhúc

6 481 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
thi ksát lần 1 THPT Yên Lạc VPhúc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT YÊN LẠC MÃ ĐỀ 001 ĐỀ THI KHẢO SÁT LẦN 1 MÔN VẬT LÍ 11 Thời gian 90 phút (Ngày thi 15/11/2010) C©u 1 : Có một số điện trở giống nhau loại 3 Ω . Tìm số điện trở tối thiểu để mắc thành một mạch điện có điện trở tương đương là 5 Ω . A. 4. B. 2. C. 6. D. 7. C©u 2 : Một electon được tăng tốc từ trạng thái đứng yên bằng hiệu điện thế 100v sau đó bay vào diểm chính giữa khoảng không gian giữa 2 bản tụ theo phương song song với hai bản. Chiều dài mỗi bản là 10cm, khoảng cách giữa 2 bản là 1cm. Tìm điều kiện về hiệu điện thế giữa 2 bản tụ để electron không ra khỏi tụ. Bỏ qua tác dụng trọng lực. A. U ≥ 2v B. U ≤ 2V C. U≥ 20V D. U ≤ 20V C©u 3 : Véc tơ cường độ điện trường tại mỗi điểm có chiều A. phụ thuộc nhiệt độ của môi trường. B. cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử tại điểm đó. C. phụ thuộc độ lớn điện tích thử. D. cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử dương tại điểm đó. C©u 4 : Tại 3 đỉnh của tam giác đều ABC cạnh là 6 3 cm trong không khí đặt tương ứng 3 điện tích điểm q 1 = -10 -8 C, q 2 =q 3 =10 -8 C. G là trọng tâm tam giác, H là chân đường cao hạ từ B. Tính hiệu điện thế giữa hai điểm G và H. A. 500V B. 1000V C. 250V D. 1500V C©u 5 : Nếu khoảng cách từ điện tích nguồn tới điểm đang xét tăng 2 lần thì cường độ điện trường A. tăng 2 lần. B. giảm 4 lần. C. giảm 2 lần. D. tăng 4 lần. C©u 6 : Nếu tại một điểm có 2 điện trường gây bởi 2 điện tích điểm Q 1 âm và Q 2 dương thì hướng của cường độ điện trường tại điểm đó được xác định bằng A. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích dương. B. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích ở gần điểm đang xét hơn. C. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích âm. D. hướng của tổng 2 véc tơ cường độ điện trường điện trường thành phần. C©u 7 : Cho một điện tích điểm –Q; điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều A. hướng ra xa nó. B. phụ thuộc vào điện môi xung quanh. C. phụ thuộc độ lớn của nó. D. hướng về phía nó. C©u 8 : Khi điện tích dich chuyển dọc theo một đường sức trong một điện trường đều, nếu quãng đường dịch chuyển tăng 2 lần thì công của lực điện trường A. tăng 4 lần. B. giảm 2 lần. C. tăng 2 lần. D. không đổi. C©u 9 : Một tụ điện được tích điện bằng một hiệu điện thế 10 V thì năng lượng của tụ là 10 mJ. Nếu muốn năng lượng của tụ là 22,5 mJ thì hai bản tụ phải có hiệu điện thế là A. 7,5 V. B. 40 V. C. 20 V. D. 15 V. C©u 10 : Cho 3 quả cầu kim loại tích điện lần lượt tích điện là + 3 C, + 7 C và – 4 C. Khi cho chúng được tiếp xúc với nhau thì điện tích của hệ là A. + 2 C. B. + 3 C. C. + 14/3 C. D. + 6 C. C©u 11 : Tại một điểm xác định trong điện trường tĩnh, nếu độ lớn của điện tích thử tăng 2 lần thì độ lớn cường độ điện trường A. giảm 2 lần. B. giảm 4 lần. C. tăng 2 lần. D. không đổi. C©u 12 : Mạch điện kín gồm nguồn có suất điện động 20v, điện trở trong 4 Ω , mạch ngoài có 2 điện trở R 1 =5 Ω và R 2 mắc song song nhau. Để công suất tiêu thụ trên R 2 cực đại thì R 2 có giá trị A. 2 Ω B. 20/9 Ω C. 3/2 Ω D. 3 Ω C©u 13 : Hai điện trở R 1 và R 2 . Khi chúng mắc nối tiếp thì điện trở tổng cộng là 90 Ω . Khi chúng mắc song song thì điện trở tương đương là 20 Ω . Tìm R 1 và R 2 . A. R 1 =30 Ω và R 2 =60 Ω . B. R 1 =45 Ω và R 2 =45 Ω . C. R 1 =10 Ω và R 2 =80 Ω . D. R 1 =20 Ω và R 2 =70 Ω . C©u 14 : Một tụ có điện dung 2 μF. Khi đặt một hiệu điện thế 4 V vào 2 bản của tụ điện thì tụ tích được một điện lượng là MÃ ĐỀ 001 1 A. 2.10 -6 C. B. 16.10 -6 C. C. 8.10 -6 C. D. 4.10 -6 C. C©u 15 : Cho điện tích q = + 10 -8 C dịch chuyển giữa 2 điểm cố định trong một điện trường đều thì công của lực điện trường là 60 mJ. Nếu một điện điện tích q’ = + 4.10 -9 C dịch chuyển giữa hai điểm đó thì công của lực điện trường khi đó là A. 24 mJ. B. 20 mJ. C20 mJ. D. 120 mJ. A. 20 J. B. 20 mJ. C. 24 mJ. D. 120 mJ. C©u 16 : Một nguồn điện có suất điện động 9V, điện trở trong 0,75 Ω . Dùng nguồn đó để nạp cho bộ ắc- quy gồm 3 chiếc ghép nối tiếp, mỗi chiếc có suất điện động 2V và điện trở trong 0,2 Ω . Nguồn và bộ ắc-quy được mắc song song với một điện trở 18 Ω . Tính cường độ dòng điện qua nguồn. A. 2A B. 2,4A C. 1,5A D. 1,4A C©u 17 : Hai vật nhỏ giống nhau, mỗi vật thừa một electron. Tìm khối lượng mỗi vật để lực tĩnh điện bằng lực hấp dẫn. A. 1,86.10 -9 kg. B. 186g. C. 18,6.10 -9 kg. D. 1,86g. C©u 18 : Nếu lần lượt mắc điện trở R 1 =2 Ω và R 2 =8 Ω vào một nguồn điện thì công suất toả nhiệt trên các điện trở là như nhau. Tính điện trở trong của nguồn. A. 2 Ω B. 4 Ω C. 6 Ω D. 8 Ω C©u 19 : Nếu tại một điểm có 2 điện trường thành phần gây bởi 2 điện tích điểm. Hai cường độ điện trường thành phần cùng phương khi điểm đang xét nằm trên A. đường vuông góc với đoạn nối hai điện tích tại vị trí điện tích 1. B. đường vuông góc với đoạn nối hai điện tích tại vị trí điện tích 2. C. đường trung trực của đoạn nối hai điện tích D. đường nối hai điện tích. C©u 20 : Cho hai quả cầu kim loại tích điện có độ lớn bằng nhau nhưng trái dấu đặt cách nhau một khoảng không đổi tại M và N thì độ lớn cường độ điện trường tại một điểm H trên đường trung trực của MN và tạo thành tam giác đều (MNH) là E. Sau khi cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau rồi đặt lại M và N thì cường độ điện trường tại H là A. E/2. B. E. C. 0. D. E/3. C©u 21 : Đường sức điện cho biết A. độ lớn của điện tích nguồn sinh ra điện trường được biểu diễn bằng đường sức ấy. B. độ lớn điện tích thử cần đặt trên đường sức ấy. C. hướng của lực điện tác dụng lên điện tích điểm đặt trên đường sức ấy D. độ lớn lực tác dụng lên điện tích đặt trên đường sức ấy. C©u 22 : Đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 10 V thì tụ tích được một điện lượng 20.10 -9 C. Điện dung của tụ là A. 2 μF. B. 2 F. C. 2 nF. D. 2 mF. C©u 23 : Trong không khí, người ta bố trí 2 điện tích điểm có cùng độ lớn 500nC nhưng trái dấu cách nhau 200cm. Tại trung điểm của đoạn thẳng nối 2 điện tích, cường độ điện trường là A. 9000 V/m hướng vuông góc với đường nối hai điện tích. B. 9000 V/m hướng về phía điện tích dương. C. 9000 V/m hướng về phía điện tích âm D. bằng 0. C©u 24 : Một bóng đèn 120V-60W, mạng điện có hiệu điện thế 220V. Cần mắc thêm điện trở R để đèn sáng bình thường. Xác định cách mắc R với bóng đèn và giá trị của R. A. Mắc song song, R=200 Ω B. Mắc nối tiếp, R=200 Ω C. Mắc song song, R=100 Ω D. Mắc nối tiếp, R=100 Ω C©u 25 : 7. Vật bị nhiễm điện do cọ xát vì khi cọ xát A. vật bị nóng lên. B. các điện tích bị mất đi. C. các điện tích tự do được tạo ra trong vật. D. eletron chuyển từ vật này sang vật khác. C©u 26 : Một electron bay với vận tốc v=12.10 6 m/s dọc theo một đường sức điện trường từ điểm M có điện thế 800V, bỏ qua tác dụng của trọng lực. Xác định điện thế tại điểm mà electron dừng lại? A. 390V B. 680V C. 195V D. 200V C©u 27 : Giữa hai điểm có hiệu điện thế U=220V người ta mắc song song hai dây điện trở. Cường độ dòng điện qua dây thứ nhất là I 1 =4A và qua dây thứ hai là I 2 =2A. Để công suất của mạch là 2000W người ta phải cắt bỏ một đoạn dây của dây thứ hai rồi mắc lại như cũ. Tính điện trở của MÃ ĐỀ 001 2 phần dây bị cắt bỏ. A. 50,79 Ω B. 66,79 Ω C. 43,21 Ω D. 110 Ω C©u 28 : Cho 2 điện tích điểm nằm ở 2 điểm A và B và có cùng độ lớn, cùng dấu. Cường độ điện trường tại một điểm trên đường trung trực của AB thì có phương A. vuông góc với đường trung trực của AB. B. trùng với đường trung trực của AB. C. trùng với đường nối của AB. D. tạo với đường nối AB góc 45 0 . C©u 29 : Trong thời gian 2 phút, số electron tự do đã dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn là 37,5.10 19 electron. Cường độ dòng điện qua vật dẫn bằng bao nhiêu? A. 0,5A B. 1A C. 0,25A D. 0,75A C©u 30 : 5. Nếu nguyên tử oxi bị mất hết electron nó mang điện tích A. – 1,6.10 -19 C. B. + 1,6.10 -19 C. C. - 12,8.10 -19 C. D. + 12,8.10 -19 C. C©u 31 : Cho điện tích dịch chuyển giữa 2 điểm cố định trong một điện trường đều với cường độ 150 V/m thì công của lực điện trường là 60 mJ. Nếu cường độ điện trường là 200 V/m thì công của lực điện trường dịch chuyển điện tích giữa hai điểm đó là A. 80 J. B. 40 J. C. 80 mJ. D. 40 mJ. C©u 32 : Điện trở R=8 Ω mắc vào 2 cực một ắc-quy có điện trở trong 1 Ω , sau đó mắc thêm điện trở R=8 Ω song song với điện trở cũ. Hỏi công suất mạch ngoài tăng hay giảm bao nhiêu lần? A. giảm 1,62 lần. B. Tăng 1,62 lần. C. giảm 2 lần. D. Tăng 2 lần. C©u 33 : Dùng bếp điện có công suất P=600W, hiệu suất H=80% để đun 1,5 lít nước ở nhiệt độ t 1 =20 o C. Hỏi sau bao lâu nước sẽ sôi? Biết nước có nhiệt dung riêng C=4,18 KJ/kg độ. A. 1800s B. 1045s C. 2000s D. 900s C©u 34 : Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích - 2μC ngược chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1 m là A. 2000 J. B. – 2 mJ. C. 2 mJ. D. . – 2000 J. C©u 35 : Một bếp điện mắc nối tiếp với điện trở R 0 = 1,5 Ω sau đó nối với mạch điện 120V. Công suất của bếp là 666W. Tính điện trở của bếp và hiệu điện thế đặt vào bếp. A. 18,5 Ω và 100V B. 18,5 Ω và 111V C. 18,5 Ω và 80V D. 18,5 Ω và 90V C©u 36 : Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 4 V thì tụ tích được một điện lượng 2 μC. Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 10 V thì tụ tích được một điện lượng A. 50 μC. B. 0,8 μC. C. 5 μC. D. 1 μC. C©u 37 : Một dây đồng có điện trở R. Kéo dãn cho độ dài của dây tăng lên gấp đôi nhưng thể tích của dây không đổi. Tính điện trở của dây sau khi được kéo. A. 4R B. R/2 C. 2R D. R C©u 38 : Nếu nguyên tử đang thừa – 1,6.10 -19 C điện lượng mà nó nhận được thêm là 2 electron thì nó A. sẽ là ion dương. B. trung hoà về điện. C. có điện tích không xác định được. D. vẫn là 1 ion âm C©u 39 : Một dòng điện không đổi có I=5A chạy qua một dây dẫn kim loại hình trụ, tiết diện thẳng S=1cm 2 . Tìm số electron qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 1 giây. A. 3,125.10 19 hạt. B. 1,125.10 19 hạt. C. 5,25.10 19 hạt. D. 6,25.10 19 hạt. C©u 40 : Điện tích q=10 -8 C dịch chuyển dọc các cạnh của một tam giác đều a=10cm trong điện trường đều cường độ E=300V/m, cạnh BC dọc theo đường sức. Tính công của lực điện trường khi q dịch trên cạnh AB. A. -1,5.10 -7 J B. 1,5.10 -7 J C. -2,5.10 -7 J D. -3.10 -7 J C©u 41 : Mạch điện gồm biến trở nối tiếp với một điện trở R 0 , Hiệu điện thế của mạch là U. Nếu biến trở có điện trở R 1 =10 Ω thì đo được hiệu điện thế của biến trở là U 1 =5V, nếu biến trở có điện trở R 2 =40 Ω thì hiệu điện thế của biến trở là U 2 =10V. Tính U và R 0 . A. R 0 =20 Ω , U=10V B. R 0 =20 Ω , U=15V C. R 0 =10 Ω , U=15V D. R 0 =5 Ω , U=20V C©u 42 : Tại 3 điểm A, B, C trong không khí tạo thành một tam giác vuông tại A. Cạnh AB=4cm, cạnh AC=3cm. Tại a đặt q 1 = -2,7.10 -9 C, tại B đặt q 2 . Biết vectơ cươngf độ điện trường tổng hợp tại C có phương song song AB. Xác định q 2 . A. q 2 = -2,5.10 -9 C B. q 2 = 12,5.10 -9 C C. q 2 = 2,5.10 -9 C D. q 2 = 8,5.10 -9 C C©u 43 : Mắc hai điện trở R 1 và R 2 vào hiệu điện thế U=6V. Khi chúng mắc nối tiếp nhau thì cường độ dòng điện qua chúng là 0,24A. Khi mắc song song cường độ dòng điện tổng cộng qua chúng là MÃ ĐỀ 001 3 1A. Tính R 1 và R 2 . A. R 1 =15 Ω , R 2 =10 Ω B. R 1 =20 Ω , R 2 =10 Ω C. R 1 =5 Ω , R 2 =15 Ω D. R 1 =15 Ω , R 2 =20 Ω C©u 44 : 2 điểm M và N trong điện trường có U MN =100V. Tính công cần thiết để dịch một electron từ điểm M đến điểm N. A. 1,6.10 -17 J B. Không tính được. C. -16.10 -17 J D. -1,6.10 -17 J C©u 45 : 6. Điều kiện để 1 vật dẫn điện là A. vật phải ở nhiệt độ phòng. B. vật phải mang điện tích. C. vật nhất thiết phải làm bằng kim loại D. có chứa các điện tích tự do. C©u 46 : Để tụ tích một điện lượng 10 nC thì đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 2V. Để tụ đó tích được điện lượng 2,5 nC thì phải đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế A. 0,05 V. B. 5V. C. 500 mV. D. 20 V. C©u 47 : Một động cơ điện loại nhỏ có điện trở trong 2 Ω , hoạt động bình thường thì cần U=9V dòng qua động cơ là I= 0,75A. Tính công suất tiêu thụ và hiệu suất của động cơ. A. 6,75W và 50% B. 6,75W và 83,3% C. 6,75W và 92% D. 5,4W và 83,3% C©u 48 : Suất phản điện của máy thu đặc trưng cho sự chuyển hoá A. điện năng thành nhiệt. B. Cơ năng thành điện. C. điện năng thành dạng năng lượng khác không phải là nhiệt. D. nhiệt năng thành điện. C©u 49 : Độ lớn cường độ điện trường tại một điểm gây bởi một điện tích điểm không phụ thuộc A. khoảng cách từ điểm đang xét đến điện tích đó. B. độ lớn điện tích đó. C. hằng số điện môi của của môi trường D. độ lớn điện tích thử. C©u 50 : 2 điện tích điểm q 1 =36.10 -6 C và q 2 =4.10 -6 C đặt tương ứng tại hai điểm A và B trong không khí, cho AB=100cm. Điểm C trên đoạn AB có cường độ điện trường tổng hợp bằng 0 cách B A. 25cm B. 45cm C. 55cm D. 75cm MÃ ĐỀ 001 4 ĐÁP ÁN KSÁT LẦN 1 LỚP 11(2010-2011) LÍ –MÃ 001 01 28 02 29 03 30 04 31 05 32 06 33 07 34 08 35 09 36 10 37 11 38 12 39 13 40 14 41 15 42 16 43 17 44 18 45 19 46 20 47 21 48 22 49 23 50 24 25 26 27 MÃ ĐỀ 001 5 MÃ ĐỀ 001 6 . 0 01 4 ĐÁP ÁN KSÁT LẦN 1 LỚP 11 (2 010 -2 011 ) LÍ –MÃ 0 01 01 28 02 29 03 30 04 31 05 32 06 33 07 34 08 35 09 36 10 37 11 38 12 39 13 40 14 41 15 42 16 43 17 . TRƯỜNG THPT YÊN LẠC MÃ ĐỀ 0 01 ĐỀ THI KHẢO SÁT LẦN 1 MÔN VẬT LÍ 11 Thời gian 90 phút (Ngày thi 15 /11 /2 010 ) C©u 1 : Có một số điện trở giống

Ngày đăng: 17/10/2013, 20:11

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan