Diễn văn ngày 20_11_hot

4 235 1
Diễn văn ngày 20_11_hot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI PHÁT BIỂU 20/11/2009 Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Kính thưa các thầy cô giáo, thưa toàn thể quý vị đại biểu! Hàng năm, chúng ta luôn tổ chức ngày 20/11 một cách trang trọng. Vậy ngày 20/11 là ngày gì và đã ra đời như thế nào? Tháng 7/1946 , Liên hiệp quốc tế các Công Đoàn giáo dục ( Fédération Intertionale Syndicas I/Enseignement, viết tắc FISE) được thành lập; trụ sở từ năm 1977 đến nay đặt tại Béc-lin (Đức) Năm 1949 tại hôi nghị Vác-sa-va(thủ đô Ba lan), tổ chứa này xây dựng bản hiến chương các nhà giáo gồm 15 chương ,trong đó có một số nội dung chủ yếu;chống lại mọi quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu,phản khoa học , nhằm xây dựng nền giáo dục tiến bộ; bảo vệ quyền lợi vật chất và tinh thần chính đánh của các nha giáo; quy định một số điều đối với các nhà giáo,đặc biệt nêu cao nghề dạy học. Tháng 8/1954,tổ chức Công đoàn của các nhà giáo tiến bộ và cách mạnh trên thế giới,nòng cốt là các nhà giáo các nước XHCN , đã nhất trí thông qua bản hiến chương các nhà giáo. Từ 26 đến 30/8/1957,tại thủ đô Vác-sa-va (Ba lan),Hội nghị tổ chức của các nhà giáo lần thứ hai có 57 nước tham gia đại diện cho 10,5 triệu giáo viên toàn thế giới đã quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là Ngày Quốc Tế hiến chương các nhà giáo . Hiện nay có hơn 100 nước trên thế giới với 20 triệu đoàn viên tham gia FISE . Ở Việt Nam, 7 năm sau ( tháng 7/ 1953 ), Công Đoàn Giáo Dục Việt nam gia nhập tổ chức giáo giới quốc tế này. Ngày 20/11/1958, lần đầu tiên ngày Hiến chương quốc tế các nhà giáo được tổ chức khắp nơi trên miến Bắc nước ta . Sau ngày đất nước thống nhất, ngày 20/11 được tổ chức rộng rãi trong cả nước và trở thành ngày truyền thống giáo giới Việt Nam Đáp ứng nguyện vọng của đội ngủ nhà giáo và nhân dân cả nước : theo đề nghị của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Công Đoàn giáo dục Vịêt Nam, ngày 28/9 /1982 , Hội Đồng Bộ Trưởng ( nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 157 – HĐBT chọn ngày 20 / 11 hàng năm làm Ngày nhà giáo Việt Nam và lần thứ nhất đã được tổ chức trọng thể vào ngày 20/11/1982 tại hội trường Ba Đình ( Hà Nội ) Năm nay , chúng ta đón chào Ngày nhà giáo Việt Nam lần thứ 25 ( 20 / 11/ 1982 – 20 /11/ 2007) , cũng là dịp biểu dương nghề dạy học và những người làm nghề dạy học , củng cố lòng yêu nghề của các nhà giáo , là dịp để học sinh , phụ huynh và xã hội thể hiện tình cảm biết ơn và tinh thần trách nhiệm đối với nhà giáo và là ngày tinh thần hữu nghị giữa các nhà giáo tiến bộ trên thế giới . Đặc biệt ở nước ta, nhà giáo luôn được các tầng lớp nhân dân quý trọng. Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” luôn được củng cố và phát huy. Đảng và Nhà nước ta đã ra nhiều Nghị quyết, Thông tư, Chỉ thị về tăng cường vai trò vị trí của nghề giáo trong xã hội 1 Kính thưa quý vị đại biểu! Kính thưa các thầy cô và các vị khách mời thân mến! Ngày 20/11 hàng năm là ngày hội thể hiện truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, “Uống nước mhớ nguồn” của dân tộc ta. Việc tổ chức ngày nhà giáo Việt nam rất phù hợp với truyền thống dân tộc, một dân tộc có hàng ngàn năm văn hiến và hiếu học. Có thể nói lịch sử của loài người luôn song hành với lịch sử giáo dục. Sự tiến hóa của loài người cũng chính là sự phát triển của giáo dục. Gần 10 thế kỷ nền giáo dục của Việt nam đi cùng với lịch sử của các vương triều phong kiến. Ở thời kỳ này nền giáo dục nước ta chịu ảnh hưởng rất nhiều vào đạo học lấy Nho giáo làm trọng, lấy đạo lý Khổng Mạnh làm kim chỉ nam, lấy tư tưởng Ngũ kinh làm kinh điển. Người thầy thưở ấy dạy học bằng các tâm, học trò học tập bằng cái chí. Xã hội và dân tộc luôn dành cho người thầy một vị trí xúng đáng. Trong ba điều kính trọng trước hết của một con người thì người Thầy ở vị trí thứ hai “Quân - Sư - Phụ” chỉ sau ông vua và trên cả cha mẹ. Đó là khuôn phép lễ nghĩa, còn trong nhân dân và xã hội thì hình ảnh người thầy luôn được yêu mến và kính trọng “Cơm cha áo mẹ chữ thầy” hay “Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu quý thầy”. Trong thời kỳ này có rất nhiều gương sáng về phẩm chất, đức hạnh, lối sống của người thầy như: - Chu Văn An, người thầy đầu tiên của nền giáo dục Việt Nam không thích đua chen danh lợi, chỉ dốc hết tâm trí vào sự nghiệp giáo dục. Khi còn làm quan Tư Nghiệp ông đã viết “Thất trảm sớ” đòi chém 7 tên gian thần nhưng không được vua thi hành nên ông đã cáo quan về ẩn cư và tiếp tục việc dạy học. - Nguyễn Bỉnh Khiêm là người thầy toàn diện đức và tài, có kiến thức uyên thâm được các vua chúa các đời nhà Mạc, Trịnh, Nguyễn và đông đảo nhân dân coi trọng. Học trò của ông là những nhân tài xuất chúng, văn võ song toàn như Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh… - Nguyễn Thiếp là một nhà giáo dục có tinh thần cải cách, dù không có địa vị khoa bảng cao nhưng nhân cách và tài năng đã làm ông nổi tiếng được người đương thời tôn là La Sơn phu tử và đã được vua Quang Trung mời về giúp việc. - Nguyễn Đình Chiểu dù mù loà nhưng với đức độ của mình đã vừa dạy học vừa làm nghề thuốc, nhất định không hợp tác với giặc Pháp để lại cho đời tiếng thơm muôn thưở. So với gần 10 thế kỷ giáo dục nho học thì hơn 60 năm qua, sau Cách mạng tháng 8/1945 nền giáo dục mới dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu đã phát triển vượt bậc và giành được nhiều thành tựu vô cùng to lớn. Ngay từ ngày đầu giành được chính quyền, Bác Hồ đã khẳng định “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Vì vậy diệt giặc dốt đã được đề ra là một trong những mục tiêu hàng đầu của chính quyền non trẻ vừa mới được thành lập. Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, phẩm chất cao đẹp của nhà giáo Việt Nam đã được tôi luyện qua thời gian. Hầu như họ đều cống hiến hết mình cho sự nghiệp trồng người dù cho cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, họ vẫn sống thanh bạch giản dị với đàn em học sinh thân yêu. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhiều thế hệ nhà giáo đã có mặt trong đoàn quân chiến đấu và nhiều nhà giáo cũng đã nằm xuống trong sự nghiệp giải phóng đất nước đã được Tổ quốc ghi công. 2 Trong thời kỳ đổi mới, nhà giáo Việt Nam lại tiếp tục chiến đấu trên mặt trận truyền thụ tri thức của nhân loại cho thế hệ trẻ để góp phần làm thay đổi diện mạo của đất nước. Dù còn không ít những thách thức trước mắt nhưng chúng ta có quyền tự hào về đội ngũ nhà giáo Việt Nam. Lịch sử nền giáo dục Cách mạng đã ghi nhận biết bao nhà giáo vừa cầm bút vừa cầm súng, biết bao nhà giáo đã hy sinh tuổi thanh xuân để đến với núi cao, đảo xa, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc …để đem ánh sáng văn hóa đến cho đồng bào. Họ là những anh hùng vô danh dù tên tuổi không được ghi trên bia đá bảng vàng. Kính thưa quý vị đại biểu! Con người là trung tâm của sự phát triển, một xã hội muốn phát triển một cách nhanh chóng và bền vững cần dựa vào sức mạnh của tri thức, lấy việc phát huy nguồn lực con người làm nhân tố cơ bản. Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Chúng ta có thể khẳng định rằng trong chiến lược phát triển của một quốc gia thì giáo dục luôn đóng một vai trò rất quan trọng. Để ghi nhận công lao , đề cao vị trí xã hội và động viên khuyến khích các nhà giáo, Đảng và Nhà nước ta đã quy định và tặng thưởng những danh hiệu cao quý “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” cho các thầy cô có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục. Với địa phương xã chúng ta, nhờ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và sự nổ lực của các thầy cô giáo mà trong những năm vừa qua phong trào dạy và học của xã Vĩnh Thịnh đã có những bước phát triển tích cực, giáo dục xã nhà ngày càng tiến bộ. Từ chỉ có 01 trường phổ thông cơ sở, đến nay trên địa bàn xã đã có 05 trường gồm 1 Mẫu giáo, 3 Tiểu học và 1 THCS. Hàng năm số lượng trẻ đến trường lớp đều đạt kế hoạch, cơ sở vật chất trường lớp ngày càng khang trang hơn, nhiều học sinh và giáo viên đã đạt được thành tích trong các hội thi vòng huyện, tỉnh. Mặt bằng dân trí địa phương đã được nâng lên rõ rệt với việc xã ta đã hoàn thành phổ cập THCS từ năm 2004. Những thành tựu cơ bản được thể hiện như sau: + Tỉ lệ huy động học sinh đến trường ngày càng cao. Cuộc vận động “Hai không” được đông đảo nhân dân đồng tình hưởng ứng. + Mạng lưới trường lớp được phủ khắp các ấp trên địa bàn xã . Phòng học tạm bợ không còn, tất cả được thay bằng những phòng học bán cơ bản và cơ bản. Từng bước các điểm trường được đầu tư xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của con em. + Đội ngũ CBGV có lập trường tư tưởng vững vàng, nhiệt tình trong giảng dạy, đảm bảo về số lượng và chất lượng. + Chất lượng 2 mặt giáo dục học sinh ngày càng nâng cao. Số lượng học sinh giỏi các cấp ngày càng nhiều. Thưa toàn thể quý vị đại biểu! Năm nay chúng ta kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam trong bối cảnh đổi mới sâu sắc hệ thống giáo dục, vai trò và trách nhiệm của nhà giáo được đề cao rất lớn. Cuộc vận động “Hai không” đã mang đến những bước phát triển đột phá cho giáo dục nước nhà. Đất nước đã và đang hội nhập trọn vẹn vào thế giới rộng lớn, đòi hỏi năng lực, trí tuệ, phẩm chất của 3 mỗi con người ngày càng cao. Để có những thế hệ công dân “vừa hồng vừa chuyên”, đóng góp tích cực vào sự phát triển thì sứ mạng của giáo dục là vô cùng lớn lao, vai trò của nhà giáo là vô cùng quan trọng.Vinh quang của nhà giáo hóa thân vào trong sự thành đạt của học trò Có người nói nghề dạy học như người đưa đò, đưa người ta qua sông đến bến bờ mới còn mình thì vẫn ở lại với con đò. Công lao của nhà giáo sẽ không uổng phí bởi những con người đã “sang đò” kia sẽ đem hết năng lực và nhiệt tình để phụng sự đất nước. Không như những ngành nghề khác, có thể thành công sớm, kết quả thu được của giáo dục là cả một quá trình đòi hỏi thời gian. Trồng cây mười năm, trồng người trăm năm, đó là cả một quá trình bền bỉ không ngừng. Hiện nay, vị thế của đất nước ngày càng nâng cao thì thời cơ và thách thức về sự hội nhập và cạnh tranh là rất lớn, đòi hỏi đội ngũ nhà giáo trong đó có các thầy cô đang công tác trong xã Vĩnh Thịnh phải ra sức phấn đấu rèn luyện tay nghề, nâng cao nghiệp vụ, tu dưỡng đạo đức Cách mạng… để hoàn thành nhiệm vụ cao cả của mình là chăm lo bồi dưỡng cho thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước. Trách nhiệm ấy thật nặng nề nhưng cũng rất vinh quang Tôi xin kính chúc sức khoẻ đến tất cả các thầy cô giáo. Kính chúc quý vị đại biểu hạnh phúc và thành đạt. Xin cảm ơn! 4 . thể vào ngày 20/ 11/ 1982 tại hội trường Ba Đình ( Hà Nội ) Năm nay , chúng ta đón chào Ngày nhà giáo Việt Nam lần thứ 25 ( 20 / 11/ 1982 – 20 /11/ 200 7) ,. này. Ngày 20/ 11/ 1958, lần đầu tiên ngày Hiến chương quốc tế các nhà giáo được tổ chức khắp nơi trên miến Bắc nước ta . Sau ngày đất nước thống nhất, ngày 20/ 11

Ngày đăng: 17/10/2013, 15:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan