1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thêm Một Dị Bản Bài Ca Dao: “Tát Nước Đầu Đình”

3 1K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 152,59 KB

Nội dung

Thêm Một Dị Bản Bài Ca Dao: “Tát Nước Đầu Đình” Tát nước đầu đình là một bài Ca Dao nổi tiếng của nền văn học dân gian Việt Nam, đã được lưu truyền rộng rãi ở hầu khắp mọi làng quê. Quá trình lưu truyền đó đã làm xuất hiện một số dị bản. Mới đây trong chuyến đi thực tế ở Đồng Xuân (tỉnh Phú Yên), chúng tôi đã sưu tầm được một bản Tát Nước Đầu Đình, xin được giới thiệu cùng độc giả: “Áo anh rách lỗ bàn sàng Cậy nàng mua vải vá quàng cho anh Vá rồi anh trả tiền công Đến lúc lấy chồng anh giúp của cho: Giúp cho một quả xôi vò, Một con heo béo, một vò rượu tǎm. Giúp cho chiếc chiếu nàng nằm, Đôi áo nàng bận đôi vòng nàng đeo. Giúp cho quan mốt tiền cheo, Quan nǎm tiền cưới, lại đèo bông tai Giúp cho một rổ lá gai Một cân nghệ bột với hai tô mè Giúp cho năm bảy lạng chè Cái ấm sắc thuốc cái bồ (ghè?) đựng than Giúp cho đứa nữa nuôi nàng Mai ngày trọn tháng cho chàng tới lui…” Điều dễ dàng nhận thấy bài ca dao nói trên có những dấu hiệu gần gũi với bài Tát Nước Đầu Đình (Bản hiện hành do Vũ Ngọc Phan sưu tầm và giới thiệu). Biểu hiện rõ nhất là nội dung cảm hứng vàkết cấu bài ca. Cả hai đều là ca dao tình yêu, xây dựng lời tỏ tình của chàng trai trên nền kết cấu “áo rách – nhờ khâu (vá) – trả công” Điểm giống nhau nầy rất căn bản cho ta xác lập mối liên hệ mật thiết giữa bài ca dao vùng đồng bằng Bắc Bộ với bài ca dao Đồng Xuân. Chắc chắn trong quá trình mở rộng địa bàn tồn tại bài ca dao Tát Nước Đầu Đình đã được người dân Đồng Xuân tiếp nhận trên tinh thần địa phương hóa . Và do vậy bên cạnh việc giữ lại nét căn bản của bài ca, người dân Đồng Xuân đã có những sang tạo nhất định khiến cho bài ca có những điểm tương đồng (như vừa nêu) vừa có những dị biệt. Theo chúng tôi, sự khác nhau giữa hai bài ca thể hiện ở ba điểm sau: Thứ nhất, bài ca dao Đồng Xuân không dùng lối nói đưa đẩy, bóng gió như ta đã thấy ở bài Tát Nước Đầu Đình điều nầy có lý do của nó: người dân miền Trung vốn “ăn ngay nói thẳng”, không thích loanh quanh, vòng vèo. Lối đặt vấn đề trực tiếp là nguyên nhân dẫn tới việc lược bỏ 6 câu đầu. Do đó câu 1 của bài ca dao Đồng Xuân tương đương với câu 7 bài “ttđ” Thứ hai, bài ca dao Đồng Xuân không chỉ đề cập tới nội dung “giúp của” phục vụ cho hôn lễ mà còn chú ý đến những việc làm sau hôn nhân. Sáu câu cuối bài mang một nội dung hoàn tòn mới so với bài Tát Nước Đầu Đình. Ở đây việc mở rộng kết cấu có tác dụng nâng giá trị bài ca lên một bước mới, giúp người đọc có một sự nhìn đầy đủ về tính cách chủ thể trữ tình: thẳng thắn và chu đáo. Thứ ba, bài ca dao Đồng Xuân cũng có những điểm khác biệt so với bản Tát Nước Đầu Đình về mặt ngôn ngữ và chi tiết. Chẳng hạn, bản Đồng Xuân không nói “lợn” mà nói “heo” không nói “khâu” mà nói vá, không nói “giúp đôi chăn” mà nói “giúp đôi áo” … Điều nầy do sự quy định của phương ngữ và điều kiện tự nhiên – sinh hoạt của mỗi vùng đất Những khác biệt nói trên giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường màu sắc địa phương cho bài ca. Ở đây có thể nói, quá trình hình thành dị bản Tát Nước Đầu Đình diễn ra theo con đường địa phương . Nhờ vậy, trên nền cảm hứng chung, những dị bản phản ảnh được nếp cảm, nếp nghĩ của con người từng vùng đất khác nhau Cũng xin nói thêm, bài ca dao Đồng Xuân có sự gần gũi hơn so với bài ca dao phát hiện ở Bình Định năm 1986: Tát Nước Đầu Đình (Bản Bình Định) Áo anh đã rách hai tay Cậy nàng so chỉ và may cho cùng Vá rồi anh trả tiền công Mai mốt lấy chồng anh giúp của cho Giúp cho quan mốt tiền cheo, Quan nǎm tiền cưới, lại đeo mâm chè Giúp cho nửa dạ hột mè Nửa ang tiêu sọ, nửa ghè muối khô Giúp cho cái ấm cái ô Cái niêu sắc thuốc cái bồ đựng than Anh giúp cho một đứa nuôi nàng Lâu ngày chẵn tháng rồi chàng tới thăm…” Biểu hiện rõ nhất là ở cách tổ chức kết cấu bài ca. Điều nầy cũng dễ hiểu vì Bình Định và Phú Yên cùng chung một vùng văn hóa - địa lý, con người vì thế có những tương đồng. Rất có thể, bản Đồng Xuân chính đã được tạo ra trên cơ sở bản Bình Định Bài viết chỉ nhằm mục đích giới thiệu một dị bản mới của Tát Nước Đầu Đình. Người viết không đặt nhiệm vụ phân tích kỹ và sâu . Ở đây chỉ xin được nhấn mạnh : Những tác phẩm dân gian có giá trị bao giờ cũng mở ra được những chân trời sáng tạo mới. . Thêm Một Dị Bản Bài Ca Dao: “Tát Nước Đầu Đình” Tát nước đầu đình là một bài Ca Dao nổi tiếng của nền văn học dân. Sáu câu cuối bài mang một nội dung hoàn tòn mới so với bài Tát Nước Đầu Đình. Ở đây việc mở rộng kết cấu có tác dụng nâng giá trị bài ca lên một bước mới,

Ngày đăng: 17/10/2013, 08:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w