Chuyên đề BDHSG môn Địa lí 12(Góc nhập xạ) Tháng 09-2010 I. TÍNH NGÀY MẶT TRỜI LÊN THIÊN ĐỈNH Ở CÁC ĐỘ VĨ 1. Khái niệm: Mặt Trời lên thiên đỉnh là hiện tượng xảy ra ở những địa điểm trong vùng nội chí tuyến (từ chí tuyến Bắc (CTB) đến chí tuyến Nam (CTN) lúc 12h (giữa trưa) Mặt Trời ở ngay trên đỉnh đầu của một điểm, tia sáng Mặt trời thẳng góc với đường chân trời của địa phương đó vào những ngày khác nhau. Nguyên nhân của hiện tượng này là do trục Trái Đất nghiêng một góc 66 0 33’ không đổi so với mặt phẳng quỹ đạo trong khi chuyển động tịnh tiến trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, làm cho Mặt Trời lên thiên đỉnh lần lượt các điểm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu (BBC) đến Nam bán cầu (NBC). Từ ngày 21/3 (Xuân Phân) đến ngày 23/9 (Thu Phân), BBC ngã về phía Mặt Trời nên Mặt Trời lên thiên đỉnh lần lư ợt tại các điểm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu (BBC), xa nhất là tại CTB (23 0 27’B).Từ sau ngày 23/9 đến ngày 21/3 năm sau NBC ngã về phía Mặt Trời nên Mặt Trời lần lượt lên thiên đỉnh ở vùng nội chí tuyến NBC, xa nhất là tại CTN (23 0 27’N). Mọi điểm trong vùng nội chí tuyến trong 1 năm đều có 2lần Mặt Trời lên thiên đỉnh nhưng vào các ngày khác nhau. Càng xa xích đạo khoảng cách giữa 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh càng gần nhau. Vùng ngoại chí tuyến không có hiện tượng này. 2. Bài tập: Để biết được ngày cụ thể Mặt Trời lên thiên đỉnh của các điểm ta tính như sau: • Ở Bắc bán cầu : từ ngày 21/3 đến 23/9: Mặt Trời lần lượt lên thiên đỉnh tại xích đạo và các độ vĩ trong vùng nội chí tuyến ở Bắc bán cầu, xa nhất tại chí tuyến Bắc rồi trở về xích đạo mất 186 ngày. Từ xích đạo lên chí tuyến B mất 186 ngày: 2 = 93 ngày với 23 0 27’ vĩ tuyến. Đổi 23 0 27’ ra giây (”). 23 0 x 60’ + 27’ = 1407’ x 60” = 84.420”. Trong 1 ngày Mặt Trời di chuyển 1 khoảng là: 84.420”: 93 ngày = 908”/ngày. Ví dụ: Ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại 10 0 02’B (tại Cần Thơ). * Đổi 10 0 02’B ra giây ta có 36.120”. Vậy số ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại 10 0 02’B cách xích đạo là: 36.120” : 908” = 40 ngày Ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh lần I: 21/3 + 40 ngày = 30/4 (tháng 3 có 31 ngày). Ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh lần II: 23/9 - 40 ngày = 14/8 (tháng 8 có 31 ngày) Tương tự cách tính trên ta có kết quả: Địa điểm Vĩ Độ LẦN I LẦN II CẦN THƠ 10 0 02’B 30/4 14/8 NHA TRANG 12 0 15’B 09/5 05/8 HUẾ 16 0 26’B 25/5 20/7 HÀ NỘI 21 0 02’B 13/6 01/7 TP. HCM 10 0 47’B 03/5 11/8 KON TUM 14 0 20’B 17/5 28/7 • Ở Nam bán cầu : từ ngày 23/9 đến 21/3 mất 179 ngày (năm nhuận có 180 ngày) - từ xích đạo đến chí tuyến Nam mất 89 ngày hoặc 90 ngày (năm nhuận). Tương tự như ở BBC: 1 ngày Mặt Trời đi được: 84.420” : 90 ngày = 938”/ngày Ví dụ: Tại vĩ độ 15 0 N sẽ có 2 ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh. Số ngày cách xích đạo 54000”: 938” = 58 ngày. Ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh cụ thể sẽ là: Lần I: từ ngày 23/9 + 58 ngày = 20/11 (tháng 10 có 31 ngày). Lần II: từ ngày 21/3 - 58 ngày = 24/1 (tháng 2 chỉ có 28 ngày hoặc 29 ngày) 3. Cách tính tổng quát: Muốn tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh của điểm A có A 0 vĩ, ta cần nắm số ngày từ lúc Mặt Trời lên thiên đỉnh tại xích đạo 0 0 đến chí tuyến 23 0 27’đi mất ở BBC: 93 ngày. Ở NBC: 90 ngày. Mỗi ngày Mặt Trời đi được ở BBC: 908”, ở NBC: 938”. • Bước 1 : Đổi vĩ độ của điểm A ra giây (1) 1 Bùi Văn Tiến (buivantienbmt@gmail.com ; http://www.violet.vn/vantien2268) Chuyên đề BDHSG môn Địa lí 12(Góc nhập xạ) Tháng 09-2010 • Bước 2 : Tính số ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh từ xích đạo đến vĩ độ của điểm A bằng cách lấy (1): 908” (ở BBC) hoặc 938” (ở NBC) (2) • Bước 3 : Tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh Ở BBC: lần I: Từ 21/3 + số ngày đến A. lần II: 23/9 - số ngày đến A. Ở NBC: lần I: Từ 23/9 + số ngày đến A. lần II: 21/3 - số ngày đến A. Lưu ý : số ngày trong các tháng có liên quan: Các tháng có 31 ngày là: tháng I, III , V, VII, VIII, X, XII. Các tháng có 30 ngày là: tháng IV, VI, IX, XI.Tháng II chỉ có 28 ngày, năm nhuận có 29 ngày. 4. Bài tập vận dụng và nâng cao: • Tính độ vĩ của 1 điểm khi biết ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại điểm đó: Tính số ngày từ 21/3 hoặc 23/9 đến ngày đã cho của độ vĩ (n) ngày. Lấy (n) ngày x (nhân) 908” (BBC) hoặc x 938” (NBC), suy ra được độ vĩ. Ví dụ: tính độ vĩ của điểm A, biết rằng Mặt Trời lên thiên đỉnh vào ngày 30/4. Tính số ngày từ 21/3 đến 30/4 là bằng 40 ngày. 40 ngày x 908” = 36320” = 10 0 02’B. II. TÍNH GÓC NHẬPXẠ CỦA CÁC VĨ ĐỘ 1. Khái niệm : Góc nhậpxạ (góc chiếu sáng) là góc được tạo ra bởi các tia tới của ánh sáng Mặt Trời hợp với mặt phẳng chân trời của 1 điểm ở 1 độ vĩ trên bề mặt Trái Đất. Cùng với mặt cong của bề mặt Trái Đất và chuyển động biểu kiến hàng năm của Trái Đất nên góc nhậpxạ có 1 số tính chất sau: - Góc nhậpxạ của các vĩ độ khác nhau thì không bằng nhau, nhìn chung nhỏ dần từ xích đạo đến cực. - Vào 2 ngày 21/3 và 23/9 góc nhậpxạ có sự đối xứng qua đường xích đạo: tại xích đạo góc nhậpxạ = 90 0 , các điểm nằm trên cùng 1 vĩ độ ở Bắc và Nam bán cầu thì có góc nhậpxạ bằng nhau. - Vào ngày 22/6 góc nhậpxạ lớn nhất ở CTB và = 90 0 , vào ngày 22/12 góc nhậpxạ lớn nhất ở CTN và = 90 0 . - Chỉ có các vĩ độ trong vùng nội chí tuyến mới có góc nhậpxạ lớn nhất = 90 0 ứng với ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh .Ngoài vùng chí tuyến góc nhậpxạ luôn nhỏ hơn 90 0 . - Góc nhậpxạ của mỗi độ vĩ thay đổi trong năm. Lớn nhất ứng với ngày Hạ chí và nhỏ nhất ứng với ngày Đông chí của bán cầu đó đối với các vĩ độ từ chí tuyến về hai cực. Trong vùng nội chí tuyến là ngày Mặt trời lên thiên đỉnh tại điểm đó. 2. Cách tính góc nhập xạ: 2.1. Công thức tổng quát: h 0 = 90 0 - φ ± δ Trong đó: * φ: độ vĩ của điểm cần tính. * δ: độ lệch của góc chiếu so với xích đạo. - Vào 2 ngày 21/3 và 23/9 Mặt trời lên thiên đỉnh ở xích đạo nên δ = 0. - Ngày 22/6 và 22/12 Mặt trời lên thiên đỉnh ở xích đạo nên ở CTB hoặc CTN nên δ = ± 23 0 27’. Ngày 21/3 và 23/9 tại xích đạo h 0 = 90 0 – 0 0 = 90 0 và giảm từ xích đạo về 2 cực. Ngày 22/6: Mặt trời lên thiên đỉnh tại CTB (23 0 27’ B), nên mọi vĩ độ ở ngoài vùng nội chí tuyến BBC có δ = + 23 0 27’ xích đạo và NBC có δ = - 23 0 27’. Ngày 22/12: Mặt trời lên thiên đỉnh tại CTN (23 0 27’ N), nên mọi vĩ độ ở ngoài vùng nội chí tuyến NBC có δ = + 23 0 27’ xích đạo và BBC có δ = - 23 0 27’. 2.2. Kết quả: Góc nhậpxạ của các vĩ độ trong năm: V ĩ tuyến Góc chiếu sáng lúc 12 giờ trưa 21-3 22-6 23-9 22-12 66 0 33’B (vòng cực Bắc) 23 0 27’ 46 0 54’ 23 0 27’ 0 0 23 0 27’B (chí tuyến Bắc) 66 0 33’ 90 0 66 0 33’ 43 0 06’ 2 Bùi Văn Tiến (buivantienbmt@gmail.com ; http://www.violet.vn/vantien2268) Chuyên đề BDHSG môn Địa lí 12(Góc nhập xạ) Tháng 09-2010 0 0 (Xích đạo) 90 0 66 0 33’ 90 0 66 0 33’ 23 0 27’N (chí tuyến Nam) 66 0 33’ 43 0 06’ 66 0 33’ 90 0 66 0 33’N (vòng cực Nam) 23 0 27’ 0 0 23 0 27’ 46 0 54’ • Riêng các điểm trong vùng nội chí tuyến vào 2 ngày 22/6 và 22/12 thì được tính theo công thức sau: h 0 = 90 0 – δ + φ hay h 0 = 66 0 33’+ φ Ví dụ 1: Góc nhậpxạ ngày 22/6: - Ở vùng nội chí tuyến BBC: h 0 = 90 0 – δ + φ hay h 0 =66 0 33’+ φ. + Ở 10 0 B: h 0 = 90 0 – 23 0 27’ +10 0 = 76 0 33’ hay h 0 =66 0 33’+10 0 = 76 0 33’ + Ở 20 0 B h 0 = 90 0 – 23 0 27’ +20 0 = 86 0 33’ hay h 0 =66 0 33’+20 0 = 86 0 33’ - Ở vùng nội chí tuyến NBC thì áp dụng công thức chung: ho = 90 0 - δ - 23 0 27’ Ngày 22/12 thì ngược lại với ngày 22/6. - Ở vùng nội chí tuyến NBC: h 0 = 90 0 – δ + φ hay h 0 =66 0 33’+ φ. + Ở 10 0 N: h 0 = 90 0 – 23 0 27’ +10 0 = 76 0 33’ hay h 0 =66 0 33’+10 0 = 76 0 33’ + Ở 20 0 N: h 0 = 90 0 – 23 0 27’ +20 0 = 86 0 33’ hay h 0 =66 0 33’+20 0 = 86 0 33’ - Ở vùng nội chí tuyến BBC thì áp dụng công thức chung: h 0 = 90 0 - φ - 23 0 27’ Ví dụ 2: Cho 3 địa điểm sau đây: (Đề thi HSG 12 Tỉnh Đắk Lắk lần 1-12/11/2010) Hà Nội -vĩ độ : 21 0 01'B BMT-vĩ độ : 12 0 41’B Tp Hồ Chí Minh-vĩ độ: 10 0 47' B a. Vào ngày tháng nào trong năm, Mặt trời lên thiên đỉnh ở BMT? (Cho biết cách tính. Được phép sai số ± 1 ngày) b. Tính góc nhậpxạ của tia sáng Mặt trời ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh khi Mặt trời lên thiên đỉnh ở Buôn Ma Thuột c. Xác định phạm vi trên trái đất Mặt trời không lặn, không mọc trong ngày Mặt trời lên thiên đỉnh ở Buôn Ma Thuột Bài giải (VD 2) a) Ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh trong năm tại BMT vĩ độ 12 0 41’B. Mặt Trời di chuyển biểu kiến từ xích đạo (21/3) lên chí tuyến Bắc (22/6) hết 93 ngày, một ngày Mặt Trời chuyển động biểu kiến một góc 0 0 15’08’’ = 908” Vậy Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ xích đạo lên 12 0 41’B là: 12 0 41’ = 45660” : 908” = 50 ngày (làm tròn số). Suy ra: - Mặt Trời lên thiên đỉnh ở 12 0 41’B lần thứ nhất là: Ngày 21/3 + 50 ngày = Ngày 10/5 - Mặt Trời lên thiên đỉnh tại vĩ độ 12 0 41’B lần thứ hai là Ngày 23/9 – 50 ngày = Ngày 4/8 b)Góc nhậpxạ tại Hà Nội và TP.HCM khi MT lên thiên đỉnh tại BMT là (Ở bán cầu Bắc: góc nhậpxạ = 90 - vĩ độ tại địa điểm cần tính + vĩ độ nơi mặt trời lên thiên đỉnh. Ở bán cầu Nam: góc nhậpxạ =90 + vĩ độ tại địa điểm cần tính - vĩ độ nơi mặt trời lên thiên đỉnh) - Ở Hà Nội: Hà Nội: nằm phía Bắc của BMT góc nhậpxạ được tính bằng công thức sau: hA = 90 0 - ϕA + α (α vĩ độ nơi MT lên thiên đỉnh) ( ϕA là vĩ độ cần tính) Thay số: hA = 90 0 – 21 0 01' + 12 0 41’ hA (Hà Nội) = 81 0 40’ 3 Bùi Văn Tiến (buivantienbmt@gmail.com ; http://www.violet.vn/vantien2268) Chuyên đề BDHSG môn Địa lí 12(Góc nhập xạ) Tháng 09-2010 - Ở Tp Hồ Chí Minh: Tp Hồ Chí Minh nằm phía Nam của BMT góc nhậpxạ ở Tp Hồ Chí Minh được tính bằng công thức sau: hA = 90 0 + ϕA - α (α vĩ độ nơi MT lên thiên đỉnh) ( ϕA là vĩ độ cần tính) Thay số: hA = 90 0 + 10 0 47' - 12 0 41’ hA(TP.HCM) = 88 0 06’ c. Phạm vi trên trái đất Mặt trời không lặn, không mọc khi Mặt trời lên thiên đỉnh ở Buôn Ma Thuột ST: đường phân định sáng tối. BN: trục trái đất. - Phạm vi Mặt trời không lặn và không mọc: Vĩ độ ở Bán cầu Bắc tia sáng Mặt trời đến được sau cực Bắc và trước cực Nam. 90 0 - 12 0 41’= 77 0 59’ - Phạm vi Mặt trời không lặn là: Từ 90 0 Bắc đến 77 0 59’ B - Phạm vi Mặt trời không mọc là: Từ 90 0 Nam đến 77 0 59’ Nam 3. Tính độ vĩ (φ) khi biết góc nhập xạ: Từ công thức tổng quát tính góc nhập xạ: h 0 =90 0 - φ ± δ mà φ = 90 0 – h 0 ± δ 3.1. Đối với vùng nội chí tuyến: φ = h 0 - 90 0 + δ Ví dụ 1: Tính φ của điểm A nằm trong vùng nội chí tuyến BBC vào ngày 22/6 khi biết h 0 = 80 0 δ A = (80 0 - 90 0 ) + 23 0 27’ = 13 0 27’ = 13 0 27’B. Ví dụ 2: Tính φ của điểm B nằm trong vùng nội chí tuyến BBC vào ngày 22/6 khi biết h 0 = 87 0 34’. φ B = 87 0 34’ - 90 0 + 23 0 27’ = 21 0 01’B 3.2. Đối với vùng ngoại chí tuyến: φ = 90 0 – h 0 + δ Ví dụ: Tính φ của điểm C có h 0 = 43 0 06’ vào ngày 22/6. φ C = 90 0 – h 0 + δ = 90 0 – 43 0 06’ + 23 0 27’ = 71 0 01’B. 3.3. Đối với tất cả các độ vĩ ở NBC : vào ngày 22/6 Công thức tổng quát là φ = 90 0 – h 0 – δ Ví dụ: Tính φ của điểm D khi biết h 0 = 43 0 06’ φ D = 90 0 – h 0 – δ = 90 0 – 43 0 06’ – 23 0 27’ = 23 0 27’N. Vào ngày 22/12 thì ngược lại với ngày 22/06. ------------------------Hết------------------------ 4 Bùi Văn Tiến (buivantienbmt@gmail.com ; http://www.violet.vn/vantien2268) . 23/9 góc nhập xạ có sự đối xứng qua đường xích đạo: tại xích đạo góc nhập xạ = 90 0 , các điểm nằm trên cùng 1 vĩ độ ở Bắc và Nam bán cầu thì có góc nhập xạ. ngày x 908” = 36320” = 10 0 02’B. II. TÍNH GÓC NHẬP XẠ CỦA CÁC VĨ ĐỘ 1. Khái niệm : Góc nhập xạ (góc chiếu sáng) là góc được tạo ra bởi các tia tới của ánh