Dải yếm đào trong ca dao

3 980 9
Dải yếm đào trong ca dao

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Dải yếm đào trong ca dao yêu thương tình nghĩa Yếm đào là vật dụng không thể thiếu của người con gái thời xưa. Các cô gái thường mặc yếm đào vào tuổi dậy thì, khi họ bắt đầu chú ý đến bản thân và biết làm đẹp cho mình. Cùng với nón thúng vai thao, cùng với áo tứ thân, khăn mỏ quạ, quần nái, yếm thắm mang lại cho người thiếu nữ vẻ đẹp dịu dàng, yểu điệu, tha thướt, giản dị mà rất mặn mà, duyên dáng và đằm thắm. Ca dao dân ca khai thác triệt để hình ảnh yếm đào khiến nó trở thành một môtíp quen thuộc. Trong tình yêu, dải yếm đào là ấn tượng của lần đầu gặp gỡ: Hỡi cô mặc áo yếm hồng Đi trong đám hội có chồng hay chưa Đây là lời ngỏ làm quen rất tự nhiên và rất tình tứ của chàng trai. Trong đám hội nhộn nhịp, vui vẻ thế sao anh chỉ thấy có cô “mặc áo yếm hồng”? Vẻ đẹp của người con gái gây ấn tượng mạnh với chàng trai, để rồi chàng cất tiếng hỏi “có chồng hay chưa”. Hai câu ca dao thoạt nghe như một lời chọc ghẹo bâng quơ, nhưng đọc kỹ ta lại thấy được cái rạo rực, chờ mong hồi hộp của chàng trai. Sau lời ướm hỏi là niềm mong ước: Hỡi cô thắt lưng bao xanh Có về Nam Định với anh thì về Có một cuộc gặp gỡ khác, trong một khung cảnh khác: Cô kia yếm trắng lòa lòa Lại đây đập đất trồng với anh Bao giờ chín xanh Anh cho một quả để dành mớm con. Có cách trả công nào đặc biệt hơn thế? Vừa trả công vừa gợi lên thiên chức làm mẹ của cô gái. Chàng trai tỏ ra rất láu nhưng rất tinh tế, chắc chắn rằng cô gái không phật lòng trước cách bày tỏ tình cảm rất dễ thương này. Dù cho cô gái có “đập đất trồng với anh” hay không thì những lời ca dao tình tứ kia cũng đủ xua tan cái mệt nhọc trong lao động. Sau những cuộc gặp gỡ ấy là nỗi nhớ nhung, mong đợi: Mình về mình có nhớ chăng Ta về như lạt buộc khăn nhớ mình Ta về ta cũng nhớ mình Nhớ yếm mình mặc, nhớ tình mình trao Rất hợp logic bởi vì có “dải yếm” - ấn tượng đầu tiên thì mới có sự chú ý của “ta” về “mình”, rồi mới có lời ngỏ và nảy sinh tình cảm. Yếm thắm ở đây như cái cầu nối giữa “ta” và “mình”. Và rồi nỗi nhớ chuyển dần thành ước muốn: Ở gần mà chẳng sang chơi Để em ngắt ngọn mùng tơi bắc cầu Mùng tơi chẳng bắc được đâu Em cởi dải yếm bắc cầu anh sang Có người con gái nhớ người yêu muốn “bắc cầu mồng tơi” nhưng chàng trai không chịu, phải là “cầu dải yếm” kia. Đến đây, dải yếm trở thành vật tin, là nhịp cầu nối đưa “anh” và “em” xích lại gần nhau. Cô gái hóa giải nỗi nhớ của mình như thế, còn anh thì lấp đầy nỗi nhớ bằng cách: Thuyền anh ngược thác lên đây Mượn đôi dải yếm làm dây kéo thuyền. Dải yếm mảnh mai như thế làm sao kéo được thuyền? Đây thực ra chỉ là cách nói đầy ẩn ý, thể hiện mong ước của chàng trai. Anh không ngại khó khăn gian khổ, chỉ sợ tình em không hướng về anh. Tình yêu là động lực mạnh mẽ, kỳ diệu để anh vượt qua thử thách. Tình yêu ở đây không bị ràng buộc bởi danh vọng, nghi lễ giáo lý. Và chính họ, nam nữ thanh niên nông thôn, dám nói lên tiếng nói đích thực của lòng mình. Và khi họ đến với nhau thì dải yếm lại như cầu nối, sợi dây vô hình gắn kết tình cảm của họ: Trời mưa trời gió kìn kìn Đắp đôi dải yếm hơn nghìn chăn bông Cũng có những tình yêu không thành. Đôi trai gái không trách móc nhau mà ao ước, vừa cháy bỏng vừa rất đáng thương: Kiếp sau đừng hóa ra người Hóa ra dải yếm buộc người tình nhân Dải yếm đi theo suốt quãng đời thiếu nữ, chứng kiến, chia sẻ biết bao vui buồn trong bước thăng trầm của cuộc đời. Rồi dải yếm cũng chứng kiến sự ra đi của tuổi xuân thì, chỉ còn lại lo toan thường nhật của cuộc sống gia đình: Gái một con trông mòn con mắt Gái hai con, con mắt liếc ngang Ba con cổ ngoảnh, răng vàng Bốn con quần áo đi ngang khét mù Năm con tóc rối tổ cu Sáu con yếm trụi, váy dù vắt ngang Dẫu biết đó là quy luật của cuộc sống, bài ca dao cũng không ngăn nổi tiếng thở dài tiếc nuối: Khi xưa ở với mẹ cha Một năm chín yếm xót xa trong lòng Từ khi em về nhà chồng Chín năm một yếm, em lật trong ra ngoài Hết hội hè, đình đám, hết những câu hát trao duyên, hết cả những câu thề nguyền. Dòng chảy cuộc đời cuốn họ đi, lấm lem với cuộc sống gia đình, rồi tuổi xuân qua đi lúc nào không hay. Chỉ còn lại sự hy sinh âm thầm, những lo lắng chật vật của cuộc sống. Dải yếm đào vừa là hình ảnh trực tiếp, vừa là hình ảnh gián tiếp thể hiện thành công đề tài tình yêu trong ca dao Việt Nam. Dải yếm đã “đặc tả” tương đối đầy đủ, trọn vẹn, sâu sắc những cung bậc phức tạp của tình yêu - nguồn cảm hứng muôn đời của thi ca nhân loại. Dải yếm đào hôm nay chỉ còn tồn tại trong chúng ta như ký ức đẹp đẽ về vẻ đẹp của người phụ nữ thời xưa. Nếu mỗi chúng ta không có ý thức bảo tồn, gìn giữ thì nét đẹp văn hóa ấy sẽ mất đi trong những lễ hội truyền thống. . Dải yếm đào trong ca dao yêu thương tình nghĩa Yếm đào là vật dụng không thể thiếu của người con gái thời xưa. Các cô gái thường mặc yếm đào vào. hình ảnh yếm đào khiến nó trở thành một môtíp quen thuộc. Trong tình yêu, dải yếm đào là ấn tượng của lần đầu gặp gỡ: Hỡi cô mặc áo yếm hồng Đi trong đám

Ngày đăng: 15/10/2013, 00:11

Hình ảnh liên quan

Và khi họ đến với nhau thì dải yếm lại như cầu nối, sợi dây vô hình gắn kết tình cảm của họ: - Dải yếm đào trong ca dao

khi.

họ đến với nhau thì dải yếm lại như cầu nối, sợi dây vô hình gắn kết tình cảm của họ: Xem tại trang 2 của tài liệu.
Gái một con trông mòn con mắt Gái hai con, con mắt liếc ngang - Dải yếm đào trong ca dao

i.

một con trông mòn con mắt Gái hai con, con mắt liếc ngang Xem tại trang 3 của tài liệu.
Dải yếm đào vừa là hình ảnh trực tiếp, vừa là hình ảnh gián tiếp thể hiện thành công đề tài tình yêu trong ca dao Việt Nam - Dải yếm đào trong ca dao

i.

yếm đào vừa là hình ảnh trực tiếp, vừa là hình ảnh gián tiếp thể hiện thành công đề tài tình yêu trong ca dao Việt Nam Xem tại trang 3 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan