Hướng dẫn hồ sơ

17 532 0
Hướng dẫn hồ sơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

UBND TỈNH TUYÊN QUANG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 993 /HD -GD&ĐT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Tuyên Quang, ngày 20 tháng 10 năm 2006 HƯỚNG DẪN Thực hiện nền nếp trường trung học Kính gửi: - Trưởng phòng giáo dục các huyện, thị xã; - Hiệu trưởng các trường THPT; - Hiệu trưởng trường THCS Lê Quý Đôn; Căn cứ Điều lệ Trường trung học ban hành theo Quyết định số 23/2000/QĐ-BGDĐT ngày 11/7/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ Quy chế công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia (giai đoạn 2001-2010 ban hành kèm theo Quyết định số 27/2001/QĐ-BGDĐT ngày 05/7/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ văn bản số 3481/GDTrH ngày 06/5/2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn xây dựng trường chuẩn quốc gia; Căn cứ Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS, THPT ban hành kèm theo Quyết định số 40/2006-BGDĐT ngày 05/10/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các trường trung học thực hiện một số nội dung sau: Phần I HỆ THỐNG HỒ SỔ SÁCH CỦA NHÀ TRƯỜNG I. Hệ thống hồ sổ sách theo dõi hoạt động dạy học và giáo dục. 1. Đối với nhà trường. 1.1. Sổ kế hoạch năm học của nhà trường. 1.2. Sổ biên bản họp cơ quan. 1.3. Sổ nhật ký công tác của nhà trường. 1.4. Sổ kiểm tra, đánh giá giáo viên về công tác chuyên môn. 1.5. Sổ công văn đi và đến. 1.6. Sổ đăng bộ. 1.7. Sổ gọi tên và ghi điểm. 1 1.8. Sổ ghi đầu bài. 1.9. Học bạ học sinh. 1.10. Sổ quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ. 1.11. Sổ theo dõi phổ cập giáo dục. 1.12. Sổ thanh tra giáo viên. 1.13. Sổ khen thưởng, kỷ luật học sinh. 1.14. Hệ thống sổ về công tác tài chính. 1.15. Hệ thống sổ thư viện. 1.16. Hệ thống sổ thiết bị dạy học. 1.17. Hệ thống sổ y tế học đường. 1.18. Hệ thống sổ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (Đội TNTP Hồ Chí Minh). 1.19. Hệ thống sổ của Công đoàn nhà trường. 1.20. Bảng ghi điểm thi tốt nghiệp THPT (hoặc xét tốt nghiệp THCS). 1.21. Bảng ghi kết quả tuyển sinh đầu cấp. 2. Đối với giáo viên. 2.1. Giáo án. 2.2. Sổ dự giờ thăm lớp. 2.3. Sổ công tác. 2.4. Sổ ghi điểm của giáo viên. 2.5. Sổ kế hoạch giảng dạy của giáo viên. 2.6. Lịch báo giảng. 2.7. Sổ bồi dưỡng thường xuyên. 2.8. Sổ liên lạc (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm). 2.9. Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm). 3. Đối với tổ chuyên môn 3.1. Sổ kế hoạch. 3.2. Sổ chuyên đề. 3.3. Sổ biên bản họp tổ chuyên môn. 3.4. Sổ theo dõi dạy thay. 4. Đối với tổ Hành chính – Quản trị 4.1. Sổ kế hoạch 4.2. Sổ biên bản họp tổ II. Hướng dẫn sử dụng hồ sổ sách 1. Đối với sổ kế hoạch nhà trường 2 1.1. Sổ kế hoạch nhà trường (theo mẫu có sẵn của Sở GD&ĐT) nhằm quản lý các hoạt động dạy học và giáo dục chủ yếu của nhà trường theo Điều lệ trường trung học và theo biên chế năm học của Bộ GD&ĐT. Đầu năm học, Hiệu trưởng chịu trách nhiệm hoàn chỉnh sổ kế hoạch nhà trường theo đúng hướng dẫn của Sở GD&ĐT. a) Phần kế hoạch bắt buộc hàng tháng - Đối với những công việc tổ chức thực hiện được ngay: Hiệu trưởng ấn định thời gian và trực tiếp phân công người thực hiện. - Đối với những công việc cần xây dựng kế hoạch chi tiết: phân công người dự thảo kế hoạch trình Hiệu trưởng phê duyệt để tổ chức thực hiện. b) Phần kế hoạch bổ sung - Hàng tháng, Hiệu trưởng ghi các công việc mới phát sinh (chưa có trong phần kế hoạch bắt buộc) hoặc các công việc chưa hoàn thành thuộc phần kế hoạch bắt buộc của những tháng trước đó hoặc những công việc của các tổ chức trong nhà trường, ấn định thời gian và phân công người tổ chức thực hiện. 1.2. Căn cứ vào các công việc của cả 2 phần kế hoạch bắt buộc và bổ sung hàng tháng, Hiệu trưởng chịu trách nhiệm công khai trên bảng thông báo của nhà trường: a) Những công việc chính phải tổ chức thực hiện trong tháng của nhà trường (kể cả các công việc của các tổ chức trong nhà trường) b) Thời gian biểu làm việc của cán bộ, giáo viên, học sinh và các tổ chức trong nhà trường theo từng tuần (kể cả các công việc phải tổ chức thực hiện ngoài giờ hành chính hoặc vào các ngày nghỉ). 1.3. Sổ kế hoạch nhà trường phải được cơ sở giáo dục trực tiếp quản lý duyệt trước khi tổ chức thực hiện (trừ phần kế hoạch bổ sung hàng tháng). Mỗi trường làm thành 2 bản, 1 bản để tại nhà trường, 1 bản gửi Sở GD&ĐT (đối với các trường trực thuộc Sở GD&ĐT) hoặc phòng Giáo dục (đối với các trường trực thuộc phòng Giáo dục). 2. Đối với sổ biên bản họp cơ quan và sổ nhật ký công tác của nhà trường - Đầu năm học, Hiệu trưởng cử một giáo viên ghi biên bản tất cả các cuộc họp cơ quan trong năm học vào sổ biên bản họp cơ quan và ghi toàn bộ các hoạt động thực tế hàng ngày của nhà trường vào sổ nhật ký công tác của nhà trường (kể cả các công việc phải tổ chức thực hiện ngoài giờ hành chính hoặc vào các ngày nghỉ). - Giáo viên ghi biên bản họp cơ quan phải ghi đủ các mục: thời gian, địa điểm tổ chức họp, thành phần tham dự (ghi rõ tên các thành viên vắng mặt có lý do, không có lý do), họ và tên người chủ trì cuộc họp; ghi đầy đủ nội dung cuộc họp, ý kiến phát biểu của các thành viên và kết luận của người chủ trì cuộc họp. 3 - Biên bản lập xong phải đọc lại cho tất cả thành viên dự họp cùng nghe sau đó người chủ trì và thư ký phải ký vào biên bản. - Nếu nội dung kết luận cần phải ra nghị quyết của tập thể thì thư ký ghi nội dung nghị quyết vào phần cuối của biên bản (thay cho kết luận của người chủ trì); ghi rõ số lượng và tỷ lệ % thành viên dự họp nhất trí sau đó người chủ trì, thư ký, lãnh đạo nhà trường, Tổ trưởng chuyên môn, Chủ tịch công đoàn, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (Tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh), Trưởng ban thanh tra nhân dân, . đều ký vào biên bản. 3. Đối với sổ chuyên đề của tổ chuyên môn Sổ chuyên đề của tổ chuyên môn bao gồm các nội dung: Phần 1: Kế hoạch sinh hoạt chuyên đề các môn học trong năm học STT Tên chuyên đề Họ và tên người thực hiện (hoặc tên nhóm chuyên môn thực hiện) Thời gian hoàn thành Kinh phí tổ chức 1 2 3 . Chú ý: Một số chuyên đề cần tập trung là: - Các bài mới và khó trong chương trình; - Chuyên đề phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi; - Chuyên đề dạy phụ đạo học sinh yếu, kém; - Đổi mới phương pháp dạy – học; - Ra đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan; - Sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học; - Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy – học, . Phần 2: Kế hoạch tổ chức thực hiện từng chuyên đề Đầu năm học, Tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện lần lượt các chuyên đề trong năm học. Mỗi chuyên đề cần nêu rõ: - Tên chuyên đề. - Lý do xây dựng chuyên đề. - Phạm vi ứng dụng của chuyên đề. - Phân công các thành viên chuẩn bị. - Thời gian hoàn thành, tổ chức báo cáo và nghiệm thu. 4 - Việc triển khai áp dụng chuyên đề đã được nghiệm thu. - Kinh phí tổ chức thực hiện. 4. Đối với sổ biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn Đầu năm học, Tổ trưởng chuyên môn cử 1 giáo viên trong tổ ghi biên bản tất cả các cuộc họp tổ chuyên môn thường kỳ và đột xuất, bao gồm các nội dung: - Triển khai thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch của nhà trường. - Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch sinh hoạt chuyên đề các bộ môn. - Tổ chức kiểm tra, thanh tra, rút kinh nghiệm dự giờ. - Triển khai công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật. - Các công việc khác theo yêu cầu của Hiệu trưởng. Chú ý: Nếu trong tổ chuyên môn có nhiều nhóm chuyên môn thì phần sinh hoạt chuyên đề sẽ ghi riêng theo nhóm chuyên môn, mỗi nhóm chuyên môn có 1 sổ ghi biên bản riêng. Việc chia nhóm chuyên môn do Hiệu trưởng quyết định tuỳ theo số lượng giáo viên các môn học, mỗi nhóm có giáo viên của một môn học hay một số môn học. 5. Đối với lịch báo giảng Giáo viên phải hoàn thành lịch báo giảng theo tuần và để tại nơi quy định chung của nhà trường vào thứ hai hàng tuần. Khi có việc phải nghỉ, giáo viên gửi lại lịch báo giảng và giáo án cho Tổ trưởng chuyên môn hoặc lãnh đạo nhà trường để bố trí dạy thay kịp thời. 6. Đối với giáo án - Trước khi lên lớp, giáo viên của tất cả các môn học phải chuẩn bị giáo án theo đúng Quy định về cấu trúc và hình thức trình bày giáo án gửi kèm theo văn bản này. - Khi lên lớp, giáo viên bắt buộc phải mang theo giáo án do chính mình chuẩn bị, không được dùng giáo án cũ hoặc giáo án của người khác (trừ trường hợp đột xuất phải dạy thay). - Giáo viên được sử dụng máy vi tính hỗ trợ việc soạn bài nếu chính người dạy biết vận hành máy vi tính để soạn tất cả các nội dung của giáo án. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm duyệt danh sách những người được sử dụng máy vi tính hỗ trợ soạn giáo án trong năm học. 7. Đối với các hồ còn lại. Yêu cầu cập nhật thông tin thường xuyên, đầy đủ và chính xác các nội dung theo đúng quy định đã ghi ở từng hồ sổ sách. III. Quy định về quản lý, kiểm tra và bảo quản hồ sổ sách 1. Về quản lý, kiểm tra hồ sổ sách 1.1. Tất cả các loại hồ sổ sách được quy định tại văn bản này do Hiệu trưởng quản lý. Tuỳ theo đặc trưng của mỗi loại hình công việc, Hiệu trưởng có 5 thể giao quyền quản lý trực tiếp cho Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn, người đứng đầu các tổ chức trong nhà trường song Hiệu trưởng vẫn là người chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp trên. 1.2. Đầu năm học, Hiệu trưởng chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát và đôn đốc mọi người thực hiện quy định về sử dụng và bảo quản hồ sổ sách. Kế hoạch tập trung vào các nội dung chủ yếu sau: a) Đối tượng kiểm tra. Tất cả cán bộ, giáo viên và nhân viên sử dụng hồ sổ sách theo quy định trên (kể cả Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn). b) Hình thức kiểm tra. - Kiểm tra định kỳ. - Kiểm tra đột xuất. c) Số lần kiểm tra định kỳ tối thiểu (thực hiện theo Quy định về số lần kiểm tra định kỳ tối thiểu, thời hạn lưu giữ và đóng dấu giáp lai hồ sổ sách quản lý gửi kèm theo văn bản này). Số lần kiểm tra đột xuất không hạn chế đối với đối tượng kiểm tra. Hiệu trưởng cần tăng cường tổ chức kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm quy định về sử dụng hồ sổ sách. d) Nội dung kiểm tra Kiểm tra các nội dung theo quy định của từng hồ sổ sách. Người kiểm tra phải ghi rõ ngày tháng kiểm tra, ưu điểm, khuyết điểm, yêu cầu khắc phục, sửa chữa vào biên bản kiểm tra hoặc trực tiếp vào hồ sổ sách (căn cứ vào đặc điểm của từng loại hồ sổ sách). 2. Về bảo quản hồ sổ sách - Tất cả hồ sổ sách phải được được giữ gìn sạch sẽ, không để nhàu nát, mất trang. Một số hồ phải đóng dấu giáp lai giữa các trang ngay từ đầu năm học (thực hiện theo Quy định về số lần kiểm tra định kỳ tối thiểu, thời hạn lưu giữ và đóng dấu giáp lai hồ sổ sách quản lý gửi kèm theo văn bản này). - Hồ sổ sách nhà trường phải có người chịu trách nhiệm lưu giữ và bảo quản. Khi người lưu giữ đi vắng phải bàn giao cho người được uỷ nhiệm thay thế. - Kết thúc năm học, người sử dụng bàn giao đầy đủ các loại hồ sổ sách cần tiếp tục lưu giữ cho phòng hành chính quản trị nhà trường. Khi bàn giao phải lập biên bản chi tiết. Nhà trường phải đầu tư cơ sở vật chất (tủ đựng có khoá chắc chắn, đóng bìa cứng một số hồ quan trọng, ) để việc lưu giữ hồ sổ sách khoa học, ngăn nắp và tuyệt đối an toàn. - Tổ chức lưu giữ hồ sổ sách theo các tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia. Phần 2 6 CÔNG TÁC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH I. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá 1. Việc kiểm tra đánh giá kết quả cần được tính đến ngay từ khi xác định mục tiêu và thiết kế bài học nhằm giúp cho học sinh và giáo viên kịp thời nắm được những thông tin liên hệ ngược để điều chỉnh hoạt động dạy- học. 2. Giáo viên phải nắm vững mối quan hệ giữa cho điểm và đánh giá, khắc phục thói quen khá phổ biến là khi chấm bài chỉ chú trọng đến cho điểm, ít có những lời phê chỉ rõ ưu điểm, khuyết điểm của học sinh. 3. Để phát huy vai trò tích cực chủ động của học sinh, giáo viên cần hướng dẫn học sinh phát triển kỹ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học của mình. II. Biện pháp đánh giá 1. Biện pháp 1: Kiểm tra thông qua hình thức kiểm tra bài cũ. Chú ý những câu hỏi và bài tập buộc học sinh suy nghĩ tích cực, ưu tiên những câu hỏi kiểm tra kiến thức cũ mà giáo viên có thể dựa vào đó để đặt vấn đề học bài mới. 2. Biện pháp 2: Kiểm tra trong khi học sinh học nội dung bài mới. - Thông qua hình thức thầy - trò: thầy hỏi trò trả lời. - Thông qua hình thức trò-trò: yêu cầu học sinh tự đánh giá bài làm của mình hoặc nhận xét góp ý bài làm hay ý kiến của bạn khác. - Thông qua hình thức thảo luận nhóm. 3. Biện pháp 3: Kiểm tra thông qua các bài kiểm tra định kỳ. III. Quy trình ra đề kiểm tra 1. Bước 1: Xác định mục tiêu và nội dung kiểm tra - Đề kiểm tra là phương tiện đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kỳ hay toàn bộ chương trình một lớp, một cấp học. - Căn cứ hệ thống mục tiêu cụ thể từng bài, từng chương để xác định nội dung kiểm tra. 2. Bước 2: Xây dựng ma trận hai chiều - Xác định tỷ lệ thời gian và trọng số điểm theo: từng chủ đề, câu hỏi trắc nghiệm khách quan, trắc nghiệm tự luận và 3 mức độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng. - Xác định số lượng câu hỏi trong từng ô của ma trận dựa trên bảng mục tiêu đã xây dựng. 3. Bước 3: Biên soạn câu hỏi. 4. Bước 4: Xây dựng đáp án và biểu điểm. IV. Quản lý ra đề kiểm tra, đánh giá 7 1. Trước khi tiến hành kiểm tra, giáo viên phải ghi nội dung của tất cả các loại đề kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ vào giáo án theo đúng trình tự trong phân phối chương trình của từng môn học. 2. Đề kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên và đề kiểm tra học kỳ đều phải có ma trận, đáp án và biểu điểm chấm kèm theo. 3. Hiệu trưởng tổ chức cho Tổ trưởng chuyên môn hoặc nhóm trưởng chuyên môn duyệt đề kiểm tra định kỳ trước khi tiến hành kiểm tra. 4. Hiệu trưởng tổ chức chấm lại một số bài kiểm tra (của tất cả các loại) để giám sát việc cho điểm của giáo viên. 5. Giáo viên phải trực tiếp chấm và cho điểm vào bài kiểm tra viết. Riêng bài kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên, giáo viên phải trực tiếp chấm, cho điểm và ghi nhận xét. 6. Bài kiểm tra phải trả cho học sinh tính từ ngày kiểm tra chậm nhất sau 1 tuần đối với bài kiểm tra viết, kiểm tra thực hành dưới 1 tiết; sau 2 tuần đối với bài kiểm tra viết, kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên và kiểm tra học kỳ. Học sinh mang bài kiểm tra về nhà cho gia đình xem sau đó nộp lại cho nhà trường. 7. Điểm của bài kiểm tra phải được công bố công khai trước toàn thể học sinh trong lớp trước khi ghi vào sổ ghi điểm của cá nhân và Sổ gọi tên, ghi điểm của lớp. 8. Điểm trong sổ ghi điểm cá nhân, sổ gọi tên và ghi điểm của lớp và kết quả ghi trong học bạ học sinh phải hoàn toàn thống nhất; nếu sửa chữa phải thực hiện theo đúng quy định. 9. Hiệu trưởng tổ chức lưu giữ bài kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên và bài kiểm tra học kỳ trong năm học. Trên đây là một số nội dung chính nhằm đảm bảo nền nếp dạy và học trong trường trung học. Các nội dung khác không đề cập đến trong văn bản này thực hiện theo Điều lệ trường trung học và Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học của Bộ GD&ĐT. Sở GD&ĐT yêu cầu Trưởng phòng giáo dục các huyện, thị xã, Hiệu trưởng các trường trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc. Quá trình tổ chức triển khai có gì vướng mắc liên hệ với phòng Giáo dục trung học, Sở GD&ĐT để được giải đáp kịp thời. Nơi nhận: - Như kính gửi (thực hiện); - Lãnh đạo Sở; - Thanh tra Sở GD&ĐT(phối hợp); - Lưu VT, , P.50 GIÁM ĐỐC Hoµng V¨n Thinh 8 QUY ĐỊNH VỀ CẤU TRÚC VÀ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY CỦA GIÁO ÁN BẬC TRUNG HỌC (Kèm theo văn bản số /HD-GD&ĐT ngày /10/2006 của Sở GD&ĐT) I. Cấu trúc của một giáo án Tên bài dạy (ghi theo phân phối chương trình môn học) 1. Mục tiêu. a) Về kiến thức. b) Về kỹ năng. c) Về thái độ. 2. Chuẩn bị của GV và HS a) Chuẩn bị của GV. b) Chuẩn bị của HS . 3. Tiến trình bài dạy GV tạo dựng, thiết kế được hệ thống các hoạt động nhằm thể hiện được các nội dung chủ yếu sau: a) Kiểm tra bài cũ (có thể kiểm tra đầu giờ hoặc lồng trong các hoạt động). Đặt vấn đề vào bài mới. b) Dạy nội dung bài mới. c) Củng cố, luyện tập. d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. Chú ý 1: Theo trình tự bài giảng có thể phân chia các hoạt động thành 5 nhóm sau: Nhóm 1: Hoạt động kiểm tra, hệ thống, ôn lại bài cũ và chuyển tiếp sang bài mới. Nhóm 2: Hoạt động nhằm hướng dẫn, diễn giải, khám phá, phát hiện tình huống, đặt và nêu vấn đề. Nhóm 3: Hoạt động nhằm để học sinh tự tìm kiếm, khám phá, phát hiện, thử nghiệm, qui nạp, suy diễn để tìm ra kết quả, giải quyết vấn đề. 9 Ngày dạy: 06/9/ 2006 tại lớp: 10A1 Ngày dạy: 08/9/ 2006 tại lớp: 10A2 Nhóm 4: Rút ra kết luận, tổng kết, hệ thống kết quả, hệ thống hoạt động và đưa ra kết luận giải quyết vấn đề. Nhóm 5: Tiếp tục củng cố, khắc sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng để vận dụng vào giải bài tập và áp dụng vào cuộc sống. Chú ý 2: Thiết kế mỗi hoạt động phải có thời gian qui định kèm theo. Chú ý 3: Trong quá trình tiến hành các hoạt động, giáo viên phải thường xuyên ổn định tổ chức lớp học, đặc biệt là khi tổ chức hoạt động nhóm. II. Hình thức trình bày giáo án 1.Giáo án có thể đóng thành 1 quyển hoặc để riêng theo tiết, theo tuần, theo chương, theo chủ đề. 2. Hệ thống các hoạt động có thể trình bày theo một trong các cách sau: a) Theo thứ tự hàng ngang từ trên xuống dưới cho đến hết các hoạt động. b) Theo 2 cột: Phương án thứ nhất: - Cột 1: Hoạt động của giáo viên. - Cột 2: Hoạt động của học sinh. Phương án thứ hai: - Cột 1: Hoạt động của giáo viên và học sinh. - Cột 2: Nội dung chính (ghi bảng). c) Theo 3 cột: - Cột 1: Hoạt động của giáo viên. - Cột 2: Hoạt động của học sinh. - Cột 3: Nội dung chính (ghi bảng). 10 . tra hoặc trực tiếp vào hồ sơ sổ sách (căn cứ vào đặc điểm của từng loại hồ sơ sổ sách). 2. Về bảo quản hồ sơ sổ sách - Tất cả hồ sơ sổ sách phải được được. 1.13. Hồ sơ thi đua của nhà trường. 1.14. Hồ sơ kiểm tra, đánh giá giáo viên, nhân viên. 1.15. Hồ sơ khen thưởng, kỷ luật học sinh. 1.16. Sổ quản lý và hồ sơ

Ngày đăng: 14/10/2013, 20:12

Hình ảnh liên quan

30 Bảng ghi kết quả tốt nghiệp Khụng thời hạn 1lần/ năm học 31Bảng ghi kết quả tuyển sinh Khụng thời hạn - Hướng dẫn hồ sơ

30.

Bảng ghi kết quả tốt nghiệp Khụng thời hạn 1lần/ năm học 31Bảng ghi kết quả tuyển sinh Khụng thời hạn Xem tại trang 12 của tài liệu.
30 Bảng ghi kết quả tốt nghiệp Khụng thời hạn 1 lần/năm - Hướng dẫn hồ sơ

30.

Bảng ghi kết quả tốt nghiệp Khụng thời hạn 1 lần/năm Xem tại trang 16 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan