1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

hoc thuyet Mac - Lenin

19 332 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 265,5 KB

Nội dung

Học thuyết MácLênin và chủ nghĩa xã hội: Trào lưu hay quy luật tất yếu? - Bài 1: Những nạn nhân của cuộc khủng hoảng hay của nền kinh tế tư bản? Thứ hai, 29/06/2009, 01:46 (GMT+7) LTS: Trong thập niên 90 của thế kỷ trước, sau khi Liên Xô tan rã và hệ thống các nước XHCN Đông Âu sụp đổ, các thế lực thù địch chống chủ nghĩa xã hội hoan hỉ cho rằng chủ nghĩa xã hội (CNXH) đã “tới hồi cáo chung”, các chính thể cộng sản sắp bị “xóa sổ vĩnh viễn”. Từ đó, người ta đặt vấn đề hoài nghi - thậm chí phủ nhận - cơ sở khoa học và thực tiễn của học thuyết MácLênin và CNXH. Thế nhưng, trong những năm cuối thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, với sự trở lại cầm quyền của các phong trào cánh tả và quyết tâm xây dựng đất nước theo đường lối xã hội chủ nghĩa, với cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính quy mô toàn cầu khiến hàng chục triệu người lao động trong các nước vốn là thành trì của chủ nghĩa tư bản (CNTB) bị thất nghiệp, bị đẩy ra đường, lại có luồng ý kiến trái ngược: CNXH đang hồi phục! Vậy học thuyết MácLênin và chủ nghĩa xã hội là trào lưu nhất thời hay quy luật phát triển tất yếu của xã hội loài người? Báo SGGP từ hôm nay sẽ đăng các bài viết của các học giả, các nhà nghiên cứu khoa học xã hội như là những ý kiến trao đổi nhằm góp phần làm sáng tỏ vấn đề trên. Mời bạn đọc đón đọc. Trong khi giới đầu tư hoan nghênh nhiệt liệt động thái của các chính phủ như Mỹ, Nhật Bản… đã bơm thêm tiền vào nền kinh tế để cứu vãn các tập đoàn lớn, các ngân hàng hàng đầu, thì người lao động ở các nước này lại đang băn khoăn: Liệu có thể đồng ý để chính phủ lấy tiền thuế của dân cứu trợ các tập đoàn lớn, trong khi ông chủ các tập đoàn này đã được hưởng hàng triệu đô la tiền thưởng và đẩy nền kinh tế thế giới đi đến đổ nát? Trong khi hàng triệu người lao động bình thường đang phải vật lộn với lạm phát, đói kém, thất nghiệp, nguy cơ mất nhà cửa bị đẩy ra đường… thì không ai cứu trợ họ. Trên trang web Labourhome.org, một diễn đàn chính trị của người lao động (thông qua hình thức blog) tại Anh, nhiều người liên tưởng việc này như là hình ảnh người hàng xóm có bữa tiệc rượu no say rồi sau đó gửi hóa đơn đến nhà mình yêu cầu trả nợ giúp họ. Có một thực tế rõ ràng là trong cơn khủng hoảng hiện nay, giới tư bản chỉ giảm lợi nhuận chứ không hề bị mất tài sản và để cứu vãn lợi nhuận của mình, họ cắt giảm việc làm, thu nhỏ sản xuất và đầu tư. Còn người lao động mới là người thiệt hại nhiều nhất: mất việc làm, mất nhà cửa, thậm chí là không có cái ăn, bị đẩy ra đường. Đó là câu chuyện đang diễn ra hàng ngày tại Mỹ. Bức ảnh đoạt giải “Ảnh báo chí thế giới 2008” của Anthony Suau, phóng viên Tạp chí Time chụp một cảnh sát thuế lăm lăm súng trong tay đi vào ngôi nhà vừa bị tịch biên ở Cleveland, bang Ohio, được báo chí Mỹ nhận định là đã lột trần hết tính khốc liệt của cuộc khủng hoảng tín dụng và nhà ở này. Nhưng đâu chỉ thế! Bức ảnh không chỉ thể hiện tính khốc liệt của cuộc khủng hoảng. Nếu xét từ nguyên nhân sâu xa thì đó chính là tính khốc liệt và đúng với bản chất vô nhân đạo của xã hội tư bản. Kể từ khi cuộc khủng hoảng xảy ra đến nay, ở Mỹ chưa có một ông chủ tư bản nào tự tử, mà ngược lại, họ còn được chia những khoản thưởng khổng lồ từ tiền thuế của dân như tập đoàn AIG hay các nhà tài chính phố Wall vẫn hái ra tiền trong thời khủng hoảng. Chỉ có những câu chuyện người lao động ở Mỹ thất nghiệp quá bức bối vì hoàn cảnh đã xả súng giết người hàng loạt rồi kết liễu đời mình, hay những người mất nhà cửa phải sống trong những chiếc lều tại TP Sacramento, bang California, Mỹ. Những câu chuyện người lao động thất nghiệp tại Nhật Bản, đất nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, chỉ còn cách vào ăn quỵt tại nhà hàng và chịu để cảnh sát bắt giữ, cũng đang làm thế giới phải suy nghĩ. Giáo sư kinh tế M. Shahid Alam của Đại học Northeastern, Mỹ, viết trên diễn đàn online “Counterpunch” (www.counterpunch.org): “Hàng triệu người Mỹ đang mất việc làm, hàng triệu người Mỹ đang đương đầu với nguy cơ mất nhà cửa, hàng triệu người về hưu đang nhìn thấy quỹ lương hưu tan chảy nhanh chóng trước mắt mình. Trong khi đó, các ông chủ các ngân hàng bị phá sản lại được thưởng hàng triệu đô la tiền thưởng. Điều đó đang đe dọa sự ủng hộ của người Mỹ đối với những khiếm khuyết của hệ thống chủ nghĩa tư bản”. Ở Canada, những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất là những người lao động về hưu. Trong bài viết của mình trên diễn đàn National Union của Canada, tác giả Larry Brown, một lãnh đạo của nghiệp đoàn công nhân lớn nhất Canada –Liên đoàn quốc gia: người về hưu là những nạn nhân bị bỏ quên của cuộc khủng hoảng. Theo ông, chính phủ chỉ quan tâm chi tiền vực dậy các công ty, tập đoàn lớn mà không để ý đến hàng triệu người về hưu nước này không có lương hoặc mức lương “Trong các trường kinh tế của Mỹ chúng ta có một cái nhìn hết sức thiển cận về việc CNTB nên được xem xét như thế nào và chúng ta cũng có sự phản đối quá khắt khe việc phân tích CNTB của Mỹ đã sai lầm ở đâu và như thế nào, dẫn đến sự suy thoái. Tôi đề nghị một chiến lược tốt hơn là dạy sinh viên làm thế nào đạt được những giá trị của họ, làm thế nào để phân tích các hệ thống, phân biệt lý tưởng với những con số và làm thế nào để thế giới trở thành một nơi tốt hơn”. (CV Harquail, giảng viên đại học tại New York viết trên trang blog Authentic Organizations) quá thấp, không đủ trang trải cho cuộc sống. Ông khẳng định: “Tiền đến tay người lao động về hưu chính là tiền trực tiếp đầu tư cho kinh tế”. Cũng tại diễn đàn này, Liên đoàn quốc gia cũng lên tiếng: “Các ngân hàng thì được cứu trợ còn công nhân thì không được gì”. Họ kêu gọi người lao động trong nước đoàn kết đấu tranh để đòi quyền lợi cho mình, đòi được bảo vệ trước cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. Tại Anh, tỷ lệ những người trung lưu, có trình đại học, bị thất nghiệp và bị đẩy ra đường cũng tăng đáng báo động. Trang web RTTV.ru miêu tả, nếu như trước đây nói đến người thất nghiệp, vô gia cư người ta thường nghĩ đến những người bẩn thỉu, rách rưới, tay cầm chai whisky thì giờ đây người ta thấy cả những người tốt nghiệp đại học, quần áo sạch sẽ, thắt cravat… sống trên hè phố và xếp hàng chờ phát chẩn. Tỷ lệ thất nghiệp, vô gia cư gia tăng chóng mặt đến nỗi một bài báo đăng trên trang web Scoop44.com nói về tình trạng này đã kết thúc bằng một lời cảnh báo của người vô gia cư: Đừng quay lưng lại với chúng tôi vì có thể ngày mai các bạn sống bên cạnh chúng tôi đó! Theo Tạp chí Time, trước cuộc khủng hoảng nước Mỹ đã có 1,5 triệu trẻ em không nhà cửa, nay con số này dự báo đang tăng đến mức báo động do số người thất nghiệp dẫn đến mất nhà cửa tăng cao. Theo AFP, tại Mỹ tính đến đầu tháng 5, tỷ lệ người thất nghiệp chiếm 8,9% lực lượng lao động, tỷ lệ cao nhất trong vòng 25 năm qua, một tháng trước tỷ lệ này chỉ mới 8,1%, và hiện được dự báo sẽ tăng lên đến 10% vào cuối năm nay. Kể từ khi có dấu hiệu suy thoái vào tháng 12-2007 đến nay, đã có 5,7 triệu lượt người mất việc, trong số đó 3,9 triệu lượt người mất việc chỉ trong vòng 6 tháng qua. Theo Blommberg, một bản báo cáo về tỷ lệ thất nghiệp tại châu Âu vừa đưa ra vào đầu tháng 4 cho thấy tỷ lệ thất nghiệp tăng nhiều hơn dự báo. Cụ thể là trong khu vực đồng euro, con số này là 8,5% cao hơn dự báo hồi tháng giêng 0,2% và đang tăng ở mức độ đáng báo động. Tất cả những hình ảnh đó, con số đó nói lên điều gì? Hầu hết dư luận thế giới đều cho rằng đó là hậu quả của một nền kinh tế tư bản chạy theo lợi nhuận mà quên mất yếu tố trung tâm của xã hội là con người. Học thuyết Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội: Trào lưu hay quy luật tất yếu? - Bài 2: CNXH hay CNTB tử tế? Thứ ba, 30/06/2009, 03:25 (GMT+7) Cuối năm 2008, khi nền kinh tế thế giới thật sự rơi vào khủng hoảng, nhiều ý kiến cho rằng đó chính là sự khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản và các nhà nghiên cứu lý luận và thực tiễn ở nhiều nước trên thế giới bắt đầu đi tìm nguyên nhân của sự khủng hoảng cũng như tìm kiếm một trật tự xã hội mới có thể thay thế chủ nghĩa tư bản. Cần một trật tự xã hội mới Đầu năm 2009, trong khi thế giới đang tập trung vào các biện pháp kích cầu để cứu lấy nền kinh tế tư bản, thì cũng có ý kiến hy vọng trật tự của nền kinh tế tư bản thật sự sẽ hồi phục. Nhưng trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra tại Luân Đôn (Anh) đầu tháng 4, trên những hàng biểu ngữ của dòng người biểu tình khắp mọi nẻo đường thế giới người ta nhìn thấy dòng chữ: “Capitalism does not work” (tạm dịch: Chủ nghĩa tư bản không hiệu quả) hay “Toward the society for people not for profit” (Hãy hướng đến một xã hội vì con người chứ không phải vì lợi nhuận). Dòng biểu ngữ lại tiếp tục hâm nóng một vấn đề lớn của thế kỷ 21, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu như hiện nay: cần phải có một trật tự xã hội mới thay thế chủ nghĩa tư bản. Để tìm ra câu trả lời, cho đến thời điểm hiện nay vẫn còn quá sớm. Vì hầu như mỗi quốc gia đang lần mò cho mình một con đường riêng. Trên lý thuyết hiện có hai hình thái nổi bật đang được đặt ra: Chủ nghĩa tư bản tử tế hơn và chủ nghĩa xã hội. Một số nhà nghiên cứu triết học thuộc các nước tư bản cho rằng trong thời gian trước mắt để cứu vãn kinh tế, họ đồng ý các giải pháp của các chính phủ, nhưng trong tương lai phải cơ cấu lại nền kinh tế tư bản theo hướng nhân bản hơn và vì con người hơn. Chủ nghĩa tư bản tử tế hay theo cách dùng từ của Bill Gates, cựu chủ tịch tập đoàn Microsoft thì đó là chủ nghĩa tư bản sáng tạo. Theo Bill Gates, thì đó là hình thái kinh tế tư bản nhưng vận dụng tất cả những lực lượng thị trường để giúp các nước nghèo phát triển. Trả lời phỏng vấn của báo chí tại Diễn đàn kinh tế thế giới Davos năm 2008, Bill Gates nói: “Chúng ta phải biết tìm cách vận dụng những phương thức vận hành nền kinh tế tư bản đang làm giàu cho người giàu bây giờ bắt đầu làm giàu cho cả người nghèo”. Nhưng giới công nhân và những người nghèo tại các nước tư bản cũng như các nước nghèo, những người đang bị đẩy ra đường trong cuộc khủng hoảng này không tin có một chủ nghĩa tư bản như thế. Nếu nhận định chủ nghĩa tư bản tử tế như Bill Gates thì chuyện xưa nay hiếm. Chỉ có các nhà tư bản hay các nền kinh tế tư bản áp dụng chính sách viện trợ thông qua các khoản vay ODA cho các nước nghèo, nhưng đổi lại những người cho vay cũng được hưởng một khoản không nhỏ, như công trình dự án được vay phải do các tập đoàn của họ thực hiện hoặc làm nhà thầu chính… Còn trên bàn đàm phán về tự do thương mại, các nước tư bản phát triển vẫn bảo vệ quyết liệt lợi nhuận của họ từ xưa đến nay, ví dụ rõ nét nhất là sự sụp đổ của các vòng đàm phán tự do thương mại Doha hồi tháng 7 năm ngoái do các nước Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu không nhường bước. Giới lao động phương Tây bắt đầu đặt thẳng vấn đề: Liệu chúng ta có chấp nhận xã hội tư bản sau khi chính cái xã hội này đã đặt lên vai chúng ta gánh nặng hàng ngàn cân? Người vô gia cư ngủ ở cảng cũ Marseill, Pháp tháng 3- 2009 nhằm lôi kéo sự chú ý của chính quyền đối với tình trạng vô gia cư đang tăng một cách báo động. Ảnh: AFP CNXH trở lại ở châu Âu Tại các nước Đông Âu, chính phủ bắt đầu áp dụng chính sách can thiệp mạnh vào nền kinh tế, một chính sách bị nền kinh tế thị trường bài bác. Ở một số nước, đảng Cộng sản, đảng XHCN hoặc một số đảng có nguồn gốc XHCN đã giành được nhiều lá phiếu cử tri để trở lại cầm quyền Mở đầu bài viết “CNXH đang trở lại ở châu Âu”, tạp chí chính trị hàng đầu của Anh New Statesman (www.newstatesman.com) viết: “Vào đầu thế kỷ 21, nhiều ý kiến nhận định cơ hội trở lại của chủ nghĩa xã hội gần như là số 0, nhưng hiện nay khắp châu Âu, cờ đỏ lại đang tung bay”. Tại cuộc bầu cử Quốc hội Moldova vào tháng 4 năm nay, đảng Cộng sản đã chiếm 60/101 ghế và trở thành đảng chiến thắng. Cho dù ngay sau đó, các lực lượng khác biểu tình phản đối nhưng cũng cho thấy một sự thật có đến 49,48% cử tri nước này tin vào đảng Cộng sản sau một thời gian đặt niềm tin vào thế giới tư bản. Trong cuộc bầu cử Quốc hội Iceland ngày 25-4, lần đầu tiên trong lịch sử nước này các đảng cánh tả đã giành chiến thắng. Các nhà phân tích bình luận rằng cử tri chọn liên minh cánh tả bởi vì họ nhìn thấy sự thật là các đảng này đấu tranh vì con người cho dù bản thân các đảng này cũng chưa có một lộ trình thuyết phục nhằm đưa Iceland thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế đang đẩy tỷ lệ thất nghiệp lên 10%, cao nhất trong lịch sử Iceland. Theo New Statesman, một cuộc thăm dò cuối năm ngoái tại Đức cho thấy 45% người miền Tây Đức và 57% người miền Đông Đức cho rằng chủ nghĩa xã hội là “một ý tưởng tốt”. Tại Hà Lan, Na Uy, những người theo CNXH đã tăng đại diện hoặc nắm quyền kêu gọi xây dựng một xã hội đề cao giá trị con người, công bằng và đoàn kết, đấu tranh chống “văn hóa tham lam” do chủ nghĩa tư bản tạo ra dựa trên đồng tiền. Các chính phủ này đã tạm hoãn quá trình tư nhân hóa các công ty nhà nước, tăng cường hệ thống phúc lợi xã hội, y tế và ưu tiên chăm sóc người già… Có một điểm đáng chú ý là trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tháng 6 thì dường như các lực lượng cánh hữu giành chiến thắng và truyền thông đưa tin: “Châu Âu lại thiên hữu”. Tuy nhiên, theo phân tích của tạp chí New Statesman, họ giành chiến thắng vì trong cuộc khủng hoảng hiện nay, các đảng cánh hữu bảo thủ đã vận dụng những chính sách của XHCN như tăng cường chi tiêu công cộng, kiểm soát chặt chẽ nền kinh tế, chăm sóc con người nhiều hơn… Mỹ Latinh chuyển sang màu hồng Ở khu vực Mỹ Latinh, từ nhiều năm trước, các đảng cánh tả đã liên tục giành thắng lợi trong các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội. Báo chí thế giới liên tục nhận định Mỹ Latinh đang chuyển sang màu hồng. Hơn 10 năm trước, thế giới chú ý đến một Hugo Chavez thiên tả và quyết tâm đưa Venezuela đi theo con đường XHCN mà ông thiết kế và gọi là mô hình chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21. Sau đó là Lula của Brazil, Kirchner của Argentina, Tabaré ở Uruguay và Evo Morales của Bolivia. Hiện đã có 13 chính quyền các nước nằm trong tay các đảng cánh tả. Các chính phủ này đang từng bước quốc hữu hóa các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên, hàng triệu người nghèo được hưởng trợ cấp xã hội, mua lương thực thực phẩm giá rẻ, vay vốn ưu đãi sản xuất, kinh doanh; được cấp đất mới để canh tác; khám, chữa bệnh và học tập miễn phí; tỷ lệ trẻ sơ sinh chết giảm và tuổi thọ người dân tăng lên. Thành phố lều ở Cleverland, bang Ohio của Mỹ, nơi cư ngụ của những người vô gia cư. Ảnh: AFP Kết quả khảo sát vừa được tổ chức thăm dò dư luận hàng đầu Rasmussen của Mỹ công bố ngày 9-4-2009 đã làm sốc nước Mỹ và các tờ báo đều thốt lên: “Chỉ có 53% người Mỹ cho rằng CNTB tốt hơn và có đến 20% tin vào CNXH”. So với kết quả khảo sát bình thường thì có thể thấy CNTB chiếm đa số, nhưng bối cảnh là nước Mỹ với hàng trăm năm hình thành nền kinh tế tư bản, quốc gia có truyền thống chống CNXH và CNCS thì kết quả đó là không bình thường. Tại Mỹ, phong trào cánh tả đang đóng vai trò tích cực trong các chiến dịch vận động như chống chiến tranh, đòi chăm lo bảo hiểm y tế cho toàn dân, các chính sách an sinh xã hội… Với thực tiễn đang diễn ra trên khắp thế giới, những người theo chủ nghĩa Marx và CNXH khẳng định thế giới nhất định sẽ cơ cấu nền kinh tế theo đường hướng của CNXH với sự tham gia một cách dân chủ của người công nhân, người tiêu dùng, đại diện chính trị dưới hình thức sở hữu toàn dân. Học thuyết MácLênin và chủ nghĩa xã hội: Trào lưu hay quy luật tất yếu? - Bài 3: CNXH thế kỷ 21 là cần thiết Thứ tư, 01/07/2009, 01:25 (GMT+7) Trong khi thế giới đang rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, nhiều người đang nghiên cứu về chủ nghĩa Mác để tìm ra bài học cho cuộc khủng hoảng hiện nay như chủ nghĩa tư bản khủng hoảng như thế nào, hình thái kinh tế, xã hội nào sẽ thay thế chủ nghĩa tư bản. Để giúp bạn đọc rõ hơn về những xu hướng chính trị hiện nay trên thế giới, phóng viên Báo Sài Gòn Giải Phóng đã trao đổi với bà Merlee Ratner, đồng chủ tịch Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở New York, Mỹ. - PV: Thưa bà Merlee Ratner, cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay đang khẳng định điều gì? - Bà MERLEE RATNER: Tôi nghĩ rằng điều đó cho thấy dấu hiệu sụp đổ của chủ nghĩa tư bản cũng như sự thất bại của nó từ góc độ của một hệ thống nhân bản và bền vững. Nhưng bản chất của CNXH, một hệ thống có thể thay thế nó vẫn còn đang được tìm kiếm. Quá trình phát triển của Việt Nam, Cuba, Venezuela và phần còn lại của Mỹ Latinh là niềm hy vọng của chúng ta. Nhiều người đã kết luận rằng chủ nghĩa tư bản đang trên đường suy thoái, một vài học giả còn khẳng định nó đang sụp đổ ngay từ bây giờ. Thế giới vẫn còn đang tìm kiếm một hình thái xã hội mới, trong khi đó những người theo chủ nghĩa Mác và cánh tả khẳng định sự lựa chọn duy nhất hiện nay cho sự tồn tại của nhân loại và hành tinh của chúng ta chính là CNXH. - Chủ nghĩa Mác và những bài học về tư bản có trở lại ở nước Mỹ trong cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay không và người Mỹ đang nghiên cứu chủ nghĩa Mác như thế nào? - Đây là hai câu hỏi. Thứ nhất: lý thuyết về tư bản của Mác có đang được khẳng định ở Mỹ không và thứ hai là người Mỹ có đang nghiên cứu về Mác không? Đối với câu hỏi thứ nhất: Tôi trả lời rằng “có”. Rất rõ ràng là lý thuyết của Mác về phương thức hoạt động của chủ nghĩa tư bản, đặc điểm những cuộc khủng hoảng của nó, vòng quay đồng vốn (vốn giả định), dẫn đến sự bần cùng hóa giai cấp công nhân và các cuộc chiến tranh đế quốc ngày càng tăng đều được thể hiện qua cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. Chúng ta có thể thấy rằng cuộc khủng hoảng xảy ra không chỉ là do sự tham lam của con người mà là do nhu cầu của tư bản muốn tăng lợi nhuận của mình và là nhu cầu cố hữu của chủ nghĩa tư bản dẫn đến những nguy cơ khủng hoảng tài chính. Dựa trên chủ nghĩa Mác, chúng ta hiểu rằng cuộc khủng hoảng không chỉ là kết quả của tính tham lam của con người mà là mâu thuẫn bên trong của chủ nghĩa tư bản. Đối với câu thứ hai, tôi vẫn khẳng định là “có”. Người dân Mỹ, đặc biệt là giới trẻ đang có một mối quan tâm mới đối với chủ nghĩa Mác. Khuynh hướng này xuất phát từ nhận thức rằng hệ thống hiện tại đang không bền vững từ khía cạnh kinh tế, sinh thái… và nó cần được chuyển đổi sang một hình thái xã hội nhân bản hơn. Cũng là một sự trùng hợp khi nhắc đến từ “chủ nghĩa xã hội” mà cánh hữu nhắc đến khi phản ứng đối với kế hoạch cứu trợ của Tổng thống Mỹ Obama (nhưng chắc chắn không phải là người XHCN). Ví dụ, trong số ra ngày 16-2, tạp chí nổi tiếng Một buổi hội thảo nghiên cứu chủ nghĩa Mác tổ chức ngày 16-5-2009 ở Venezuela. Ảnh: In Defency of Marxism Newsweek đã đặt vấn đề nổi bật là: “Tất cả chúng ta bây giờ là những người XHCN”. Ở Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác của chúng tôi, ngày càng nhiều sinh viên theo học về Mác để tìm hiểu về cuộc khủng hoảng hiện nay. Có một câu hỏi Có một câu hỏi là: hàng triệu người đang trở thành những người Marxist? Không phải, nhưng có một khuynh hướng đang nổi lên là dân chúng bắt đầu nghĩ rằng hệ thống tư bản đang sụp đổ cả về mặt kinh tế lẫn chính trị. Ngay tại nước Mỹ, phong trào cánh tả đang phát triển rất mạnh, đóng vai trò chủ yếu trong các cuộc đấu tranh đòi được hưởng chăm sóc y tế, chấm dứt chiến tranh, quyền công nhân… - Ý kiến của bà về CNXH thế kỷ 21 do Tổng thống Venezuela khởi xướng? - Tổng thống Venezuela Chavez đã và đang làm nhiều điều tuyệt vời cho đất nước của ông: quốc hữu hóa một số ngành công nghiệp, biến thặng dư thành khoản hỗ trợ cho người nghèo và vận động quần chúng tham gia tiến trình cách mạng (với các tổ chức nền tảng cách mạng như phong trào cách mạng Bolivia…). Tuy vậy, CNXH ở Venezuela vẫn tồn tại bên cạnh chủ nghĩa tư bản và giai cấp công nhân vẫn chưa hoàn toàn nắm quyền lực nhà nước. Vì tất cả vẫn chưa hoàn thiện nên CNXH của Tổng thống Chavez mới chỉ là một “nguồn cảm hứng” cho toàn bộ châu Mỹ và thế giới. - Thắng lợi của cánh tả ở Mỹ Latinh trong các cuộc bầu cử nói lên điều gì? - Chắc chắn là thắng lợi đó chứng minh cho sự thất bại của chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ hoặc sự điều chỉnh cấu trúc - một chiến lược mới của Mỹ đối với các nước đang phát triển. Người dân đã quá mệt mỏi với nghèo đói và sự thống trị của Mỹ cũng như các đại diện của Mỹ ở đất nước họ. Họ cũng bị đè nén dưới các chế độ độc tài được sự hỗ trợ của Mỹ (như Pinochet…). Nó cũng chứng minh rằng nhân dân Mỹ Latinh đang khẳng định quyền độc lập của họ khỏi nước Mỹ, nơi mà họ vẫn bị gọi là sân sau của Mỹ. Hơn nữa nó cũng khẳng định rằng khi nhân dân có khả năng thể hiện nguyện vọng chính trị của mình thì chắc chắn họ không muốn rập khuôn con đường chủ nghĩa tư bản đầy rẫy khiếm khuyết và một trong những xu hướng thời đại là tìm những phương cách xây dựng xã hội XHCN. Điều đó đang trở thành sự thật ở Venezuela, Bolivia và các quốc gia khác. Để kết luận, chúng ta có thể nói rằng cuộc khủng hoảng trong một bối cảnh lịch sử thể hiện những hạn chế và tính vô nhân đạo của chủ nghĩa tư bản cũng như khuynh hướng phá hủy môi trường hành tinh của chúng ta (như sự ấm lên toàn cầu, sự tan băng ở cực Bắc và cực Nam…). Và tôi cho rằng một bộ phận lớn hành tinh đang tìm kiếm hình thái xã hội mới thay thế chủ nghĩa tư bản, trong đó nhiều người khẳng định CNXH sẽ thay thế. Đang có một sự thay đổi hình thành từ logic của sự phát triển con người. Vô tình hay cố ý, dân chúng đang đấu tranh cho sự thay đổi đó. Cuộc đấu tranh thể hiện ở sự phản đối logic của tư bản, kêu gọi một xã hội công bằng và tôn trọng giá trị con người. Cuộc đấu tranh còn thể hiện ở những cuộc biểu tình đòi tăng lương và những điều kiện lao động, bảo vệ môi trường sống, bảo vệ quyền được chăm sóc sức khỏe, giáo dục và có nhà ở, chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Đó là cuộc đấu tranh nhằm dỡ bỏ hoàn toàn những rào cản đối với sự phát triển toàn diện của nhân loại. Michael A. Lebowit - giáo sư kinh tế danh dự của Đại học Simon Fraser ở Vancouver, Canada - bài viết đăng trên Tạp chí Monthly Review số ra tháng 2-2009. Bài 4: Chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21 - Sự trỗi dậy của châu Mỹ Latinh Thứ năm, 02/07/2009, 00:57 (GMT+7) Sau những cơn địa chấn dữ dội về chính trị, dẫn tới sự tan rã của cộng đồng các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và khu vực Trung, Đông Âu, các thế lực thù địch của chủ nghĩa xã hội đã triệt để lợi dụng cơ hội này để “thừa gió bẻ măng”. Chúng ra sức khua chiêng gióng trống hòng tống khứ cái “bóng ma chủ nghĩa cộng sản đã từng ám ảnh châu Âu” và không ngừng khuấy động các cuộc bạo loạn về chính trị nhằm xuất khẩu phản cách mạng dưới những ngôn từ lừa mị: “cách mạng đường phố”, “cách mạng nhung”, “cách mạng màu sắc” – “màu hoa hồng”, “màu da cam”, “màu hoa tuy-líp”, “màu Jeans”… Thế nhưng, cũng chính trong thời điểm ấy, tại khu vực Tây bán cầu đã xuất hiện một “làn sóng đỏ” - thông qua bầu cử dân chủ, các thủ lĩnh của phong trào cánh tả đã nắm chính quyền tại 9 quốc gia từng được mệnh danh là “sân sau” của Mỹ: Brazil, Bolivia, Chile, Venezuela, Argentina, Panama, Paraguay, Nicaragua, Ecuador. Châu Mỹ Latinh vốn là một “tân đại lục” nổi tiếng của cộng đồng 560 triệu cư dân, là “miền đất hứa” có những nguồn lợi thiên nhiên vô cùng phong phú. Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, vùng đất Mỹ Latinh có thể bảo đảm cho 1 tỷ người trên trái đất hưởng thụ mức sống cao. Ấy thế mà hàng trăm triệu dân Trung và Nam Mỹ đã phải sống triền miên trong cảnh đói nghèo. Ở Argentina, số địa chủ chỉ với tỷ lệ 1,2% dân số nhưng lại chiếm hơn một nửa ruộng đất canh tác trong cả nước. Tại Mexico, giữa lúc 2 triệu nông dân không có ruộng, thì gần 2.500 chủ đại điền trang chiếm hữu từ 10.000 đến 300.000ha điền địa mỗi người. Chỉ tính trong 2 thập niên (1980-1999), số người nghèo đói ở Mỹ Latinh đã tăng thêm 100 triệu. Tổng số nợ nước ngoài trong khu vực đã vượt lên mức kỷ lục với 850 tỷ USD và số người thất nghiệp đã gia tăng đến hơn 200 triệu. Có thể nói nạn đói nghèo, thất nghiệp, nợ nước ngoài, tham nhũng và khủng hoảng xã hội là những căn bệnh kinh niên của miền đất hứa này. Giương cao ngọn cờ đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, kiên quyết thoát khỏi vòng kiềm tỏa của cái gọi là “chủ nghĩa tự do mới” do Mỹ áp đặt, những lãnh tụ có uy tín của phong trào cánh tả như Daniel Ortega (Nicaragua), Lula da Silva (Brazil), Hugo Chavez (Venezuela), Evo Morales (Bolivia), Rafael Correa (Ecuador)…, đã và đang tìm tòi xây dựng những mô hình mới thích ứng với sự nghiệp đấu tranh “giành chính quyền trong thế kỷ 21”, nhằm mục tiêu tiến tới “xây dựng nền dân chủ toàn diện”, “xây dựng chủ nghĩa xã hội [...]... đường về bóng ma cộng sản” - cái “bóng ma” không chỉ “ám ảnh châu Âu” hồi giữa thế kỷ 19 mà ám ảnh luôn cả các lực lượng chống đối cộng sản trên toàn thế giới thời đương đại Những người cộng sản Việt Nam tiếp nhận nội dung và tinh thần của Tuyên ngôn trong mối liên quan đồng đại với cả một hệ thống vấn đề mang tính toàn vẹn và biện chứng về kinh tế - chính trị; về tư tưởng - triết học của Mác và Ăngghen... nghĩa Việt Nam với duy nhất một chính Đảng lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam theo con đường lý luận - triết học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh – đã gia nhập WTO và vừa là chủ tịch vừa là nước chủ nhà tổ chức thành công Hội nghị APEC 2006; cùng hàng loạt những thắng lợi mang tính vĩ mô trong 3 - 4 năm tiếp theo cho đến tận cuối thập kỷ thứ nhất của thế kỷ 21 này Từ cách phân tích, lý giải của... ta - những người cộng sản Việt Nam, trước sau như một, nhìn nhận mọi vấn đề của thế giới, của dân tộc theo quan điểm của phương pháp biện chứng duy vật Bài 7 Chủ nghĩa cộng sản sau hơn 160 năm tồn tại và phát triển Chủ nhật, 05/07/2009, 01:51 (GMT+7) Chủ nghĩa cộng sản đã trải qua một chặng đường lịch sử dài sau 160 năm kể từ khi Mác và Ăngghen viết “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” (tháng 1 2-1 847 – 1-1 848)... sống đến tìm giải pháp và nhận ra giá trị hiện thực mãi mãi là “cây đời” còn lý thuyết vẫn là “màu xám”, mỗi người chọn cách tiếp cận nào đó còn tùy thuộc kinh nghiệm cá nhân GS-TS Vũ Gia Hiền Bài 6: Việt Nam đầu thế kỷ 21 - Tính trường tồn của phương pháp biện chứng duy vật Thứ bảy, 04/07/2009, 00:45 (GMT+7) Cho đến hôm nay, Việt Nam vẫn là nơi diễn ra cuộc đấu tranh giai cấp theo đúng tinh thần và... tổ chức thực thi quyền lực trong hành lang pháp lý, điều kiện thể chế chính trị và cơ sở kinh tế-xã hội của chế độ tư bản chủ nghĩa Cuộc đấu tranh để giải quyết vấn đề “ai thắng ai” sẽ diễn ra phức tạp trong nhiều lĩnh vực hoạt động Những vấn đề dân tộc, dân quyền, dân sinh, dân chủ và khủng hoảng kinh tế-xã hội đã tồn đọng qua nhiều năm tháng, các tầng lớp nhân dân khao khát mong đợi sớm được giải... thiên tài cũng về các mặt căn bản đó của Lênin Qua hơn 160 năm, cách mạng thế giới diễn biến theo luận thuyết của chủ nghĩa Mác - Lênin với nhiều thử thách dữ dội; ngót 80 năm cách mạng Việt Nam diễn tiến theo tư tưởng Hồ Chí Minh với chiếc kim chỉ nam tinh nhạy của chủ nghĩa Mác - Lênin, đã kinh qua muôn vàn thử thách ác liệt và mang lại thắng lợi vĩ đại không chỉ trong các lĩnh vực tư tưởng, triết học;... tự vũ trang cho mình một hệ thống lý luận làm nền tảng cho sự thắng lợi vĩ đại của những cuộc đấu tranh ác liệt: Cách mạng Tháng Tám năm 1945, kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 - 1954 và kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 - 1975 Đặc biệt, phương pháp biện chứng duy vật đang là chiếc kim chỉ nam dẫn đường cho người cộng sản Việt Nam, cho nhân dân Việt Nam nhận thức tất yếu một cách tỉnh táo, nhận thức... tiễn và độc đoán, chuyên quyền”… - Tiến hành sửa đổi hiến pháp và thực hiện các biện pháp hiến định phù hợp để cải tạo bộ máy Nhà nước tư sản, nhằm tạo ra hàng loạt các chính sách vĩ mô về quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế như: đẩy mạnh việc quốc hữu hóa các ngành dầu khí, điện lực, viễn thông… Ưu tiên dành vốn đầu tư cho các chương trình xã hội, chống đói nghèo - Đặc biệt quan tâm đến vấn đề xây... sau: 1- Lênin chuyển từ quan niệm “vô sản toàn thế giới” thành “vô sản của nước Nga” phải làm gì? Đó là giai cấp công nhân nhân loại được Mác phân tích sâu sắc, nhưng không thể thực hiện được vì muốn tồn tại giáù trị của “người cùng khổ” thì người cần lao phải giành chính quyền về tay giai cấp mình Như vậy, từ giai cấp công nhân chung, Lênin đã đi vào giai cấp công nhân cụ thể của nước Nga 2- Giai... khủng hoảng kinh tế - xã hội (có thể khắc phục được), chủ nghĩa xã hội thế giới vẫn giữ lại một sức mạnh vật chất và tinh thần lớn lao, những tiềm lực to lớn cho cải cách, đổi mới và phát triển Giai đoạn thứ tư là giai đoạn bắt đầu từ năm 1985 đến cuối những năm 90 – bi kịch lớn nhất của thế kỷ 20 và có thể là toàn bộ lịch sử loài người Đây là thời kỳ đảo chính phản cách mạng ở bên trên - một hiện tượng . người XHCN). Ví dụ, trong số ra ngày 1 6-2 , tạp chí nổi tiếng Một buổi hội thảo nghiên cứu chủ nghĩa Mác tổ chức ngày 1 6-5 -2 009 ở Venezuela. Ảnh: In Defency. A. Lebowit - giáo sư kinh tế danh dự của Đại học Simon Fraser ở Vancouver, Canada - bài viết đăng trên Tạp chí Monthly Review số ra tháng 2-2 009. Bài 4:

Ngày đăng: 14/10/2013, 10:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w