ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HỒ THU THANH THƯ ỨNG DỤNG SPACE SYNTAX VÀ NGÔN NGỮ KIỂU MẪU TRONG QUY HOẠCH KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG KHU VỰC TRUNG TÂM THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngà
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
HỒ THU THANH THƯ
ỨNG DỤNG SPACE SYNTAX VÀ NGÔN NGỮ KIỂU MẪU TRONG QUY HOẠCH KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG KHU VỰC TRUNG TÂM THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Kiến trúc
Mã số:
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH KIẾN TRÚC
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN HỒNG NGỌC
Đà Nẵng – Năm 2018
8580101
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn “Ứng dụng Space Syntax và ngôn ngữ kiểu mẫu trong quy hoạch không gian công cộng khu vực trung tâm thành phố Đà Nẵng” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác Tất cả những kế thừa và tài liệu tham khảo được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ
Học viên
Hồ Thu Thanh Thư
Trang 3ỨNG DỤNG SPACE SYNTAX VÀ NGÔN NGỮ KIỂU MẪU TRONG
QUY HOẠCH KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG KHU VỰC
TRUNG TÂM THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Tóm tắt - Trong hệ thống quy hoạch của Việt Nam hiện chưa có khái niệm và quy định cụ
thể về không gian công cộng (KGCC) Chính vì vậy, không chỉ riêng thành phố Đà Nẵng mà các tỉnh, thành phố khác KGCC được hiểu đơn thuần là các không gian sinh hoạt văn hóa – xã hội và được tổ chức chủ yếu là nhà văn hoá, nhà SHCĐ với diện tích nhỏ, chỉ phục vụ những buổi hội họp của khu dân cư, không có nơi tổ chức các hoạt động giải trí, văn hoá thể thao Hay được tổ chức thành các công viên cây xanh, vườn dạo, còn nhiều bất cập trong khai thác quỹ đất công, vừa gây lãng phí mà người dân vẫn thiếu không gian để sinh hoạt Đề tài kế thừa những khái niệm, định nghĩa liên quan đến các vấn đề thiết kế và phát triển KGCC được thông quan tại hội nghị Habitat III tại Quito, Ecuador, ngày 20 tháng 10 năm 2016, để hệ thống sơ lược các nội dung chính trong thiết kế KGCC phù hợp với điều kiện của Việt Nam nhằm khắc phục những nhược điểm hiện có Đồng thời khảo sát nhu cầu sử dụng KGCC cũng như thói quen sinh hoạt của người dân Đà Nẵng, kết hợp với công cụ phân tích Space Syntax
để đánh giá sự logic giữa không gian đô thị và cuộc sống xã hội Từ đó đề xuất ngôn ngữ kiểu mẫu mới trong thiết kế KGCC phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội của thành phố
Đà Nẵng
Từ khoá – Không gian công cộng, ngôn ngữ kiểu mẫu, Space Syntax, trung tâm thành phố
Đà Nẵng, công viên - vườn dạo
SPACE SYNTAX AND PATTERN LANGUAGE APPLICATIONS
IN THE PUBLIC SPACE DESGIN OF DA NANG CITY CENTER
Abstract - In the planning system of Vietnam, there is no specific concept and regulation on
public space Therefore, not only the city of Da Nang but other provinces and cities, the public space is simply understood as the space for cultural and social activities and is organized mainly cultural houses, only for meetings of residential areas, there is no place to organize recreational activities, culture and sports Or to be organized into green parks, garden, there are many inadequacies in exploiting public land fund, causing waste and people still lack of space for living Topics that inherit concepts and definitions related to design and development issues the public space was cleared at the Habitat III conference in Quito, Ecuador, October 20, 2016, for a brief overview of the content to design of the public space is
in line with Vietnam's current situation in order to overcome the existing shortcomings At the same time surveying the needs of public space as well as living habits of Danang people, combined with the tool to analyze Space Syntax to assess the logic of urban space and social life It then proposed a new pattern language in the design of public space in line with the economic, cultural and social conditions of Danang
Key words - public space, pattern language, Space Syntax, Da Nang ciy center, park
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
TÓM TẮT ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG .vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài, tính cấp bách của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
3 Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Tình hình nghiên cứu liên quan đến KGCC và kinh nghiệm tổ chức KGCC 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 14
1.1 Lý thuyết của Christopher Alexander về ngôn ngữ kiểu mẫu và tính toàn thể 14
1.2 Ngôn ngữ kiểu mẫu và xây dựng ngôn ngữ kiểu mẫu 15
1.3 Lý thuyết của Bill Hillier và các cộng sự về Space Syntax 16
1.4 Khả năng ứng dụng ngôn ngữ kiểu mẫu và Space Syntax trong thiết kế KGCC 18
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ GIAO THÔNG VÀ KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG KHU VỰC TRUNG TÂM THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 19
2.1 Khái niệm chung 19
2.1.1 Không gian công cộng 19
2.1.2 Giao thông đô thị 22
2.1.3 Mối quan hệ của giao thông đô thị với KGCC 22
2.2 Hiện trạng giao thông khu trung tâm thành phố 23
2.2.1 Tổng quan về giao thông thành phố Đà Nẵng 23
2.2.2 Đánh giá mạng lưới giao thông khu trung tâm 24
2.3 Hiện trạng KGCC khu vực trung tâm thành phố Đà Nẵng 26
2.3.1 Các KGCC khu trung tâm thành phố Đà Nẵng 26
2.3.2 Quá trình hình thành, phát triển các KGCC và những vấn đề bất cập 36
2.3.3 Giao thông tiếp cận các KGCC trong trung tâm thành phố 47
2.3.4 Đánh giá mức độ toàn thể của các KGCC trong trung tâm thành phố 53
2.4 Kết luận chương 57
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUY HOẠCH KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG KHU VỰC TRUNG TÂM THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 58
Trang 53.1 Đề xuất hệ thống KGCC khu vực trung tâm thành phố 58
3.2 Xây dựng một ngôn ngữ kiểu mẫu cho KGCC 59
3.2.1 Đề xuất các kiểu mẫu trong quy hoạch KGCC 59
3.2.2 Trưng cầu ý kiến người dân, tổng hợp và xây dựng một ngôn ngữ kiểu mẫu cho không gian công cộng khu vực trung tâm thành phố Đà Nẵng 79
3.3 Đề xuất thiết kế KGCC mới, cải tạo KGCC hiện có dựa trên ngôn ngữ kiểu mẫu và Space Syntax 81
3.3.1 Đề xuất chuyển đổi chức năng các nhà văn hoá, sinh hoạt cộng đồng (đã xuống cấp) thành KGCC 81
3.3.2 Đề xuất cải tạo các khuôn viên cây xanh thành KGCC 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN(bản sao)
Trang 6QCVN : Quy chuẩn Việt Nam SHCĐ : Sinh hoạt cộng đồng TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
2.1 Các KGCC đạt yêu cầu trong trung tâm thành phố Đà Nẵng 27
2.2 Đánh giá giao thông tiếp cận tới các KGCC trong trung tâm
2.3 Đánh giá chỉ số CI của các KGCC trong trung tâm
3.1 Thống kê kết quả thăm dò ý kiến người dân
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
2 Bản đồ khảo sát thói quen của người đi bộ trên quảng trường
3 Kết quả mô phỏng lựa chọn tuyến đi bộ của con người trước và
4 Hình ảnh hiện trạng quảng trường Trafalgar ngày nay 6
5 Những khu nhà tạm bợ đổ nát trên suối, được chụp vào năm
9 Tổng quan lễ hội đèn lồng giữa hai bờ Bắc – Nam 9
10 Mặt bằng tổng thể phương án (biên tập lại từ phương án của
11 Tổng thể phố đi bộ Nguyễn Huệ vào ban ngày 12
2.1 Sơ đồ tổ chức không gian vui chơi, giải trí, công viên, vườn dạo
2.2 Đánh giá giao thông đô thị Đà Nẵng bán kính R=n 23 2.3 Bản đồ đô thị Đà Nẵng năm 1920 (Nguồn: TS Phan Bảo An) 24 2.4 Bản đồ đô thị Đà Nẵng năm 1980 (Nguồn: TS Phan Bảo An) 25 2.5 Đánh giá giao thông đô thị Đà Nẵng bán kính R=500 25 2.6 Bản đồ vị trí các KGCC khu vực trung tâm thành phố Đà Nẵng 36 2.7 Vị trí mặt nước phường Thuận Phước năm 2002 (lịch sử vệ tinh) 37 2.8 Vị trí ngập lụt của quận Hải Châu hiện nay (theo tác giả) 37
2.10 Công viên đường Nguyễn Hữu Cảnh trước khi bị chuyển đổi
2.11 Hiện trạng cảnh quan công viên chợ Tam Giác 39
Trang 9Số hiệu
2.14 Không gian hội chợ bên ngoài hội trường khá đơn giản nhưng
2.15 Một số tranh tường của “Phố Bích Hoạ” phường Phước Ninh 42
2.16 Hiện trạng cảnh quan và các hoạt động của cư dân xung quanh
2.17 Khuôn viên bên ngoài nhà SHCĐ tổ 40-41 43 2.18 Hiện trạng bên ngoài hội trường nhà SHCĐ KV3 43 2.19 Hiện trạng bên ngoài hội trường nhà SHCĐ KV2 44
2.20 Hiện trạng nhà VH sau khi được tu sửa và các hoạt động trong
2.21 Nhà SHCĐ KV Nam Sơn 3 và khu dân cư xung quanh 45 2.22 Quỹ đất công bị lãng phí và khu vui chơi tự phát trên đường 2/9 45 2.23 Hiện trạng trung tâm VHTT và các hoạt động hàng ngày tại đây 46
2.24 15 thuộc tính trong một ngôn ngữ hình thức tổng hợp từ lý
3.1 Bản đồ đề xuất các điểm KGCC mới khu vực trung tâm thành
3.6 Ngôn ngữ kiểu mẫu “KGCC khu vực trung tâm thành phố Đà
3.7 Bản đồ vị trí các điểm đề xuất chuyển đổi chức năng 82 3.8 Công năng chính trong KGCC xen giữa khu ở 82 3.9 Các kiểu mẫu chính trong KGCC xen giữa khu ở 83 3.10 Tổng quan mặt đứng KGCC xen giữa khu ở 83 3.11 Bản đồ vị trí các điểm đề xuất cải tạo 84
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài, tính cấp bách của đề tài
Đà Nẵng là một thành phố năng động và được biết đến với những điểm tham quan du lịch đặc sắc, cùng với những tiện ích xã hội và văn hoá Dựa trên những lợi thế đó cùng với sự nỗ lực trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, chính trị, lần đầu tiên khái niệm “Thành phố đáng sống” đã xuất hiện và trở thành mục tiêu, phương hướng phát triển 5 năm 2010 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020, trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XX Đảng bộ thành phố Đà Nẵng
Bên cạnh những điểm vui chơi, những khu phố dịch vụ sầm uất, thì hiện nay khu vực trung tâm thành phố Đà Nẵng đang thiếu trầm trọng không gian công cộng (KGCC) do việc quy hoạch, thiết kế và quản lý chưa hiệu quả, thiếu quỹ đất công dành cho vườn hoa, sân chơi trong các khu ở Các cơ quan quản lí nhà nước về xây dựng chưa thật sự quan tâm tới KGCC Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 thể hiện rất rõ vấn đề này Trong quy hoạch này cơ cấu đất cây xanh và KGCC rất thấp (không tính đất cây xanh đặc thù) và không đạt chỉ tiêu tối thiểu 7m2/ người (khi đối chiếu với QCVN 01:2014/BXD)
Những KGCC được xây dựng chưa mang lại những hiệu quả như mong đợi, số lượng người sử dụng rất ít, nội dung còn đơn điệu nên không thu hút được sự quan tâm của người dân Ngoài ra, việc quy hoạch giao thông và bố trí các điểm sinh hoạt công cộng chưa thật sự hợp lí nên việc tiếp cận các KGCC còn hạn chế Đối tượng sử dụng các KGCC là những đối tượng thu nhập thấp, phụ nữ, trẻ em và người già, họ cần các không gian để vui chơi, nghỉ ngơi, và giao tiếp xã hội v.v Việc bố trí các KGCC chưa phù hợp theo nhu cầu sử dụng của dân cư khu vực cũng là vấn đề khiến các không gian này chưa phát huy được vai trò của mình
Nhiều không gian sinh hoạt, nhà văn hóa xuống cấp và bị bỏ hoang gây lãng phí quỹ đất công Cần khai thác, chuyển đổi công năng các không gian cũ thành các KGCC có tính tích hợp cao, vừa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt công cộng, nghỉ ngơi của người dân, vừa tạo không gian hội họp cho các đoàn thể như trước đây Đặc biệt, việc khai thác lại các không gian cũ này góp phần làm giảm gánh nặng cho các cơ quan nhà nước trong việc lập quy hoạch và giải tỏa trong khu vực trung tâm thành phố để tổ chức các điểm KGCC mới
Đây là những vấn đề cấp thiết cần giải quyết nhằm mang lại tiện nghi sống cho người dân và khách du lịch, đồng thời đảm bảo phát triển đồng bộ giữa kinh tế và xã hội góp phần hoàn thành mục tiêu trở thành thành phố đáng sống nhất Việt Nam
Đề tài “Ứng dụng Space Syntax và ngôn ngữ kiểu mẫu trong quy hoạch không gian công cộng khu vực trung tâm thành phố Đà Nẵng” đề xuất quy hoạch hệ thống
Trang 11KGCC, cải tạo các KGCC cũ, đồng thời tạo ra những kiểu mẫu mới phù hợp với nhu cầu của người dân dựa trên phương pháp ngôn ngữ kiểu mẫu và phương pháp Space Syntax
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài có 4 mục tiêu chính:
1 Đánh giá thực trạng KGCC khu vực trung tâm thành phố Đà Nẵng
2 Tạo ra một ngôn ngữ kiểu mẫu để tổ chức KGCC phù hợp với đặc trưng của
Đà Nẵng
3 Đề xuất giải pháp thiết kế KGCC, khai thác các không gian sinh hoạt, nhà văn hóa bị bỏ hoang thành các KGCC cho khu vực trung tâm thành phố Đà Nẵng
3 Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài
a Đối tượng nghiên cứu: KGCC khu vực trung tâm thành phố Đà Nẵng trong mối quan hệ với giao thông toàn bộ thành phố
b Giới hạn nghiên cứu:
- Về mặt không gian:
Khu vực trung tâm thành phố Đà Nẵng gồm ½ khu đô thị cũ và một phần khu ven biển Tây Bắc (theo định hướng phân vùng phát triển – Quy hoạch chung Đà Nẵng)
Hình 1 Bản đồ phạm vi nghiên cứu đề tài (biên tập lại từ bản đồ định hướng phân vùng phát triển – Quyết định số 2357/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 của TP ĐN)
Trang 12Theo đơn vị hành chính hiện hành gồm: 13 phường (Thanh Bình, Thuận Phước, Thạch Thang, Hải Châu 1 và 2, Phước Ninh, Hoà Thuận Đông, Nam Dương, Bình Hiên, Bình Thuận, Hoà Cường Bắc, Hoà Cường Nam, 1/6 Hoà Thuận Tây) của quận Hải Châu và 3 phường Vĩnh Trung, Tân Chính, Thạc Gián của quận Thanh Khê
Khu vực nghiên cứu có tổng diện tích 17,86 km2 Phía bắc giáp Vịnh Đà Nẵng, phía Đông giáp sông Hàn, phía Nam giáp sông Cẩm Lệ và phía Tây giáp Sân Bay, công viên 29/3 và khu dân cư
- Về mặt thời gian:
+ Thu thập dữ liệu từ năm 2000 đến năm 2018 (Đà Nẵng đã hoàn thành cơ bản việc sắp xếp lại đô thị và tổng kết nhiệm kì đầu tiên sau khi chia tách từ tỉnh Quảng Nam)
+ Giai đoạn đề xuất và tổ chức thí điểm 2018 - 2030
4 Phương pháp nghiên cứu
a Phương pháp định tính:
- Tác giả quan sát thói quen sử dụng KGCC trong ngày của người dân, đặc biệt vào sáng sớm và chiều, tối tại các KGCC khu vực trung tâm thành phố Đà Nẵng Phỏng vấn lấy ý kiến của người dân về mức độ hài lòng đối với không gian sinh hoạt nhằm đánh giá những thực trạng trong việc tổ chức KGCC
- Đề xuất các kiểu mẫu để hình thành một ngôn ngữ kiểu mẫu phù hợp với đặc trưng văn hoá khu vực và tính chất của không gian công cộng cho thành phố Đà Nẵng Ngôn ngữ kiểu mẫu này được gọi là “KGCC khu vực trung tâm thành phố Đà Nẵng”
- Đánh giá chỉ số CI qua các thuộc tính để biết được hiệu quả của các KGCC hiện có
- Từ các kiểu mẫu được đề xuất, trưng cầu ý kiến của người dân và thống kê những kiểu mẫu nào được lựa chọn nhiều nhất nhằm sửa đổi, tổng hợp thành một ngôn ngữ kiểu mẫu hoàn chỉnh
Trang 135 Tình hình nghiên cứu liên quan đến KGCC và kinh nghiệm tổ chức KGCC
5.1 Nghiên cứu tổ chức KGCC quốc tế
5.1.1 Lý luận
Phần lớn sự quan tâm gần đây trong thiết kế đô thị đã tập trung vào việc tổ chức
và quản lý KGCC của các thành phố Bài báo của tác giả A Madanipour [1] tìm hiểu bản chất, vai trò của KGCC và ý nghĩa của nó đối với các thành phố ngày nay Việc thúc đẩy KGCC là một vấn đề liên quan trực tiếp đến việc kết nối các không gian đô thị, rút ngắn khoảng cách giữa các tầng lớp xã hội, mặt khác còn là một phương tiện tiếp thị cho các địa phương và thu hút đầu tư Sự phát triển của KGCC trong đô thị mang ý nghĩa rất quan trọng nhưng lại thường bị xem nhẹ
Chương trình nghị sự đô thị mới được thông qua tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về phát triển đô thị và nhà ở bền vững (Habitat III) tại Quito, Ecuador, ngày 20 tháng 10 năm 2016 đã nêu rõ tầm quan trọng của KGCC trong đô thị [2] KGCC là khu vực đa chức năng gồm không gian xanh tiếp cận được, đường phố, vỉa hè, quảng trường v.v…
để tương tác xã hội, kinh tế, văn hoá Được thiết kế và quản lí để đảm bảo phát triển con người, tạo sự gắn kết, bình đẳng và hoà nhập xã hội KGCC giúp chữa lành vết thương tâm lí, tái tạo năng suất lao động, bảo vệ phúc lợi, chất lượng cuộc sống và sức khoẻ con người, từ đó làm tăng giá trị kinh tế
5.1.2 Kinh nghiệm tổ chức và thiết kế các KGCC nổi tiếng trên thế giới
a Quảng trường Trafalgar, London, Anh Quốc
Quy hoạch tổng thể cho khu vực quảng trường Trafalgar được Hội đồng Thành phố Westminster và Cơ quan Greater London khởi xướng vào năm 1996, với mục tiêu cải thiện chất lượng của khu vực công cộng được đánh giá là khó chịu, không an toàn
và bị ảnh hưởng nhiều bởi giao thông Công ty Foster & Partners đã tham gia cuộc thi, kết hợp với phần mềm Syntax Space mà họ đang nghiên cứu để phân tích Quảng trường Trafalgar
Họ đã thực hiện cuộc khảo sát chi tiết nhất từ trước tới nay về thói quen của người đi bộ, nhờ người quan sát, tập hợp ghi chép trên hơn 300 địa điểm vào những thời điểm khác nhau trong ngày Các chấm đỏ là khách du lịch, các đường màu xanh
da trời là người London và các đường màu xanh lá cây là các lối đi bộ không chính thức
Sau khi khảo sát công ty Foster & Partners phát triển mô hình di chuyển cho người đi bộ bằng phương pháp tiên tiến nhất là Space Syntax Mô hình này cho phép
họ nhanh chóng chẩn đoán các vấn đề trong toàn bộ khu vực quy hoạch Kết quả phân tích ban đầu về các mẫu hoạt động dành cho người đi bộ nêu bật hai vấn đề chính: Người London ít lựa chọn đi qua trung tâm Quảng trường và khách du lịch phân bố
Trang 14đều khắp Quảng trường Khách du lịch khó tiếp cận được các lối đi giữa Quảng trường Trafalgar và Quảng trường Quốc hội Từ đó họ xác định các giải pháp thiết kế: bao gồm một cầu thang lớn đi vào Quảng trường Trafalgar, định hướng các hoạt động giữa khu vực công cộng và kết nối với Quảng trường Quốc hội
Hình 2 Bản đồ khảo sát thói quen của người đi bộ trên quảng trường Trafalgar
Thông qua việc sử dụng phần mềm Space Syntax, nghiên cứu kết quả quan sát giúp xác định vị trí và chiều rộng tối ưu của một cầu thang mới ở cuối phía Bắc, điều này sẽ khuyến khích người đi bộ sử dụng trung tâm của quảng trường hiệu quả hơn Thay vì phải đi vòng quanh quảng trường để tiếp cận cầu thang ở các góc phía tây bắc
và đông bắc
Hình 3 Kết quả mô phỏng lựa chọn tuyến đi bộ của con người trước và sau khi cải tạo
Quan sát các mẫu hoạt động dành cho người đi bộ sau khi cải tạo cho thấy mức
độ phổ biến của cầu thang trung tâm mới, cũng như chuyển động chéo của người đi bộ qua trung tâm của không gian có sự lựa chọn di chuyển lớn nhất
Trang 15Hình 4 Hình ảnh hiện trạng quảng trường Trafalgar ngày nay
Dự án hoàn thành vào năm 2003 như là một phần của bản quy hoạch chung và là một thành công lớn, mức độ người đi bộ trong quảng trường đã tăng lên mười ba lần Không gian ngày nay được du khách và người dân London sử dụng suốt cả ngày [3]
b Suối CheongGyeCheon, Seoul, Hàn Quốc
Những năm 1950, có rất nhiều người kéo đến Seoul để mưu sinh kiếm sống, dựng nên những căn nhà tạm bợ dọc hai bên bờ suối Chính điều này đã biến suối Cheonggyecheon trở thành một dòng suối ô nhiễm với đủ loại rác thải, đất đá, các chất phóng xạ v.v…
Hình 5 Những khu nhà tạm bợ đổ nát trên suối, được chụp vào năm 1968
Từ năm 1958-1976, quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa mạnh mẽ đã xóa sổ hoàn toàn con suối này Cheonggyecheon được lấp bằng bê tông toàn bộ để xây dựng
hệ thống đường bộ Có cả một đường cao tốc trên cao đã được xây dựng ngay bên trên con suối này
Trang 16Hình 6 Đường cao tốc và hệ thống đường bộ từ những năm 1970 đến năm 2000
Năm 2003, thị trưởng thành phố Seoul (sau này là Tổng thống Hàn Quốc nhiệm
kỳ 2008-2013) ông Lee Myung-bak đã có một quyết định lịch sử: phá bỏ hệ thống đường cao tốc trên cao để hồi sinh dòng suối CheongGyeCheon
Đây là một quyết định vô cùng táo bạo và vấp phải rất nhiều phản đối kể từ lúc công bố và trong suốt quá trình thực hiện, bởi không chỉ là phá vỡ một hệ thống giao thông vận tải vô cùng kiên cố, Lee Myung-bak còn muốn hồi sinh cả một thủy lộ được hình thành từ thời Joseon – vốn đã ngủ yên dưới nhiều tầng bê tông đất đá Điều này làm dấy lên nhiều mối lo ngại cả về sự ổn định tài chính và lưu thông vận chuyển của
cả một thành phố
Hình 7 Công trường xây dựng khổng lồ với hàng ngàn công nhân ngày đêm làm việc
Dự án khổng lồ này không chỉ mang lại một luồng gió mới cho nền kinh tế của thành phố mà còn khôi phục được những giá trị văn hóa lịch sử đã thất lạc qua thời gian Dòng suối CheongGyeCheon trong tiềm thức của người dân Seoul là những giá trị văn hóa lịch sử tồn tại và lắng đọng qua nhiều thập kỷ Việc hồi sinh con suối này
Trang 17mang một ý nghĩa vô cùng to lớn cả về vật chất và tinh thần, sự hòa quyện giữa lịch sử truyền thống và hiện đại, giữa vẻ đẹp của tự nhiên và bàn tay lao động của con người Sau hơn 2 năm nỗ lực không ngừng, với công sức của hàng vạn con người và quyết tâm không hề lay chuyển của thị trưởng Lee, dòng suối CheongGyeCheon đã thực sự hồi sinh trong sự hân hoan của toàn thể thành phố Seoul và chính thức mở cửa cho người dân vào tháng 9 năm 2005 Không chỉ trở thành một trong những cảnh quan đẹp nhất của thủ đô Seoul, CheongGyeCheon còn trở thành một chiếc “máy điều hòa
tự nhiên” khi nó giúp nhiệt độ toàn thành phố giảm xuống 2 độ C trong mùa hè Có một điểm hạn chế là đáy của dòng duối được khôi phục lại phủ kín bằng bê tông nên không có chức năng lọc nước và cũng cố mực nước ngầm
Hình 8 Suối CheongGyeCheon đi vào hoạt động đã nhận được nhiều sự ủng hộ
Dự án này cũng mang lại lợi ích to lớn là gắn kết 2 vùng kinh tế Nam-Bắc của thành phố, mà trước đây vốn bị chia cắt do đặc thù kinh tế cũng như chức năng riêng biệt của mỗi vùng, tạo ra một thể thống nhất các nguồn lực kinh tế – văn hóa và là bước đi vững chắc cho sự phát triển lâu dài về sau
Đây cũng là nơi tổ chức nhiều sự kiện, triển lãm nghệ thuật và lễ hội vui chơi nhộn nhịp của thành phố Rực rỡ nhất không thể không kể đến là Lễ Hội Đèn Lồng bên bờ suối CheongGyeCheon
Lễ Hội Đèn Lồng được tổ chức thường niên hàng năm vào Thứ Sáu, tuần thứ 2 của Tháng 11, bắt đầu từ năm 2009 và kéo dài cho đến nay, trở thành một trong những dịp được mong chờ nhất của người dân bản địa cũng như du khách quốc tế Những mô hình đèn lồng đa dạng về màu sắc, hình khối, được tạo hình dựa theo rất nhiều chủ đề,
từ văn hóa dân gian, lịch sử đất nước Hàn Quốc cho đến những con vật hay biểu tượng nổi tiếng được dựng lên suốt dọc con suối [4]
Trang 18Hình 9 Tổng quan lễ hội đèn lồng giữa hai bờ Bắc – Nam
5.2 Nghiên cứu tổ chức KGCC trong nước
5.2.1 Lý luận
Ở trong nước việc thiết kế KGCC đang được thiết kế dựa vào một số quy chuẩn cứng mang tính tổng quan, còn các hình thái kiến trúc và tổ chức không gian theo sự sáng tạo của người thiết kế và thường không tuân theo quy luật chung
Trong hệ thống quy hoạch chính thống của Việt Nam chưa có khái niệm KGCC PGS Phạm Thúy Loan [5] nêu rõ những mục trong quy chuẩn quy hoạch xây dựng
2008 để nhấn mạnh rằng chưa có sự khẳng định và trình bày rõ rệt về nguyên lý quy hoạch cho loại KGCC chính thống với tư cách là một hạ tầng chính trị, mặc dù trên thực tế các quảng trường chính trị vẫn được quy hoạch và tạo dựng khá hoành tráng Còn KGCC với tư cách là hạ tầng xã hội thì có được nhắc đến và có một số yêu cầu quy định sơ sài dưới hình thức của hệ thống không gian dành cho cây xanh
Nhóm kiến trúc sư do ThS KTS Ngô Trung Hải dẫn đầu [6] đã thông qua những nghiên cứu cho không gian công cộng như Quảng trường, Đại lộ, Trung tâm và các khu đô thị mới thuộc thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hội An Đặc biệt tập trung vào Quảng trường công cộng để lập hướng dẫn thiết kế đô thị các không gian công cộng nói riêng và cho các khu vực chức năng có hoạt động công cộng khác trong các đô thị nhằm cung cấp một công cụ hữu hiệu phục vụ công tác quản lý đô thị đặc biệt là vấn
đề tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và thẩm mĩ đô thị
5.2.2 Tình hình tổ chức KGCC ở các thành phố lớn tại Việt Nam
a Hồ Hoàn Kiếm – Thủ đô Hà Nội
Hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm) không chỉ là biểu tượng văn hóa, lịch sử của thủ đô
mà còn là điểm đến yêu thích của du khách trong và ngoài nước khi đi du lịch Hà Nội
Trang 19Trước đây, các hoạt động công cộng trong khu vực chủ yếu là dạo bộ, dừng chân hóng mát, tập thể dục, dưỡng sinh và các quầy bán tò he, gánh hàng rong mang đậm nét hoài niệm Từ giữa năm 2016, UBND quận Hoàn Kiếm đã tổ chức phố đi bộ hồ Gươm với nhiều hoạt động sôi nổi hơn như những tiết mục âm nhạc đường phố với đủ thể loại như kèn saxophone, sáo, violon, chèo, cải lương, nhạc EDM, rock v.v… Không thể bỏ qua những trò chơi dân gian vô cùng thú vị như ô ăn quan, nhảy dây, đánh chuyền, không chỉ khiến các em nhỏ mà cả thanh niên, người lớn tuổi đều vô cùng thích thú Chỉ một thay đổi nhỏ đã giúp KGCC hồ Hoàn Kiếm có được những chuyển biến đáng kể Tính đến đầu năm 2017, theo thống kê của sở du lịch Hà Nội sau 4 tháng hoạt động lượng khách du lịch quốc tế đến quận Hoàn Kiếm đạt mức 1,5 triệu lượt người, tăng 40% Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, nên tiếp tục mở rộng các không gian
đi bộ, song phải giải quyết được các vấn đề như tăng tính hấp dẫn, tính sang tạo, tổ chức phân luồng giao thông, quan tâm đến khả năng tiếp cận v.v…
Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều vấn đề hạn chế Người khuyết tật (NKT) khó có khả năng tiếp cận Từ giao thông đô thị lên vỉa hè là bậc cao 25-30cm, xung quanh hồ chỉ có duy nhất một lối lên cho xe lăn tại cổng đền Ngọc Sơn Toàn bộ đường xung quanh hồ Gươm lát các loại đá xẻ tự nhiên có độ bóng cao nên rất dễ gây trơn trượt, đây là loại vật liệu nền dễ làm tổn thương NKT nhất Xung quanh
hồ không có bất cứ biển báo nào cho NKT cũng như không có khu vệ sinh cho NKT tiếp cận được
KTS Đoàn Kỳ Thanh cho rằng: “Điều quan trọng nhất và cũng đặc biệt nhất chính là sự tham gia của cộng đồng trong những hoạt động sáng tạo ở không gian phố
đi bộ Đối với phố đi bộ, cộng đồng, người dân vừa là đối tượng phục vụ, vừa là chủ thể thực hiện và cũng chính là người thụ hưởng” Cũng theo ông, hiện tại đã có nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật, trò chơi dân gian, nhưng để có thể phát huy tính sáng tạo của cộng đồng, thì chính quyền nên dần hạn chế vai trò trực tiếp tổ chức các hoạt động nghệ thuật, biểu diễn, thay vào đó, để cho cộng đồng, các tổ chức xã hội thực hiện Từ nền tảng này, có thể biến không gian phố đi bộ trở thành không gian sáng tạo, không gian nghệ thuật Hiện nay, phố đi bộ chủ yếu là các hoạt động trình diễn nghệ thuật mà ít có hoạt động sáng tạo Hoạt động sáng tạo nghệ thuật mang tính cộng đồng của Zone 9 (trung tâm văn hóa, nghệ thuật của giới trẻ Hà Nội) là một kinh nghiệm có thể áp dụng ở phố đi bộ Đây là giải pháp kích thích sáng tạo hay, nhưng cũng cần được quản lý phù hợp [7]
Tất cả các phương án đề xuất quy hoạch khu vực Hồ Gươm, thời gian gần đây nhất đều thống nhất một điểm là: Tạo ra một quần thể KGCC lớn bao quanh khu vực
hồ, thậm chí kéo dài ở một số điểm ra đến Nhà Hát Lớn, mở rộng vườn hoa Lý Thái
Tổ, kết nối với Trụ sở Ngân hàng Nhà nước; một số ý kiến còn ủng hộ việc tái tạo
Trang 20không gian mở từ Nhà Thờ Lớn băng qua trụ sở báo Nhân Dân, bao lấy cây đa cổ thụ, vươn ra đến tận mặt hồ Các ý tưởng đều tìm cách mở rộng diện tích các lá phổi, tạo các không gian công cộng thoáng đãng, dễ chịu hơn
Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam công bố “Ý tưởng quy hoạch và thiết
kế đô thị khu vực hồ Gươm và phụ cận” của 1+1>2 Group
Hình 10 Mặt bằng tổng thể phương án (biên tập lại từ phương án của 1+1>2 Group)
Phương án tập trung vào 3 chiến lược cơ bản:
1 Chuyển đổi và tăng cường chức năng văn hóa - lịch sử cho khu vực Bảo tồn, phát huy những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể
2 Giải tỏa áp lực giao thông xung quanh bờ hồ và phụ cận Thiết lập mạng đường đi bộ, tổ chức giao thông lễ hội Phát triển giao thông công cộng, khu vực đỗ xe ngầm, tàu điện ngầm
Trang 213 Tạo bước đột phá, mang lại hình ảnh mới cho Hồ Gươm (vừa cổ xưa - huyền thoại, vừa xanh hơn, thân thiện hơn, mới mẻ hơn) Kiến tạo chuỗi không gian mở liên hoàn đủ tầm phục vụ những sinh hoạt văn hóa lớn, đa dạng của thủ đô và cả nước Tuy nhiên, việc giải toả, đền bù và các vấn đề dân cư không cho phép mở rộng diện tích lá phổi này, thậm chí còn phải thu hẹp lại Việc cải tạo sắp xếp lại các không gian chức năng trong chính ranh giới bó buộc đó lại là một bài toán khó nhưng khi giải được thì đây là một không gian thông minh nhất, tiện nghi nhất Điều quan trọng là KGCC đảm bảo được việc tiếp xúc và trao đổi giữa các yếu tố tự nhiên với con người, tạo ra các thứ tự ưu tiên hợp lý [8]
b Phố đi bộ Nguyễn Huệ - thành phố Hồ Chí Minh
Phố đi bộ Nguyễn Huệ là phố đi bộ đầu tiên được xem như một KGCC và được
tổ chức khá thành công ở Việt Nam với sự đa dạng trong các loại hình hoạt động, giải trí đáp ứng được nhu cầu của mọi đối tượng, vừa hiện đại với những không gian, tạo hình v.v… vừa giữ được những dấu ấn mạnh về kiến trúc cổ
Là một công trình liên hoàn, phố đi bộ đầu tiên tại Việt Nam gồm 2 phân đoạn:
từ đường Lê Thánh Tôn (trước mặt UBND TP HCM) đến đường Lê Lợi là Công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ đường Lê Lợi đến đường Tôn Đức Thắng là quảng trường Nguyễn Huệ Toàn bộ công trình có chiều dài 670m, rộng 64m gồm 6m vỉa hè mỗi bên, 2 làn đường 10,5m mỗi làn dành cho phương tiện lưu thông và trục chính giữa là quảng trường đi bộ rộng 31m Phố đi bộ sẽ đóng vai trò là một quảng trường, nơi tổ chức các hoạt động lớn của thành phố Hồ Chí Minh như diễu hành, mít-tinh, các lễ hội đường phố, đường hoa v.v… Cũng tại đây sẽ tổ chức những hoạt động
về triển lãm văn hóa, thể thao và những cụm biểu diễn nghệ thuật vào cuối tuần
Hình 11 Tổng thể phố đi bộ Nguyễn Huệ vào ban ngày
Trang 22Được đánh giá khá tích cực từ cư dân thành phố và khách du lịch, “Công viên tượng đài” được chăm chút tập trung hơn những khu vực khác Ngoài những dịp Tết với những “đường hoa Xuân” hoành tráng thì ngày thường vào hai buổi tối cuối tuần
có trình diễn hệ thống nhạc nước và ánh sáng nghệ thuật tương đối lạ Các hoạt động
ca múa nhạc, nghệ thuật đường phố do người sử dụng tự khởi phát và làm sinh động hơn cho không gian
Phố đi bộ xuyên suốt là lối đi lát đá, ít cây xanh ở giữa và cây xanh, ghế dừng chân cũng khá đơn điệu Người dân tới đây vào ban ngày sẽ thấy rõ những bất tiện của không gian Lúc ánh nắng chói chang, nền gạch bị nung nóng, không có bóng cây, chỗ ngồi trống trải giữa không gian rộng lớn, ai cũng ái ngại và muốn thoát nhanh ra khỏi khu vực Điều bất tiện lớn nhất cho người dân khi muốn vào khu vực phố đi bộ là phải lúng túng tìm chỗ gởi xe ở khu vực lân cận, đồng nghĩa với việc họ phải “miễn cưỡng”
đi bộ một quãng đường khá dài trước khi vào được khu vực đi bộ “tự nguyện” [9]
Trang 23CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Lý thuyết của Christopher Alexander về ngôn ngữ kiểu mẫu và tính toàn thể
Christopher Alexander là một nhân vật kiệt xuất trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch đô thị và khoa học máy tính trong thời đại chúng ta Không chỉ nổi tiếng trong lĩnh vực nghiên cứu ông còn là tác giả của hơn 200 công trình kiến trúc trên các châu lục, với quy mô từ nhà ở đến những khu đại học hay các cộng đồng rộng lớn
Tốt nghiệp với tấm bằng tiến sĩ kiến trúc đầu tiên của đại học này, Alexander cũng đồng thời nhận được Huy chương Vàng đầu tiên của Hội Kiến trúc sư Mỹ cho thành tích nghiên cứu Đó chính là luận văn tiến sĩ của ông mà sau này đã được biên
tập thành tác phẩm đầu tay xuất sắc “Ghi nhận về tính chất tổng hợp của hình thức”
(Notes on the synthesis of form) (1964)
Trong quá trình nghiên cứu ông coi tính chất phức tạp của kiến trúc và đô thị như
sứ mạng gắn suốt cuộc đời ông Ông đã dành hầu như cả đời minh cho việc giải quyết
và thực nghiệm các giải pháp cho vấn đề phức tạp của thành phố mà ông gọi là phương pháp generative Phương pháp generative chú trọng đến sự phát triển từng bước của cấu trúc đô thị, coi trọng sự phát triển của cái toàn thể trong đó số lượng và chất lượng của các trường trung tâm có tính quyết định Hai khái niệm cơ bản và quan trọng nhất của quá trình generative là ngôn ngữ kiểu mẫu và tính toàn thể:
1 Ngôn ngữ kiểu mẫu
Christopher Alexander và đồng sự (1977) cho rằng kiến trúc và các thành phần
đô thị được tạo nên bởi các kiểu mẫu Đó chính là các giải pháp không gian và xã hội cho những vấn đề kiến trúc và quy hoạch Các kiểu mẫu được tổ chức trong một hệ thống kết nối với nhau và mang tính tầng bậc, hệ thống này cho phép tạo nên một số lượng vô hạn các cách phối hợp Một tập hợp các thực thể với kiểu trật tự như vậy gọi
là ngôn ngữ kiểu mẫu Tập hợp này có khả năng thích ứng với điều kiện địa phương Thêm vào đó, một ngôn ngữ kiểu mẫu dựa trên quan sát và quy nạp những truyền thống đô thị thành công, nhờ thế nó phản ánh được kiến thức chung mà công đồng sở hữu trong việc xây dựng môi trường hình thể Một ngôn ngữ kiểu mẫu hỗ trợ tính ưu việt của quy hoạch đô thị hữu cơ (tức là loại hình đô thị đã phát triển trong các thành phố truyền thống) theo kiểu những nỗ lực của tập thể sản sinh ra một cấu trúc mang tính gắn kết cao dựa trên sự phát triển từng bước
Ngôn ngữ kiểu mẫu là hệ thống nửa tầng bậc trong đó các kiểu mẫu có mối liên
hệ chéo nhau nhưng vẫn giữ được trật tự trong một không gian nhất định Các kiểu mẫu nhỏ có thể cùng hoặc khác tính chất, nội dung kết hợp chặt chẽ với nhau mang lại mục tiêu chung và có nhiệm vụ hỗ trợ cho kiểu mẫu lớn hơn Một ngôn ngữ kiểu mẫu
có các đặc điểm sau:
Trang 24i) Khả năng phối hợp vô tận
ii) Khả năng thích ứng với điều kiện tự nhiên
iii) Nội dung của mỗi ngôn ngữ kiểu mẫu phản ánh kiến thức chung về môi trường xây dựng mà cộng đồng cùng chia sẻ
Trong bài báo dài “Thành phố không phải là một cây phả hệ” (1966) Alexander cho rằng cần phải nhìn nhận thành phố như là một hệ thống phi phả hệ, trong đó các thành phần có một mối liên hệ chéo nhau nhưng vẫn giữ được một trật tự Trật tự đó biến đổi đa dạng phù hợp với từng “môi trường xây dựng” là cái toàn thể
2 Tính toàn thể
Các thành phần cụ thể, mang tính cục bộ tồn tại chủ yếu trong mối quan hệ với toàn thể, hành vi, cũng như tính chất và cấu trúc của chúng được xác định bởi cấu trúc toàn thể bao trùm
Alexander cho rằng cái toàn thể là tính chất của một cấu trúc sở hữu những liên
hệ toàn cục giữa các thành phần của cấu trúc và các thực thể khác trong khi duy trì mức độ trật tự và cố kết (coherence) cao bên trong bản thân cấu trúc
1.2 Ngôn ngữ kiểu mẫu và xây dựng ngôn ngữ kiểu mẫu
Cấu trúc điển hình của một kiểu mẫu:
- Tên: tên của kiểu mẫu thường mang tính chất mô tả, nêu rõ bản chất của giải
pháp không gian mà kiểu mẫu mang đến
- Hình minh hoạ kiểu mẫu
- Liệt kê các kiểu mẫu trước Các kiểu mẫu này là các kiểu mẫu lớn mà kiểu mẫu
đang xét có nhiệm vụ hỗ trợ
- Vấn đề gặp phải: Nêu lên vấn đề gặp phải và nhiệm vụ mà kiểu mẫu phải giải
quyết
- Phân tích: phân tích vấn đề dựa trên quan sát hoặc các bằng chứng khoa học
Việc phân tích này nhằm đưa ra giải pháp không gian
- Giải pháp: là phần tiếp nối của phân tích và thường bắt đầu bằng cụm từ “vì
thế” Phần này đưa ra giải pháp không gian cho vấn đề dựa trên phân tích trước và thường kèm theo hình minh hoạ giải pháp
- Các kiểu mẫu theo sau: nêu lên các kiểu mẫu theo sau
Alexander (2002) đề xuất rằng để xây dựng một môi trường thực sự có sự sống, điều cốt yếu là phải có một thứ ngôn ngữ hợp tác với ngôn ngữ kiểu mẫu là ngôn ngữ hình thức Một nhà nghiên cứu làm việc gần gũi với Alexander là Salingaros, trong
Trang 25cuốn “A Theory of Architecture” (2008) xác định ngôn ngữ hình thức như là “sự khái
niệm hoá cụ thể và thực tế cái hình học và bề mặt của cấu trúc” Nói một cách đơn giản đó là tập hợp các quy tắc hình học chỉ đạo một kiểu kiến trúc Thông qua các thành phần không gian và bề mặt của ngôn ngữ hình thức mà một công trình truyền tải nội dung thông tin và cảm xúc của nó tới con người Mỗi một ngôn ngữ hình thức là sản phẩm của sự tiến hoá thông qua phép thử và sai trong xây dựng và nó phải dựa vào hoàn cảnh địa phương (ví dụ như vật liệu, nhu cầu thực tế, hoàn cảnh văn hoá và điều kiện khí hậu) để tạo nên hình thức Salingaros còn khẳng định ngôn ngữ hình thức của kiến trức truyền thống là “giàu có, hoàn chỉnh và tân tiến về mặt công nghệ”
Để xây dựng một ngôn ngữ kiểu mẫu thì đầu tiên và quan trọng nhất là cần xác định rõ môi trường xây dựng: các đặc trưng, tính chất, mức ảnh hưởng v.v…; sau đó
đề xuất các kiểu mẫu phù hợp với môi trường xây dựng, giải quyết các bất cập tồn tại
và nhu cầu của đối tượng cần phục vụ; liên kết các kiểu mẫu thành một hệ thống có nội dung và trật tự rõ ràng; giả định diễn biến khi vận hành và sự tác động qua lại của các kiểu mẫu với nhau và với môi trường; đánh giá hiệu quả, không hiệu quả để thay đổi liên kết giữa các kiểu mẫu hoặc tiếp tục tạo ra kiểu mẫu mới Thông qua nhiều phép thử và dựa vào thực tiễn để liên tục tạo ra những ngôn ngữ kiểu mẫu có khả năng thích ứng với môi trường xây dựng cao nhất
1.3 Lý thuyết của Bill Hillier và các cộng sự về Space Syntax
Space Syntax là một công cụ phân tích Các lý thuyết về không gian được đưa vào phần mềm máy tính, sự liên kết giữa “cú pháp không gian – Space Syntax” với các
mô phỏng đồ họa cùng với những thuật toán sẽ đưa ra các dữ liệu đầu ra cho các nhà nghiên cứu và thiết kế, nhằm hiện thực hoá lý thuyết mới về sự logic giữa không gian
đô thị và cuộc sống xã hội Giúp nghiên cứu sâu rộng về bản chất cốt lõi của không gian và sự vận hành của các công trình và đô thị, nhằm mở rộng phạm vi ứng dụng trong thiết kế kiến trúc và thiết kế đô thị
Trong Space Syntax, không gian được hiểu là khoảng trống (đường phố, quảng trường, phòng, công viên v.v .) Các lỗ rỗng được tạo ra bởi các vật cản hoặc đối tượng che khuất tầm nhìn (như tường, hàng rào, đồ đạc v.v…) Các tòa nhà bao gồm một loạt không gian, mỗi không gian có ít nhất một liên kết đến các không gian khác Các thuộc tính cấu tạo bao gồm các không gian và các liên kết mang ý nghĩa xã hội liên quan đến hành vi tổng thể của con người và tác động của môi trường
Nghiên cứu về Space Syntax trong kiến trúc ra đời tại London (Anh) khoảng những năm 1980, những người đầu tiên khởi xướng đầu tiên là Bill Hillier, Julienne Hanson và các đồng nghiệp tại trường đại học London Hillier đã trình bày lý thuyết và
kỹ thuật phân tích cấu trúc không gian trong cuốn sách “Logic xã hội của không gian”
Trong nghiên cứu của mình, Hillier trình bày những cơ sở lý thuyết, khái niệm cơ bản,
Trang 26những thuật ngữ liên quan và phương pháp tiếp cận cấu trúc không gian Ông cho rằng cấu trúc của một xã hội vốn mang tính không gian, tầng bậc rõ ràng và cấu trúc đó sẽ giúp tạo lập một không gian ở có tính chất xã hội với những mối quan hệ tương hỗ có tính quy luật nhất định
Space Syntax miêu tả cấu trúc không gian của đô thị Thành phố là một tập hợp của các công trình kiến trúc được gắn kết bởi một mạng lưới không gian, chính là mạng lưới đường phố Mạng lưới không gian này chiếm khối tích lớn nhất trong thành phố Đó là cái khung gắn kết mọi thành phần của đô thị lại với nhau Không gian có một cấu trúc đó là tính hình học của nó và tính chất gọi là topology (kiểu thức của các kết nối)
Phương pháp Space Syntax phân tích mối quan hệ không gian và tất cả các thành phần khác trong mạng lưới thông qua các thuật toán Giao thông trong đô thị được xem như mạch máu của thành phố và tạo ra các kiểu thức giao tiếp của con người Có
2 thuộc tính chủ chốt của không gian là di chuyển tới và di chuyển qua
- Sự lựa chọn một điểm đến từ một nơi đi (origin) Quyết định sẽ đi đến đâu, ta gọi đó là thành tố “di chuyển tới” của chuyến đi
- Sự lựa chọn không gian để đi qua trong quá trình di chuyển đến đích: lựa chọn tuyến Các nhà nghiên cứu gọi đó là thành phần “di chuyển qua” của chuyến đi
Địa điểm nào có khả năng tiếp cận càng cao càng nhận được nhiều sự di chuyển Chính vì vậy cần nghiên cứu kỹ bố cục không gian đó là yếu tố quan trọng trong thiết
kế tác động đến hành vi của con người nhằm có định hướng tốt và khai thác hiệu quả các thuộc tính xã hội, kinh tế và môi trường tạo động lực cho sự phát triển toàn diện của đô thị
Space Syntax đóng góp trong 5 lĩnh vực trong đô thị:
- Di chuyển: mô hình Space Syntax có thể được dùng như là công cụ để mô hình hóa sự di chuyển của người đi bộ, xe đạp, cũng như ô tô
- Sử dụng đất: cho thấy hoạt động sử dụng đất bị ảnh hưởng rõ rệt bởi vị trí
- An toàn: xác định nguy cơ và tạo ra nơi an toàn hơn
- Giá trị đất: thể hiện ảnh hưởng của mạng lưới không gian trên giá trị bất động sản Thực tế những tuyến giao thông càng dễ tiếp cận càng có hiệu suất sử dụng đất cao và quá trình giao thương diễn ra mạnh mẽ Làm nâng tầm giá trị đất của khu vực
- Khí thải Carbon: thể hiện đóng góp của quy hoạch và thiết kế tới tác động của môi trường
Trang 271.4 Khả năng ứng dụng ngôn ngữ kiểu mẫu và Space Syntax trong thiết kế KGCC
KGCC chưa có một quy chuẩn hay khái niệm cụ thể trong hệ thống quy hoạch và thiết kế chính thống của Việt Nam Chính vì vậy, việc đầu tiên là tạo ra các kiểu mẫu dựa trên điều kiện tự nhiên, văn hoá, xã hội và nhu cầu của người dân, sau đó xây dựng một liên hệ giữa các kiểu mẫu, thông qua các phép thử và sai, liên tục tiến hoá để hoàn thiện Từ đó, đề xuất một hệ thống kiểu mẫu phù hợp nhất với địa phương, thay
vì kế thừa các quy chuẩn thiết kế của các địa phương khác một cách máy móc
Với điều kiện về quy mô, tài chính và đa dạng về đặc điểm của KGCC khu vực trung tâm thành phố Đà Nẵng, việc thiết kế theo ngôn ngữ kiểu mẫu có tính khả thi cao vì mỗi kiểu mẫu có mối quan hệ nửa tầng bậc với các kiểu mẫu khác, người thiết
kế có thể linh hoạt thêm, bớt, liên kết các kiểu mẫu phù hợp với từng không gian, từng điều kiện cụ thể
Trong thiết kế KGCC thì giao thông tiếp cận (1) đóng vai trò rất lớn đến hiệu quả
sử dụng không gian Nếu giao thông tiếp cận và giao thông liên kết các công năng thuận tiện sẽ mang lại sự thoải mái cho người sử dụng từ đó hiệu suất sử dụng không gian sẽ cao lên và ngược lại
Dựa vào kết quả đánh giá Space Syntax thực trạng giao thông trong đô thị được phản ánh tương đồng với thực tiễn, việc sử dụng phương pháp này nhằm rút ngắn thời gian khảo sát, phát hiện nhanh những điểm bất cập Giai đoạn đề xuất phương án sẽ có tính khả thi cao nhờ việc giả định phương án, chạy kiểm tra tính hiệu quả của phương
án, lặp lại liên tục cho đến khi cho kết quả tối ưu nhất Với công việc như vậy nếu kiểm chứng bằng thực nghiệm sẽ mất rất nhiều kinh phí và kéo dài nhiều năm để có thể cho ra kết quả tương tự
1 Khái niệm “Giao thông tiếp cận” được định nghĩa tại mục 2.3.3 Giao thông tiếp cận các KGCC trong trung tâm thành phố Đà Nẵng (trang 46)
Trang 28CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ GIAO THÔNG VÀ KHÔNG GIAN CÔNG
CỘNG KHU VỰC TRUNG TÂM THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1 Khái niệm chung
2.1.1 Không gian công cộng
2.1.1.1 Khái niệm không gian công cộng trên thế giới
Hội nghị Liên Hợp Quốc Habitat III thông qua chiến lược của Pietro Garau là người đứng đầu nghiên cứu của UN-Habitat, đồng thời là đại biểu của UCLG (Liên minh các thành phố và chính quyền địa phương) “Không gian công cộng: một chiển lược để đạt được thành phố công bằng” là một trong những mục tiêu phát triển bền vững đô thị toàn cầu Định nghĩa của Pietro Garau về không gian công cộng như sau: Không gian công cộng (KGCC) là nơi tất cả mọi người có thể dễ dàng tiếp cận
và ở đó mọi người có quyền bình đẳng được sử dụng tất cả các không gian và được chia sẻ với chính quyền về lợi ích của mình một cách tự nguyện và miễn phí
Bản thân thành phố là một KGCC, đây là một định nghĩa cơ bản nhất Một thành phố đối xử công bằng với tất cả mọi người, đặc biệt là những người có nhu cầu lớn nhất về sự bình đẳng đó là những người có hoàn cảnh khó khăn, bị phân biệt đối xử v.v… họ sẽ được hưởng cùng một tiêu chuẩn dịch vụ dù thuộc bất kì tầng lớp xã hội nào KGCC đảm bảo nguyên tắc dễ tiếp cận, đáp ứng các hoạt động vui chơi giải trí cơ bản như đi bộ, đạp xe, thể thao, hoạt động văn hoá, cung cấp thông tin và nghỉ ngơi, được tạo ra nhằm đảm bảo quyền hưởng thụ tuyệt đối của công dân
Không gian mở và không gian xanh là các thành phần quan trọng bổ trợ cho KGCC Khi thiết kế cần sử dụng cây xanh kết hợp công viên, sân chơi, quảng trường mang lại nhiều tiện ích cần thiết cho người sử dụng để đạt yêu cầu thích dụng, thẩm
mỹ và đảm bảo chức năng sinh thái [10]
Có hai thể loại KGCC chính:
- Không gian "vật thể ví dụ như quảng trường, đường phố, công viên
- Không gian "phi vật thể ví dụ như các diễn đàn trên internet, hay các cuộc đối thoại tranh luận trên báo chí, tivi
Đề tài của tôi đề cập đến quy hoạch không gian vật thể Sự hình thành, phát triển
và thay đổi của KGCC phụ thuộc vào sự phát triển và đặc điểm của đời sống công cộng, vốn không giống nhau giữa các nền văn hóa khác nhau
2.1.1.2 Khái niệm KGCC tại Việt Nam
Trong các cơ sở pháp lý về quy hoạch, thiết kế và quản lí đô thị ở Việt Nam KGCC chưa được chính thức định nghĩa, đề cập hay quy định cụ thể gì trong pháp luật nói chung và các quy chuẩn quy phạm kỹ thuật về quy hoạch kiến trúc nói riêng
Trang 29a Quy chuẩn Quy hoạch xây dựng 2008
Chương II, Mục 2.3.1 Trong phần Các khu chức năng đô thị, khái niệm KGCC
không được nhắc đến trực tiếp, nhưng có một câu nói về “Các khu vực xây dựng các khu cây xanh công viên, vườn hoa đô thị” là một trong các loại “khu chức năng” trong
đô thị Điều này ám chỉ các KGCC, nhưng thể hiện là các KGCC có tính chất thiên nhiên (cây xanh vườn hoa) hơn là các KGCC mang tính chất xã hội (hiện đang được điều chỉnh sửa đổi)
Mục 2.4 Quy hoạch các đơn vị ở, trong đó có mục 2.4.1 êu cầu đối với quy hoạch các đơn vị ở: có nhắc đến “Quy hoạch các đơn vị ở phải đảm bảo cung cấp nhà
ở và các dịch vụ thiết yếu hàng ngày (giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông cơ sở, văn hoá thông tin, chợ, dịch vụ thương mại, thể dục thể thao, không gian dạo chơi, thư giãn v.v…) của người dân trong bán kính đi bộ không lớn hơn 500m nhằm khuyến khích sử dụng giao thông công cộng và đi bộ” Ở đây, KGCC không được nhắc đến trực tiếp mà được nhắc đến gián tiếp bằng cụm từ “không gian dạo chơi, thư giãn” Mục 2.4.2 có quy định “Trong các nhóm nhà ở phải bố trí vườn hoa, sân chơi với bán kính phục vụ (tính theo đường tiếp cận thực tế gần nhất) không lớn hơn 300m”
và “Đất cây xanh sử dụng công cộng trong đơn vị ở tối thiểu phải đạt 2m2/người trong
đó đất cây xanh nhóm nhà phải đạt tối thiểu 1m2/người”
Trong mục 2.5 Quy hoạch hệ thống các công trình dịch vụ đô thị, KGCC không
có trong danh mục các công trình dịch vụ công cộng (gồm các loại chính là giáo dục, y
tế, thể dục thể thao, văn hóa và thương mại) Và do đó cũng không có quy định về định mức diện tích cho KGCC ở các cấp độ
Tuy nhiên, mục 2.6 Quy hoạch cây xanh đô thị, có mục 2.6.1 Hệ thống cây xanh
đô thị: lại gộp các chức năng quảng trường, công viên, vườn hoa, vườn dạo v.v… vào nhóm “Cây xanh sử dụng công cộng” và sau đó được quy định chỉ tiêu diện tích đầu người cho từng loại đô thị: đô thị đặc biệt trên 7m2/người, đô thị loại V trên 4m2/người
b TCVN 9257:2012 Quy hoạch cây xanh sử công cộng trong các đô thị - tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 9257 : 2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 362:2005 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a) khoản 1 Điều
7 Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
Mục 4 Tiêu chuẩn diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng và mục 5 Yêu cầu thiết kế quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng đề cập đến tiêu chuẩn đất cây xanh
Trang 30đường phố, cây xanh công viên với đơn vị tính m2/người/đô thị là những con số khá chung chung và không đi sát được với thực tế
Tại bảng A.1 – Phụ lục A - Diện tích đất tối thiểu của các loại công viên
Việc thể hiện các tiêu chuẩn này trên bản đồ quy hoạch là các không gian xanh, sau đó được triển khai thành các bồn cỏ, vườn hoa, cây xanh, ở một góc độ nào đó là việc xử lý máy móc, phiến diện và giảm đi rất nhiều hiệu quả sử dụng của không gian,
vì nó không có mấy chức năng phục vụ sinh hoạt xã hội của người dân, ngoài mục đích tạo cảnh quan và tạo hiệu ứng thị giác
Theo tiêu chuẩn thiết kế TCVN 9257:2012 và quy chuẩn Quy hoạch 2008 thì các không gian vui chơi giải trí, công viên đang được tổ chức và phân chia theo phân cấp hành chính Việt Nam (Điều 110 Hiến pháp 2013 và Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương)
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức không gian vui chơi, giải trí, công viên, vườn dạo tại Việt Nam (biên tập dựa trên các tiêu chuẩn và mối liên hệ giữa các văn bản pháp luật)
Trang 31Sơ đồ tổ chức này còn nhiều điểm bất cập như việc tiếp cận các KGCC thiếu linh động và quá khuôn mẫu, quỹ đất dành cho KGCC lớn gây lãng phí, chỉ phù hợp để tổ chức quy hoạch các khu đô thị mới còn đối với những đô thị cũ, không gian khu ở chật hẹp việc giải toả và tổ chức mỗi đơn vị ở (bán kính 500m) một công viên, vườn dạo là không khả thi Ngay cả với đô thị mới cũng cần phải cân nhắc cẩn thận khi áp dụng
mô hình máy móc này Đây chính là điều mà Christopher Alexander phê phán: Cây phả hệ
Như vậy, trong hệ thống quy hoạch của Việt Nam chưa có khái niệm KGCC Đặc biệt, không có sự khẳng định và trình bày rõ rệt về nguyên lý quy hoạch cho loại KGCC chính thống, mặc dù trên thực tế các quảng trường, trung tâm văn hoá – xã hội vẫn được quy hoạch và tạo dựng khá hoành tráng KGCC với tư cách là hạ tầng xã hội thì có được nhắc đến và có một số yêu cầu quy định sơ sài dưới hình thức của hệ thống không gian dành cho cây xanh
2.1.2 Giao thông đô thị
Giao thông đô thị gồm một hệ thống các loại đường xá và các phương tiện vận tải hàng hoá và hành khách Đồng thời, vận chuyển hành khách đi lại hàng ngày nơi làm việc hoặc đến các điểm cần thiết trong đô thị hoặc ngược lại
Dựa vào tính chất của mối quan hệ giữa giao thông và đô thị mà người ta chia giao thông đô thị thành Giao thông đối nội và Giao thông đối ngoại
- Giao thông đối nội là sự liên hệ giữa các khu vực trong đô thị, hay giao thông trong nội bộ đô thị mà người ta còn gọi là giao thông đô thị Giao thông trong đô thị phụ thuộc vào mật độ dân cư và tốc độ tăng trưởng kinh tế, mặt khác còn phụ thuộc vào mật độ đường đô thị và chất lượng lòng đường vỉa hè, trình độ quản lý và ý thức của người dân
- Giao thông đối ngoại là sự liên hệ giữa các khu vực, các vùng trong cùng một quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau Hệ thống trục đường hướng tâm càng mở rộng càng làm tăng số lượng các phương tiện từ ngoại thành vào nội thành
Tổ chức giao thông đô thị phản ánh trình độ phát triển của đô thị đó Tổ chức giao thông hợp lý sẽ là động lực phát triển kinh tế của đô thị đó và của cả vùng
2.1.3 Mối quan hệ của giao thông đô thị với KGCC
Mạng lưới giao thông đô thị có tác dụng nối liền tất cả các khu vực có chức năng khác nhau của đô thị thành một khối thống nhất Mạng lưới giao thông đô thị quyết định hình thái tổ chức không gian đô thị, hướng phát triển đô thị, cơ cấu tổ chức sử dụng đất đai và mối quan hệ giữa các bộ phận với nhau
Trang 32KGCC không chỉ là nơi nghỉ ngơi, giải trí, tiếp cận thiên nhiên của các đối tượng
xã hội mà còn phục vụ các hoạt động kinh tế, văn hoá, chính trị Việc tạo lập các KGCC này được thực hiện thông qua công tác quy hoạch chính thống và được đầu tư, quản lý bởi nhà nước, tư nhân hoặc hình thức hợp tác công- tư (Public - Private Partner) Quy hoạch không gian hợp lý sẽ quyết định tính chất quy mô của đô thị, tạo điều kiện để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trong nội bộ đô thị và góp phần thúc đẩy giao lưu với các vùng xung quanh
Như vậy theo quan điểm của tôi, giao thông đô thị được xem như mạch máu và các KGCC như là một số cơ quan chức năng của một cơ thể sống Các chức năng liên kết và hoạt động tốt thì cơ thể sống mới khoẻ mạnh Cũng như hệ thống đô thị tốt thì mới có thể thúc đẩy phát triển nền kinh tế, văn hoá và xã hội
2.2 Hiện trạng giao thông khu trung tâm thành phố
2.2.1 Tổng quan về giao thông thành phố Đà Nẵng
Giao thông thành phố Đà Nẵng được quy hoạch theo dạng “bàn cờ”, có ưu điểm
là phân chia đất thành các khu vực đơn giản hình vuông hay chữ nhật Nhưng dạng quy hoạch này không có sự phân chia đường phố một cách rõ ràng (đường chính, đường khu vực, đường khu nhà ở…) chỉ có thể phân biệt được khi nhìn vào bản đồ quy hoạch chi tiết
Hình 2.2 Đánh giá giao thông đô thị Đà Nẵng bán kính R=n
Dựa vào kết quả đánh giá bằng phương pháp Space Syntax, các tuyến giao thông quan trọng ở cấp độ toàn thể đô thị là:
Trang 33- Tuyến quốc lộ 1A - Trường Chinh (đoạn Cầu vượt Ngã Ba Huế - Cách Mạng Tháng 8 có mật độ cao nhất), đặc biệt đây là giao thông huyết mạch của cả nước, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động đối ngoại, đối nội và phát triển kinh tế của khu vực
- Tuyến đường Ngô Quyền – Ngũ Hành Sơn – Lê Văn Hiến (đoạn từ Ngã Tư cầu Rồng đến Bệnh Viên Phụ Sản Nhi Tp ĐN có mật độ cao nhất), nối liền các khu kinh
tế, văn hoá, du lịch trọng điểm của Đà Nẵng và Quảng Nam
- Các tuyến giao thông khu trung tâm có mật độ cao là Điện Biên Phủ - Lê Duẩn
- Hùng Vương – Nguyễn Văn Linh – Bạch Đằng – 2/9, cầu Rồng và cầu Sông Hàn
- Tuyến Nguyễn Văn Linh – Võ Văn Kiệt là tuyến giao thông đặc biệt nối cảng hàng không Quốc tế đi qua trung tâm đô thị đến khu vực đô thị phía Đông ra biển Đông
- Tuyến Võ Chí Công – Phạm Hùng ra QL1A là giao thông vành đai phía Nam của đô thị
Thực tế cho thấy, các tuyến đường có lưu lượng giao thông lớn thường là những tuyến phố diễn ra các hoạt động giao thương sầm uất, có tính tích hợp cao, đóng vai trò là giao thông liên kết các khu chức năng lớn trong đô thị và không thể thay thế
2.2.2 Đánh giá mạng lưới giao thông khu trung tâm
2.2.2.1 Quá trình hình thành
Đà Nẵng là một đô thị cảng – biển, những khu dân cư đầu tiên chủ yếu tập trung
ở khu vực cửa sông Năm 1835, dưới sự chỉ dụ của vua Minh Mạng “Cửa Hàn” (tên gọi Đà Nẵng khi đó) trở thành thương cảng lớn nhất Miền Trung Năm 1889, Pháp xâm lược và chính quyền Pháp đã có sự quản lí và tổ chức giao thông đô thị theo dạng
ô cờ
Hình 2.3 Bản đồ đô thị Đà Nẵng năm 1920 (Nguồn: TS Phan Bảo An)
Trang 34Sau khi Pháp trao trả Đà Nẵng lại cho chính quyền Bảo Đại vào năm 1950, đô thị tiếp tục phát triển dọc theo triền sông Hàn và nhân rộng mạng lưới giao thông theo dạng ô cờ
Hình 2.4 Bản đồ đô thị Đà Nẵng năm 1980 (Nguồn: TS Phan Bảo An)
Năm 1996, Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc Trung Ương cùng với sự ra đời của nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm của Miền Trung, thành phố đã thu hút một lượng lớn dân nhập cư từ các vùng lân cận Quá trình đáp ứng nhu cầu nhà
ở cho người dân diễn ra khá nhanh chóng và khó kiểm soát Chính vì lí do đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến mạng lưới giao thông trong đô thị Nhiều gia đình có đất rộng
đã chia lô, bán đất, mở lối vào tuỳ ý và không có quy hoạch Tạo nên mạng lưới giao thông khu trung tâm đô thị manh mún với nhiều kiệt hẻm ngoằn ngoèo
2.2.2.2 Đánh giá thực trạng giao thông khu trung tâm
Ứng dụng phương pháp đánh giá Space Syntax để có cái nhìn khách quan về tình hình giao thông khu trung tâm thành phố Đà Nẵng hiện nay
Hình 2.5 Đánh giá giao thông đô thị Đà Nẵng bán kính R=500
Trang 35Kết quả đánh giá phản ánh chính xác thực trạng của giao thông thành phố Đà Nẵng Khu vực màu đỏ là khu vực trung tâm thành phố, có độ nông lớn nhất do tính tích hợp cao, tiếp cận thuận tiện, được đầu tư kỹ lưỡng, là nơi tập trung các chức năng chính về chính trị, văn hoá, xã hội, du lịch, dịch vụ v.v…
Thời gian gần đây, do sự phát triển kinh tế mạnh mẽ cùng với việc đẩy mạnh phát triển du lịch kéo theo tỷ lệ gia tăng dân số cơ học tăng nhanh Bên cạnh đó, giao thông khu trung tâm với nhiều điểm giao cắt phức tạp, lộ giới không được mở rộng đã khiến khu vực trung tâm thành phố thường xuyên xảy ra hiện tượng ùn tắc vào giờ cao điểm Điều này mang lại những bất tiện cho người dân và khách du lịch
Những điểm ùn tắc trong khu trung tâm thành phố hiện nay là là nút giao phía tây cầu Rồng, nút cầu Trần Thị Lý (đường Duy Tân và đường 2 Tháng 9), nút phía tây cầu Tiên Sơn, nút Nguyễn Tri Phương - Nguyễn Hữu Thọ - Lê Đình Lý, nút Nguyễn Hữu Thọ - Lê Đại Hành, nút Hải Phòng - Hoàng Hoa Thám, v.v…tại các nút giao thông nói trên lưu lượng xe quá tải đặc biệt từ 17-19 giờ hằng ngày Bởi lí do các nút giao thông này là sự lựa chọn duy nhất trên tuyến đường của người dân khi đi học và đi làm Các nút giao thông có nhiều luồng xe giao cắt phức tạp Cụ thể, nút giao phía tây cầu Rồng có đến 7 ngã giao với đường Nguyễn Văn Linh, cầu Rồng, đường 2 Tháng 9, đường Trần Phú, đường Bạch Đằng, đường Trưng Nữ Vương Song song đó, nút giao đường Duy Tân với đường 2 Tháng 9, nút giao phía tây cầu Tiên Sơn có nhiều dòng xe
từ các nhánh tập trung vào đầu cầu hình thành những “điểm nóng” ùn tắc
2.3 Hiện trạng KGCC khu vực trung tâm thành phố Đà Nẵng
2.3.1 Các KGCC khu trung tâm thành phố Đà Nẵng
Trong hệ thống quy hoạch của Việt Nam chưa có khái niệm và quy định cụ thể
về KGCC Chính vì vậy, các KGCC được hiểu như là các không gian sinh hoạt văn hóa – xã hội và được tổ chức chủ yếu là nhà văn hoá, nhà SHCĐ với diện tích nhỏ, chỉ phục vụ những buổi hội họp của khu dân cư, không có nơi tổ chức các hoạt động giải trí, văn hoá thể thao Ngoài ra, các KGCC cũng được triển khai thành công viên cây xanh, vườn dạo
Trong khái niệm về KGCC được thông qua tại Hội nghị Liên Hợp Quốc Habitat III, KGCC cần có 5 nội dung sau:
1 Thành phần chính: không gian mở và không gian xanh
2 Trao đổi thông tin, sinh hoạt văn hóa – xã hội
3 Đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí
4 Dễ tiếp cận
5 Bình đẳng
Trang 36Đề tài sẽ đánh giá các điểm sinh hoạt văn hóa – xã hội, công viên, vườn dạo hiện
có tại trung tâm thành phố Đà Nẵng theo 5 nội dung trên, nhằm xác định đúng những không gian là KGCC để nghiên cứu
Bảng 2.1 Các KGCC đạt yêu cầu trong trung tâm thành phố Đà Nẵng
Các nội dung đạt được
Thanh
Bình
CV phường
Thanh Bình 02 Thanh Thủy
Khu vui chơi, sân hoạt động ngoài trời 1,2,3,4,5
Đầm Rong II Đường Ngô Chi Lan
Hội trường, sân hoạt động ngoài trời, công viên
Hội trường, sân hoạt động ngoài trời, có
bố trí trang thiết bị tập thể dục tại chỗ
1,2,3,4,5
Trang 37Phường Tên Địa chỉ Chức năng
Các nội dung đạt được
Khuôn viên cây xanh
Đường 3/2 và Nguyễn Hữu Cảnh
Nằm trên địa bàn phường nhưng do Cty công viên – cây xanh Đà Nẵng quản
lí và cấm không cho tiếp cận và sinh hoạt
tại đây
Cây xanh cảnh quan
Xét tổng quan đạt nội dung 1,4,5
Do bị cấm và thương mại hóa nên đạt 1
Nằm tại ngã ba Ông Ích Khiêm và Đống
Đa CV do TP quản lí
Cạnh nhà hát Trưng Vương
Do TP quản lí CV, khu vui chơi 1,2,3,4,5
Trang 38Phường Tên Địa chỉ Chức năng
Các nội dung đạt được
Hội trường, CLB erobic 2,3
chính
1,2,3
Khuôn viên cây xanh
Nằm tại ngã ba Nguyễn Văn Linh và
Lê Đình Dương Do cty công viên – cây xanh Đà Nẵng quản
Trang 39Phường Tên Địa chỉ Chức năng
Các nội dung đạt được
Đang xây dựng, trước là sân cầu lông 1,2,3,4,5
Trang 40Phường Tên Địa chỉ Chức năng
Các nội dung đạt được
Hội trường, sân đất
Hội trường, CLB gym, yoga, sân chơi 2,3