1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN môn TRONG dạy học LỊCH sử bài 23 KHÔI PHỤC và PHÁT TRIỂN KINH tế xã hội ở MIỀN bắc, GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM (1973 1975) SÁCH GIÁO KHOA LỊCH sử 12 cơ bản

29 63 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 1,7 MB

Nội dung

Trang 1

MỤC LỤC

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT SẦM SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN

TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ BÀI 23: KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM (1973 - 1975)

- SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ 12 CƠ BẢN

Người thực hiện: Lê Thị Hà DầnChức vụ: Giáo viên

SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Lịch sử

THANH HOÁ NĂM 2020

Trang 2

1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Lí do chọn đề tài 1

1.2 Mục đích nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 3

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 3

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 4

2.3.1 Sử dụng kiến thức văn học để nâng cao hiệu quả giờ học lịch sử 4

2.3.2 Sử dụng kiến thức địa lí để nâng cao hiệu quả giờ học lịch sử 9

2.3.3 Sử dụng kiến thức chính trị, giáo dục công dân để nâng cao hiệu quả giờhọc lịch sử 13

2.3.4 Sử dụng kiến thức giáo dục quốc phòng để nâng cao hiệu quả giờ họclịch sử 14

2.3.5 Sử dụng kiến thức toán thống kê để nâng cao hiệu quả giờ học lịch sử 14

2.3.6 Sử dụng kiến thức liên môn để củng cố, kiểm tra, đánh giá kiến thức củahọc sinh 15

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bảnthân, đồng nghiệp và nhà trường 16

3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 16

3.1 Kết luận 16

3.2 Kiến nghị 17

Trang 3

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lí do chọn đề tài

Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển hết sức nhanhchóng Trong cuộc cách mạng ấy, tri thức có vai trò ngày càng quan trọng.Thực tế đó khiến giáo dục và đào tạo trở thành nhân tố quyết định đối với sựphát triển kinh tế - xã hội Điều này đã được Đảng và Nhà nước ta khẳng định

giáo dục và đào tạo có sứ mệnh “phát triển toàn diện con người Việt Nam cóđạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất,năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thànhvới lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năngsáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồidưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc và hộinhập quốc tế” [2] Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học

và công nghệ là “quốc sách hàng đầu”; “đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển”

[4] Chính vì vậy, cần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu

cầu phát triển xã hội.

Đổi mới cơ bản, toàn diện giáo dục hiện nay là nhu cầu bức thiết của xã

hội Đảng ta nhấn mạnh:"tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng đạođức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Coi trọnghơn nữa các môn về khoa học xã hội và nhân văn, nhất là Tiếng Việt, lịch sửdân tộc, địa lí, văn hóa Việt Nam" Đồng thời "tập trung nâng cao chất lượng giáodục đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kĩ năngthực hành, khả năng lập nghiệp".

Được sự quan tâm của toàn xã hội, trong những năm qua, giáo dục nướcta đã phát triển nhanh chóng và đạt được nhiều thành tựu to lớn Tuy nhiên, bêncạnh đó, giáo dục vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế và thiếu sót như chất lượnggiáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nhân lựctrình độ cao , chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu xã hội; chưa giảiquyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao chất lượng, giữadạy chữ với dạy người Chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học lạchậu, đổi mới chậm

Từ thực tế đó, những năm gần đây, chương trình, sách giáo khoa môn họcở trường phổ thông cũng như phương pháp dạy học đã được đổi mới theo hướngphát triển năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành, tác phong công nghiệp, tráchnhiệm xã hội.

Lịch sử là một trong những môn học có ưu thế đặc biệt trong việc phát

triển con người toàn diện Đó là những con người "giàu lòng yêu nước, có ý thứclàm chủ , có tri thức, sức khoẻ, lao động giỏi, sống có văn hóa, nghĩa tình; cótinh thần quốc tế chân chính" Đây là hành trang cần thiết để hình thành nhân

cách con người và văn hoá Việt Nam, giúp thế hệ trẻ vươn lên trong cuộc sốngvà hội nhập quốc tế.

Trang 4

Hiện nay, chương trình sách giáo khoa lịch sử ở trường phổ thông nóichung, lớp 12 nói riêng đã có đổi mới về nội dung và phương pháp biên soạnnhưng vẫn còn hạn chế Nhiều nội dung trùng lặp ở lớp dưới và lớp trên (ở nhiềumôn học khác nhau), kiến thức quá tải đối với học sinh Từ thực tế này, từ nămhọc 2011 - 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra chuẩn kiến thức kĩ năng vàHướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn lịch sử để giáo viên vàhọc sinh thực hiện tốt hơn yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, góp phầnquan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trung học.

Thực tế dạy học lịch sử ở trường phổ thông trước đây cũng như từ khitriển khai chương trình giảm tải, nhiều giáo viên vẫn chưa hiểu hết tầm quantrọng của kiến thức liên môn và tìm phương pháp sử dụng thích hợp nhằm nângcao chất lượng dạy học bộ môn Chính vì vậy, chưa phát huy tính được tính tíchcực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinhthần hợp tác, niềm vui và hứng thú trong học tập ở học sinh.Từ đó, nhiều họcsinh ngại học sử thậm chí sợ học sử Ngay cả những học sinh tâm huyết với bộmôn này thì nhiều em trong số đó cũng không biết cách tiếp cận tri thức, thiênvề ghi nhớ máy móc, không nắm được bản chất vấn đề

Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “Vận dụng kiến thức

liên môn trong dạy học lịch sử bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hộiở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 - 1975)" - Sách giáo khoalịch sử 12 cơ bản nhằm bổ sung kiến thức các môn học khác, từ đó giúp học

sinh hứng thú, say mê học tập, góp phần nâng cao hiệu quả bài học, thực hiện tốtđịnh hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông hiện nay.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Với đề tài này, khi sử dụng kiến thức của một số môn học khác vào giảngdạy, tác giả muốn nâng cao hiệu quả của bài học, giúp học sinh nắm được kiếnthức cơ bản tốt hơn, có thể vận dụng được kiến thức cơ bản của bài học để làmrõ hơn một số nội dung của các môn học khác có liên quan cũng như vận dụngkiến thức của các môn học khác để hiểu rõ hơn về kiến thức lịch sử 1973-1975.Từ đó, giờ học lịch sử sẽ hấp dẫn hơn, tạo được hứng thú học tập và phát triểntoàn diện học sinh.

Ngoài ra, đề tài hi vọng sẽ giúp cho đồng nghiệp có thêm một nguồn tưliệu quan trọng, góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực,nâng cao chất lượng dạy học bộ môn

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Khi nghiên cứu đề tài “Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch

sử bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phónghoàn toàn miền Nam (1973 - 1975)" - Sách giáo khoa lịch sử 12 cơ bản, tác giả

muốn làm rõ hơn những vấn đề sau:

- Những tư liệu liên môn được sử dụng khi dạy bài 23.

- Cách thức vận dụng kiến thức liên môn để dạy học ở từng nội dung kiếnthức cụ thể của bài 23.

Trang 5

- Đánh giá tác dụng của phương pháp dạy học liên môn trong bài 23 trongviệc phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập.

- Đưa ra một số kiến nghị để tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng dạyhọc và giáo dục thông qua việc dạy học liên môn bài 23 nói riêng và bộ môn lịchsử trong trường THPT nói chung.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Ngoài hai phương pháp nghiên cứu chuyên ngành là phương pháp lịch sử

và phương pháp logic, đề tài còn sử dụng các phương pháp khác như phươngpháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết, phương pháp điều tra khảo sát thựctế, thu thập thông tin, phương pháp thống kê, xử lí số liệu…

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Nhà giáo dục T.A.I.Linna đã nói: "Ngày nay, không một khoa học nàođược giảng dạy mà lại không sử dụng những số liệu của các khoa học tiếp cậnkhác, những tài liệu, những sự kiện và những thí dụ lấy từ trong cuộc sống hằngngày và từ các lĩnh vực tri thức khác nhau" Việc xác lập mối liên hệ giữa các bộ

môn nhằm vạch ra cho học sinh thấy mối liên hệ qua lại của các khoa học, từ đógây hứng thú đặc biệt đối với việc học tập ở các em.

Học sinh trung học phổ thông, nhất là học sinh lớp 12 là đối tượng đã cónăng lực hoạt động độc lập, có khả năng tư duy, biết đánh giá đúng sai, có khảnăng quan sát, có ý thức rõ hơn ở cấp dưới; hơn nữa hứng thú đối với môn họcđã phân hoá rõ, bước đầu hình thành khuynh hướng nghề nghiệp Hơn nữa, đặctrưng của bộ môn lịch sử là nghiên cứu, nhận thức hiện thực lịch sử qua nhữngsự kiện, hiện tượng đã xảy ra và không lặp lại, nếu có lặp lại cũng không hoàn

toàn như cũ ("lặp lại trên cơ sở không lặp lại") Chính vì vậy, trong học tập lịch

sử, do học sinh không thể trực tiếp quan sát, tri giác các sự kiện, hiện tượng đãxảy ra nên việc lĩnh hội tri thức gặp nhiều khó khăn, nhất là với những tri thứclịch sử cách xa với đời sống hiện tại Vì lẽ đó, trong học tập lịch sử, trước hếtcần giúp học sinh tri giác tài liệu về sự kiện, quá trình lịch sử cụ thể để tạo biểutượng, nắm nội hàm từng khái niệm, hệ thống khái niệm lịch sử Từ đó, học sinhphải vận dụng kiến thức để tạo ra trong tư duy những mối liên hệ giữa kiến thứccũ với những điều mới, điều chưa biết, trên cơ sở đó tìm ra bản chất sự kiện,hiểu sự kiện lịch sử một cách toàn diện Tuy nhiên, làm được điều này khôngphải dễ.

Theo lí luận của phương pháp dạy học, dạy học liên môn là một trongnhững nguyên tắc quan trọng ở trường phổ thông Đối với bộ môn lịch sử, màchức năng cung cấp những kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của lịch sửdân tộc cũng như xã hội loài người, thì việc nắm vững các sự kiện lịch sử liênquan chặt chẽ với việc tìm hiểu các tri thức về môn khoa học xã hội và nhân văn(văn học, địa lí, giáo dục công dân, giáo dục quốc phòng ) và cả về khoa học tựnhiên (những kiến thức về khoa học kĩ thuật).

Việc sử dụng kiến thức của nhiều môn học trong dạy học lịch sử sẽ đảmbảo được tính toàn vẹn của kiến thức đồng thời kiến thức liên môn còn giúp học

Trang 6

sinh tránh được những lỗ hổng kiến thức khi học tách rời các môn học Nhờ đó,các em hiểu được sâu sắc kiến thức lịch sử và gây được hứng thú học tập bộmôn Đây cũng là một trong những biện pháp cơ bản thúc đẩy quá trình nhậnthức của học sinh Nếu hiểu được kiến thức thì các em sẽ hình thành được các kĩnăng như phân tích, so sánh, nhận định, đánh giá và biết liên hệ kiến thức đã họcvào cuộc sống Hơn nữa, khi hiểu sâu sắc sự kiện, hiện tượng lịch sử thì các emsẽ nảy sinh nhiều trạng thái cảm xúc như vui buồn, lo lắng, hồi hộp, khâm phụchay căm ghét Điều này sẽ tạo cơ sở để giáo dục tư tưởng, đạo đức một cáchđúng đắn cho học sinh.

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Để hiểu rõ thực tiễn dạy học lịch sử ở trường phổ thông, đặc biệt là việcsử dụng kiến thức liên môn, tôi đã khảo sát thực tế giáo viên ở chính trườngmình, đồng nghiệp ở các trường khác và học sinh lớp 12 trường THPT Sầm Sơn.Kết quả khảo sát cho thấy:

Về phía giáo viên: Có 100% giáo viên quan tâm đến việc sử dụng kiếnthức liên môn vào dạy học Tuy nhiên, một số cho rằng chỉ cần nhắc lại để họcsinh nhớ hoặc cung cấp cho học sinh kiến thức cần thiết Một số khác (khôngnhiều) cho rằng khi sử dụng kiến thức liên môn cần yêu cầu học sinh nhớ và vậndụng kiến thức đã học vào học tập lịch sử đồng thời bản thân giáo viên kết hợpcác phương pháp như giải thích, phân tích, đàm thoại trong giảng dạy Nhưvậy, cũng có nghĩa là việc sử dụng kiến thức liên môn có được chú ý nhưng thậtsự chưa hiệu quả.

Về phía học sinh: Trong tổng số 391 học sinh lớp 12 của nhà trường, khiđược khảo sát, có khoảng 40,4% (158 học sinh) thích học lịch sử Ngoài ra, có26,1% (102 học sinh) không thích học lịch sử Số còn lại không rõ ràng quan điểm.

Trong học tập lịch sử, nhiều học sinh có nhận thức tốt, có tư duy logic.Tuy nhiên, thời gian các em dành cho học tập lịch sử không nhiều như cho cácmôn học khác Còn một số học sinh mặc dù chọn lịch sử làm bài môn thi tốtnghiệp THPT nhưng luôn mang suy nghĩ chỉ cần “chống liệt” là được nênkhông chú tâm vào học tập, thờ ơ với bộ môn, từ đó nhớ sai sự kiện, hiểu khôngđúng thậm chí xuyên tạc sự kiện, hiện tượng lịch sử.

Như vậy, vấn đề là ở chỗ giáo viên cần có cách để học sinh lĩnh hội kiếnthức tốt Khi được hỏi, trong giờ dạy lịch sử, nếu giáo viên sử dụng kiến thức vănhọc, địa lí, chính trị, quốc phòng, âm nhạc…thì học sinh sẽ cảm thấy như thế nàothì có 321 học sinh (82,1%) thích học và giờ học hấp dẫn, kiến thức dễ hiểu hơn.Điều này chứng tỏ sử dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy lịch sử là cần thiết.Tuy nhiên, cần có phương pháp sáng tạo để phát huy vai trò của chúng.

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

2.3.1 Sử dụng kiến thức văn học để nâng cao hiệu quả giờ học lịch sử

Để tạo ra biểu tượng lịch sử sinh động, chân xác, trong dạy học lịch sử cóthể sử dụng nhiều loại tài liệu khác nhau, trong đó, tài liệu văn học là một trongnhững nguồn tài liệu phong phú và có nhiều lợi thế.

Trang 7

* Sử dụng kiến thức văn học kết hợp với kiến thức lịch sử để tạo biểu tượng lịchsử cho học sinh

Khi dạy mục III2 Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, tôi đã cùng

học sinh tạo biểu tượng về Bùi Quang Thận, người lính Quân đội nhân dân ViệtNam đầu tiên cắm lá cờ chiến thắng lên nóc dinh Độc Lập: cung cấp tiểu sử củaBùi Quang Thận (Ông sinh năm 1948 tại Thái Bình, nhập ngũ năm 1966 Từnăm 1966 đến năm 1975 ông trưởng thành từ pháo thủ đến đại đội trưởng Đạiđội 8, Trung đoàn tăng thiết giáp 202 Ông tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh làđại đội trưởng Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn tăng thiết giáp 203, Quân đoàn 2(đơn vị đảm nhiệm đánh chiếm dinh Độc Lập) Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975ông chỉ huy xe tăng T-54 mang số 843 đi đầu đội hình tiến vào dinh Độc Lập.Khi xe tăng 843 của ông bị kẹt lại tại cổng phụ và xe tăng 390 của Vũ ĐăngToàn húc đổ cổng chính, ông đã nhảy xuống, với tay không vũ khí, mangcờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam cắm trên nóc dinh ĐộcLập Sau năm 1975, ông đi học trường văn hóa, ngoại ngữ của quân đội (1976),tiếp tục phục vụ trong quân ngũ Ông được phong Đại tá năm 1995, nghỉ hưunăm 2000 Ngày 24 tháng 6 năm 2012, ông qua đời đột ngột tại quê nhà Thái

Bình) [8].

Khi cung cấp những thông tin trên, tôi cho học sinh quan sát các hình ảnh:Bùi Quang Thận cầm cờ rời khỏi xe tăng, chạy vào từ cổng dinh Độc Lập, ảnhBùi Quang Thận với các cháu học sinh và đọc một đoạn viết của nhà thơ Trần

Đăng Khoa dành cho Bùi Quang Thận: “Khi tôi viết những dòng này thì Đại táBùi Quang Thận đã thành người trong cõi nhớ thương rồi…Năm 2000, BùiQuang Thận về hưu Anh cười hiền lành: “Mình xa vợ con biền biệt Bây giờmới có điều kiện giúp đỡ vợ con” Bùi Quang Thận trở về với ruộng đồng Anhlao động cật lực như một lão nông Ngoài làm ruộng, anh còn thuê ao, nuôitôm, thả cá Rồi vợ chồng anh mở thêm cửa hàng bán gas ở quê Nhà nào hếtgas hay van gas hỏng là anh có mặt thay gas và bảo hành sửa chữa Anh bảo,thay một van gas hỏng, cái lớn được 5.000, cái nhỏ cũng 500 đồng đấy Trônganh thợ gas xởi lởi, thật thà, tận tụy và tốt bụng, không ai nghĩ đó là người anhhùng…Chính Bùi Quang Thận cũng không thể ngờ được mình đã làm nên kỳtích lịch sử chỉ bằng có hai bàn tay không” [9]

Qua những thông tin này, một lần nữa học sinh được nhìn nhận rõ hơn,đầy đủ hơn về Bùi Quang Thận, một con người dũng cảm, gan dạ, thông minh,nhạy bén, một anh hùng trong thời chiến và một con người rất đỗi bình dị trongđời thường Từ đó, góp phần hình thành ở các em sự kính phục, lòng tự hào đốivới các bậc cha chú đi trước và trong những hoàn cảnh nhất định điều này sẽthổi bùng ngọn lửa cách mạng vào tuổi trẻ Cũng qua việc tạo biểu tượng này, sẽtạo sơ sở để học sinh rút ra được một minh chứng rõ ràng chứng minh cho mộtnguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975) của dântộc ta mà các em sẽ học ở cuối bài này.

Trang 8

* Sử dụng kiến thức văn học góp phần cụ thể hoá sự kiện lịch sử, khắc sâu kiếnthức cho học sinh

Khi dạy nội dung III.1 Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam vàmục III.2 Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, tôi cung cấp cho học sinh

một số câu thơ viết về các chiến dịch:

Chặt Buôn Mê Thuật, rụng cả Tây NguyênQuét Huế - Thừa Thiên, đổ nhào Đà Nẵng.

Và Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên

Và Phan Thiết, Phan Rang, Đà Lạt, Nha Trang, lũ ngụy cuống cuồng,

Rũ rượi một màu tang cờ trắng [10].

(Tố Hữu)hay

Gió thời đại thổi vào trang giấy

Mỗi ngày một quận lỵ - Một đêm bao phố phường

Ta chưa xong một câu thơ thì đã thu hồi hàng trăm dặm đất

Tin thắng mỗi ngày mọc trước vừng dương[10].

(Chế Lan Viên)Buôn Mê Thuột ngày 10 tháng 3 đòn điểm huyệt tuyệt vờiRụng Con Tum, Plei Cu 18-19 tháng 3 giặc tháo chạy tơi bời

Ngày 26-3 các vua xưa ở Ngọ Môn lại cúi đầu dưới sao vàng rực sángNgày 29-3 thiết giáp tiến hai hàng vào sân bay Nước Mặn

Đà Nẵng đây chỉ nghìn quân ta mà mươi muôn lính nguỵ chửa hoàn hồnTổ quốc thu về bán đảo Sơn Trà và những Ngũ Hành Sơn

Trúc chẻ ngói tan……

Ta hốt gon quân thù Phan Thiết, Phan RangRồi cả cánh cửa thép miền Đông ta đạp đổXuân Lộc, Biên Hoà, Vũng Tàu tan vỡ

Trăm vạn hùng binh ta đã chiếm Sài Gòn[10].

(Chế Lan Viên)

Qua những vần thơ này, kết hợp với kiến thức từ sách giáo khoa, học sinhsẽ hình dung được những chiến thắng dồn dập của quân dân ta qua những câuthơ hào hùng, nhịp điệu ào ào như thác lũ, cuồn cuộn như bão giông, liên tiếp đổxuống đầu quân giặc Từ đó, giáo viên khắc sâu chủ trương đánh nhanh, thắng

nhanh, "Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng" của bộ Chính trị Đồng thời,

những vần thơ này cũng cho học sinh thấy diễn biến mau lẹ của cuộc Tổng tiếncông và nổi dậy Bằng ngôn ngữ văn học, kiến thức lịch sử sẽ được lưu giữtrong nhận thức của học sinh nhanh hơn, vững bền hơn và học sinh cũng hứngthú học tập hơn Từ đó, khơi gợi ở các em ham muốn tìm hiểu, khám phá thêmnhững đơn vị kiến thức mới.

Trang 9

* Sử dụng kiến thức văn học để giải thích một sự kiện, hiện tượng lịch sử

Để giảng về nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước( 1954 - 1975), tôi yêu cầu học sinh đọc những câu thơ bản thân biết nói về điều này.Sau khi tiếp nhận thông tin từ học sinh, tôi cung cấp thêm một số đoạn thơ:

Như tháng năm dài nhen ủ mật thơmNhư mùa gặt bắt đầu từ hạt mạ

Chiến thắng hôm nay bắt đầu từ nơi đóMột con đường bé nhỏ giữa rừng khuyaCon đường mòn mang những dấu chân điCành củi ướt đêm khuya anh nhóm lửaPhá gai góc, mở con đường lịch sử

Cho những đoàn quân nối tiếp vượt Trường SơnTừ những năm làng xóm tối đen

Đêm "tố cộng" tiếng giầy đinh ghê rợnMẹ vẫn giữ trong tim hình ảnh BácDõi nhìn sao Bắc Đẩu gọi tên con…

Người bạn thân nằm lại ven rừngCởi chiếc áo cho đồng đội mặc

Giao phần đạn cho người sau đánh tiếp.…

Chiến thắng này, chiến thắng của tình yêuTấm lòng sắt son của những má nghèoTiễn con đến bờ sông, còn dặn:

"Con của má, bây giờ con của nước"Phần gạo cuối cùng, má trút cho con…

Triệu anh hùng không thể biết hết tênCho hôm nay, giữa Sài Gòn toàn thắngChiến thắng của nhân dân bất khuấtChiến thắng của niềm tin vô tận

Của Việt Nam rực rỡ trái tim người[8].

(Xuân Quỳnh)Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân

Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại[10].

(Nguyễn Khoa Điềm)Ba dân tộc vai kề vai bè bạn

Chung máu đổ, khổ đau hy vọng

Chung màu da bán đảo chẳng chia miền[10].

(Nguyễn Đức Mậu)

Trang 10

Qua những câu thơ đó, học sinh sẽ thấy được sự đoàn kết của ba dân tộcĐông Dương, là niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào Bác Hồ, là lòng yêu nước,tinh thần chiến đấu dũng cảm quên mình của nhân dân Đó cũng chính là chủnghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam, là nguồn cơn của chiến thắng21 năm trước một đế quốc hùng mạnh nhất thế giới Cũng qua những vần thơđó, chắc chắn có những học sinh sẽ tò mò tìm hiểu về vai trò của nhân dân, vềsự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chí Minh, về những chính sách cai trị của kẻ thù ởViệt Nam… Từ đó, học sinh sẽ một lần nữa khắc sâu biểu tượng về một giaiđoạn hết đỗi đau thương nhưng cũng cực kì hào hùng của dân tộc, học sinh yêulịch sử hơn, yêu quê hương đất nước hơn cũng như tránh được việc "hiện đạihoá" lịch sử.

Khi giảng về ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ, tôi sử dụng các câu thơ:

Ba mươi năm, trường kỳ kháng chiếnTa đã đi Và ta đã đến

Thật đây rồi, hạnh phúc cầm tayĐộc lập, Tự do, từ nay vĩnh viễn.…

Tổ quốc tôi Chưa đẹp thế bao giờ!

Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biểnXanh trời, xanh của những giấc mơ

Ôi Việt Nam! Yêu suốt một đời

Nay mới được ôm Người trọn vẹn, Người ơi!…

Đã qua, thuở âm u bóng giặcTrắng khăn tang, tàn lụi cỏ câyĐã qua, nỗi đêm Nam ngày BắcGiữa quê hương mà như kiếp đi đày!Ta đã thắng Hãy thẳng đường đi tớiLấp những hố bom, xóa mọi đau buồnTừ tro bụi, ta lại xây dựng mới

Phố làng ta, và cả những linh hồnTôi lại mơ Trên Thái Bình DươngTổ quốc ta như một thiên đường

Của muôn triệu anh hùng làm nên cuộc sống

Của tự do, hy vọng, tình thương [10].

(Tố Hữu)

Qua những vần thơ ấy, kết hợp sách giáo khoa và những kiến thức củabản thân, học sinh sẽ rút ra được những ý nghĩa to lớn của cuộc kháng chiến, đólà kết thúc của 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc từ sauCách mạng tháng Tám năm 1945, trên cơ sở đó, hoàn thành cuộc Cách mạng

Dân tộc Dân chủ Nhân dân trong cả nước…; mở ra kỉ nguyên“Độc lập, Tự do,

Trang 11

từ nay vĩnh viễn”…; là cơ sở để thống nhất đất nước hoàn toàn (Ôi Việt Nam!Yêu suốt một đời/Nay mới được ôm Người trọn vẹn, Người ơi!); cũng như đưa cảnước tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa giàu mạnh (Từ tro bụi, ta lại xây dựngmới/Phố làng ta, và cả những linh hồn/Tôi lại mơ Trên Thái Bình Dương/Tổquốc ta như một thiên đường/Của muôn triệu anh hùng làm nên cuộc sống/Củatự do, hy vọng, tình thương ) Thắng lợi đó cũng tạo ra niềm tin, niềm tự hào ở

mỗi người dân đất Việt, là động lực thúc đẩy những thắng lợi tiếp sau của lịchsử Việt Nam.

Từ nguyên nhân thắng lợi, trước khi yêu cầu học sinh rút ra bài học kinhnghiệm của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975), tôi cung cấptới học sinh các câu thơ:

Đất nước này là đất nước của nhân dân

Đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao thần thoại……

Tuổi trẻ ơi trong sương gió tháng nămTa đã lớn rồi, chín đầy hy vọng

Hãy ngã xuống tay Nhân dân, hỡi sắc vàng của nắngHỡi hương thơm của nồng mặn mồ hôi

Hãy ngã vào tay Nhân dân, đừng vãi đừng rơiĐừng tự do, đừng hoài nghi nữa

Hãy yêu Nhân dân và nghe Người nhắn nhủ

Hãy tìm sức mạnh mình trên cơ thể Nhân dân[10].

(Nguyễn Khoa Điềm)Hay

Nhân dân bao dung tin vào nhân nghĩaÔi nhân dân tấm lá chắn diệu kỳ

Người nhận mọi vết xăm cho căn hầm nguyên vẹn

Người kéo co giành giật lại đôi kèo[10].

(Hữu Thỉnh)

Từ đó, yêu cầu học sinh rút ra một bài học kinh nghiệm đã được Đảng vậndụng triệt để để phát huy sức mạnh dân tộc, vượt qua khó khăn từ trong quá khứ.Khi học sinh rút được bài học về sức mạnh của nhân dân, về giữ gìn, phát huytruyền thống của dân tộc, các em sẽ thêm trân trọng những gì nhân dân đã cốnghiến, hi sinh và từng bước hình thành tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệmcông dân ở các em

2.3.2 Sử dụng kiến thức địa lí để nâng cao hiệu quả giờ học lịch sử

Khoa học địa lí có mối quan hệ đặc biệt với khoa học lịch sử Sự kiện lịchsử gắn liền với vị trí không gian nhất định Nhiều sự kiện lịch sử xảy ra bắtnguồn từ đặc điểm địa lí hoặc do điều kiện địa lí tác động, chi phối Do vậy,kiến thức địa lí có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong dạy học lịch sử Bài học lịchsử gắn liền với bản đồ và kiến thức địa lí luôn tạo ra sự hấp dẫn, giúp học sinh

Trang 12

nắm chắc sự kiện, biết lí giải bản chất sự kiện, đồng thời lưu giữ sự kiện trongtrí não vững bền hơn bởi tất cả các sự kiện lịch sử được hình thành đều đi theo

con đường “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”.

Khi giảng mục III.2: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, để học

sinh có thể nắm rõ về các chiến dịch Tây Nguyên, tôi sử dụng lược đồ diễn biếncuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 kết hợp với kiến thức địa lí để giúpcác em hiểu được vì sao Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Namquyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tấn công chủ yếu trong năm 1975 (tạisao chọn Tây Nguyên để đánh mở màn cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậyXuân 1975)

Trang 13

Bản đồ hành chính Việt Nam

Khi sử dụng lược đồ diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975kết hợp với bản đồ hành chính Việt Nam, tôi yêu cầu học sinh quan sát để cóđược những nhận thức bước đầu Từ thực tế nhận thức đó, bằng các câu hỏi gợimở, tôi sẽ giúp học sinh rút ra được vị trí quan trọng của Tây Nguyên: là vùngcao nguyên rộng lớn, giáp Lào, Campuchia, là một trong 3 vùng chiến lược quantrọng trên chiến trường miền Nam (Sài Gòn, các tỉnh ven biển miền Trung vàTây Nguyên) Từ Tây Nguyên có các đường giao thông quan trọng đánh xuốngĐà Nẵng, Sài Gòn, là những thành phố lớn và là trung tâm kinh tế, chính trị ởmiền Nam Tây Nguyên gần con đường chiến lược Nam - Bắc (đường mòn Hồ

Trang 14

Chí Minh trên bộ) Khi học sinh hiểu được điều này từ quan sát lược đồ (dưới sựhướng dẫn, gợi ý của giáo viên), học sinh sẽ hiểu được tầm quan trọng của TâyNguyên đối với cả ta và kẻ thù từ đó giải thích được vì sao ta quyết định chọnTây Nguyên làm hướng tấn công chính trong năm 1975 (tại sao chọn TâyNguyên để đánh mở màn cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975): TâyNguyên có vị trí chiến lược quan trọng nhưng việc phòng ngự của địch cónhiều sơ hở Lực lượng quân sự của địch đang tập trung chủ yếu ở Sài Gòn vàĐà Nẵng nên lực lượng ở Tây Nguyên mỏng, bố phòng sơ hở, hơn nữa, địa bànTây Nguyên rộng, phân tán nên ít có khả năng cơ động Không chỉ vậy, sauchiến thắng đường 14 – Phước Long, địch phán đoán sai hướng tiến công của tanên lực lượng của chúng ở Tây Nguyên tương đối yếu, chỉ tập trung ở Plâycu vàKon Tum Cuộc tiến công Tây Nguyên thắng lợi sẽ phá vỡ chiến lược phòngngự của kẻ thù, thực hiện chia cắt lớn trên chiến trường miền Nam và tạo điềukiện thuận lợi cho ta phát triển chiến lược tiến công trên các vùng còn lại ở miềnNam Chính vì những lí do đó mà Bộ Chính trị quyết định chọn Tây Nguyên đểmở chiến dịch mở màn cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975

Tương tự, khi giảng về chiến dịch Huế - Đà Nẵng, chiến dịch Hồ ChíMinh, giáo viên cũng sử dụng Lược đồ diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổidậy Xuân 1975 kết hợp lược đồ của từng chiến dịch để học sinh quan sát vàrút ra được vị trí của Huế - Đà Nẵng, vị trí của Phan Rang, Xuân Lộc đối vớiđô thành Sài Gòn, qua đó học sinh sẽ nắm tốt hơn diễn biến, ý nghĩa của cácchiến dịch.

Lược đồ chiến dịch Huế - Đà Nẵng

Ngày đăng: 13/07/2020, 18:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w