TOYOTA đào tạo kỹ thuật viên ô tô (Kỹ Thuật Viên 3) Tài liệu của TOYOTA đào tạo kỹ thuật viên cao câp 3
Kỹ thuật viên chẩn đoán cao cấp - Kiến thức cơ bản về NVH NVH là gì? -1-NVH l gỡ? Khỏi quỏt v chng tin hnh kim tra v sa cha NVH, iu quan trng l phi hiu y v rung ng v ting n. Trc khi tham d khoỏ o to tp trung TMV, hóy ụn li kin thc v rung ng v ting n ca hc viờn (Phõn loi ting n, cỏch cm nhn ting n, rung ng v ting n c lan truyn nh th no, v.v.) Kỹ thuật viên chẩn đoán cao cấp - Kiến thức cơ bản về NVH NVH là gì? -2- Khái quát Khái quát Khi xe chạy trên đường cao tốc, nếu vô lăng hoặc thân xe rung động hoặc nghe thấy tiếng rền vang khó chịu từ một điểm nào đó chưa rõ, người lái sẽ cảm thấy lo lắng không chỉ về sự khó chịu mà còn về các sự cố có thể, mặc dù hiện tượng này không gây hại cho hoạt động của xe. Rung động và tiếng ồn này của thân xe được gọi là rung động và tiếng ồn, mà bạn sẽ được biết trong các nội dung sau đây. Khi khắc phục hư hỏng về rung động và tiếng ồn, nếu bắt đầu một cách ngẫu nhiên không dựa trên một cơ sở lý thuyết nào, thường dẫn đến lãng phí nhiều thời gian. Điều quan trọng là phải có kiến thức đầy đủ về rung động và tiếng ồn, và hiểu được các cơ chế tạo ra chúng, và thực hiện việc kiểm tra và sửa chữa thích hợp. Gợi ý: Tiếng ồn được trình bày ở đây là tiếng ồn do rung động tạo ra. Không kể tới âm thanh bất thường ở trong xe. (1/1) Rung động và âm thanh Rung động và tiếng ồn là gì? Chúng ta cảm nhận sự rung động bằng tay và chân hoặc cơ thể của chúng ta, và cảm nhận âm thanh bằng tai của chúng ta. Các rung động và âm thanh được cảm nhận thay đổi như thế nào tuỳ theo người tiếp xúc với chúng. Mặc dù rung động và tiếng ồn được tạo ra bình thường, một số người cảm nhận được cả hai, những người khác chỉ cảm nhận được rung động hoặc tiếng ồn, và số còn lại không cảm nhận được gì cả. Đó là vì rung động và âm thanh liên quan đến khả năng cảm thụ của con người. 1. Về cơ bản rung động và âm thanh là giống nhau Một âm thanh là sự rung động (dao động áp suất) của không khí, và các rung động và âm thanh đều được thể hiện bằng sóng. Chúng được thể hiện bằng tần số, là số lượng sóng trong 1 giây. Do sự biến thiên tần số của chúng đôi khi các sóng được cảm nhận là sự rung động, và trong các trường hợp khác là tiếng ồn. Cảm nhận rung động và âm thanh phụ thuộc vào tần số như thế nào ã 20Hz hoặc nhỏ hơn đ chỉ là rung động ã 20 đến 200 Hz đ rung động và âm thanh ã 200 Hz đến 20 kHz đ chỉ là âm thanh ã 20 Hz đến 20 kHz đ phạm vi có thể nghe được ã Trên 20 kHz đ các sóng siêu âm (Âm thanh có tần số cao mà tai người không thể nghe được) Gợi ý: Có thể phỏng đoán tần số tuỳ theo rung động hoặc âm thanh được cảm nhận. (1/1) Rung động và âm thanh Chúng ta cảm nhận âm thanh như thế nào Chúng ta chỉ có thể cảm nhận được âm thanh khi nó nằm trong một dải tần số và cường độ nhất định như là một âm thanh. Do đó, không phải là bao giờ cũng nghe được một âm thanh khi vật nào đó rung lên. Một rung động không được cảm nhận như một âm thanh cho dù nó có nhiều năng lương, nếu tần số của nó không vượt quá một mức độ nhất định. (1/2) Kỹ thuật viên chẩn đoán cao cấp - Kiến thức cơ bản về NVH NVH là gì? -3- Rung động và âm thanh Chúng ta cảm nhận âm thanh như thế nào ã Dải tần số có thể nghe được Khả năng nghe của tai người chịu ảnh hưởng của tần số. Cho dù các giá trị dB như nhau, các âm thanh có tần số khác nhau được nghe thấy một cách khác nhau theo độ lớn của chúng. Nói chung, khả năng nghe kém đối với các âm thanh có các tần số thấp hơn hoặc cao hơn. Điều này đặc biệt đúng đối với các tần số thấp hơn. Ví dụ, một âm thanh có tần số là 500 Hz có thể nghe được ở điểm A. Nhưng một âm thanh có tần số là 100 Hz có thể nghe được ở điểm B, âm thanh có tần số 50 Hz chỉ cảm nhận được tại điểm C. Đối với tiếng rền vang dưới 100 Hz được chú ý đặc biệt như tiếng ồn của xe, nó có thể rất khó nghe được như một âm thanh. Tuy nhiên, năng lượng rung động của nó lớn, vì vậy cũng có thể cảm nhận được tiếng rền vang như là một rung động, kèm theo tiếng ồn khó chịu. Gợi ý: Đường đặc tuyến của mức nghe được tối thiểu trong đồ thị này chỉ rõ mức nghe được tối thiểu của một người có thính giác rất tốt. Giá trị trung bình đối với người bình thường có thể được chỉ rõ trong đặc tuyến vẽ bằng nét đứt. (2/2) Rung động và âm thanh Phân loại rung động 1. Rung động của vật thể cứng Khi một vật thể được giữ bằng lò xo và chỉ có chức năng như một vật nặng, rung động của nó được gọi là rung động của vật thể cứng. Có thể cho rằng rung động của một vật thể cứng là một quan hệ đơn giản giữa một lò xo và một vật nặng. ã Điểm cộng hưởng trong rung động của vật thể cứng Nói chung, mỗi vật thể có một tần số riêng của nó. Rung động này trở nên lớn tại một điểm cộng hưởng cụ thể. Vì vậy, trong rung động của vật thể cứng, khi đặt vào một lực rung, rung động này bắt đầu tại tần số đó. Khi tần số đó đạt đến tần số riêng của vật thể, cộng hưởng xuất hiện va làm tăng rung động mạnh lên. Gợi ý: Đối với xe, ã Thân xe = vật nặng Lò xo treo = lò xo ã Động cơ = vật nặng Cao su chân máy = lò xo (1/3) 2. Rung động đàn hồi Rung động của một vật thể liên tục bắt đầu xuất hiện khi búng một dây đàn bằng ngón tay được gọi là rung động đàn hồi. Khi tần số thấp hơn, giống như đi xe êm, có thể cho rằng thân xe như một vật nặng không bị uốn hoặc biến dạng. Nhưng khi thân xe rung ở một tần số gây ra vấn đề giống như lắc thân xe, thân xe không còn chỉ là một vật nặng (vật thể cứng), mà ta nên coi nó là một phần tử rung đàn hồi kèm theo biến dạng như cong hoặc xoắn của bản thân thân xe. (2/3) Kỹ thuật viên chẩn đoán cao cấp - Kiến thức cơ bản về NVH NVH là gì? -4- Rung động và âm thanh Phân loại âm thanh ã Điểm cộng hưởng trong rung động đàn hồi Trong rung động đàn hồi, có hơn một điểm cộng hưởng. Khi búng một dây đàn, các rung động xuất hiện theo các tần số khác nhau như thể hiện trong hình vẽ. Trong các tần số này chỉ có các điểm từ a đến n là đáng chú ý, mối quan hệ của chúng như sau: Cho a là cấp thứ nhất, b là cấp thứ hai (hai lần), c là cấp thứ ba (ba lần), n là cấp thứ n (n lần). Có thể cho rằng các điểm a đến điểm n đều là điểm cộng hưởng của dây đàn. Trong rung động đàn hồi, như thấy ở trên, rung động này trở nên lớn tại mỗi điểm cộng hưởng khi thêm lực rung vào. (3/3) Rung động và tiếng ồn được truyền như thế nào Khái quát Về cơ bản, rung động và âm thanh được truyền theo cùng một cách. Chúng ta hãy xem quá trình rung động được tạo ra và được truyền như thế nào đến cơ thể con người như một rung động hoặc một âm thanh. ã Quá trình truyền của các rung động và âm thanh (1) Rung động được tạo ra (2) Rung động mạnh lên (3) Rung động được truyền đi (4) Rung động hoặc âm thanh xuất hiện ã Trường hợp của một đàn ghi ta điện (1) Các dây đàn rung lên (2) Rung động được khuếch đại bằng một bộ tăng âm (3) Rung động được truyền qua một dây điện (4) Âm thanh nghe được qua một loa ã Ví dụ về trường hợp của xe ôtô (1) Động cơ rung (2) ống xả rung mạnh lên (3) Rung động được truyền qua gioăng chữ O (4) Thân xe rung. (1/1) Rung động và tiếng ồn được truyền như thế nào Nguồn rung động 1. Lực rung Cho dù có một vật thể có thể rung, rung động không xuất hiện nếu không có một loại lực bên ngoài nào đó. Lực rung là lực cưỡng bức rung động xẩy ra. Trong một chiếc xe, có một số lực tạo ra rung như áp suất nén trong động cơ, các lốp hoặc trục các đăng không cân bằng, độ đảo được tạo ra ở các bộ phận khác nhau. Lực rung động điển hình ở xe (1) Sự dao động mômen trong động cơ (2) Sự không cân bằng của lốp (3) Độ đảo của lốp (4) Độ không đồng đều của lốp (5) Sự không cân bằng ở trục các đăng (6) Rung động thứ cấp của trục các đăng (1/8) Kỹ thuật viên chẩn đoán cao cấp - Kiến thức cơ bản về NVH NVH là gì? -5- Rung động và tiếng ồn được truyền như thế nào Nguồn rung động (1) Sự dao động mômen trong động cơ Trong mỗi xi lanh của một động cơ 4 kỳ, cứ hai vòng quay của trục khuỷy có một chu kỳ cháy được lặp lại, tạo ra sự dao động mômen. Trong động cơ 4 xi lanh: 4 chu kỳ cháy xảy ra trong hai vòng quay của trục khuỷu, gây ra hai dao động mômen trong một vòng quay của trục khuỷu. Hai rung động trong một vòng quay tạo ra rung động bậc hai. Động cơ 6 xi lanh thẳng hàng: 6 chu kỳ cháy xuất hiện trong hai vòng quay của trục khuỷu, gây ra ba dao động mômen trong một vòng quay của trục khuỷu. Ba rung động trong một vòng quay tạo ra rung động bậc ba. (2/8) (2) Sự không cân bằng của lốp Có thể chia cân bằng bánh xe thành cân bằng tĩnh và cân bằng động. Nếu có bất kỳ cân bằng nào không đầy đủ thì các lốp sẽ bị rung. Cân bằng tĩnh Cân bằng này tồn tại khi lốp không quay. Cân bằng của đối trọng hướng kính giống như cân bằng từ tâm của bánh xe. Cân bằng động Cân bằng này tồn tại khi lốp quay. Cân bằng của lực li tâm gây ra rung động ngang. (3/8) (3) Độ đảo của lốp Vì các lốp được làm bằng cao su dính kết với nhau theo từng lớp, nên có các phần dầy và các phần mỏng. Vì vậy chu vi của các lốp không phải luôn luôn tròn tuyệt đối. Ngoài ra, cho dù chu vi tròn tuyệt đối, lốp sẽ trở nên lệch tâm và dao động nếu tâm của bán trục của xe và tâm quay của lốp không trùng với nhau. Độ đảo hướng kính Khi lốp quay với độ đảo hướng kính, xe sẽ bị dao động lên xuống. Độ đảo hướng trục Độ đảo hướng trục tồn tại trong lốp hoặc trong vành bánh xe, sẽ làm cho lốp mòn không đều và cũng dẫn đến xe chạy không ổn định. (4/8) Kỹ thuật viên chẩn đoán cao cấp - Kiến thức cơ bản về NVH NVH là gì? -6- Rung động và tiếng ồn được truyền như thế nào Nguồn rung động (4) Độ đồng đều của lốp Độ đồng đều của lốp là độ đồng đều về trọng lượng, kích thước và độ cứng vững. Độ đồng đều về trọng lương cũng giống như sự cân bằng của bánh xe và độ đồng đều về kích thước giống như độ đảo. Vì vậy, cụm từ độ đồng đều được sử dụng ở đây có nghĩa là độ đồng đều về độ cứng vững. Khi quay một lốp có độ cứng vững không đồng đều, sẽ tạo ra các lực sau đây: ã RFV (Biến động của lực hướng kính) Sự dao động của lực theo hướng kính của lốp (chiều thẳng đứng) ã LFV (Biến động của lực hướng trục) Sự dao động của lực theo chiều ngang của lốp ã TFV (Biến động của lực kéo) Sự dao động của lực theo chiều quay của lốp. Gợi ý: Trong độ đồng đều, quan trọng nhất là RFV. Một lốp có RFV cao gây ra rung động thẳng đứng tác động lên bán trục, có thể dẫn đến rung động quá mức trong khi xe chạy ở tốc độ cao. (5/8) (5) Sự không cân bằng ở trục các đăng Bất kỳ sự không cân bằng nào ở trục các đăng sẽ gây ra rung động và tiếng ồn. (Sự không cân bằng cũng có nghĩa như trong trường hợp của lốp.) Các nguyên nhân chính của sự không cân bằng ã Độ đảo của trục các đăng Nếu trục các đăng dao động, một rung động sẽ được tạo ra trong mỗi vòng quay. ã Độ đảo của bích nối bộ vi sai và của bích giữa của trục các đăng. Độ đảo (độ đảo hướng kính/hướng trục) trong mỗi bích sẽ làm lệch tâm quay của trục các đăng. Đây là một yếu tố lớn làm mất cân bằng. Gợi ý: Độ đảo cũng giống như độ lệch của tâm quay, làm mất cân bằng quay. (6/8) (6) Rung động bậc 2 của trục các đăng Khớp nối của trục các đăng nghiêng theo một góc nào đó do cấu tạo của xe. Sự dao động mômen Trong trường hợp của các khớp các đăng, góc nối tạo ra dao động mômen ở trục thứ cấp. Dao động này được tạo ra hai lần trong một vòng quay của trục các đăng, xuất hiện như một rung động thứ hai. Ngẫu lực thứ cấp ở phần khớp nối, có một lực được tạo ra theo tỉ lệ thuận với góc nối và mômen sơ cấp. Lực này được gọi là ngẫu lực thứ cấp, vì lực này dao động hai lần trong một vòng quay của trục các đăng. Ngẫu lực thứ cấp, khác với dao động mômen, chỉ tồn tại khi có góc nối. (7/8) Kỹ thuật viên chẩn đoán cao cấp - Kiến thức cơ bản về NVH NVH là gì? -7- Rung động và tiếng ồn được truyền như thế nào Tham khảo Rung động bậc n Số vòng quay và rung động bậc n Khi rung động xuất hiện n lần trong một vòng quay được gọi là rung động bậc n. Có thể tính tần số của tiếng ồn và âm thanh bằng cách nhân số vòng quay với n. Các ví dụ điển hình ở xe 1. Một rung động trong một vòng quayđ rung động bậc 1 (tần số = vòng quay x 1) ã Lốp không được cân bằng ã Trục các đăng không cân bằng ã Độ đảo ở mỗi phần 2. Hai rung động trong một vòng quay đ rung động bậc 2 (tần số = vòng quay x 2) ã Dao động mômen trong động cơ có 4 xi lanh ã Dao động mômen do góc nối của trục các đăng gây ra 3. Ba rung động trong một vòng quay đ rung động bậc 3 (tần số = vòng quay x 3) ã Dao động mômen ở động cơ có 6 xi lanh Tiếp tục như trên n lần rung trong một vòng quay đ Rung động bậc n (tần số = vòng quay x n) (8/8) Rung động và tiếng ồn được truyền như thế nào Hệ thống cộng hưởng Nếu tác động lực rung vào lò xo và vật nặng như trình bày ở hình vẽ, độ rung nhanh chóng trở nên lớn khi tần số của lực tác động đạt đến một mức tần số nhất định. Hiện tượng này được gọi là cộng hưởng. (1/4) 1. Cơ chế của cộng hưởng Nếu tác động lực rung vào lò xo và vật nặng bằng một tay quay lắp vào môtơ, vật nặng này bắt đầu chuyển động lên xuống. (1) Biên độ dịch chuyển của vật nặng này tương đối nhỏ khi tần số (vòng quay của mô tơ) thấp. (2) Biên độ này dần dần tăng lên khi tần số tăng. (3) Khi tăng đến tần số cao hơn, biên độ này đạt tới mức cực đại ở một tần số cụ thể nào đó. Đây là trạng thái cộng hưởng và tần số tại trạng thái đó, được gọi là điểm cộng hưởng (4) Nếu tần số tiếp tục tăng lên vượt quá điểm cộng hưởng này, biên độ bắt đầu giảm xuống dần. (2/4) Kỹ thuật viên chẩn đoán cao cấp - Kiến thức cơ bản về NVH NVH là gì? -8- Rung động và tiếng ồn được truyền như thế nào Hệ thống cộng hưởng 2. Sự cộng hưởng, tiếng ồn và rung động của xe Sự cộng hưởng làm tăng tiếng ồn và rung động của xe. Một lốp không cân bằng gây ra rung động của thân xe ở một giới hạn tốc độ nào đó. Một trục các đăng không cân bằng gây ra tiếng rền vang ở một giới hạn tốc độ nào đó. Các hiện tượng này do sự cộng hưởng gây ra. Do đó khi xử lí tiếng ồn và rung động của xe, cần phải nghĩ đến sự cộng hưởng này. (3/4) 3. Tần số riêng Cộng hưởng xuất hiện vì mỗi phần tử rung có tần số riêng của nó. Tần số này được gọi là tần số riêng. Tóm tắt về tần số riêng. (1) Nếu lò xo cứng (hệ số lò xo cao), tần số riêng sẽ cao. (2) Nếu vật nặng có trọng lượng nhẹ, tần số riêng sẽ cao. (3) Tuỳ theo mức của lực rung, biên độ sẽ thay đổi. Tuy nhiên không thể thay đổi được tần số riêng này. (4/4) Rung động và tiếng ồn được truyền như thế nào Hệ thống truyền và phẩn tử rung 1. Hệ thống truyền Một rung động do lực rung tạo ra và được khuếch đại do cộng hưởng sẽ làm cho gioăng chữ O của ống xả và các giá đỡ động cơ rung động, truyền tiếng ồn vào cabin. Đường truyền rung động hoặc tiếng ồn này được gọi là hệ thống truyền. 2. Phần tử rung (vật tạo ra âm thanh) Phần tử rung (vật tạo ra âm thanh) là phần tạo ra rung động và tiếng ồn. Trong một xe, chúng có thể là thân xe, vô lăng và tấm sàn xe, v.v . (1/1) Kỹ thuật viên chẩn đoán cao cấp - Kiến thức cơ bản về NVH NVH là gì? -9- Phương pháp biểu thị rung động và tiếng ồn Phương pháp biểu thị rung động Khi thể hiện rung động, chúng ta thường nói lớn, nhỏ, thô, tinh. Cường độ của rung động được chỉ thị bằng biên độ, và độ tinh của nó là tần số của nó. Cho dù biên độ giống nhau, tuỳ theo tần số ta thường cảm thấy một độ rung khác nhau. Vì vậy, cường độ rung của một xe được thể hiện bằng gia tốc của nó. Gia tốc (m/s2) Gia tốc là sự thay đổi về tốc độ trong một thời gian nhất định, và đơn vị là m/s2 Gia tốc trọng trường (G) G là đơn vị của gia tốc rung động dựa vào gia tốc trọng trường (9,8 m/s2) 1G = (9,8 m/s2). (2/3) Phương pháp biểu thị rung động và tiếng ồn Tham khảo Biên độ và tần số 1. Nếu vô lăng rung ở biên độ khoảng 1 cm theo chiều quay, và nếu tần số thấp, vô lăng sẽ dịch chuyển chậm. Và cảm nhận bằng tay sẽ thấy độ rung này nhỏ. đ Gia tốc nhỏ 2. Thậm chí trong cùng một trạng thái, nếu tần số trở nên lớn hơn do tốc độ của xe tăng lên, sự dịch chuyển của vô lăng sẽ trở nên nhanh hơn. Vì vậy tay cảm thấy rung động lớn. đ Gia tốc lớn. Cho dù biên độ giống nhau, tần số càng cao, thì gia tốc càng cao. Nếu tần số như nhau, biên độ càng lớn thì gia tốc càng lớn. (3/3) Kỹ thuật viên chẩn đoán cao cấp - Kiến thức cơ bản về NVH NVH là gì? -10- Phương pháp biểu thị rung động và âm thanh Phương pháp biểu thị tiếng ồn 1. Phương pháp biểu thị tiếng ồn Một âm thanh được biểu thị bằng biên độ và tần số của các sóng, cũng như cách biểu thị rung động. Âm sắc của âm thanh do hình dạng của các sóng quyết đinh. ã Biên độ = nếu biên độ lớn hơn, âm thanh sẽ to hơn. ã Tần số = Nếu tần số cao hơn, cao độ của âm thanh sẽ lớn hơn. ã Dạng của các sóng = Nếu dạng sóng khác nhau, âm sắc sẽ khác nhau. Có thể biểu thị cao độ của âm thanh bằng tần số, nhưng do có thể cảm nhận được mức áp lực của âm thanh nên không thể chỉ biểu thị mức áp lực của âm thanh bằng biên độ (năng lượng của âm thanh). Do đó cần phải sử dụng các cách bù khác nhau. Để dễ áp dụng việc bù này, người ta dùng đơn vị gọi là dB (deciBell) để biểu thị mức áp lực của âm thanh vào giác quan của con người. (1/5) dB = (deciBell) ã Deci có nghĩa là một phần mười. Vì vậy deciBell là đơn vị để biểu thị một phần mười của một Bell. ã Bell là đơn vị để so sánh hai mức âm thanh, với tỉ lệ so sánh được biểu thị bằng logarit. (2/5) [...]... -1 2- Kỹ thuật viên chẩn đoán cao cấp - Kiến thức cơ bản về NVH NVH là gì? Bi tp Hóy s dng cỏc bi tp ny kim tra mc hiu bit ca bn v cỏc ti liu trong chng ny Sau khi tr li mi bi tp, bn cú th dựng nỳt tham kho kim tra cỏc trang liờn quan n cõu hi v cõu hi ú Khi cỏc bn cú cõu tr li ỳng, hóy tr v vn bn duyt li ti liu v tỡm cõu tr li ỳng Khi ó tr li ỳng mi cõu hi, bn cú th chuyn sang chng tip theo -1 3-. .. không phải là 120 dB (2) Khi số nguồn âm thanh tăng lên mười lần, mức này tăng 20 dB Khi có mười nguồn âm thanh, mỗi nguồn là 60 dB, mức đo được là 80 dB chứ không phải là 600 dB (3/5) Tham khảo: Độ ồn (4/5) -1 1- Kỹ thuật viên chẩn đoán cao cấp - Kiến thức cơ bản về NVH Phương pháp biểu thị rung động và âm thanh NVH là gì? Phương pháp biểu thị tiếng ồn 1 Phương pháp đo âm thanh Việc đo thính giác của.. .Kỹ thuật viên chẩn đoán cao cấp - Kiến thức cơ bản về NVH Phương pháp biểu thị rung động và âm thanh NVH là gì? Phương pháp biểu thị tiếng ồn Mức áp lực của âm thanh được biểu thị bằng dB (1) Khi số các nguồn âm thanh tăng gấp đôi, mức này tăng 6 dB Khi có hai nguồn âm thanh là 60dB, mức đo được là 66dB chứ không phải là 120 dB (2) Khi số nguồn âm thanh... ỳng mi cõu hi, bn cú th chuyn sang chng tip theo -1 3- Kỹ thuật viên chẩn đoán cao cấp - Kiến thức cơ bản về NVH Cõu hi- 1 NVH là gì? Trong mi b phn sau õy (1 n 4), hóy chn phn mụ t ỳng (a n d) 1 Lc rung 2 H thng cng hng 3 H thng truyn 4 Phn t rung a) Rung ng tng nhanh ng c truyn i b) Rung ng c to ra c) Rung ng hoc õm thanh xut hin d) Rung Cõu hi- 2 B trớ cỏc cõu sau õy theo th t thớch hp cn c vo trỡnh... hn khi tn s ca lc rung tng lờn 4 Khi cú bn ngun õm thanh l 60 dB, mc o c l 120 dB 5 Cng rung ng ca xe núi chung c th hin bng gia tc ca nú -1 4- Sai ỳng Sai ỳng Sai ỳng Sai ỳng Sai Cỏc cõu tr li ỳng Kỹ thuật viên chẩn đoán cao cấp - Kiến thức cơ bản về NVH Cõu hi- 4 NVH là gì? Hóy ỏnh du ỳng hoc Sai cho mi cõu sau õy No Cõu hi ỳng hoc Sai 1 Rung ng v ting n gõy ra khú chu mc dự chỳng khụng lm tn hi cho... hi- 3 Hóy ỏnh du ỳng hoc Sai cho mi cõu sau õy No Cõu hi ỳng hoc Sai 1 Rung ng v õm thanh thc cht ging nhau ỳng 2 Dao ng mụmen ca ng c bn xi lanh v bn k l rung ng bc 4, cú ngha l bn rung ng c to ra trong mt vũng quay 3 Mt khi cng hng xut hin, rung ng tr nờn ln hn khi tn s ca lc rung tng lờn 4 Khi cú bn ngun õm thanh l 60 dB, mc o c l 120 dB 5 Cng rung ng ca xe núi chung c th hin bng gia tc ca nú -1 4-. .. ting n nu s dB ca cỏc ting n bng nhau 4 V c bn rung ng v ting n c truyn theo cựng mt cỏch thc 5 Khi rung ng v ting n tng lờn mt tc no ú ca xe hoc ca ng c thỡ, nguyờn nhõn l do cỏc b phn h thng truyn -1 5- ỳng Sai ỳng Sai ỳng Sai ỳng Sai ỳng Sai Cỏc cõu tr li ỳng . thân xe. (2 /3) Kỹ thuật viên chẩn đoán cao cấp - Kiến thức cơ bản về NVH NVH là gì? -4 - Rung động. lớn. (3 /3) Kỹ thuật viên chẩn đoán cao cấp - Kiến thức cơ bản về NVH NVH là gì? -1 0- Phương